Sàn giao dịch bất động sản Biển Đông

Sàn giao dịch bất động sản Biển Đông

>

Wednesday, 31 December 2014

Nhật Ký Biển Đông: Cần Bao Nhiêu Kẻ Thù?


Nhật Ký Biển Đông: Cần Bao Nhiêu Kẻ Thù?


Nhật Ký Biển Đông hai tuần cuối Tháng 12 ghi nhận những chuyển biến quan trọng như sau:


-Reuters ngày 17/12/2014: “Vào ngày Thứ Tư, Tổng Thống Obama tuyên bố bình thường hóa ngoại giao với Cuba, một sự thay đổi mà Tòa Bạch Ốc thấy cần vì chủ trương cấm vận của Mỹ kéo dài quá lâu trên đất nước do Đảng Cộng Sản cai trị mà vẫn không đem lại dân chủ, chỉ làm tổn hại tới người dân. Vào tháng 10/2014, 188 trên 193 quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc đã bỏ phiếu thông qua nghị quyết lên án lệnh cấm vận mà Mỹ áp đặt chống Cuba. Cuộc bao vây kéo dài 53 năm của Mỹ khiến Cuba thiệt hại ước lượng 1000 tỉ đô-la. 


Nga đã mau mắn hoan nghênh quyết định này của Hoa Kỳ nhưng nói thêm, “Sự áp đặt cấm vận lên bất cứ quốc gia nào đều không có cơ sở pháp lý và không thể biện minh.” Hiện nay giữa Cuba và Nga đang có những cuộc thương thảo nhằm tăng cường hợp tác trên các lãnh vực dược phẩm, y tế, canh nông, giao thông, viễn thông, năng lượng, hầm mỏ và du lịch. Theo International Business Times (Úc Châu) Cuba đã đồng ý để máy bay ném bom nguyên tử TU-95 của Nga có thể bay khắp các phi trường của Cuba. Do đó một số nhà phân tích cho rằng việc nới lỏng lệnh cấm vận và bình thường hóa ngoại giao với Cuba của Mỹ còn nhằm làm giảm bớt ảnh hưởng của Nga đối với Cuba.


-Reuters (Manila) ngày 17/12/2014: “Một sĩ quan hải quân Phi Luật Tân loan báo nước này nhắm mua hai khu trục hạm, hai trực thăng và ba tàu pháo để triển khai trên Biển Đông nơi mà sự tranh chấp lãnh thổ với Hoa Lục khiến nhu cầu khẩn cấp phải tăng cường lực lượng quân sự.” Còn theo The National Interest thì Phi Luật Tân đang muốn có ba tàu ngầm để ngăn chặn Trung Quốc.


-AP (Moscow) ngày 18/12/2014: “Theo viễn cảnh của Phương Tây thì số phận của Tổng Thống Putin chỉ còn tính bằng ngày. Giá trị của đồng rúp (ruble) chỉ còn phân nửa khi cuộc tấn công Ukraine của ông đã đầy đất nước vào tình trạng bị thế giới (* NATO &Mỹ) cô lập. Thế nhưng hầu hết dân Nga lại coi Ô. Putin như là một giải pháp cho vấn đề chứ không phải nguyên nhân gây ra tình trạnh ngày hôm nay.


Kết quả cuộc thăm dò của Associated Press-NORC Center for Public Affairs Research công bố ngày Thứ Năm 18/12/2014 cho thấy 81% dân Nga vẫn ủng hộ ông.” Theo kinh nghiệm lịch sử, một đất nước dù gặp nguy khốn thế nào đi nữa mà toàn dân đoàn kết chung quanh lãnh đạo thì sẽ chiến thắng. Còn dù trong thời bình, đất nước chia rẽ thì cũng tan nát, bại vong.


-Bloomberg News ngày 18/12/2014: Úc dự định mua những kỹ thuật tối mật của Nhật để chế tạo tàu ngầm. Hành động này chắc chắn tạo căng thẳng ngoại giao với Hoa Lục mà hiện nay liên hệ giữa hai nước tương đối trôi chảy.

-Reuters (Bắc Kinh) ngày 19/12/2014: “Theo tờ China Daily, Trung Quốc sẽ thiết kế hệ thông quan sát bao gồm vệ tinh, radar ở ngoài khơi để gia tăng sức mạnh quân sự trên biển, một chuyển động có thể làm tăng thêm căng thẳng trong vùng.” Phi Luật Tân tuyên bố sẽ theo dõi kế hoạch này. 

 

-Christian Science Monitor ngày 19/12/2014: “Trung Quốc đã đưa ra lời phản đối kịch liệt khi Tổng Thống Obama vừa ký lệnh cho phép bán cho Đài Loan hai khu trục hạm trang bị hỏa tiễn đạn đạo.” Không biết việc Đài Loan được trang bị thêm hai chiến hạm tối tân này có ảnh hưởng tới cuộc tranh chấp ở Biển Đông không? 


Hiện Đài Loan đang chiếm giữ Đảo Ba Bình (Itu Aba) là đảo lớn nhất trong Quần Đảo Trường Sa của Việt Nam từ năm 1956 hoặc năm 1971 lúc bấy giờ thuộc Tỉnh Bà Rịa và đặt dưới sự quản lý của chính phủ Bảo Đại rồi VNCH. Theo AFP ngày 24/12/2014, Đài Loan vừa hạ thủy hộ tống hạm tàng hình loại nhỏ (Corvett) tự đóng, trang bị hỏa tiễn chống hạm, nói là để phòng ngừa những đe dọa từ Hoa Lục.


-Reuters (Bangkok, Thượng Hải) ngày 20/12/2014: “Tại Hội Nghị Thượng Đỉnh Hợp Tác Kinh Tế Mở Rộng Vùng Tiểu Mekong (GMS), Thủ Tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (Li Keqiang) để nghị cho vay và viện trợ 3 tỉ đô-la cho các nước lân bang Cao Miên, Việt Nam, Miến Điện, Thái Lan và Lào để cải thiện hạ tầng cơ sở, sản xuất và chống nạn nghèo đói. Thủ Tướng Lý Khắc Cường còn cam kết 16. 4 triệu đô-la nạo vét dòng sông Mekong để ngăn ngừa thiên tai. Trung Quốc sẽ xây dựng một hệ thống đường xe lửa dài 867 km xuyên Thái Lan và nhập cảng hai triệu tấn gạo của nước này.”  


Theo VnPlus, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam đã phát biểu trong hội nghị, “Cần bảo đảm sự cân bằng giữa ba yếu tố kinh tế-con người-môi trường trong hợp tác GMS. Suy thoái môi trường có thể triệt tiêu những thành quả về kinh tế và phát triển con người; ngược lại những chính sách kinh tế-xã hội đúng đắn không chỉ giúp bảo tồn mà còn phát huy tiềm năng của thiên nhiên phục vụ con người.” Cũng trong dịp này, Ô. Nguyễn Tấn Dũng đã cắt băng khai trương hãng hàng không liên doanh ThaiVietjet. Trong liên doanh, Kan Air (Thái Lan) sở hữu 51% vốn và VietJet Air nắm 49% vốn. 


-VOA tiếng Việt ngày 20/12/2014: “Phán quyết về vụ Philippines kiện các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông là một trong năm sự kiện định hình tương lai Đông Nam Á trong năm 2015, theo phân tích của hai chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế Hoa Kỳ CSIS. “


-Yahoo News ngày 22/12/2014: “Ngay sau bản báo cáo của Ủy Ban Tình Báo Thượng Nghị Viện về sự kiện Trung Ương Tình Báo Mỹ (CIA) đối xử tàn bạo với tù nhân sau biến cố 9/11, tờ New York Times kêu gọi cử công tố viên mở cuộc điều tra cựu Phó Tổng Thống Dick Cheney và những thành viên khác trong bộ tham mưu của Tổng Thống Bush đã âm mưu tiến hành việc tra tấn và phạm những tội mà luật lệ liên bang và quốc tế ngăn cấm.”


-AP (Managua, Nicaragua) ngày 22/12/2014: “Tổng Thống Daniel Ortega của Nicaragua và lãnh đạo công ty Trung Quốc ở Hongkong đã làm lễ khởi công tiến hành đào con kênh dài 278 km nối liền Thái Bình Dương và Đại Tây Dương trị giá 50 tỉ đô-la, dự đoán là để cạnh tranh với Kênh Đào Panama. Nhưng đây cũng là nguyên do gây tức giận và phản đối của những nông dân bị giải tòa đất đai trong những tuần lễ vừa qua.” 


Nếu kênh đào này hoàn tất và được điều hành vào năm 2019 thì đây là biến cố làm thay đổi địa lý chính trị thế giới. Kênh Đào Panama thuộc chủ quyền của Panama nhưng do Mỹ kiểm soát, mỗi năm trả cho Panama 10 triệu đô-la. Còn Kênh Đào Nicaragua sẽ do Trung Quốc điều hành trong 50 năm, mỗi năm trả cho Nicaragua 10 triệu đô-la. Hiện nay hạm đội Nga đang đảm trách nhiệm vụ giữ gìn an ninh cho công việc đào kênh. Ngoài việc hợp tác kinh tế với Hoa Lục, Nicaragua còn liên kết về quân sự với Nga. 


Vào Tháng 7/2014 Tổng Thống Putin đã viếng thăm Nicaragua. Quốc hội nước này  đã cho phép Nga được thiết lập căn cứ quân sự tại Nicaragua mặc dù điều này bị hiến pháp ngăn cấm. Trong lịch sử, Mỹ đã hiện diện quân sự tại đất nước này từ 2007-2012. Trong năm 2011, Nga đã hỗ trợ cho quân đội Nicaragua 26.5 triệu USD, gấp chín lần so với Mỹ. Tháng 7/2014, Tổng thống Daniel Ortega đã chính thức phê duyệt đề án xây dựng hệ thống vệ tinh GLONASS định vị toàn cầu của Nga. Hệ thống này cũng sẽ được xây dựng tại Việt Nam.


- CNSNew ngày 23/12/2014: “Thủ Tướng Nga Dmirty Medvedev cảnh cáo việc Tổng Thống Petro Porochenko của Ukraina từ bỏ quy chế “phi liên kết” chính thức của đất nước này để gia nhập NATO khiến Ukraina trở thành kẻ thù tiềm ẩn của Nga.” Còn thứ trưởng quốc phòng Nga nói rằng hành động này đã khiến Ukraina trở thành “tiền đồn” của NATO để đối đầu với Nga. Phải chăng Ukraina đang trở thành một “Chiến Tranh Việt Nam” thứ hai? Hiện nay Hoa Kỳ đang “rỉ máu” trong cuộc chiến đối đầu với Nhà Nước Hồi Giáo IS. 


Nếu can dự sâu vào Ukraina thì Nga cũng sẽ “rỉ máu” vì cuộc khủng hoảng kéo dài không biết tới bao giờ. Nếu Ukraina trở thành chiến trường thì Mỹ và NATO chỉ cần viện trợ tiền bạc, súng đạn và cố vấn, còn máu xương thì do Ukraina gánh chịu, đất nước sẽ tan hoang rồi chia cắt thêm thành nhiều mảnh nhỏ. 


Nếu thật sự là người yêu nước và nghĩ tới tương lai lâu dài thì một quy chế “phi liên kết” là tối hảo cho Ukraina và tạo ổn định cho Âu Châu. Nhưng phe quốc gia cực đoan “Nationalist” hiện đang nắm quyền ở Kiev nhất định theo Mỹ và NATO cho dù đất nước có đổ nát chứ không chịu “láng giềng tốt” với Nga. Trong bất cứ quốc gia nào, kể cả Hoa Kỳ, Âu Châu, Canada, Úc Châu và Nhật Bản nếu quyền lãnh đạo rơi vào tay những kẻ cực đoan thì sẽ là thảm họa cho đất nước và thế giới.


 Theo Citinews, trả lời cuộc phỏng vấn của tờ Kommersant (Nga) mới đây, George Friedman, nhà sáng lập đồng thời là giám đốc điều hành (CEO) mạng tình báo toàn cầu Stratfor (1) nói rằng: Mỹ đã giật dây đảo chính lật đổ Tổng thống Viktor Yanukovych và đây là cuộc đảo chính “công khai” nhất trong lịch sử để trả đũa Nga về vụ Syria.


-Voice of Russia ngày 23/12/2014: “Ba nước thành viên của Liên Minh Hải Quan: Nga, Belarus, Kazakhstan và Việt Nam vừa kết thúc cuộc đàm phán về dự thảo thành lập Khu Vực Thương Mại Tự Do. Các nước có thể ký kết hiệp định vào năm 2015.”


-Reuters ngày 25/12/2014: Thủ Tướng Thái Lan Prayuth trong chuyến công du Trung Quốc theo lời mời của Chủ Tịch Tập Cận Bình tuyên bố, “Thái Lan nên ngưng cãi cọ nhau và nhìn vào siêu cường Trung Quốc trong khu vực để tìm nguồn cảm hứng. Tôi đã gặp Ô. Tập Cận Bình và ông ta nói rằng sáu mươi năm trước đây Trung Hoa là một trong những nước nghèo đói nhất thế giới. 


Chỉ trong ba mươi năm đã trở thành siêu cường kinh tế.” Ngoại giao giữa Hoa Kỳ, Âu Châu với Thái Lan đã xấu đi sau cuộc đảo chính của quân đội lật đổ chính quyền dân cử của Bà Yngluck cách đây bảy tháng. Hoa Kỳ số nước Âu Châu đã áp đặt lệnh cấm vận lên Thái Lan. 


Thế mới hay cấm vận là con dao hai lưỡi, “Anh không chơi với tôi thì tôi chơi với người khác”. Chuyến công du cho thấy Thái Lan đã xích lại gần hơn với Trung Quốc. Ngày nay Thái Lan không cần B-52 và quân Mỹ đóng ở Uta-pao để ngăn ngừa sự bành trướng của Chủ Nghĩa Cộng Sản nữa, mà chỉ lo ổn định chính trị và phát triển kinh tế. Dù là nền kinh tế lớn thứ hai của Đông Nam Á nhưng Thái Lan hiện đang lâm vào tình trạng trì trệ.


-The Diplomat (Nhật) ngày 24/12/2014: Lần đầu tiên trong vòng 40 năm, Trung Quốc và Malaysia tiến hành tập trận chung kéo dài năm ngày. Theo tờ Star (Mã Lai) phía hải quân Trung Quốc cho hay Malaysia và Trung Quốc chia sẻ lợi ích chiến lược chung trong khu vực và tập trận chung là nền tảng để hai bên giải quyết thảm họa thiên nhiên. Vào Tháng 9/2005, Malaysia trở thành quốc gia đầu tiên tại Đông Nam Á ký kết bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng song phương với Trung Quốc. Bản ghi nhớ đã mở đường thiết lập các nhóm làm việc về tham vấn chiến lược và quốc phòng. 

Thế nhưng chỉ ba ngày sau  25/12/2014 Ô. Najib - Thủ Tướng Mã Lai lại chơi gôn (Golf) với Ô. Obama tại Hạ Uy Di (Hawaii). Điều này cho thấy Mã Lai đang thi triển môn võ công “Lăng Ba Vi Bộ”. Chúng ta thông cảm cho Mã Lai, Thái Lan,Tân Gia Ba, Miến Điện, Nam Dương, Căm-bốt là những nước nhỏ, muốn sinh tồn thì phải “Lăng Ba Vi Bộ” tức ngoại giao với tất cả các “Ông Kẹ” để được yên thân. Chỉ chơi với một ông thì ông kia nổi giận.

 Lúc đó nếu không giở đòn thù kinh tế thì cũng cấm vận, cô lập, lật đổ v.v…Thật tội nghiệp cho các nước nhỏ! Với chính sách ngoại giao “Lăng Ba Vi Bộ”  của các quốc gia Đông Nam Á, chiến lược “Xoay Trục” của Ô. Obama sẽ chẳng đi đến đâu. Hoa Kỳ sẽ biến thành “Người hùng cô đơn” trực tiếp đối đầu với Hoa Lục chứ các quốc gia Đông Nam Á - ngoại trừ Phi Luật Tân và Úc - chẳng có ai dám liên kết với Mỹ 100% để trở thành kẻ thù của Hoa Lục.

-Reuters ngày 26/12/2014: Ô. Du Chính Thanh (Yu Zhengsheng) nhân vật thứ tư của Đảng Cộng Sản Trung Hoa trong cuộc gặp gỡ với Ô. Lê Hồng Anh- Thường Trực Ban Bí Thư Đảng CSVN tuyên bố, “Được chỉ định bởi Chủ Tịch Tập Cận Bình, cuộc thăm viếng của tôi ngày hôm nay nhằm tăng cường sự tin cậy giữa hai nước, xây dựng đồng thuận và tăng tiến mối quan hệ Việt-Trung theo chiều hướng đúng.” Ngày 27/10/2014, Ô. Dương Khiết Trì thăm Việt Nam, nay lại tới phiên Ô. Du Chính Thanh. Hai ông đều nói lời ngon ngọt. 

Nhưng có lẽ Việt Nam sẽ chỉ “nghe qua rồi bỏ”. Quan hệ “hữu hảo” phải thể hiện trên Biển Đông chứ không chỉ bằng lời. Nếu cần phải “đi đúng hướng” thì Chính Trị Bộ Đảng Cộng Sản Trung Hoa phải họp lại để chấn chỉnh chứ tại sao Việt Nam phải chấn chinh? Anh chiếm biển đảo của tôi, tôi chống đỡ, đó là đường hướng đúng. Còn anh xâm lược, đó là đường lối sai. Anh phải chấn chỉnh chứ không phải tôi. Nhưng dù sao đi nữa, hai chuyến thăm viếng này cho thấy: Trước phản ứng mạnh mẽ của Hoa Kỳ Kỳ ở Biển Đông, quyết định nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí và mong muốn xich gần Việt Nam hơn nữa… Hoa Lục thấy cần phải hòa dịu…nhưng chưa biết hòa dịu như thế nào. Theo VnExpress, trong cuộc gặp gỡ Ô. Du Chính Thanh, Ô. Nguyễn Tấn Dũng nói, "Với những vấn đề khác biệt, tranh chấp về biên giới lãnh thổ giữa hai nước, hai bên cần chân thành hợp tác, đồng thời đấu tranh thẳng thắn trong đàm phán.”

-Reuters (Moscow) ngày 26/12/2014:”Tổng Thống Putin vừa ký văn kiện công bố học thuyết quân sự của Nga trong đó nói những hiểm nguy cho đất nước Nga từ bên ngoài là sự bành trướng quân sự của NATO và sự bất ổn của một vài quốc gia trong vùng…và sự cần thiết phải hợp tác xây dựng một mô hình an ninh mới ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.”
-AP (Tehran) ngày 27/12/2014: Trong cuộc thao diễn quân sự khổng lồ tại Eo Biển Hormuz, Ba Tư (Iran) đã thử thành công một loại “máy bay không người lái cảm tử” (suicide drone) một loại bom bay/bom di động (mobile bomb) có thể tấn công các mục tiêu trên không, biển và mặt đất. Loại bom này có thể bay lòng vòng trên trời 10 tiếng đồng hồ để…chờ đợi và tìm mục tiêu. 

-The Week ngày 27/12/2014: Cựu Tổng Thống Jimmy Carter đã nhờ tờ Washington Post trình bày quan điểm của ông về chinh sách cấm vận kinh tế của Mỹ đối với một số quốc gia như Bắc Hàn chẳng hạn, “Tôi đã từng chứng kiến thảm kịch này trở nên ác độc đối với người dân vô tội thế nào.” (I have seen how this strategy can be cruel to innocent people.)

Nhận Định:

            Vào những ngày cuối của năm 2014, tình hình thế giới không có gì sáng sủa mà toàn là những biến động nguy hiểm không ai lường trước được. Chiến Tranh Lạnh Mới đã khởi đầu. Biên giới đối đầu Đông-Tây dần dần hình thành. NATO đang chuẩn bị chiến tranh với Nga. Trung Đông không chỗ nào yên, bom đạn tơi bời, chiến tranh tàn phá. Phi Châu Nigeria, Somalia, Nam Sudan nội chiến, Iraq, Afghanistan, Pakistan, Yemen…khủng bố hằng ngày. Những phần còn lại của thế giới chỗ nào cũng mua sắm thêm vũ khí, tăng chi phí quốc phòng- nhất các quốc gia Đông Nam Á. Trong một thế giới rối mù và hiểm nguy đó, nổi bật lên là hai bài báo mà có lẽ các chiến lược gia và các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ, Úc Châu phải suy nghĩ.


1)      Vào ngày 15/12/2104 Tạp Chí Forbes đưa lên bài viết “Hoa Kỳ Cần Bao Nhiêu Kẻ Thù? Quốc Hội

Đã Hy Sinh Sự An Nguy Của Hoa Kỳ Bằng Cách Áp Đặt Thêm Cấm Vận Nga” (How Many Enemies Does America Want? Congress Sacrifices U.S. Security With New Sanctions Against Russia) (2) Doug Bandow (3) viết: “Nếu Âu Châu và các thành viên của họ muốn đối đầu với Nga vì vụ Ukraine thì họ cứ làm. Nhưng Hoa Thịnh Đốn thì không nên can thiệp vào. Hoa Kỳ không cần thiết phải lãnh đạo cuộc đối đầu này khi lục địa Âu Châu có dân số và kinh tế lớn hơn Hoa Kỳ. Giờ hãy để Âu Châu tự làm chuyện khó khăn đó….Nay Quốc Hội dường như muốn biến Nga - như Mitt Rommey đã lỡ lầm nghĩ rằng Nga là kẻ thù số một của Hoa Kỳ. 


Putin có thể làm thế, chẳng hạn như vũ trang cho Syria và Iran với hỏa tiễn phòng không tiên tiến, bênh vực quyền của Teheran được tái khởi động các lò phản ứng hạt nhân và ngăn cản việc tiếp vận cho Afghanistan của Mỹ. Tệ hại hơn, Putin có thể xích lại gần Trung Quốc hơn nữa. Có rất nhiều căng thẳng giữa Nga và Trung Quốc nhưng một yếu tố quan trọng khiến họ đoàn kết lại đó là: Sự đe dọa của Hoa Kỳ. Những nhà lập pháp dường như đã quên rằng một trong những mục tiêu nền tảng của chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ bằng cách quay lại thời kỳ Nixon là mở của cho Hoa Lục khiến tách Hoa Lục và Liên-xô ra làm hai. 


Nay Hoa Kỳ lại đóng vai Liên-xô trong khi Putin lại đóng vai Nixon. Thất bại trong việc thẩm định những khó khăn một cách đúng đắn, các nhà lập pháp thường đi tới giải pháp sai lầm. Bộ tham mưu của Obama đã và đang nỗ lực áp đặt ý muốn của mình lên Moscow. Khó có quốc gia nào trên thế giới mà Hoa Kỳ không thể dạy dỗ/thuyết giáo, cấm vận, bắt nạt, hay đe dọa. Nhưng Nga lại là một ngoại lệ.” Về tầm mức quan trọng của Ukraine, Doug Bandon nhận định như sau, “Trong khi Hoa Kỳ, đặc biệt là sắc tộc Ukraine lo lắng về số phận của Ukraine, nhưng nó không phải là mối lo an ninh nghiêm trọng  của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ cũng đã khá thuận thảo/chẳng có rắc rối gì khi Nga cai trị Ukraine nhiều thế kỷ. Ai cai trị Donbass (bao gồm Donesk và Lugansk*) thì cũng chẳng quan trọng lắm với Hoa Kỳ. 


Cuộc khủng hoảng Ukraine nêu ra những quan tâm về nhân đạo, nhưng nó cũng chẳng khác mấy những nơi khác trên thế giới.”


Quả thật, hiện nay Hoa Kỳ có quá nhiều kẻ thù và trong tương lai rất gần, có thể ngày mai, Hoa Kỳ lại có thêm kẻ thù mới. Bao nhiêu kẻ thù thì vừa đủ? Liệu một siêu cường hoặc “võ lâm chí tôn” có thể tồn tại được khi nó có quá nhiều kẻ thù không? 


Theo RT News, cuộc thăm dò 68 quốc gia khác nhau trên khắp thế giới của Worldwide Independent Network and Gallup cuối năm 2013 cho biết “Hoa Kỳ là mối đe dọa lớn nhất cho nền hòa bình thế giới ngày nay” (U.S. is the greatest threat to peace in the world today). Cuộc thăm dò không phải chỉ trong các quốc gia thù nghịch mà ở cả các quốc gia đồng minh như Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp cho thấy tinh thần chống Mỹ trên khắp thế giới như thế nào. Còn theo Fox News, sinh viên Đại Học Havard nói rằng “Hoa Kỳ nguy hiểm cho thế giới hơn là Nhà Nước Hồi Giáo ISIS” (Harvard students say U.S. bigger threat to world peace than ISIS).


2)Chỉ một ngày sau khi cuộc bắt giữ con tin tại một quán cà-phê thuộc trung tâm thương mại, tài chính Sydney kết thúc với ba người chết làm rúng động cả nước, Ô. Malcolm Fraser (4) - Cựu Thủ Tướng Úc đã đưa ra bài viết “Hoa Kỳ: Đồng Minh Nguy Hiểm của Úc Châu” (America: Australia's Dangerous Ally) đăng trên National Interest ngày 16/12/201 (5). Bài viết có đoạn: “Đây là lúc Úc Châu chấm dứt sự lệ thuộc có tính chiến lược vào Hoa Kỳ. Mối liên hệ với Hoa Kỳ từ lâu được coi như lợi lạc, nay trở thành nguy hiểm cho tương lai của Úc. Chúng ta đã giao quyền quyết định cho Hoa Kỳ khi nước Úc phải tham chiến. 


Cho dù Hoa Kỳ là quốc gia hoàn hảo và nhân từ nhất đi nữa thì tư thế này cũng không thích hợp/ không thể đi đôi với nguyên tắc chính thống của một quốc gia có chủ quyền. Chính sách lệ thuộc này đòi hỏi không những phải kính trọng mà còn tuân phục Hoa Thịnh Đốn, một chính sách không thể chấp nhận được cho một quốc gia (Úc *) mà sức mạnh và sự thịnh vượng đang tăng tiến và quyền lợi quốc gia buộc/nói rõ ràng là thân hữu, không thù hận trong sự giao hảo với các nước láng giềng, kể cả Trung Quốc. 


Có thể các học giả, các nhà hoạch định chính sách sẽ đau đớn khi tái lượng giá lại mối liên hệ này với Hoa Kỳ nhưng có bốn lý do chính khiến mối liên hệ này đã lỗi thời. Thứ nhất: Dù nói thế nào đi nữa/nói lung tung về sự thống nhất mục tiêu giữa hai quốc gia, sự thực là Úc Châu và Hoa Kỳ có sự khác biệt lớn lao về hệ thồng giá trị. Quan niệm “Hoa Kỳ là biệt lệ/ngoại lệ” trái hẳn với quan niệm”bình đẳng” của Úc Châu. Thứ hai: Chúng ta đã chứng kiến Hoa Kỳ hành động theo kiểu độc đoán, thiếu thận trọng và bốc đồng. 


Họ đã đưa ra một số quyết định kém thông tin, cố vấn tồi tệ liên quan đến Đông Âu, Nga và Trung Đông. Thứ ba: Giờ đây quân Mỹ đóng ở Úc Châu, nếu Hoa Kỳ gây chiến ở Thái Bình Dương thì họ cũng kéo chúng ta vào cuộc chiến mà không có quyết định độc lập của chúng ta. Sau hết: Với tình thế hiện tại, với bất cứ cuộc đối đầu nào tại Thái Bình Dương, mối liên hệ của chúng ta với Hoa Kỳ sẽ biến Úc Châu thành mục tiêu chiến lược cho kẻ thù của Hoa Kỳ (mà không phải kẻ thù của chúng ta *). Úc Châu chẳng lợi ích gì trong một vị thế như vậy.”  


Không hiểu các nhà lãnh đạo và hoạch định chính sách Hoa Kỳ nghĩ gì về bài viết này nhất là nó phát xuất từ một cựu thủ tướng đồng minh chí cốt của Hoa Kỳ? Chắc thế giới còn nhớ sau khi tiến hành cuộc chiến tranh Iraq năm 2003 với bao tổn thất về của cải và sinh mạng, Ô. Bush Con và Ô.Tony Blair đã bị chỉ trích nặng nề. Chính Ô. Obama đã đắc cử tổng thống nhờ lập trường chống chiến tranh Iraq mà dân Mỹ đã chán ngấy. 


Để biện minh cho cuộc xâm lăng, Ô. Bush Con tuyên bố, “Thế giới sẽ an toàn hơn khi Saddam Hussein không còn” (The world is safer without Saddam Husein.) Thế nhưng sau khi Ô. Saddam Hussein bị treo cổ, đất nước Iraq nát như tương và trên thực tế đã bị chia cắt ra làm ba dù Mỹ đã đổ vào đây cả nghìn tỉ đô-la, Anh Quốc 37 tỉ đô-la để xây dựng chính quyền của người Hồi Giáo Shia chiếm đa số. Phong trào và các tổ chức khủng bố lan rộng toàn cầu gấp năm, mười lần. Thời Ô. Saddam Hussein còn sống, đất nước Iraq không hề có một cuộc tấn công khủng bố nào.


Ngày nay, không chỉ Ấn Độ, Pakistan, Thổ Nhĩ Kỳ, Yemen, Lybia, Syria… đau khổ vì các cuộc tấn công khủng bố mà các quốc gia Tây Phương như Anh, Pháp, Đức, Canada, Úc Châu giờ đây cũng đang “nếm mùi” khủng bố cũng chỉ vì theo Mỹ can dự vào cuộc chiến Iraq, Afghanistan, Libya và nay thêm Nhà Nước Hồi Giáo IS. Theo tin AP ngày 30/12/2014: “Nhà Nước Hồi Giáo đã kêu gọi người theo Đạo Hồi giết những kẻ không tin Đạo Hồi ở Phương Tây và Úc Châu.” (The Islamic State had called on Muslims to kills disbelievers in the West, including Australia)


Hiện nay Thủ Tướng Abbott của Úc là người “hăng hái” - có lẽ hăng hái nhất của thế giới Tây Phương trong việc theo Mỹ trong các cuộc chiến tranh của Mỹ trên quy mô toàn cầu. Ngoài việc can dự vào cuộc xung đột ở Trung Đông, Úc viện trợ quân sự và gửi cố vấn tới Ukraina, cho Mỹ đóng quân tại Darwin, nạp đơn xin gia nhập NATO. Do đó, đúng như nhận định của cựu Thủ Tướng Malcolm Fraser, ngay bây giờ chứ chưa nói khi nổ ra chiến tranh, Úc Châu đang là mục tiêu, kể cả hỏa tiễn nguyên tử của Nga và Trung Quốc nhắm vào.


Qua bài viết trên chúng ta thấy lối suy nghĩ của Ô. Malcolm Fraser thật đơn giản và giống hệt chuyện ngoài đời. Giả sử chúng ta có một người bạn thân. Ông này gây thù chuốc oán nhiều quá. Hơn thế nữa, ông bạn ỷ mình giàu có, quyền thế cho nên kiêu căng, phách lối, thấy mình là  “biệt lệ/ngoại lệ ” có nghĩa mình là trên hết, mạng sống, quyền lợi, địa vị của mình, của gia đình mình, con cháu mình là quan trọng, còn của người khác thì như cỏ rác. Và oán thù cứ mỗi ngày chồng chất thêm thì - có lẽ đã đến lúc - không phải phản bội ông ấy - nhưng giã từ - tức “say goodbye “ với ông ấy…vừa về mặt đạo đức vừa để tránh hiểm họa cho bân thân mình.
Thế mới hay trên thế giới này, sự chọn lựa đồng minh có khi tốt nhưng có khi là thảm họa không biết chừng. 

Chẳng hạn như sự liên kết đồng minh của Đức-Ý-Nhật (Phe Trục) trong Thế Chiến II và mới đây nhất sự vội vã thiếu suy tính của Ô. Tony Blair theo chân Ô. Bush Con xâm lăng Iraq khiến để lại một di sản nhức nhối cho sự nghiệp chính trị của ông. Chính báo chí và các nhà lập pháp Hoa Kỳ phanh phui cuộc xâm hại Iraq hoàn toàn dựa trên tài liệu bịa đặt là Ô. Saddam Hussein có kho chứa vũ khí giết người hàng loạt khổng lồ và có liên hệ tới vụ tấn công 9/11.
Cõ lẽ bài báo của cựu Thủ Tướng Malcolm Fraser sẽ làm cho - không phải chỉ riêng Ô. Abbott - mà cả nước Úc nhức đầu vì nó liên hệ đến vận mệnh và giá trị nhân bản mà nước Úc theo đuổi.
Đào Văn Bình
(California ngày 31/12/2014)



Cước chú:

(*) Dấu hoa thị là phụ chú của tác giả cho rõ nghĩa.

(1) Stratfor là công ty chuyên điều tra tin tức, cố vấn toàn cầu, được xem là “bóng mờ của CIA”, “một CIA tư nhân”.

(2) (If the European Union and its members nevertheless want to confront Russia over Ukraine, they should do so. But without Washington’s involvement. There’s no need for the U.S. to take the lead in Europe when the continent has both a larger population and economy than America. It is time for the Europeans to do some heavy lifting… Now Congress seems determined to turn Russia into what Mitt Romney mistakenly thought Russia already was—America’s number one enemy. Putin could do much to take on that role by, for instance, arming Syria and Iran with advanced anti-aircraft missiles, defending Tehran’s right to reprocess nuclear fuel, and hindering U.S. logistical support for Afghanistan. Worse, he could continue to move closer to China. There is plenty of tension between Russia and the People’s Republic of China, but one factor could unite them: U.S. threats. Legislators appear to have forgotten that one of the most fundamental objectives of U.S. foreign policy, going back to Richard Nixon’s opening to Beijing, was to keep the two apart. Now America is acting the part of the Soviet Union while Putin is playing Nixon. Having failed to diagnose the problem correctly, legislators naturally came up with the wrong solution. The Obama administration has tried to impose its will on Moscow. There’s hardly a nation on earth that the U.S. does not lecture, sanction, bully, or threaten. Russia is not exemptWhile Americans, especially ethnic Ukrainians, care about Ukraine’s fate, it is not a serious security interest for the U.S. America got along quite well over the centuries when Kiev was ruled from Moscow. Who runs the Donbass or Crimea is even less important to Washington today. The Ukrainian conflict raises humanitarian concerns, but no different than those elsewhere around the globe.

(3) Doug Bandowlà nhà báo chuyên viết bình luận chính trị và đã xuất bản một số sách

(4) Ô. Malcolm Fraser giữ chức vụ thủ tướng Úc từ 1975-1983

(5) IT IS time for Australia to end its strategic dependence on the United States. The relationship with America, which has long been regarded as beneficial, has now become dangerous to Australia’s future. We have effectively ceded to America the ability to decide when Australia goes to war. Even if America were the most perfect and benign power, this posture would still be incompatible with the integrity of Australia as a sovereign nation. It entails not simply deference but submission to Washington, an intolerable state of affairs for a country whose power and prosperity are increasing and whose national interests dictate that it enjoy amicable, not hostile, relations with its neighbors, including China. As painful as a reassessment of relations may be for intellectual and policy elites, there are four principal reasons why one is long overdue. First, despite much blather about a supposed unanimity of national purpose, the truth is that the United States and Australia have substantially different values systems. The idea of American exceptionalism is contrary to Australia’s sense of egalitarianism. Second, we have seen the United States act in an arbitrary, imprudent and capricious fashion. It has made a number of ill-advised and ill-informed decisions concerning Eastern Europe, Russia and the Middle East. Third, at the moment, because of U.S. military installations in Australia, if America goes to war in the Pacific, it will take us to war as well—without an independent decision by Australia. Finally, under current circumstances, in any major contest in the Pacific, our relationship with America would make us a strategic target for America’s enemies. It is not in Australia’s interest to be in that position.





__._,_.___

Posted by: Binh Dao 

Việt - Trung và sự thiếu vắng niềm tin


Việt - Trung và sự thiếu vắng niềm tin

Tiến sĩ Katherine Tseng Gửi cho BBC từ Singapore
  • 29 tháng 12 2014
http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/660/amz/worldservice/live/assets/images/2014/05/27/140527040411_china_vietnam_512x288_afp_nocredit.jpg
Việt Nam và Trung Quốc va chạm vì vụ giàn khoan hồi tháng Năm 2014
Quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam đi kèm một loạt vấn đề phức tạp, vượt ra ngoài tranh chấp trên Biển Nam Trung Hoa. Tuy vậy, chúng gắn kết với nhau đủ chặt để một biến đổi nhỏ chỗ này cũng sẽ tạo ra hiệu ứng lan truyền ở chỗ khác.
Nói ngắn gọn, thiếu vắng niềm tin là yếu tố lớn đằng sau mối quan hệ này. Việt Nam đối diện thách thức kép: bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trong lúc quan hệ với Trung Quốc xấu đi. Thách thức đầu tiên có thể khiến Hà Nội mất uy tín chính trị, còn thách thức sau có thể tạo ra bất ổn cho sự phát triển chung của Việt Nam.

'Thoát Trung' về kinh tế?

Thời gian qua, quan hệ kinh tế của Việt Nam với Trung Quốc ngày càng quan trọng, không chỉ giúp phát triển kinh tế mà còn giúp Đảng Cộng sản cầm quyền kiểm soát chính trị.
Sau khi gia nhập WTO năm 2007, Việt Nam áp dụng chính sách kinh tế tự do hơn. Nhưng từ 2008, kinh tế Việt Nam bị khó khăn vì lạm phát cao và tăng trưởng thấp.
Như thường xảy ra cho các nền kinh tế đang phát triển khi gia nhập kinh tế toàn cầu, khủng hoảng của Việt Nam khởi đầu do cơn sốt vốn đầu tư nước ngoài dẫn tới việc cho vay vô tội vạ, kéo theo là lạm phát nặng nề. Chính phủ buộc phải giảm chi tiêu từ đầu năm 2011. Nay khó vay vốn hơn, các doanh nghiệp phải đi đòi nợ khách hàng hoặc trả tiền lãi.
Tham vọng của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, muốn đẩy doanh nghiệp nhà nước đi theo con đường của các tập đoàn Hàn Quốc, cũng thất bại.
Doanh nghiệp nhà nước Việt Nam đi vào các lãnh vực mà họ không mấy hiểu biết, khiến họ nợ đầm đìa. Kết quả là những ngân hàng cho doanh nghiệp nhà nước vay phải ôm các cục nợ xấu, mà theo thống kê hồi tháng Năm 2013, chiếm đến 15% tổng tiền cho vay.
Để đối phó nợ gia tăng, vào năm 2012, biện pháp táo bạo nâng lãi suất để kiểm soát lạm phát (có lúc lên đến 28%) đã khiến tăng trưởng kinh tế thấp xuống như hồi đầu thập niên 1990.
Khó khăn lại càng chồng chất vì vấn nạn tham nhũng, khiến Việt Nam trở nên không hấp dẫn với nhà đầu tư nước ngoài và có thể gặp bất ổn xã hội. Niềm tin vào khả năng lèo lái kinh tế của Đảng bị sa sút nghiêm trọng.
http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/625/amz/worldservice/live/assets/images/2014/08/12/140812143914_vietnam_512x288_thinkstock_nocredit.jpg
Người Việt ở nhiều nước biểu tình phản đối Trung Quốc
 
Mặc dù Hà Nội cố gắng xây dựng quan hệ với nhiều nước, quan hệ đầm ấm với Trung Quốc vẫn không thể thiếu để họ tồn tại, đặc biệt về kinh tế. Giao thương song phương đạt 50 tỉ đôla năm 2013 trong khi giao thương Việt – Mỹ chỉ khoảng 29.7 tỉ đôla cùng năm đó.

Thách thức cầm quyền

Ngoài khó khăn kinh tế, việc cầm quyền còn gặp khó khăn vì cuộc đấu tranh với người dân bất mãn và mâu thuẫn dai dẳng giữa tăng trưởng và ổn định, những khó khăn mà đã đẩy nhanh cuộc đấu đá nội bộ trong đảng.
Bản chất cội rễ của chính trị Việt Nam là chia sẻ quyền lực ở tầng cao nhất. Nhưng sự chia rẽ trở nên sâu sắc khi Thủ tướng và Tổng Bí thư, hai nhân vật trong ‘Tứ trụ’, đi tìm những hướng khác nhau nhằm củng cố quyền lực. Vị Thủ tướng tỏ ra hướng đến phương Tây do Mỹ dẫn đầu, còn Tổng Bí thư lại khẳng định quan hệ đồng chí lịch sử với Trung Quốc.
Mâu thuẫn cũng tồn tại giữa tầng lớp cầm quyền và dân bị trị. Tranh luận nóng đã xảy ra bên trong cũng như giữa Đảng và dân. Nó sâu sắc hơn là mâu thuẫn bán công khai giữa Thủ tướng và Chủ tịch nước. Cuộc tranh đấu chính thực ra là xoay quanh hướng đi của đất nước – giữa những người muốn củng cố hệ thống Đảng và những người muốn một hệ thống dân chủ và đa nguyên hơn.
Người ta có thể cho rằng chuyến thăm Trung Quốc của ông Lê Hồng Anh cuối tháng Tám 2014 có lẽ nhằm mang thông điệp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhờ Trung Quốc giúp đỡ. Ông Trọng được cho rằng đang thất thế trong cuộc đấu tranh với Thủ tướng thân phương Tây. Một khía cạnh thuyết phục về chuyến thăm của ông Lê Hồng Anh là việc giảm mâu thuẫn với Trung Quốc đóng vai trò chủ chốt để Đảng Cộng sản Việt Nam còn tồn tại và cầm quyền.
Vì thế Việt Nam ở trong tình trạng đi khập khiễng. Phát triển đất nước gặp khó vì sự chia rẽ trong dư luận trong nước. Khó khăn lại chồng chất vì thách thức kép, vừa phải bảo vệ chủ quyền ở Biển Nam Trung Hoa và lại phải duy trì nguyên trạng trong chính sách ngoại giao.
http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/625/amz/worldservice/live/assets/images/2014/08/28/140828065750_cn_xi_jinping_le_hong_anh_512x288_xinhua_nocredit.jpg
Việt Nam nói ông Lê Hồng Anh thăm Trung Quốc 'nhằm khôi phục và thúc đẩy quan hệ hai Đảng, hai nước phát triển lành mạnh, ổn định lâu dài'
 
Nhìn theo cách này, thăng trầm thay đổi trong chính sách Biển Đông của Hà Nội giúp giải thích bằng cách nào các đe dọa bên ngoài, dù là thật hay tự nghĩ ra, có thể khiến thay đổi các tính toán chiến lược và chính trị trong sự phát triển quốc gia của Việt Nam.

Luật pháp, tuyên truyền và lịch sử

Việt Nam biết rằng các yêu sách chủ quyền của họ kém hơn so với của Trung Quốc. Trung Quốc cung cấp bằng chứng lịch sử lớn hơn nhiều, trải dài đến tận thời cổ đại khi Việt Nam còn chưa là quốc gia – nhà nước.
Có vẻ như Hà Nội đã chuyển hướng nhấn mạnh tuyên truyền để cổ vũ hình ảnh của Việt Nam, là nạn nhân trước sức mạnh gia tăng và tham vọng xấu xa của Trung Quốc ở Biển Nam Trung Hoa.
Việt Nam đã nêu vấn đề ra tại hội nghị thượng đỉnh Asean nhằm xây dựng mặt trận thống nhất chống Trung Quốc. Tháng Năm 2009, Việt Nam cùng Malaysia nộp lên Ủy ban về Ranh giới và thềm lục địa của Liên Hiệp Quốc báo cáo chung về khu vực thềm lục địa.
Tháng Bảy 2010, Việt Nam tận dụng chức chủ tịch Asean để dẫn đến tuyên bố của Mỹ rằng Biển Nam Trung Hoa cũng là lợi ích quốc gia của Mỹ.

Về mặt học thuật, đã có nỗ lực của giới học giả nhằm công bố nghiên cứu, báo cáo phân tích, bình luận ủng hộ Việt Nam. Vào tháng 11 năm 2013, Việt Nam tổ chức hội nghị quốc tế lần thứ năm, với sự tham dự của hơn 200 nhà nghiên cứu, trí thức từ khắp thế giới.
Đồng thời, có ý kiến nói Hà Nội đã tận dụng dư luận và chủ nghĩa dân tộc. Một số người cho rằng trong nhiều lần, Hà Nội đã nhượng bộ, hay ít nhất là không chịu kiềm chế những người biểu tình về vấn đề biển đảo.
Nỗ lực của Việt Nam đã có hiệu quả. Dư luận quốc tế dần dần ngả theo Hà Nội. Người dân Việt Nam cũng chia sẻ tình cảm dân tộc ủng hộ chính phủ.
Chủ nghĩa dân tộc cũng là con dao hai lưỡi. Khi chơi lá bài dân tộc, Hà Nội có nguy cơ làm suy sụp kinh tế vốn gắn với Trung Quốc, và làm xấu đi quan hệ với các nước láng giềng mà nói chung không muốn để chuyện Biển Nam Trung Hoa cản trở sự phát triển của họ.
Tranh chấp Biển Nam Trung Hoa rõ ràng cho ta thấy bức tranh của những quyền lợi trái ngược, và những tính toán đôi khi mâu thuẫn.
Cách quần chúng nhìn vấn đề này cũng phụ thuộc nặng nề vào những lợi ích của các phe nhóm mà có quyền lực kiểm soát việc tiếp cận vấn đề.
Tư duy tỉnh táo và kiềm chế vẫn là điều quan trọng, vì đó chính là những điều thiếu vắng trong vùng.
Bài viết thể hiện quan điểm và cách hành văn riêng của tác giả, hiện làm việc tại Viện Đông Á, Đại học Quốc gia Singapore.

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Tuesday, 23 December 2014

Biển Đông : Trung Quốc đã bí mật lập vùng phòng không ?



Biển Đông : Trung Quốc đã bí mật lập vùng phòng không ?
media

Chiến đấu cơ Trung Quốc bay sát phi cơ P-8 Posseidon của Hải quân Mỹ, cách Hải Nam khoảng 215 km về phía nam. Ảnh chụp ngày 19/08/2014. Đây là sự cố được cho là dấu hiệu về việc Trung Quốc đã thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông.REUTERS/Hải quân Hoa Kỳ

Theo Kanwa Defense Review, một tạp chí chuyên về quân sự, tiếng Hoa, có trụ sở tại Canada, thì Trung Quốc đã bí mật lập vùng nhận diện phòng không trên Biển Đông, trước khi xẩy ra sự cố tiêm kích của Không quân Trung Quốc ngăn chặn máy bay do thám Mỹ P-8, hồi tháng Tám vừa qua.

Nguồn tin của tạp chí Kanwa được báo Đài Loan Want China Times, ngày hôm nay, 22/12/2014, dẫn lại, cho biết, khác với việc thiết lập vùng nhận diện phòng không ở biển Hoa Đông, hồi tháng 11 năm ngoái, Trung Quốc chưa bao giờ thông báo lập vùng nhận diện phòng không trên Biển Đông và máy bay do thám Mỹ P-8 bị không quân Trung Quốc ngăn chặn vì đã đi vào vùng phòng không này.
Mặt khác, quân đội Trung Quốc coi sự hiện diện của máy bay do thám Mỹ P-8 trong khu vực là một mối đe dọa. Các chuyến bay của P-8 do thám vùng Biển Đông, đều xuất phát từ căn cứ Mỹ ở Okinawa, Nhật Bản.

Tại biển Hoa Đông, Trung Quốc chỉ có tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản, trong khi ở Biển Đông, Bắc Kinh có tranh chấp với nhiều quốc gia láng giềng, do vậy, việc lập vùng phòng không nhậy cảm hơn vì có liên quan đến các đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc.

Vẫn theo nhận định của tạp chí Kanwa, Trung Quốc tìm cách thúc đẩy quan hệ với các nước Đông Nam Á và đón tiếp Thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương - APEC, hồi tháng 11. Một số nước như Việt Nam, Philippines, Malaysia có thể không cử đại diện tới dự, nếu Bắc Kinh thông báo lập vùng phòng không và kiểm soát toàn bộ không phận vùng Biển Đông.

Bắc Kinh xây căn cứ quân sự quy mô gần Senkaku/Điếu Ngư
media

Quần đảo Nam Kỷ (Trung Quốc) được UNESCO công nhận là khu bảo tồn sinh vật thế giới.DR

Theo bản tin của hãng thông tấn Nhật Kyodo ngày 22/12/2014, quân đội Trung Quốc đang xây dựng căn cứ quân sự quy mô trên các hòn đảo gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, mà cả Bắc Kinh lẫn Tokyo cùng khẳng định chủ quyền.

Trích dẫn nhiều nguồn tin quân sự từ phía Trung Quốc, Kyodo cho biết các công trình xây dựng đang được tiến hành trên quần đảo Nam Kỷ (Nanji Islands) thuộc tỉnh Chiết Giang, cách Senkaku/Điếu Ngư khoảng 300 cây số về hướng Tây Bắc.

 Mục tiêu của công trình là nhằm tăng cường khả năng phòng thủ của Trung Quốc trước những mối đe dọa tiềm tàng trong khu vực và nhất là nâng cao khả năng kiểm soát của Trung Quốc đối với khu nhận diện phòng không đã được Bắc Kinh áp đặt trên vùng biển Hoa Đông hồi tháng 11/2013.

Vẫn theo các nguồn tin được Kyodo trích dẫn, Trung Quốc đã lắp đặt nhiều hệ thống radar lớn trên hòn đảo Nam Kỷ. Nhiều đường băng đã và còn tiếp tục được xây dựng để phục vụ trực thăng và máy bay quân sự.

Nam Kỷ là quần đảo với hơn 50 hòn đảo lớn nhỏ, từ năm 1998 đã được UNESCO công nhận là khu bảo tồn sinh vật thế giới.


Quần đảo này nằm cách Okinawa khoảng 100 km, nơi đặt căn cứ quân sự của Nhật Bản và lực lượng đồn trú Hoa Kỳ. Do vậy theo Kyodo, công trình xây dựng của Trung Quốc tại đảo Nam Kỷ có nhiều khả năng khiến Mỹ và Nhật Bản thay đổi chiến lược liên quan tới quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.




Saturday, 20 December 2014

Trung Quốc thiết lập hệ thống quan sát trên biển


Đăng ngày 19-12-2014

Trung Quốc thiết lập hệ thống quan sát trên biển

media
Một chiếc tàu của lực lượng tuần duyên Trung Quốc ở vùng biển sát Hoàng Hải ngày 18/8/2010. Reuters

Trung Quốc sẽ thiết lập một hệ thống quan sát trên biển, bao gồm các trạm radar và vệ tinh, một hành động mà chắc chắn sẽ gây thêm căng thẳng trong khu vực, nhất là với các nước đang tranh chấp chủ quyền biển đảo với Bắc Kinh.

Theo tờ nhật báo chính thức bằng Anh ngữ China Daily số ra hôm nay, 19/12/2014, một quan chức Cục Hải dương Nhà nước Trung Quốc cho biết là hệ thống quan sát này sẽ được hoàn tất vào năm 2020 và sẽ có vai trò « trọng yếu » trong việc bảo vệ các lợi ích của Trung Quốc trên biển.

Phạm vi quan sát của hệ thống sẽ là các vùng biển ven bờ, các vùng biển sâu và vùng biển ở hai cực. Hệ thống cũng sẽ bao gồm các hoạt động quan sát dưới biển và các trạm báo động sóng thần. Theo tờ China Daily, hệ thống quan sát này sẽ giúp Trung Quốc khai thác tiềm năng về tài nguyên của các vùng biển của nước này.

Hiện giờ, Bắc Kinh khẳng định chủ quyền trên gần như toàn bộ vùng Biển Đông, kể cả những vùng đang tranh chấp với Việt Nam, Philippines, Brunei và Malaysia. Vào tháng trước, Hoa Kỳ đã yêu cầu Trung Quốc đình chỉ dự án xây ở quần đảo Trường Sa một đảo nhân tạo mà trên có cả các phi đạo. 

Bắc Kinh đã ngay lập tức bác bỏ yêu cầu mà họ coi là « vô trách nhiệm » của Washington, khẳng định họ có chủ quyền « không thể tranh cãi được » trên Biển Đông.

Tại vùng biển Hoa Đông, Trung Quốc cũng giành chủ quyền với Nhật Bản trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Tàu tuần duyên và chiến đấu cơ của hai nước thường xuyên xâm nhập vùng biển chung quanh quần đảo này, gây quan ngại về nguy cơ xảy ra đụng độ dẫn đến xung đột.

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Friday, 19 December 2014

2014, năm Trung Quốc làm dậy sóng Biển Đông


TẠP CHÍ TIÊU ĐIỂM

2014, năm Trung Quốc làm dậy sóng Biển Đông

  •  
  •  
  •  

Một nước sức mạnh kinh tế và quân sự áp đảo tại Á Châu, với một lãnh đạo tập trung hết quyền lực trong tay, Trung Quốc năm 2014 gây lo ngại cho toàn Châu Á. Biết thế, Bắc Kinh tuyên bố 2015 sẽ là năm « hòa bình, hợp tác hàng hải với Đông Nam Á ». Liệu lời hứa của Tập Cận Bình có được các nước trong vùng tin tưởng hay không ? RFI đặt câu hỏi với nhà báo Lưu Tường Quang từ Sydney.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là nhân vật tập trung nhiều quyền lực nhất tính từ thời Mao Trạch Đông. Năm 2014, ông đạt được một thành tích mới hai năm sau khi nắm quyền : Quỹ Tiền tệ Quốc tế đưa Trung Quốc lên ngôi cường quốc kinh tế số một thế giới, tính theo tổng sản lượng GDP.

Tuy nhiên, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình không dám khoe khoang vì biết rõ sức mạnh kinh tế, quân sự của Trung Quốc đang làm các quốc gia khu vực lẫn phương Tây lo ngại.

Từ hai năm nay, Bắc Kinh thực hiện một chính sách tăng cường hiện diện hải quân tại vùng Tây Thái Bình dương từ Hoa Đông xuống biển Đông Nam Á, gây căng thẳng trong quan hệ với các nước láng giềng và Hoa Kỳ. 

Trong một chương trình truyền hình trên đài CCTV4 đầu tháng 12, quân đội Trung Quốc khẳng định là là tàu ngầm Trung Quốc trang bị đủ số tên lửa hành trình có thể đánh trúng 50 tiểu bang Hoa Kỳ. Còn tại vùng Biển Đông, lực lượng hải quân Trung Quốc « tương đương với lực lượng bộ chiến của Nga tại Ukraina ».

Theo nhà báo Mỹ James Miles, chuyên gia Trung Quốc trên The Economist, mặc dù Bắc Kinh tuyên bố 2015 là năm « hợp tác hàng hải với Đông Nam Á », trên thực tế chính quyền Trung Quốc không có một cử chỉ nào cho thấy họ giảm bớt tham vọng biển đảo ở Hoa Đông và biển Đông Nam Á : Xây dựng đảo nhân tạo, tăng cường chiến thuyền, thậm chí thành lập « vùng phòng không ».

Năm 2015 chắc sẽ có nhiều bất trắc hơn là hòa bình .

Cùng nhận định này, từ Sydney, nhà báo Lưu Tường Quang phân tích những sự kiện quan trọng trong năm sắp kết thúc đánh dấu những bước hợp tác mới của những quốc gia bị Trung Quốc đe dọa lãnh hải và quyền lợi hàng hải.

« Nhìn Nhật Bản, Ấn Độ và quốc gia dân chủ đang lên như Indonesia thì chúng ta sẽ thấy rõ tầm nhìn rất quan trọng về sự hợp tác hàng hải giữa các quốc gia Châu Á Thái Bình dương. Tại sao ?... Chúng ta không quên là Tập Cận Bình đã nói đi nói lại nhiều lần « Châu Á là của người Á Châu ». Đây là một mật khẩu, biểu lộ chính sách bá quyền của Trung Quốc. Nếu 2015, Trung Quốc tiếp tục xác quyết chủ quyền thô bạo thì năm 2015 không phải là một năm hòa bình, ổn định…. »

Tạp chí Tiêu Điểm - 18/12/2014 18/12/2014 nghe

Cùng chủ đề

TRUNG QUỐC - VIỆT NAM

Trường Sa : Chiến hạm Việt - Trung gờm nhau gần Đá Gạc Ma

TRUNG QUỐC - BIỂN ĐÔNG

Trung Quốc tránh giải quyết bằng pháp luật các tranh chấp tại Biển Đông

VIỆT NAM - BIỂN ĐÔNG

Vụ kiện Biển Đông : Việt Nam bác bỏ toàn bộ luận điểm của Trung Quốc


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List