Biển
Đông dậy sóng vì đảo nhân tạo Trung Quốc
Đá Chữ Thập mà Trung
Quốc gọi là Vĩnh Thử Tiều ( Yongshu Reef ) là đảo đầu tiên có đường băng cho
máy bay cất cánh và hạ cánh - DR
Việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo với sân bay tại quần đảo Trường
Sa khiến sóng gió lại nổi lên ở Biển Đông, nhất là kể từ khi bộ Quốc phòng Mỹ
lên tiếng về hành động này của Bắc Kinh.
Theo một báo cáo do tuần báo quốc phòng của Mỹ IHS Jane’s Defence
công bố ngày 21/11/2014, với các hình ảnh chụp từ vệ tinh, công trình xây dựng
đảo nhân tạo của Trung Quốc đã bắt đầu từ cách đây ba tháng trên Đá Chữ Thập,
mà Trung Quốc gọi là Vĩnh Thử ( Yongshu Reef ).
Đảo nhân tạo này có chiều dài 3
km và chiều ngang từ 200 đến 300 mét. Đây là đảo nhân tạo đầu tiên của Trung
Quốc có một sân bay nhỏ ở Trường Sa và đảo này cũng có một hải cảng có thể tiếp
nhận các chiến hạm.
Theo đánh giá của tạp chí IHS Jane’s Defence, dự án mới trên Đá
Chữ Thập « dường như là được thiết kế để buộc các bên khác phải từ bỏ những đòi
hỏi chủ quyền của họ, hay ít ra giúp cho Trung Quốc có một vị thế mạnh hơn nếu
sau này có đàm phán về những tranh chấp chủ quyền quần đảo Trường Sa ».
Thật ra thì ngay từ ngày 06/11, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Việt
Nam Lê Hải Bình đã phản đối « các hoạt động cải tạo phi pháp» của Trung Quốc
trên bãi Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa mà Hà Nội khẳng định là của Việt
Nam. Ông Lê Hải Bình cho biết là ngày hôm đó, đại diện bộ Ngoại giao Việt Nam
đã gặp đại diện sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội để trao công hàm phản đối về công
trình này.
Về phía Philippines, ngày 25/11/2014, Ngoại truởng Albert Del
Rosario thông báo là bộ Ngoại giao nước này từ ngày 10/10 cũng đã gởi một công
hàm đến Trung Quốc để phản đối việc Bắc Kinh xây đảo nhân tạo trên Đá Chữ Thập,
mà Philippines gọi là Kagitingan Reef.
Ngay cả Đài Loan lên tiếng phản đối công trình xây đảo nhân tạo
của Trung Quốc, khẳng định chủ quyền « lịch sử » của Đài Bắc trên các quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa. Phát ngôn của bộ Ngoại giao Đài Loan Cao An kêu gọi
các nước tranh chấp chủ quyền Biển Đông không nên có bất cứ hành động đơn
phương nào có thể gây phương hại đến hòa bình và ổn định trong vùng.
Công trình xây đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa cũng đã khiến
sóng gió lại nổi lên trong quan hệ Mỹ - Trung. Vào cuối tuần trước, phát ngôn
viên Lầu Năm Góc đã yêu cầu Bắc Kinh đình chỉ dự án xây đảo nhân tạo nói trên.
Hôm qua, 24/11/2014 phát ngôn viên bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng đã nhắc lại lập
trường của Washington rằng các công trình xây dựng quy mô như vậy có thể «
khiến tình hình thêm phức tạp hoặc leo thang ».
Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã ngay lập tức lên án những chỉ trích
nói trên của Mỹ là « vô trách nhiệm ». Phát ngôn viên bộ Ngoại giao nước này,
bà Hoa Xuân Oánh khẳng định rẳng các hoạt động xây dựng chỉ là nhằm « cải thiện
điều kiện sống và làm việc của nhân viên trên đảo, để họ có thể thực hiện tốt
hơn các nghĩa vụ và trách nhiệm quốc tế về tìm kiếm, cứu hộ ».
Giới quân sự Trung Quốc cũng đã lên tiếng bảo vệ dự án đảo nhân
tạo ở Trường Sa. Trên tờ Hoàn cầu Thời báo số ra ngày 24/11/2014 tướng La Viên
( Lou Yuan ) cho rằng đây là một dự án « hoàn toàn chính đáng và xác đáng ».
Theo viên tướng này, « Hoa Kỳ đã tỏ rõ sự thiên vị, bởi vì Philippines,
Malaysia, Việt Nam đã xây dựng các cơ sở hạ tầng quân sự » trong vùng quần đảo
Trường Sa. Tướng La Viên tuyên bố rằng Trung Quốc chắc chắn sẽ chống lại mọi áp
lực quốc tế để tiếp tục dự án này.
Phát hiện tài sản lớn trong nhà một quan chức
Trung Quốc
RFA 14.11.2014
- In trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến của
Bạn
- Email
Ủy ban Thanh tra và kỷ
luật Trung ương của Đảng cộng sản Trung Quốc vừa phát hiện được 37 kg vàng và
các giấy tờ của 68 ngôi nhà cùng 120 triệu nhân dân tệ (tương đương 19 triệu
600 ngàn đô la Mỹ) bằng tiền mặt trong căn nhà của một quan chức đảng cộng sản.
Tờ Tân hoa xã loan tin này hôm qua.
Số tiền mặt và vàng
được phát hiện tại nhà của ông Ma Chaoqun, cựu quản lý công ty cung cấp nước
Beidaihe ở tỉnh Hà Bắc. Ông này đang bị điều tra về tội tham nhũng và sử dụng
công quỹ không đúng mục đích.
Trường hợp của ông Mã
cũng giống như nhiều trường hợp tham nhũng tương tự khác tại tỉnh Hà Bắc mà Tân
Hoa xã gọi là quan chức nhỏ, tham nhũng khổng lồ.
Chủ tịch Trung Quốc
Tập Cận Bình sau khi nhậm chức vào năm 2012 đã hứa là sẽ đấu tranh chống tham
nhũng và mục tiêu nhắm vào là các quan chức cao cấp cũng như những người cấp
thấp trong một chiến dịch chống tham nhũng rộng khắp Trung Quốc.
Hồng Kông giải tán thêm một tụ điểm biểu tình
Cảnh sát giải tán phong
trào chiếm đóng Hồng Kông tại khu Mongkok. Ảnh ngày 25/11/2014Reuters
Sáng ngày, 25/11/2014, chính quyền Hồng Kông tiếp tục chiến dịch
giải tỏa biểu tình tại Mongkok. Đây là một trong các điểm tập hợp chủ yếu
của phong trào dân chủ đòi quyền bầu trực tiếp lãnh đạo đặc khu. Phong
trào xuống đường ở Hồng Kông đã diễn ra từ cuối tháng 9/2014.
Khoảng 10 giờ 30 phút giờ địa phương, công nhân bắt đầu dỡ bỏ các
hàng rào do sinh viên dựng lên tại Mongkok. Mongkok – nằm trên phần lục địa của
đặc khu Hồng Kông – là một trong ba điểm biểu tình chính của phong trào đòi dân
chủ. Hai địa điểm còn lại là Admilralty, nơi có trụ sở chính quyền, và vịnh
Causeway, một khu phố thương mại sang trọng mà người Hoa lục khá giả thường tới
mua sắm.
Giống như cuộc giải tỏa tại Admilralty hồi tuần trước, tư pháp
Hồng Kông công bố lệnh trục xuất trước khi triển khai chiến dịch. Hàng chục
nhân viên thi hành án có mặt tại đây, cùng với hơn một trăm cảnh sát. Khoảng
200 người biểu tình và rất nhiều phóng viên chứng kiến cảnh giải tỏa sáng nay.
Ông Ng Pun-tuk, một người biểu tình 78 tuổi, tuyên bố « một nghìn năm, mới có một cơ hội duy
nhất để đòi dân chủ », ông « sẵn sàng đi tù », chứ « không rời vị trí ».
Theo báo chí địa phương, hoạt động giải tỏa sẽ tiếp tục mở rộng
sang một số khu vực cố thủ khác của người biểu tình tại Mongkok. Kể từ khi bùng
nổ phong trào phản kháng với cả trăm nghìn người tham gia, Mongkok là nơi diễn
ra nhiều đụng độ dữ dội giữa người biểu tình, cảnh sát, người dân tức giận phản
đối biểu tình và một số phần tử bị nghi ngờ là thủ hạ của hội Tam Hoàng, một tổ
chức mafia Trung Quốc.
Với phong trào chiếm lĩnh trung tâm nói trên, Hồng Kông – thuộc
địa cũ của Anh Quốc – vừa trải qua cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng
nhất, kể từ khi vùng đất này trở về dưới quyền kiểm soát của Bắc Kinh năm 1997.
Sau nhiều tuần phong tỏa đường phố để gây áp lực lên chính quyền, phong trào
đòi dân chủ đã sụt giảm đáng kể về số lượng. Theo một thăm dò dư luận, được
Reuters công bố ngày 17/11/2014, có đến hai phần ba trong số 7 triệu cư dân
Hồng Kông muốn chấm dứt phong trào chiếm lĩnh đường phố, một phần do mệt mỏi vì
giao thông tắc nghẽn.
Về nguyên tắc, Bắc Kinh chấp nhận việc các công dân Hồng Kông bầu
cử trực tiếp lãnh đạo đặc khu hành chính này, nhưng mặt khác, lại dành quyền
tuyển chọn các ứng cử viên cho một ủy ban đặc biệt, mà đa số các thành viên là
những người thân cận với chính quyền trung ương. Đây là điều kiện mà những
người tranh đấu cho dân chủ Hồng Kông không chấp nhận và chính là lý do bùng nổ
cuộc phản kháng chưa từng có nói trên.
Theo tin giờ chót từ AFP, vào cuối ngày hôm nay, tổng cộng khoảng
80 người biểu tình bị câu lưu, trong đó có một thiếu niên 14 tuổi. Thoạt tiên
cảnh sát thông báo, có 32 người bị bắt, trong đó có nghị sĩ đối lập, nhà tranh
đấu dân chủ Lương Quốc Hùng (Leung Kwok Hung).
Cũng hôm nay, trong thời gian chính quyền giải tán khu biểu
Mongkok, nhân vật số hai trong chính quyền Hồng Kông, bà Carrie Lam (Lâm Trịnh
Nguyệt Nga), tuyên bố “cảnh
cửa đàm phán” với Liên đoàn sinh viên Hồng Kông “vẫn chưa hoàn toàn khép lại”.
Trên thực tế, cho đến nay, giữa chính quyền Hồng Kông với sinh viên – chủ lực
của phong trào đòi bầu cử dân chủ - mới chỉ có một cuộc đối thoại duy nhất, mà
không đi đến một kết quả cụ thể nào.
Hồng Kông: Phong trào biểu tình dân chủ bị phân hóa
Người biểu tình còn lại
tại Mong Kok: theo thăm dò, 83% ý kiến cho rằng nên chấm dứt phong trào biểu
tình - REUTERS /B.Yip
Phong trào biểu tình đòi dân chủ ở Hồng Kông hiện đang bị phân hóa
giữa một bên là những người muốn thúc đẩy trở lại phong trào và bên kia là những
người chủ trương chấm dứt phong trào.
Sau gần hai tháng biểu tình ngồi và gây cản trở lưu thông ở các
trục lộ chính, sự ủng hộ của người dân Hồng Kông đối với phong trào đòi dân chủ
đã giảm bớt, trong khi đó hầu như không có hy vọng tái lập đối thoại giữa những
người biểu tình với chính quyền Hồng Kông.
Những người biểu tình đòi là tân lãnh đạo Đặc khu hành chính Hồng
Kông phải được bầu một cách dân chủ thật sự, tức là theo thể thức phổ thông đầu
phiếu trực tiếp, nhưng Trung Quốc vẫn đòi là các ứng cử viên trong cuộc bầu cử
trưởng Đặc khu vào năm 2017 phải do một ủy ban thân Bắc Kinh phê chuẩn.
Để đòi chính quyền Hồng Kông và Trung Quốc đáp ứng yêu sách của
họ, những nhà hoạt động dân chủ và các sinh viên đã tổ chức nhiều cuộc biểu
tình ngồi và tập hợp, mà ban đầu có khi quy tụ đến hàng chục ngàn người, ở các
trục lộ chính của Hồng Kông, gây tắc nghẽn giao thông và làm xáo trộn hoạt động
thương mại, kinh tế tại thuộc địa cũ của Anh quốc
.
Nhưng người dân Hồng Kông ngày càng tỏ ra bực bội trước những phiền
toái do phong trào biểu tình gây ra, cho nên số người ủng hộ phong trào đã giảm
mạnh. Cụ thể là theo kết quả một cuộc thăm dò trong tuần này, có đến 83% trong
số 513 người được hỏi nói rằng họ muốn phong trào biểu tình chấm dứt và 60% yêu
cầu chính quyền Hồng Kông giải tỏa các khu vực biểu tình.
Bản thân một số nhân vật nổi bật trong phong trào nay cũng cho
rằng hình thức đấu tranh bằng cách chiếm lĩnh đường phố đã hết tác dụng, nên
phải chuyển hướng đấu tranh cho mục tiêu đòi dân chủ, mục tiêu hiện vẫn được đa
số dân Hồng Kông tán đồng. Nhưng một số nhân vật khác thì lại nhất quyết muốn
duy trì phong trào chiếm đóng đường phố, cho dù chuyện gì sẽ xảy ra kế tiếp.
Vì thấy là sự ủng hộ của công luận đối với phong trào biểu tình đã
suy giảm nhiều, chính quyền Hồng Kông đã một lần nữa tìm cách giải tỏa các khu
vực bị chiếm đóng, sau khi một tòa án trong tuần này ra lệnh tháo dỡ các hàng
rào chướng ngại vật. Việc tháo dỡ này đã bắt đầu ở khu Admiralty và có thể sắp
tiếp diễn ở khu Mong Kok, nơi đã xảy ra nhiều vụ đụng độ dữ dội giữa cảnh sát,
người biểu tình và các nhóm chống biểu tình.
Nếu các khu vực này bị giải tỏa hết thì rõ ràng là chính quyền
Hồng Kông, hay đúng hơn là chính quyền Bắc Kinh, coi như thắng cuộc, không cần
phải đưa quân đội sang đàn áp giống như thời Thiên An Môn, mà vẫn hóa giải được
làn sóng đấu tranh dân chủ ở Hồng Kông.
“Democracy
Bowling Ball….”, ca khúc với ngàn lời hiệu triệu!
Democracy
Bowling Ball: Hong Kong (Joshua Wong) Đêm Nay, Thức Dậy Việt Nam!
|
|||||||
|
|
|
|
|
|
||
Preview by Yahoo
|
|||||||
|
|||||||
Nguyễn Thị Thanh Bình (Danlambao) - Thưa toàn thể rường cột yêu quý S.V.H.S, thầy cô và phụ huynh Việt Nam, Hồng Kông!
Phải hình tượng tuổi trẻ Hồng Kông đang chơi
trò “Bowling” bằng trái banh Dân Chủ độc nhất vô nhị trong tay. Đặc biệt vẫn
luôn trong bàn tay quyết liệt dũng cảm, không một mảy may tấc sắt dính túi của
mình. Vào một “cuộc chơi” sinh tử tưởng như chẳng thể cân xứng với trùm tay sắt
thứ thiệt. Dĩ nhiên thế giới sẽ không cho phép sử dụng bạo lực quân đội như một
Thiên An Môn thứ hai, dù vậy chúng ta vẫn thấy được nỗi ám ảnh trong thái độ
vừa ủng hộ vừa bất chấp lo lắng của một bậc cha mẹ phụ huynh: “Nếu chế
độ này còn dùng xe tăng để đàn áp SVHS, chắc hẳn tôi sẽ là người đầu tiên để
đứng chận nó.” Người mẹ nói câu ấy hẳn sẽ không có cơ hội để chứng tỏ
sự dũng cảm, như hình ảnh bi tráng của chàng trai sinh viên áo trắng năm xưa.
Bắc Kinh đã rất cáo già trong biện pháp câu giờ để phân hóa cuộc biểu tình.
Trái
Banh Dân Chủ
Dù thế nào đi nữa, những người trẻ này cũng đã
biểu lộ sự “thành nhân” vĩ đại mà cả thế giới ngưỡng mộ. Vẫn còn sớm để nói đến
sự thành công hay không thành công, bởi chúng ta còn phải nuôi dưỡng Tự Do và
đấu tranh từng ngày.
Quốc Hội Thượng Viện Mỹ đang muốn điều trần
với SVHK, nhưng có lẽ lúc này các thủ lãnh biểu tình của HK đang muốn tự mình
nắm giữ tương lai, cũng như những hoạch định riêng của họ. Bắc Kinh cũng như Hà
Nội luôn vịn cớ thế lực thù địch để trù dập nhân dân mình.
Chúng ta tin họ sẽ đủ gan góc để củng cố lại
lực lượng, và những ngày sắp đến sẽ còn nhiều kế hoạch sáng tạo. Vết đau thiếu
tổ chức của một Thiên An Môn ngàn đời mung mủ, nhưng cũng chính nhờ hiệu ứng
dây chuyền của tuổi trẻ quyết liệt hy sinh này đã chuyền thêm sức mạnh cho sự
sụp đổ của bức tường Bá Linh, Đông Âu và sự thay đổi chuyển mình ở Liên Sô…
Chúng ta ủng hộ phong trào Dân Chủ của giới trẻ Hồng Kông, vì ai cũng biết rằng
chỉ có dân chủ mới xây dựng được một xã hội công bằng, tốt đẹp.
Với giới trẻ Việt Nam, chúng ta lại càng có đủ
cả trăm ngàn lý do để không thể cúi đầu xuống tận cùng thế giới mà đi. Ngọn lửa
dân chủ ẩn náu trong từng mỗi bước lên đường, ngẩng mặt nhìn đời của các bạn
trẻ.
Khi không chúng ta bỗng giật mình thức dậy,
thấy và ngưỡng mộ rồi nhìn lại tình hình đất nước mình, để biết rằng không thể
trì hoãn được nữa. Trong niềm xúc động vẫn lớn lên từng ngày qua sự kiên trì
của giới trẻ Hồng Kông, chúng ta thử tưởng tượng một thứ banh rúng động lóe
sáng, như trò chơi “bowling” của những đường thảy ngoạn mục, chưa từng có trước
đó bao giờ!
Chúng ta gọi trái banh Dân Chủ của nền văn
minh thế giới quả không sai. Khi chính họ là những thành viên ra chiêu đấu
tranh tích cực tài tình. Nguồn sáng này đã ươm mầm cháy sáng bao nỗi khát khao
từ bao thế hệ, như họ cũng đã được học hỏi, tiêm nhiễm từ khi là thuộc địa của
Anh và tách ra thành “một nước hai chế độ”.
Nghĩ mà xem. Chính một trong bốn nước sót lại
trên hành tinh này là còn “mớ ngủ” trong chế độ toàn trị độc tài độc
đảng, mà một Thủ Tướng hai nhiệm kỳ của một nhà nước C.S.V.N cũng phải thốt
lên: “Dân chủ là xu thế không thể đảo ngược.” Trong khi “Ngài”
Tổng Bí Thư thì vốn mang biệt danh “Lú”, vì chưa chịu một phen “đập” luôn cả
“Chuột” lẫn “Bình” cho rảnh nợ khỏi “tâm tư”: “Đến hết thế kỷ này không
biết là đã có CNXH hoàn thiện ở VN hay chưa?”
Phải nói là chế độ này đã chiếm lĩnh và cản
trở tiềm năng dân tộc, lãng phí vì không biết tận dụng nhân khí tuổi trẻ, cũng
như đi ngược lại mong mỏi tâm nguyện của nhiều thế hệ. Đã đến lúc nhân dân phải
đi theo đà Dân Chủ của những bước chân người dân Hồng Kông mà đứng lên và không
còn chần chờ được nữa!
Hãy hành động cụ thể hơn trước khi nước mất
nhà tan!
Mọi sự đã vận chuyển. Xu thế tiến hóa của Dân
Chủ là không thể lùi bước đi ngược lại. Đây cũng là xu thế và mệnh lệnh của
thời đại. Không thể đổi khác. Và không hy vọng gì ở một sự chuyển hóa không đến
từ áp lực “cạn kiệt” nội tại, cũng như ngoại tại “trở mặt”, khi dĩ nhiên không
ai chấp nhận một cuộc chuyển hóa trá hình. Tham vọng quyền lực đã làm choáng mắt
họ và lòng ham hố vị kỷ, trơ lì không cho phép họ tự giác, tự “bung”.
Thăm
Dò Ý Dân và hiệu ứng
Có đưa ra kịch bản này kịch bản nọ, thì người
dân phải cũng phải biết sắm đúng vai trò thể hiện cho được tiếng nói của mình.
Mạnh dạn tìm đủ mọi cách để nói lên tâm nguyện của người dân, chẳng hạn nên mở
ra những cuộc thăm dò ý dân, dù chúng ta thừa biết họ sẽ chẳng lắng nghe, nhưng
chí ít cũng là để đánh động vào tâm thức của những người Việt ngủ quên, hoặc
không buồn lo lắng đến chuyện khẩn thiết của đất nước. Ví dụ mới đây chúng ta
theo dõi và đã rất đồng cảm với những cuộc thăm dò của những đại học ở Hồng
Kông, như tháng 9-2014 có tới 52% họ không tin tưởng chính quyền Bắc Kinh, khi
trước đó chỉ có 32.1% của cùng một câu hỏi, và như vậy có nghĩa là mọi sự đã
được họ thăm dò dài dài, để tạo sức đẩy tò mò. Hãy rỉ tai thuyết phục nhau
những điều sát thực tế, hãy gởi gấm bằng lời ca tiếng nhạc, hãy đi sâu vào mọi
tầng lớp nhân dân để phát triển phong trào đòi quyền làm người, tự do ấm no và
dân chủ dù vẫn còn quá non trẻ vì đã bị tước đoạt sạch sành sanh.
Gió Dân Chủ đang chuyển mùa khắp nơi. Người
dân và vô số những đảng viên CS yêu nước này đã thức tỉnh thay đổi. Chúng ta và
đặc biệt những tư duy tự do rạch ròi tươi trẻ đang nắm trong tay những phương
tiện thuận lợi, lan tỏa mạnh của “internet” để đem thế giới lại gần, mà không
thể bị tuyên truyền, nhồi sọ một chiều. Những khuôn mặt dị hợm nhũng nhiễu sẽ
phải bị phơi bày, phanh phui sự thật trong nháy mắt, với con số sử dụng hệ
thống “internet” là 40 triệu, và hơn 25 triệu đa số thành phần giới trẻ Việt có
tài khoản Facebook. Với con số 300 thành viên của Scholarism ở Hồng Kông, nếu
không sử dụng lợi thế của truyền tin điện tử, thử hỏi làm sao thủ lãnh tuổi trẻ
tài cao cách mấy Joshua Wong có thể kêu gọi những cuộc xuống đường rầm rộ, qui
mô hơn hàng trăm ngàn người?
Truyền thông tin học sẽ chắp cánh mang tiếng
nói của chúng ta bay xa vạn dặm. Ngay khi một nhà báo nguyên TBT tờ Thanh Niên
của Việt Nam, vừa cho đi một phản hồi ngắn được đăng tải trên một tờ báo lớn
nước ngoài New York Times, tức khắc mọi người đổ xô tìm đọc và hẳn là cả cộng
đồng quốc tế càng biết rõ thêm “đệ tứ quyền” tự do báo chí của Việt Nam là đang
có vấn đề, và cần được để ý thay đổi.
Phải nói chúng ta không chỉ tôn vinh tuổi trẻ
can trường và thông minh trong sáng của những lãnh tụ S.V.H.K, mà còn phải rất
khâm phục sự đồng lòng khích lệ và giáo dục của những bậc phụ huynh, thầy cô
G.S, T.S giảng dạy cũng như đồng hành với con cháu mình. Và chính như lời khẳng
định của một Hoàng Chí Phong:“Tương lai của Hồng Kông tùy thuộc vào anh, anh
và các anh.”
Vâng, hãy tự điểm mặt mình những lần soi
gương: “anh, anh, và chính anh, các anh”, để tự hỏi bao giờ thì S.V.H.S Việt
nam cũng như giới trí thức, G.S, T.S cỡ Ngô Bảo Châu, Phạm Quang Ngọc… chịu
đứng ra tạo áp lực thẳng cánh cò bay để đòi thay đổi lột xác giáo dục, theo
tinh thần nhân loại văn minh tiến hóa, tôn trọng xã hội dân sự dân quyền và
thúc đẩy những mở rộng chính trị như người dân Hồng Kông.
Nhiều vị loay hoay tìm cách khai mở dân trí
Việt Nam, nhưng lại chẳng đề xuất ra được những môn học như Công Dân, Đức Dục,
Nghiên Cứu Tự Do như Hồng Kông (để không bị tước bằng thạc sĩ như vụ án nhà thơ
Nhã Thuyên) hầu có thể gột rửa phần nào những nhận thức vốn luôn tẩy não của
chế độ. Nhất là sự nhồi nhét thứ lý thuyết chính trị ngoại lai lỗi thời.
Thật là một điều bất hạnh, khi S.V.H.S Việt
Nam bây giờ chỉ là sản phẩm và hệ quả nhất định của một guồng máy giáo dục, với
hệ thống điều hành giảng dạy theo giáo trình của một nhà nước cộng sản. Không
trách trong Ngày Nhà Giáo Việt Nam hôm 20 tháng 11, Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục- Đào
Tạo Phạm Vũ Luận tiếp tục nhắc nhở về Nghị Quyết 29 của Ban Chấp Hành Trung
Ương Đảng bằng bổn cũ thông điệp xanh rờn như “…Đưa Nghị Quyết của Đảng
vào cuộc sống nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đáp ứng sự mong đợi
và xứng đáng với sự quan tâm của Đảng, Nhà Nước và Nhân Dân”. Những
“ông” tuyên xưng là đầy tớ của nhân dân, nhưng bao giờ nhân dân cũng bị tư duy
xếp hạng sau chót là thế đấy.
Chúng ta đã tưởng chỉ còn lại một mong mỏi.
Với nền giáo dục bế tắc, cấu thành một xã hội trẻ bơ vơ băng hoại, “tư tưởng
đạo đức” với kim chỉ nam “độc đạo” bán đại hạ giá không ai buồn săm soi, đất
nước ngỡ được mở ra một đại lộ giáo dục khác đến từ những khối óc con tim của
những du học sinh bôn ba năm châu bốn bể thu thập về cống hiến, trong tiến
trình du học tăng lên mỗi năm với con số bây giờ gần 17 ngàn và đa số du học ở
Mỹ.
Không phải chính họ là người sẽ mang về cho
Việt Nam những luồng khí thay đổi mới mẻ và hẳn sẽ dễ dàng được đón nhận hơn,
so với những lực lượng “con em” chất xám của hải ngoại? Ở một nơi ba đời hồ sơ
lý lịch “con quan rồi lại làm quan” thì không tài nào cất đầu lên nổi!
Sau
chiến dịch “chúng ta muốn biết” là cái gì? “Hồng Kông đêm nay. Thức dậy Việt
Nam!” chăng?
Thật buồn là bao lâu nay, chúng ta đã gầy dựng
không ít những chiến dịch hay ho, như chiến dịch “chúng tôi muốn biết”
mới đây là rất gợi mở sự dấn thân công khai dưới ánh sáng sự thật, nhưng dường
như chưa bao giờ chúng ta thực sự được xúc động với bất cứ một bài diễn từ,
diễn văn, phát biểu hay một bài viết nào có sức hút của một thỏi nam châm kỳ
diệu, có thể làm chúng ta nức lòng đứng lên (?!) Ngoại trừ những câu nói hiếm
hoi có giá trị đã đi vào lịch sử và không thể lãng quên trong tâm thức của
người Việt Nam.
Bằng một chút tủi hổ và ngàn lần thán phục,
chúng ta lại phải mượn lời của Joshua Wong “Hoàng Chí Phong” để tặng không cho
SVHS của chúng ta: “Nếu bạn nói với mọi người cách đây 5 năm rằng học
sinh trung học sẽ tham gia vào chính trị, họ sẽ không tin bạn. Đối với học
sinh, sinh viên, những gì chúng tôi có là sự kiên trì trong những nguyên tắc
của chúng tôi, và sự gan góc trong những lý tưởng của chúng tôi. Nếu học sinh
sinh viên không đứng ở tuyến đầu thì ai sẽ?” (Cuộc phỏng vấn của New
York Times hôm tháng 7 vừa rồi)
Với những diễn văn diễn từ của chóp bu thì vốn
được coi là những bộc lộ phô vẽ thiếu chân thành, nên không nức lòng được, nếu
không muốn nói là đau lòng vì sợ mình sẽ bị lừa bịp lần nữa. Nhưng với những
trang viết của chúng ta, lẽ nào cũng thiếu chân thành hay khi lòng vẫn tần ngần
chưa rạch ròi phân định, hoặc chưa muốn đủ?
Ở đây bằng những thổn thức của những ước mơ có
thật, chúng ta xin tạm gói ghém lòng mình, lòng dân bằng những câu thơ nốt nhạc
tiếng hát, để hy vọng đánh thức một chút gì vào những lãnh đạm, thờ ơ không thể
lãnh đạm, thờ ơ được nữa vào lúc này.
Một ca khúc với chúng ta vốn dĩ gần gũi với
tâm thư tâm tình, hơn là những diễn xuất thuyết minh của những tay hùng biện
khét tiếng gian ác xảo quyệt. Có thể chúng ta sẽ không dễ bị lôi cuốn ngay,
nhưng tiếng hát ướt sũng nước mắt của ca sĩ Asia Hoàng Anh Thư, nhạc của Quốc
Toản ít nhiều cũng đã làm “một người” nao lòng không đâu, và tự nhiên buồn suốt
mấy hôm không viết được lời nào.
Bản Anh ngữ của G.S Nguyễn Ngọc Bích thì lại
cứ sợ không hiểu hết ý của tác giả, làm mình bỗng muốn một lần xin được cám ơn
tất cả những chia sẻ đồng cảm quý báu, trong những tháng ngày đen tối cần nhiều
vang vọng kêu gọi nhất của đất nước. Nói vậy chứ nhà cầm quyền VN cũng đã sẵn
sàng bỏ tù hai nhạc sĩ trẻ tài hoa yêu nước là Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình,
chỉ vì dòng nhạc sáng tác này.
Điều mà không ai trong chúng ta không khấp
khởi: “Đêm nay Hồng Kông. Thức dậy Việt Nam!”, và như thế xin
được tri ân nguồn xúc tác mạnh mẽ đến từ Biến Cố Cách Mạng Dù của Hồng Kông.
Chỉ dường như một điều là không hiểu tại sao,
giới trẻ và trí thức Hồng Kông luôn sẵn sàng đứng lên vì quyền tự do đầu phiếu
cho Dân Chủ, phản kháng áp đặt giáo dục không phải lối. Sẵn sàng trong bất cứ
một nghĩa nào của hy sinh và kiên định. Còn chúng ta? Những người Việt chúng ta
ngoài những “an phận thủ thường” về quyền bầu cử phó mặc cho “cuốc hội” bù
nhìn, và phe nhóm tranh giành quyền lực đấu đá muốn làm gì thì làm đã đành,
nhưng sao lại có thể “mackeno”, hờ hững luôn cả tinh thần yêu nước, vốn là niềm
tự hào bất khuất cần bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải của dòng giống Lạc
Hồng?
Không có một chủ nghĩa “đế quốc” hay bất cứ
một thứ “thế lực thù địch” nào có thể thắng nổi tinh thần quả cảm yêu nước
chống quân xâm lược của “chủ nghĩa dân tộc” theo truyền thống ôn hòa, vốn yêu
chuộng hòa bình của Việt Nam. Bất cứ một quá khích, cực đoan nào cũng sẽ làm
chúng ta thiếu kềm chế và phải đối đầu với những bạo động.
Ở đây chúng ta đặc biệt quá yêu cách thể hiện
dấn thân đầy sáng tạo của nhóm thủ lãnh tuổi trẻ Hồng Kông, và những hình ảnh
đẹp đầy tình đồng bào của những cảnh sát thi hành nhiệm vụ “đàn áp” người dân
ôn hòa. Nói ra thật hổ thẹn khi phải vạch mặt nhà cầm quyền C.S.V.N trong cách
hành xử, sử dụng côn(g) an mật vụ hoặc tận dụng cả băng tần xã hội đen để ra
tay trừng trị thẳng thừng những sách nhiễu, đánh đập, thậm chí hễ bước vào đồn
bót công an là có khối người đâm ra chán sống đập đầu vô tường hay thắt cổ tự
tử dễ dàng như ăn kẹo… mời. Như trường hợp ông Tùng, bố của hoa khôi biểu tình
Trịnh Kim Tiến với câu tuyên bố “bất tuân” ôn hòa: “Không cho biểu tình
ngoài đường, thì (dương biểu ngữ) biểu tình tại gia vậy.”
Bước
tới một lần hay chỉ là một lần Bất Tuân!
Bất tuân ôn hòa hay nói đúng hơn là bất tuân
dân sự và điều này thì chính một luật sư Hoa Kỳ là ông David Steinman đã khuyến
cáo chúng ta: “Sớm muộn gì quý vị cũng phải dùng biện pháp bất tuân dân
sự (civil disobedience). Phải có phong trào bất tuân dân sự trên toàn quốc mới
thay đổi được chế độ độc tài.” Lại phải để một vị nước ngoài quan tâm
đúng mức như thế, mà chúng ta dường như vẫn chưa có ai đủ ma lực và nghị lực để
“dám” đứng ra lo liệu một cuộc tổng bãi khóa, đình công bãi thị công sở…
Biến cố Hồng Kông trỗi dậy, Biến Cố Dàn Khoan
HD 981, Biến cố Hội Nghị Thành Đô, Hoàng Sa Trường Sa… mà chúng ta tuồng như
vẫn chưa thức tỉnh đủ, vẫn khá dửng dưng, ơ hờ với những “cơ hội”, và tiếp tục
để bị xúc phạm không nguôi.
Nhiều người đành ngậm đắng nuốt cay nhận ra
rằng phải còn lâu, hoặc chẳng bao giờ còn có khí thế tổ chức của S.V.V.N được
một phần nho nhỏ như S.V.H.K. Nhất là dưới chế độ được sống nhờ vào sự dối trá,
tuyên truyền, nhồi sọ, thì lời nói nào hay đủ, để có thể cảm hóa được những
sinh viên gương mẫu của tư tưởng đạo đức HCM đứng lên cứu nước?
Khi bài ca này chuẩn bị đến tay quý vị, thì
cũng là lúc chúng ta được biết cuộc ra đi đòi “tiếp cận” thủ tướng Lý Khắc
Cường của những thủ lãnh S.V.H.K đã bị Bắc Kinh chận đứng. Những chiếc ghế
trống trên chuyến bay CX312 HK không dưng làm chúng ta liên tưởng đến chiếc ghế
trống của nhà thơ đấu tranh dân chủ Lưu Hiểu Ba ở Na Uy, lúc mà sự vắng mặt chỉ
là sự dằn mặt của độc tài trong chuyến đi lãnh giải Khôi Nguyên Nobel Hòa Bình,
đã làm thế giới ngước nhìn chiếc ghế trống như một khoảng cách ngăn chia giữa
thiên thần Tự Do và ác quỷ khống chế nô lệ độc tài.
Cũng chưa đến nỗi phải rủi ro, những chàng
Kinh Kha thời đại của Hồng Kông đã trở về an toàn, với hơn 300 người ở phi
trường đã ngả mũ chào những con người can đảm có thừa này. Chúng ta không mấy
ngạc nhiên về điều này, khi chính một trong ba thủ lãnh là Alex Chou đã nói: “Chuyến
đi đến Bắc Kinh cùng bạn bè là để bày tỏ rằng giới SVHK không sợ hãi trước
những tiểu xảo chính trị của Bắc Kinh”.
Cuối cùng, chúng ta nơi đây vẫn xin được đón
chờ hiệu ứng của những mùa hoa Dân Chủ và hương thơm này sẽ lan tỏa khắp nơi.
Cho dù lúc này có thể sẽ phải tiếp tục đương đầu bằng những cuộc bất tuân dân
sự, như mở ra những cuộc phản kháng tuyệt thực, xuống đường ôn hòa ở một vài
nơi khác để giữ vững tiết tháo lực lượng, và cũng chính là lúc mà Đức Hồng y
Joseph Zen của Hồng Kông đã nhắn gởi: “Đây là lúc chúng ta phải cho
thấy chúng ta muốn được Tự Do, chứ không chịu làm nô lệ, là lúc mọi người phải
đoàn kết.”
Có một điều chúng ta biết chắc giới trẻ Hồng
Kông sẽ không dễ hàng phục, cũng như mỗi năm họ vẫn đứng ra quy tụ cả nửa triệu
người xuống đường Tưởng Niệm Biến Cố Thiên An Môn, trong khi Bắc Kinh hoàn toàn
muốn né tránh và xóa sạch vết nhơ tội đồ diệt chủng này, nhưng họ phải cầm lòng
nuốt từng “trái đắng” đến từ khí thế cao cả mà S.V.H.K đã luôn mang lại.
Với chúng ta, hình ảnh của những người trẻ
liều mình leo núi để giăng trọn biểu ngữ bắc ngang tầm nhìn của thành phố, đòi
Tự Do Dân Chủ cho Hồng Kông thật vô cùng ấn tượng và cực kỳ độc đáo. Vậy chắc
chắn những đoàn quân kế tiếp sẽ không bỏ cuộc, trước khi cùng nhau đụng đầu mây
bay tự do của đỉnh núi. Cho dù có những phút giây nhà cầm quyền đã phải mang
máy bay đến, để cản trở những con người quyết liệt, bản lãnh đòi Tự Do này.
Họ có thể giựt phăng tấm biểu ngữ vĩ đại mang
biểu tượng Nơ Vàng của Cách Mạng Dù ấy đi, nhưng những hoài bão, khao khát, lý
tưởng của S.V.H.K dứt khoát sẽ là những kết nối dây chuyền, hệt những xâu chuỗi
sáng ngời nhất, mà chúng ta cần học hỏi những tố chất làm thành thứ lân tinh
hiếm quý ấy.
Ước gì một ngày thật gần những cảm tử viên của
tuổi trẻ Việt Nam sẽ đột phá như Hồng Kông, để tìm ra một khung cảnh thể hiện
gây sốc, thậm chí biết đâu còn bất chấp treo tận ở những hải đăng mờ mịt Hoàng
Sa, Trường Sa, với thứ biểu ngữ mãnh liệt hơn cả lời tuyên bố hứa hẹn kiện
Trung Quốc của Thủ Tướng, chẳng hạn như: “Sang năm tới Hoàng Sa.” Ở đây không
chỉ là nghĩa vụ muốn làm động lòng nhau, mà còn là một thứ nghĩa vụ công dân
vọng vang tiếng nói mà chúng ta cần phải làm và làm ngay lập tức.
Tiếng nói ấy là một cách thế phục hồi nhân
phẩm đã bị thương tổn. Điều này sớm muộn gì cũng phải dẫn đến cuộc cách mạng
toàn thắng vinh danh Dân Chủ, Nhân Quyền, Tự Do!
Democracy Bowling
Ball: Tonight Hong Kong, Wake up, Vietnam!
Never more than now do
we belong together
With trust stolen Vietnam
no longer has a future
A future that in whose
hand will fall, I wonder
With the youth hanging
their heads, what tragedy will await us?
At no time like now do
we go on and on:
With the people robbed
of their land, what future awaits us?
With Justice and
Freedom, at least one is human
But with a generation
kowtowing, the danger of Chinese domination is apparent.
Democracy Ball: Hong
Kong, the Mainland, Vietnam!
The Democracy Ball
always sides with civil rights:
Hong Kong tonight,
Wake up, Vietnam!
Bowling Ball: the game
is now in Joshua Wong's hand
Which threw the ball
knocking off the pins of ignorant dictatorshi
From that day the
clouds here are still hesitant
There remaining tears
and smiles but no heart
The path of Vietnam is
shortened with each step
As it moves forward or
only toward Civil Disobedience, once.
Nguyễn Thị Thanh Bình
Translated by Nguyen
Ngoc Bich
November 17, 2014
From: Can Le <
To: H NGO <
Sent: Tuesday, November 25, 2014 7:58 PM
Subject: Fwd: Điều trần tại Quốc Hội Canada
To: H NGO <
Sent: Tuesday, November 25, 2014 7:58 PM
Subject: Fwd: Điều trần tại Quốc Hội Canada
Thưa các anh, chị,
Tôi gửi kèm theo đây,
để các anh chị tường, bản điều trần của tôi trước Ủy Ban Nhân Quyền
của Thượng Nghị Viện Canada ngày 20-11-2014 về dự án luật S-219.
Đây là một dự án luật do Thượng Nghị Sĩ Ngô Thanh Hải đệ trình, nhằm
mục đích tưởng niệm cuộc di cư tìm tự do của người Việt tị nạn sau
khi Cộng Sản cưỡng chiếm Việt Nam Cộng Hòa ngày 30-4-1975.
Bill
S-219: proposal for a national day of commemoration of the exodus of Vietnamese
refugees, their acceptance in Canada after the fall of Saigon, and the end of
the Vietnam War on April 30, 1975.
Thân kính,
LD Cấn
Ottawa
Bill S-219 – Testimony
to the Human Rights Committee, Senate of Canada
by Can D. Le,
former Secretary General of the Vietnamese Canadian Federation
November 20, 2014
Good morning, Madam
Deputy Chair,
Members of the Senate
Human Rights Committee,
Ladies and gentlemen:
Thank you for giving me
the opportunity to come here and express my view regarding Bill S-219
concerning the proposal for a national day of commemoration of the exodus of
Vietnamese refugees, their acceptance in Canada after the fall of Saigon, and
the end of the Vietnam War on April 30, 1975.
I believe that a
national day of commemoration in Canada on April 30th each
year for the exodus of close to a million Vietnamese refugees after the
end of the Vietnam War, and for Canada’s acceptance of more than 60,000 of
these refugees, will enshrine an important event in Canadian history and will
enrich the cultural and social mosaic of this country.
The Vietnamese
Canadian Federation, of which I am one of the co-founders and a former
Secretary General, is an umbrella organization founded in 1980 to represent
Vietnamese community organizations from coast to coast. At present,
the Federation includes organizations in the Vietnamese community in Halifax,
Sherbrooke, Montreal, Ottawa, Toronto, Windsor, Winnipeg, Saskatoon, Edmonton,
Calgary, and Vancouver. Its national office is located in Ottawa.
Throughout its 34-year
history, the Federation has helped thousands of Vietnamese refugees resettle in
Canada, in addition to promoting cultural mutual understanding and advocating
for democracy, freedom, and human rights in Vietnam.
I would like to share
with you my observations with regard to the background of the exodus of
refugees from Vietnam in the late 70s and early 80s, which led me to support
this bill.
Following the invasion
of South Vietnam by the North Vietnamese Communists in 1975, hundreds of
thousands of Vietnamese -- members of the Armed Forces of the Republic of
Vietnam, government officials or supporters, religious leaders, intellectuals
-- were put in hard-labour concentration camps (officially called Re-Education
Camps) where thousands would eventually die due to executions, diseases or
malnutrition. Many others were exiled to the so-called New
Economic Zones in remote regions of Vietnam. In addition, ethnic
Chinese Vietnamese were forced to relocate or expelled from the country due to
the political conflict between China and Vietnam in 1979. Under these
circumstances, people rushed to flee the country by the thousands. There was
a famous saying in Vietnam at the time: “If lamp posts could walk, they
would flee too”.
The flow of refugees from
Vietnam reached a critical phase in late 1978 due to the refusal of some
neighbouring Asian countries to admit the “Boat People” who were so called
because most fled in small, leaky boats in the perilous Eastern Sea (formerly
called the South China Sea). Hundreds of thousands of these refugees
perished at sea by drowning or starvation, or were raped or killed by
pirates.
Dennis McDermott, President
of the Canadian Labour Congress at the time, summarized this situation as
follows: “It is crystal clear to us that the Vietnamese refugee problem has
ballooned into a humanitarian crisis of global proportion and the only human
way to react to such a situation is through decisive and immediate action.”
In response to the
plight of these refugees, in 1979 Mayor Marion Dewar of the City of Ottawa
called a meeting of community organizations, church groups, and social service
agencies in the city in her office to discuss the ways to help them. As a
result, Project 4000 was formed with the objective of campaigning for the
admission of up to 4,000 Indochinese refugees, the majority of whom came from
Vietnam, to the City of Ottawa through the Private Sponsorship Program of the
federal government. Similar community initiatives were undertaken
elsewhere in Canada, most notably the Operation Lifeline spearheaded by
Professor Howard Adelman in Toronto.
Little more than two
weeks elapsed from the initial meeting of church leaders, ethnic community
representatives and immigration officials in Mayor Dewar's office on June 27,
1979 until the rally at the Ottawa Civic Centre on July 12, and yet it was in
this short period that the structure of one of the largest grassroots social
movements in Canada's history was formed.
Within a month of that
rally, which attracted close to 3,000 people – many more than originally
expected -- most of the 347 sponsor groups had been formed and registered at
the local Immigration office.
Subsequently, the
federal government under Prime Minister Joe Clark decided to accept 50,000
refugees, mostly Vietnamese, but also including Cambodians and Laotians who
fled the newly established Communist regimes in their countries.
Project 4000 was
Ottawa's response to the Boat People crisis of 1979. Canadians from
across the country were quick to offer help, involving thousands of volunteers
from all walks of life.
I had the honour and the
privilege to serve as a member of the Board of Directors of this project from
1979 to 1983. I learned a lot by working with hundreds of volunteers in
the project. I also came to understand the plight of the refugees, those
who left everything in Vietnam and risked their lives and the lives of their
loved ones in search of freedom.
In the words of two former
volunteers of Project 4000, Eleanor Ryan and Sue Pike, Project 4000 was
a huge risk, for both refugees and sponsors. It required a leap of faith
on both parties but, in the end, Ottawa emerged greatly enriched from the
experience.
I think that the same
thing can be said of the work done by hundreds of sponsor groups set up
elsewhere in Canada to help Vietnamese refugees rebuild their lives in freedom.
The story of this
outstanding project was well documented in the book entitled Gift of
Freedom written by Brian Buckley and disseminated in 2008 by the
Vietnamese Canadian Federation.
Since their arrival in
Canada, all of these refugees have, over the years, rapidly integrated
themselves into Canadian society and made important contributions to the
prosperity of this country. As well, they helped in the preservation of
its great values. There are now thousands of Canadians of Vietnamese
origin – who are the children and grandchildren of the refugees –working as
professionals in various fields such as medicine, dentistry, pharmacy,
engineering, law, economics, education, information technology, accounting, and
so on. Hundreds of Vietnamese businesses are blooming across the
country. As well, the community has started to become involved in
politics, with representatives at both provincial and federal levels.
By approving
this bill, Parliament will assure newcomers and their future generations of
their place in this country and will prove that Canada’s inclusiveness is the
foundation of its strength and prosperity.
The resettlement of
thousands of refugees in the aftermath of the Vietnam War is yet another
shining chapter in the history of Canada. It once again showed the
compassion and generosity of the Canadian people in response to the sufferings
of people around the world, including those who fled tyrannical regimes in
search of freedom.
This shining chapter should
be honoured and enshrined in Canadian history. This, I believe, is the
main reason for Bill S-219.
Madam Deputy Chair, members
of the Committee, ladies and gentlemen, I have the honour to support this bill.
Thank you.