Trung Quốc tập trận
trên không phận Biển Đông gởi tín hiệu đến Mỹ
Đăng ngày: 31/07/2020 - 13:06
4
phút
Trung Quốc hôm qua, 30/07/2020, thông báo đã cho tiến
hành những cuộc tập trận trên không “với cường độ cao” ở Biển Đông. Động
thái của Bắc Kinh được cho là một tín hiệu gởi đến Mỹ, đã từng gởi hai tàu
sân bay đến khu vực để phô trương uy lực.
Trong cuộc
họp báo định kỳ hàng tháng trực tuyến, phát ngôn viên bộ Quốc Phòng Trung Quốc
Nhậm Quốc Cường cho biết không lực của Hải Quân Trung Quốc “mới đây” đã thao diễn “với cường độ cao” cùng
với các loại oanh tạc cơ H-6G, H-6J cũng như phi cơ khác ở Biển Đông.Phát ngôn viên này nói rõ là máy bay Trung Quốc tham gia tập trận đã “cất cánh và hạ cánh ban ngày cũng như ban đêm, tiến hành những cuộc oanh kích tầm xa hoặc tấn công vào những mục tiêu trên biển” và các bài tập đã “đạt được mục đích chờ đợi”. Tuy nhiên, địa điểm cụ thể tập trận không được thông báo.
Theo hãng tin Pháp AFP, động thái tập trận của Trung Quốc là một tín hiệu rõ ràng gởi đến phía Mỹ, trong cuộc đọ sức ngày càng thêm gay gắt giữa hai bên, đặc biệt là sau khi Mỹ bất ngờ gởi hai tàu sân bay đến Biển Đông vào đầu tháng 7.
Bên cạnh đó, trên mặt ngoại giao, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, vào trung tuần tháng 7, cũng nói thẳng quan điểm của Hoa Kỳ, xem yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông là bất hợp pháp, trong lúc cho đến trước đây Mỹ vẫn giữ thái độ trung lập.
Vào hôm qua, người phát ngôn bộ Quốc Phòng Trung Quốc đã mỉa mai là “Hoa Kỳ muốn đóng vai trò trọng tài, nhưng lại chỉ phá hoại hòa bình”. Trong bối cảnh quan hệ căng thẳng, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ, Mark Esper, tuần qua thông báo là ông muốn đến Trung Quốc trước cuối năm 2020 với hy vọng làm dịu tình hình.
Biển Đông: Malaysia lại bác bỏ “quyền lịch sử” của Trung
Quốc
Với lời
lẽ cứng rắn khác thường, Malaysia ngày 29/07/2020 lại gửi công hàm lên
tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, nội dung bác bỏ “quyền lịch sử” mà Trung Quốc tự nhận
là họ có trên Biển Đông dựa theo bản đồ “Đường 9 đoạn” do chính họ vẽ ra.Trong công hàm, Malaysia đã khẳng định bác bỏ “toàn bộ nội dung” của một công hàm khác mà Trung Quốc đã gởi lên Liên Hiệp Quốc ngày 12/12/2019, trong đó Bắc Kinh cho rằng Kuala Lumpur không có quyền đề nghị kéo dài thềm lục địa của Malaysia ở khu vực phía bắc nước này.
Công hàm ngày 29/07 của chính quyền Kuala Lumpur nhấn mạnh rằng đề nghị của Malaysia hoàn toàn phù hợp với quy định của Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS). Văn kiện của Malaysia gởi lên Liên Hiệp Quốc nói rõ : “Malaysia bác bỏ yêu sách của Trung Quốc về quyền lịch sử, cũng như các quyền chủ quyền và quyền tài phán, liên quan tới khu vực hàng hải trên Biển Đông nằm trong ‘đường chín đoạn’.”
Đối với Malaysia, các yêu sách của Trung Quốc đã “đi ngược lại UNCLOS và không có tác động pháp lý vì đã vượt quá phạm vi địa lý và ranh giới thực chất mà Trung Quốc được hưởng theo công ước”.
Trả lời nhật báo Hồng Kông South China Morning Post, một chuyên gia về lập trường Biển Đông của Kuala Lumpur cho rằng dù công hàm ngày 29/07 của Malaysia có lời lẽ cứng rắn bất ngờ, nhưng nội dung văn kiện này vẫn phản ánh quan điểm từ trước đến nay của Malaysia là bác bỏ “đường lưỡi bò” của Trung Quốc trên Biển Đông.
Sự kiện Malaysia gởi công hàm phản đối Trung Quốc là diễn biến mới nhất trong điều được các nhà quan sát gọi là “cuộc chiến công hàm về Biển Đông”, hiện đang diễn ra trong bối cảnh các yêu sách quá đáng của Trung Quốc liên tục bị tố cáo và bác bỏ trước Liên Hiệp Quốc.
Ngoài Malaysia, các nước khác như Indonesia, Philippines, Việt Nam Hoa Kỳ và Úc cũng đã gởi công hàm lên Liên Hiệp Quốc phản đối Trung Quốc.
|
Công hàm của Malaysia
phản đối yêu sách của Trung Quốc nói lên điều gì?
Phan Huyền Thư
2020-07-31
2020-07-31
- In
trang này
- Chia
sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Hình minh hoạ. Hình chụp vệ tinh Đá
Subi ở Trường Sa do Trung Quốc chiếm đóng
Malaysia đưa công hàm bác bỏ yêu
sách của Trung Quốc
“Cuộc
chiến công hàm” tại Liên hợp quốc (LHQ) giữa các bên tranh chấp trên Biển Đông
đã có chuyển biến mới khi Malaysia gửi công hàm bác bỏ tuyên bố trước đó của Trung Quốc nói rằng
Kuala Lumpur không có quyền xin thiết lập thềm lục địa ở vùng biển phía Bắc của
Biển Đông.
Ngày 29/7, Phái
đoàn thường trực của Malaysia tại LHQ đã gửi công hàm số HA26/20 tới Tổng thư
ký LHQ, trong đó khẳng định định tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với các
thực thể tại Biển Đông không có cơ sở pháp lý. Theo phái đoàn thường trực của
Malaysia tại LHQ, công hàm HA26/20 thể hiện quan điểm của quốc gia Đông Nam Á
này đối với công hàm CML/14/2019 của Phái đoàn thường trực Trung Quốc tại LHQ.
Nội dung công hàm của
Malaysia khẳng định bản đệ trình mà nước này gửi lên Ủy ban Ranh giới thềm lục
địa (CLCS) LHQ ngày 12/12/2019 đối với thềm lục địa mở rộng ngoài phạm vi 200 hải
lý trong khu vực phía Bắc Biển Đông, tính từ đường cơ sở, được thực hiện theo
đúng cam kết về nghĩa vụ pháp lý của các bên tham gia Công ước LHQ về Luật Biển
(UNCLOS) năm 1982, phù hợp với các quy định của UNCLOS cũng như Quy tắc tố tụng
của CLCS. Công hàm nhấn mạnh, Chính phủ Malaysia khẳng định bản đệ trình phù hợp
với các quyền và nghĩa vụ của Malaysia trong việc phân định ranh giới thềm lục địa
ngoài phạm vi 200 hải lý tính từ đường cơ sở theo quy định tại Khoản 7, điều 76
UNCLOS.
Nội dung công hàm
cũng nêu rõ, liên quan đến tuyên bố của Trung Quốc trong các đoạn thứ hai và thứ
ba của công hàm CML/14/2019, chính phủ Malaysia bác bỏ các yêu sách của Trung
Quốc đối với các quyền lịch sử, quyền chủ quyền và quyền tài phán khác đối với
vùng biển thuộc Biển Đông được bao phủ trong phạm vi cái gọi là "Đường 9
đoạn" vì các tuyên bố này trái với UNCLOS và không có hiệu lực pháp lý khi
vượt quá giới hạn địa lý và thực chất của các quyền hàng hải của Trung Quốc
theo quy định của UNCLOS.
Chính vì vậy, Chính
phủ Malaysia cho rằng yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với các thực thể tại
Biển Đông không có cơ sở theo luật pháp quốc tế và quốc gia Đông Nam Á này bác
bỏ toàn bộ nội dung của công hàm CML/14/2019.
Bên cạnh đó, phái
đoàn thường trực của Malaysia tại LHQ cũng đề nghị CLCS tiếp tục tiến hành
các thủ tục tố tụng theo quy định đối với bản Đệ trình bộ phận mà quốc gia Đông
Nam Á đã gửi ngày 12/12/2019.
Những lưu ý về công hàm này của
Malaysia
Có một số lưu ý
trong công hàm này của Malaysia. Thứ nhất là công hàm này cho thấy cách thể hiện
lập trường về vấn đề biển Đông của Malaysia có những thay đổi nhất định.
Malaysia là bên khởi
đầu dẫn tới “cuộc chiến công hàm” với đệ trình về thềm lục địa mở rộng lên CLCS
ngày 12/12/2019. Từ đó dẫn tới việc các quốc gia liên quan đã gửi một loạt các
công hàm/công thư lên Liên Hợp Quốc để bảo vệ quan điểm và lợi ích của mình ở
biển Đông.
Công hàm ngày
29/7/2020 của Malaysia được đưa ra sau các công hàm tương tự của Philippines,
Việt Nam, Indonesia, Mỹ và Australia kể từ sau đợt trao đổi đầu tiên giữa
Malaysia và Trung Quốc hồi tháng 12 năm ngoái. Các công hàm này không phải là
công hàm ngoại giao bình thường giữa các quốc gia, mà được đệ trình lên Tổng
thư ký LHQ với đề nghị rằng chúng sẽ được lan truyền tới các nước thành viên
khác.
Một trong những nội
dung đáng chú ý của công hàm HA26/20 đó là việc Malaysia công khai khẳng định
tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với các thực thể tại Biển Đông không có
cơ sở pháp lý cũng như phủ nhận “Đường 9 đoạn” của Trung Quốc. Điều này đánh dấu
một sự thay đổi lớn trong chính sách biển Đông của Malaysia.
Trước đây, Malaysia
luôn kiên trì áp dụng “chính sách ngoại giao thầm lặng” trong việc giải quyết
các bất đồng với Trung Quốc ở biển Đông. Thế nhưng, đây là lần đầu Malaysia
công khai khẳng định điều này khi mà trước đây nước này chỉ trao đổi trong các
cuộc gặp song phương kín với đại diện của Trung Quốc. Tuy nhiên, công hàm này
không phải là sự thay đổi hoàn toàn lập trường của Malaysia trong giải quyết
tranh chấp Biển Đông, mà đây là sự khẳng định tiếp theo chính sách nhất quán giải
quyết tranh chấp Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình của quốc gia Đông Nam Á
này.
Trước
đây, Malaysia luôn kiên trì áp dụng “chính sách ngoại giao thầm lặng” trong
việc giải quyết các bất đồng với Trung Quốc ở biển Đông. Thế nhưng, đây là lần
đầu Malaysia công khai khẳng định điều này khi mà trước đây nước này chỉ trao
đổi trong các cuộc gặp song phương kín với đại diện của Trung Quốc.
Điểm lưu ý thứ hai
trong nội dung của công hàm này, đó là mặc dù trong Đệ trình về thềm lục địa mở
rộng gửi lên CLCS năm 2019, Malaysia dường như đã dựa trên sự tiến triển của
các lập luận pháp lý sau Phán quyết của Toà trọng tài năm 2016 trong Vụ
Philippines kiện Trung Quốc. Tuy nhiên, trong công hàm ngày 29/7 này, Malaysia
không đả động gì tới Phán quyết 2016. Cho dù, các công hàm/công thư của
Philippines, Việt Nam, Indonesia, Hoa Kỳ và Australia đều viện dẫn Phán quyết
và yêu cầu các bên liên quan thực thị Phán quyết 2016 này.
Điều này thể hiện rằng,
mặc dù trước áp lực của “cuộc chiến công hàm”, Malaysia thấy cần phải lên tiếng
vừa để bảo vệ lợi ích của mình, vừa không để vuột mất cơ hội đi cùng các quốc
gia chống lại tham vọng phi lý của Trung Quốc trên biển Đông. Tuy nhiên,
Malaysia cũng vẫn rất thận trọng, tránh để mích lòng Trung Quốc, khi không nhắc
tới Phán quyết, cho dù khẳng định các yêu sách chủ quyền đối với các thực thể
trên biển Đông của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý, một hàm ý gián tiếp và
gây nhiều tranh cãi từ điều này.
Cuộc chiến pháp lý ở biển Đông vẫn
tiếp diễn
Như vậy, cùng với
công hàm mới đây của Malaysia, nội dung của các công hàm của các nước thành
viên ASEAN trước đây về vấn đề biển Đông đều nhấn mạnh rằng các tuyên bố về quyền
và quyền tài phán đối với các khu vực biển trên Biển Đông phải tuân thủ UNCLOS
mà trong đó Trung Quốc và các nước ASEAN đều là các bên tham gia. Các công hàm
của các quốc gia ASEAN này cũng khẳng định thêm rằng việc Trung Quốc tuyên bố về
các quyền và quyền tài phán trên Biển Đông không phù hợp với UNCLOS.
Ngoài ra, Việt Nam,
Philippines và Indonesia đều nhắc tới phán quyết của Tòa Trọng tài năm 2016 về
vụ kiện giữa Manila và Bắc Kinh, trong đó khẳng định Bắc Kinh không có quyền lịch
sử tại Biển Đông. Việc các quốc gia ASEAN ban hành các công hàm như vậy là dấu
hiệu rõ ràng cho thấy tranh cãi về tính pháp lý của các tuyên bố chủ quyền của
Trung Quốc ở Biển Đông sẽ không sớm lắng dịu, cho dù ASEAN và Trung Quốc đang
tiến hành các cuộc đàm phán về Bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC).
* Bài viết không thể
hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
__._,_.___
No comments:
Post a Comment