Sàn giao dịch bất động sản Biển Đông

Sàn giao dịch bất động sản Biển Đông

>

Sunday, 31 January 2016

Chính sách mới của Hoa Kỳ tại Trung Đông HOA KỲ ĐANG BỎ TRUNG ĐÔNG? BỎ DO THÁI?


From: 'Mike Duong' via 1 DĐKT <
To: ChinhNghiaViet DienDan <>; Dien-dan Chinh nghia <>
Sent: Saturday, January 30, 2016 7:49 PM
Subject: 1 DĐKTTG Chính sách mới của Hoa Kỳ tại Trung Đông.

Chính sách mới của Hoa Kỳ tại Trung Đông
HOA KỲ ĐANG BỎ TRUNG ĐÔNG? BỎ DO THÁI?


Các cứ điểm quân sự Mỹ tại vùng Vịnh Persian
  
NGOÀI CÁC CĂN CỨ HẢI QUÂN Mỹ đang đóng ở hai bờ tây và đông Hoa Kỳ, chúng ta thấy rằng đa số các căn cứ hải quân  Mỹ tập trung nhiều quanh vùng vịnh Persian . Đây là điều hợp lý vì nhu cầu gia tăng dầu khí thế giới sau Thế Chiến Hai tăng cao vùn vụt và Mỹ cũng hòa nhịp với thế giới thi nhau hút nguồn dầu thô coi như 'vô tận' tại Trung Đông .
  Hoa kỳ cũng như các cường quốc kinh tế đều biết rằng 2/3 trữ lượng dầu và 1/3 trữ lượng khí đốt đều trong tay vài nước quanh vùng Vịnh (Persian Gulf) . Chúng ta không lạ gì các tổ chức bảo vệ quyền lợi các quốc gia có dầu tại Trung Đông ra đời mà OPEC là tổ chức cuối cùng . Và điều dễ hiểu các căn cứ hải quân đa số đều đóng quanh vùng vịnh cùng sự bố trí của Đệ Ngũ Hạm Đội Mỹ tại đây . 

                           logo 5th Fleet &


 Bản đồ trách nhiệm của Đệ Ngũ Hạm Đội  Hoa Kỳ
  
1. Sự phát triển kinh tế thế giới sau thời kỳ Chiến tranh Vn (Vietnam War) và sau Chiến Tranh Lạnh (Cold War) cho chúng ta thấy sự xuất hiện một cường quốc kinh tế hàng chế xuất (Manufacturing Economy) là Trung Hoa và sự tiêu thụ dầu thô ào ạt từ quốc gia này cũng không lạ gì cho tuyến dầu thô đậm nét từ Vùng Vịnh tới Đông Nam Á , xuyên qua Biển Đông là có giá trị hàng hóa lớn nhất trong giá trị hơn 5 ngàn tỷ mỹ kim qua vùng biển này .

                Giá dầu từ 1987 đến nay 
                           
MỌI SỰ THAY ĐỔI VÌ DẦU 
Dầu từ giếng & dầu từ khoáng chất
       (shale & rock)  
                                                 
Từ cuối năm 2014 cho đến hôm nay tháng giêng 2015 giá dầu thô tiếp tục trụt giá trầm trọng . Theo Cơ  Quan Dự Đoán Năng Lượng Quốc Tế IEA (International Energy Agency’s World Energy Outlook) thì Mỹ sẽ vượt Ả Rập về nguồn cung dầu vào năm 2020 và tự túc hoàn toàn về năng lượng vào năm 2030 dựa vào các yếu tố:
-canh tân kỹ thuật khoan dầu trong nước
-tăng mức xử dụng nguồn lợi khổng lồ về phiến dầu (shale oil)
-ứng dụng các nguồn năng lượng thay thế như biogas, ethanol, solar energy 


                       1 mỏ lộ thiên khai thác (fracking) dầu shale (khoáng chất & đá) tại Colorado Mỹ (khai thác dầu và khí từ khoáng-chất và đá thì tốn hao hơn khai thác từ giếng dầu)                                            
 
 
       Dầu phiến (khoáng chất) của Hoa kỳ ước lượng dự trữ tới 1500 tỷ barrels dầu-- nhiều gấp 5 lần dầu phiến của Arab Saudi

Những điều này, theo IEA có thể hạ giảm tới 90% mức nhập dầu từ Trung Đông sang Mỹ  ngoài trừ các đầu mối cung cấp gần như Canada, Venezuela và các nước gần nơi có giá dầu thô hạ nhất do khoảng vận chuyển quá gần làm giá dầu nhập không thể nào cao được. Bao lâu nay giá dầu cao do tuyến vận chuyển dầu đường dài nay giá dầu hạ không làm thiệt hại kinh tế Mỹ nhưng lại là sự thiệt hại cho các nước khối OPEC, Trung Đông hiện nay không nước nào chịu giảm sản lượng để nâng giá dầu. Theo IEA, họ tiên đoán rằng các nước Á Châu trong tương lai gần sẽ theo bước Hoa Kỳ giảm tới 90% dầu nhập từ Trung Đông, rất dễ hiểu họ sẽ mua dầu từ Nam Mỹ ngay cả từ Hoa Kỳ vì cước phí vận chuyển gần hơn .
ÂU CHÂU không huởng lợi gì từ giá dầu hạ khi mức thất nghiệp tăng cao cùng nguồn thu hạ của Trung Đông sẻ giảm mức nhập hàng từ các nước này trong lúc kinh tế EU chưa vực lại .

CHUYỆN KHÔNG ĐƠN GIẢN LÀ GIÁ DẦU HẠ
Khi cái túi dầu Trung Đông không còn quan trọng đối với Mỹ thì các lực lượng quân sự Mỹ tại Trung Đông sẽ giảm vai trò CẢNH SÁT đối với các mỏ dầu và tuyến dầu quan trọng tại đây sẽ làm lung lay sự cân bằng,  lấy thí dụ eo Biển Hormuz ( Strait of Hormuz ) không còn bóng dáng hải quân Mỹ.  Gần hai nhiệm kỳ của TT. Barack Obama nếu để ý chúng ta thấy mối liên hệ Mỹ -Do thái, Mỹ -A Rập Saudi  mờ nhạt dần.  Ví dụ đối với Do Thái, chính quyền Obama đã mô tả Netanyahu  như sau "             ngoan   cố, cận thị, phản động, chậm hiểu, hăm dọa, rình rang, ... "( Jefrey Godlberg, The Crisis in U.S.-Israel Relations Is Officially Here ) chẳng qua là khối dầu Trung Đông dần dà không là vấn đề "chết sống" đối với nền kinh tế Hoa Kỳ!

       Netanyahu -Obama
  
Nước Mỹ hàng năm tốn nhiều tỷ đô la cho an ninh Do Thái " cho người xung kích năng hoạt nhất "  mỗi khi khoảng trống quân sự của Mỹ xảy đến cho Vùng Vịnh thì Do Thái là người thiệt hại thứ Nhất .

 VÀ NHỮNG THÁCH THỨC CHO TRUNG CỘNG KHI MỸ RÚT KHỎI TRUNG ĐÔNG ?
Mỹ đang có khối dầu an toàn sẵn sàng cho Nhật và Nam Hàn nhưng các nước Đông Á sẽ là những kẻ thiệt hại thứ hai khi Mỹ rút khỏi Trung Đông. Tương tự Kênh Đào Suez bắt đầu mở cửa vào tháng 11 năm 1869; chúng ta tưởng cũng nên nhắc lại một ít về quá khứ của Kênh Đào Suez, trước tiên thuộc quyền kiểm soát của Pháp sau Anh quốc nắm quyền do sự cần vốn của Ismail người muốn canh tân Ai Cập nên Anh quốc đã thắng quyền làm chủ. Nhiều cuộc chiến đã xảy ra suốt hai trận thế chiến và sau thế chiến Hai có liên quan đến kênh đào này mãi cho đến năm 1962 Ai Cập mới có toàn quyền cai quản nó. Kể từ thế kỷ 17 sau gần 2 thế kỷ Hoa kỳ lập nên chế độ cộng hòa, nước Mỹ không liên quan gì đến vùng này cho đến Thế chiến Hai. Khi nước Mỹ trổi dậy với nhu cầu to lớn về dầu hỏa thì không ai hất nỗi chân Mỹ ra khỏi vùng dầu Trung Đông cho đến hiện nay là thời điểm nước Mỹ "tự động rút lui ". Ai sẽ thay thế Mỹ làm người 'Cảnh Sát' tại vùng Vịnh hay canh giữ eo biển Hormuz, cùng ngay cả kênh đào Suez thay thế Mỹ ngoài Trung C ng ?     

                             Tại sao chúng ta nghĩ Trung Cộng ?
                                      Đường màu xanh chỉ tuyến dầu qua Trung Cộng đến từ vùng Vịnh
  
Trung Cộng là nước mua dầu nhiều từ Trung Đông hiện tại thì phải gánh lấy vai trò này nếu không muốn nền kinh tế chế xuất chết cứng vì không có dầu. Nhìn vào lực lượng hải quân của Trung Hoa hiện tại chưa đủ sức bảo vệ bờ biển của họ thì điều này là bất khả thi trừ Mỹ. Tương lai Mỹ sẽ trở thành người bán dầu, nhưng hiện tại các nước Đông Á đang lệ thuộc  vào dầu từ Vịnh Persian là chuyện thực tế trước mắt .

  Tiếp đến khi nước Mỹ độc lập về năng lượng, hay nói cách khác khi cái "ô quân sự " tại Vùng Vịnh của Mỹ rút lui sẽ có người MẤT RẤT LỚN đó là các vương quyền tại Trung Đông đang sở hữu trong tay nguồn DẦU - ĐÔ LA và lệ thuộc vào quân sự Hoa kỳ nhất là hải quân. Chúng ta chứng dẫn cụ thể là vương quyền Saudi Arabia, Morocco, Jordan, Kuwait, Bahrain, the UAE, Qatar and the Sultanate of Oman trong đó giàu mạnh nhất là Arab Saudi
                                  
Bản đồ có gạch chéo là các vương quyền A Rập

            Các vương quan triều đình Arab Saudi khóc than vua Abdullah Biin Abdul Ariz băng hà ngày 23.1.2015 

Chúng ta sẽ chứng kiến người  được lợi nhất là IRAN vì không còn sự đe dọa của lực lượng hải quân Mỹ tại đây. Iran hơn bao giờ hết ước mơ là một cường quốc Hồi Giáo hạt nhân tại vùng Vịnh. Mong muốn này bao lâu nay bị Tây phương nhất là Mỹ ngăn chận. Tuy thuộc Hồi giáo nhưng Iran đa số theo hệ Shiite khác với Arab Saudi theo hệ phái Sunni. Sự trổi dậy của Quốc Gia Hồi giáo Cực Đoan ISIS là một vấn đề thách thức lớn cho vùng Trung Đông khi Mỹ để lại khoảng trống lớn tại đây . 
 
 Giáo chủ tối cao Iran : Ali Khamenei chấp giáo 4 June 1989 giáo chủ tối cao quyền hành cao hơn cả tổng thống Iran

NGƯỜI DÂN MỸ SẼ LÀ QUYẾT ĐỊNH
  Theo Bloomberg News 25-1-2015, có tới 45 trong 53 kinh tế gia Hoa kỳ cho rằng kinh tế Hoa kỳ đang trên đà hồi phục với những tín hiệu giảm lạm phát cùng tín hiệu Quỹ Dự Trữ Liên Bang FED Mỹ sẽ tăng phần trăm tiền lời trở lại vì cho là nước Mỹ đã qua khủng hoảng kinh tế .
MỖI KHI người dân Mỹ thấy được lợi ích từ giảm thiểu tốn phí thuế để nuôi đội quân hải ngoại tại Trung Đông, khi giá dầu rẻ đang thúc đẩy công ăn việc làm thêm và sự tiêu dùng tại quốc nội thì sự quyết định của cử tri sẽ là ' DẤU CHẤM HẾT ' cho vai trò của Mỹ tại Trung Đông. Từ điểm này, ai hay nghĩ đến thời cuộc sẽ hình dung vai trò ai là kẻ bắt buộc nhảy vào cuộc chơi thế chân Mỹ tại Trung Đông ?                            
                                                    
Liệu bao nhiêu chiếc 'Liêu Ninh' này mới ngang hàng với Hạm Đội 5 của Mỹ ?
  
Hãy để cho Trung Cộng đem QUÂN GIẢI PHÓNG TRUNG HOA CÙNG CHIẾC HÀNG KHÔNG MẪU HẠM LIÊU NINH (??!!) ' hàng phế thải' cũa Ucraine qua trấn giữ eo biển Iran và Vịnh Persian vì Tàu là kẻ dùng dầu nhiều nhất hiện nay ?
Qua mấy mươi năm 'đổi mới' từ thời hậu Mao tức là Đặng tiểu Bình, Tàu là kẻ thừa huởng mối lợi do lực lượng quân sự Mỹ trấn giữ Trung Đông để tha hồ mua dầu nhưng không ' trả xu nào ' cho Mỹ ?

  TIẾN THỐI VẠN NAN  CHO VIỆC 'DĨ LỠ ' thế "leo lưng cọp " TẠI BIỂN ĐÔNG  
                           
nếu Trung cộng gia tăng sự có mặt hải quân tại Trung Đông thì 'lực lượng răn đe' tại Biển Đông và Đông Bắc Á sẽ thưa đi. Nhưng muốn có dầu thì phải ít nhiều gì phải có lực lượng thế Mỹ tại vùng Vịnh, một thực tế mà Trung CỘng hoàn toàn chưa có đủ ngoài trừ lực lượng dọa nạt CSVN tại Biển Đông hay hù dọa các nước Đông nam  Á thôi                                                    
Không có cái gì VĨNH CỮU kể cả chuyện SỐNG NHỜ TRÊN XƯƠNG MÁU KẺ KHÁC.
 
 DÒNG KẾT NGẮN GỌN
Sự Hạ giá dầu, và VAI TRÒ RÚT LUI CỦA LỰC LƯỢNG MỸ tại Trung Đông là những  gì phải đến khi Mỹ trở về một chuyện tính trước từ thế kỷ 20 là
   * KHAI THÁC DẦU KHÍ NỘI ĐỊA HOA KỲ  
                          
  *định hình lại một nền kinh tế không lệ thuộc vào dầu nhưng lệ thuộc vào cuộc CHẠY ĐUA KỸ THUẬT CHO THẾ KỶ 21 
  Đây chưa hẳn hoàn toàn là một 'GAME CHƠI' của Mỹ đối với Nga, Trung đông, EU, kể cả Tàu mà đây là một giai đoạn trong  chuỗi CHIẾN LƯỢC KINH TẾ CHÍNH TRỊ LIÊN THẾ KỶ mà các đầu não chính trị Hoa kỳ ( think tank ) tính trước .
Chỉ tiếc cho các chế độ  THIẾU VIỄN KIẾN , hay nhìn cái lợi trước mắt (theo lối "trực quan"), đến nay đang và sắp bước vào rối loạn .


DHL -BA SOCIAL SCIENCE SJSU
 

 









 
   
            





__._,_.___

Posted by: <vneagle_1


Biển Đông : Mỹ bất ngờ cho tàu tuần tra gần đảo Tri Tôn (Hoàng Sa)


Biển Đông : Mỹ bất ngờ cho tàu tuần tra gần đảo Tri Tôn (Hoàng Sa)

media
Khu trục hạm USS Curtis của Hoa Kỳwikipedia

Mọi người chờ đợi Mỹ ở Trường Sa, nhưng vào hôm nay, 30/01/2016, Hải quân Hoa Kỳ lại bất ngờ phái chiến hạm tiến vào tuần tra bên trong khu vực 12 hải lý của đảo Tri Tôn, vùng quần đảo Hoàng Sa. Theo Bộ Quốc phòng Mỹ, mục tiêu của chiến dịch vẫn là thể hiện quyết tâm bảo vệ quyền tự do hàng hải.

Theo một phát ngôn viên Lầu Năm Góc, khu trục hạm USS Curtis Wilbur (DDG 54) đã tiến vào và di chuyển bên trong vùng 12 hải lý của đảo Tri Tôn, theo thủ tục « qua lại vô hại ». Tuy nhiên phát ngôn viên Mỹ nhấn mạnh rằng hoạt động của chiến hạm Mỹ nằm trong khuôn khổ một chiến dịch bảo vệ quyền tự do hàng hải, nhằm phản đối « các đòi hỏi chủ quyền quá đáng » của Trung Quốc, Việt Nam và Đài Loan, tức là ba bên đang tranh chấp vùng quần đảo Hoàng Sa.

Tuyên bố nói rõ : « Hoạt động này [của tàu Curtis Wilbur] thách thức các nỗ lực của ba bên tranh chấp - Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam – muốn giới hạn các quyền hàng hải và quyền tự do chung quanh các thực thể địa lý mà họ tuyên bố chủ quyền, bằng cách đòi nước khác phải xin phép hay thông báo trước quá cảnh vùng lãnh hải ».
Đối với phát ngôn viên Lầu Năm Góc : « Đòi hỏi chủ quyền quá đáng liên quan đến đảo Tri Tôn không phù hợp với luật lệ quốc tế được phản ánh trong Công ước về Luật Biển ».

Theo một quan chức quốc phòng Mỹ được nhật báo Wall Street Journal trích dẫn, chuyến tuần tra của chiếc USS Curtis Wilbur kéo dài ba tiếng đồng hồ, đã được tiến hành mà không hề báo trước cho bất kỳ nước nào biết. 

Việc không thông báo là yếu tố cho thấy cuộc tuần tra đích thực là một chiến dịch bảo vệ quyền tự do hàng hải.
Viên chức Mỹ cũng xác định rằng chiến hạm Mỹ đã không thấy bất kỳ chiếc tàu Trung Quốc nào trong lúc thực hiện nhiệm vụ tuần tra, nhưng không nói rõ là đã có hay không có những trao đổi qua vô tuyến điện với tàu Trung Quốc hay nước khác.

Hành động của Mỹ, theo như Lầu Năm Góc tuyên bố, nhắm vào cả Trung Quốc, Việt Nam lẫn Đài Loan. Tuy nhiên giới quan sát cho rằng đây thực chất là một động thái nhắm vào Trung Quốc, nước hiện đang kiểm soát toàn bộ vùng quần đảo Hoàng Sa mà họ đã chiếm trọn từ tay Việt Nam vào năm 1974.

Sự kiện Trung Quốc không phản ứng khá khác thường, vì lẽ từ trước đến nay, Bắc Kinh thường tung các đội tàu nhỏ ra để đối phó mỗi khi tàu ngoại quốc tiến vào khu vực mà Trung Quốc cho là thuộc chủ quyền của họ.

Vào tháng 10 năm ngoái 2015, một khu trục hạm khác của Hải Quân Mỹ cũng đã đi vào phạm vi 12 hải lý của Đá Xu Bi (Subi Reef), một trong 7 đảo mà Trung Quốc vừa bồi đắp ở quần đảo Trường Sa. Trung Quốc khi ấy đã cực lực phản đối, và cho tàu của họ theo dõi sát tàu Mỹ.

Sau khi Hoa Kỳ cho biết sẽ tiếp tục các chiến dịch bảo vệ quyền tự do hàng hải tại Biển Đông, nhiều nhà phân tích đã dự báo khả năng Mỹ sẽ áp sát Đá Vành Khăn (Mischief Reef) trong chiến dịch thứ hai. Không ngờ là hôm nay, tàu Mỹ lại tiến vào vùng Hoàng Sa.


Biển Hoa Đông và Biển Đông : Bắc Kinh lại « cay cú » Mỹ

mediaCảnh sát biển Việt Nam quan sát các tàu Trung Quốc hộ tống giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 tại vùng biển Hoàng Sa, ngày 15/07/2014.REUTERS/Martin Petty/Files

Trung Quốc vào hôm qua 29/01/2016 đã lại cảnh cáo Mỹ sau tuyên bố thẳng thắn của đô đốc Harry Harris, tư lệnh lực lượng Mỹ vùng Thái Bình Dương là sẽ bảo vệ Nhật Bản nếu quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông bị Trung Quốc tấn công. 

Lời phản ứng cứng rắn này được đưa ra 24 tiếng đồng hồ sau một lời đả kích khác của Bắc Kinh, cũng nhắm vào đô đốc Mỹ, đã khẳng định rằng các đảo trên Biển Đông không phải là của Trung Quốc.

Theo nhật báo Anh ngữ Trung Quốc China Daily, trong một tuyên bố bằng văn bản gởi đến tờ báo này, Bộ Quốc phòng Trung Quốc vào hôm qua 29/01, đã kêu gọi Washington « thận trọng trong lời nói và hành động liên quan đến vấn đề quần đảo Điếu Ngư ». Điếu Ngư là tên Bắc Kinh đặt cho quần đảo Senkaku hiện do Nhật Bản kiểm soát, nhưng bị Trung Quốc đòi chủ quyền.

Trong một tuyên bố ngày 27/01 tại Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế (CSIS) tại Washington, khi nói về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, vị đô đốc chỉ huy Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, đã tái khẳng định quan điểm theo đó « Mỹ rõ ràng sẽ bảo vệ quần đảo này nếu bị Trung Quốc tấn công ».

Một chuyên gia Trung Quốc được tờ China Daily trích dẫn đã tố cáo những lời lẽ được cho là có ý đồ khuyến khích Nhật Bản dùng biện pháp quân sự tại vùng đang tranh chấp. Một chuyên gia khác thì giảm nhẹ ý nghĩa của tuyên bố từ phía Mỹ, cho rằng các cam kết bảo vệ đồng minh châu Á mà Mỹ đưa ra thường « mạnh mẽ hơn nhiều so với các hành động trong thực tế ».

Ngoài các ý kiến về Biển Hoa Đông, đô đốc Harris cũng đã khiến Bắc Kinh giận dữ khi ông đề cập đến tình hình Biển Đông, và khẳng định rằng Mỹ sẽ tiếp tục thách thức lập trường của Trung Quốc về Biển Đông, nơi mà theo ông, « những hòn đảo không thuộc về Trung Quốc ».

Tối hôm 28/01/2016, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã đả kích nhân xét của đô đốc Mỹ, bị cho là « hoàn toàn thiếu hiểu biết thông thường về lịch sử ». Theo Bộ Quốc phòng Trung Quốc, duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông là công việc của Bắc Kinh và các nước ASEAN, do đó « không cần đến các nước bên ngoài khu vực chỉ trỏ, chưa kể đến việc đưa ra những nhận xét ngu dốt ».
Phản ứng gay gắt của Bắc Kinh tương ứng với những tuyên bố bộc trực của đô đốc Mỹ, theo đó trong vấn đề biển đảo, Trung Quốc là « kẻ xâm lược tiềm tàng ».



__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh <

Friday, 29 January 2016

Chuyến thăm đảo Ba Bình của Tổng Thống Đài Loan gây căng thẳng khu vực


Chuyến thăm đảo Ba Bình của Tổng Thống Đài Loan gây căng thẳng khu vực

RFA
2016-01-28
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Nghe bản tin sáng 29/01/16 Phần âm thanhTải xuống âm thanh
000_Hkg10250345-622.jpg
Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đến thăm đảo Bà Bình, một hòn đảo ở Trường Sa, hôm 28/1/2016.
AFP
Tranh cãi có vẻ bùng nổ lớn hơn sau khi Tổng Thống Đài Loan thực hiện chuyến đi thăm đảo Ba Bình, một hòn đảo ở Trường Sa đang nằm dưới quyền kiểm soát của Đài Bắc nhưng cũng là nơi nhiều quốc gia nói là có chủ quyền.
Chuyến đi này được Tổng Thống Mã Anh Cửu thực hiện ngày hôm qua, cho hay ông đến đảo để thăm và chúc Tết dân chúng cùng các binh sĩ đang đồn trú tại đó, đồng thời cũng cho biết ông ra thăm đảo với mục đích cổ võ hòa bình, kêu gọi các nước bỏ sang một bên những tranh chấp để tiến đến mục tiêu hòa bình, và thực hiện kế hoạch cùng nhau khai thác tài nguyên thiên nhiên.
Nói với báo chí sau khi từ Ba Bình về lại Đài Bắc, Tổng Thống Đài Loan tiết lộ vài ngày trước khi ra thăm đảo, ông đã báo tin này với phái Hoa Kỳ, nói rõ rằng quan điểm, lập trường của ông và đường hướng của Hoa Kỳ về cuộc tranh chấp chủ quyền Biển Đông giống nhau.
Vì thế, ông nêu câu hỏi không hiểu tại sao lại có lập luận cho rằng chuyện ông viếng thăm đảo lại gây thêm căng thẳng, trong khi đảo Ba Bình là hòn đảo thuộc về Đài Loan, không ai có thể tranh cãi.
Xinh được nhắc lại hôm thứ Tư vừa rồi, ngay sau khi Văn phòng Tổng Thống Đài Loan thông báo Tổng Thống Mã Anh Cửu sẽ đi thăm đảo Ba Bình, văn phòng đại diện cho Hoa Kỳ ở Đài Bắc đưa ra nhận định nói rằng rất thất vọng nếu chuyến đi này thành hình, vì chắc chắn chẳng giúp được gì mà còn gây khó khăn cho các nỗ lực muốn giải quyết cuộc tranh chấp.
Đại diện Việt Nam ở Đài Bắc là ông Trần Duy Hải cũng lên tiếng phản đối, cho rằng chuyến đi nếu diễn ra, chỉ gây thêm căng thẳng cho khu vực Biển Đông.
Hôm qua tại Hà Nội, phát ngôn viên Lê hải Bình của Bộ Ngoại Giao nói rằng Việt Nam khẳng định có đầy đủ bằng chứng để xác nhận chủ quyền ở 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

Ông Lê Hải Bình nói thêm rằng chuyến thăm đảo Ba Bình mà Tổng Thống Đài Loan mới thực hiện đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam, đồng thời đi ngược lại những gì Đài Bắc thường nói là muốn đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông.
Tại Manila, phát ngôn viên Charles Jose của Bộ Ngoại Giao Philippines cũng đưa ra phát biểu tương tự, kêu gọi Đài Loan không nên có những hành động gây rối với các nước trong khu vực.

Ông Jose cũng nhắc lại tất cả các nước can dự vào vụ tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông đều có trách nhiệm không để cho tình hình trở nên căng thẳng hơn.

Tại Bắc Kinh, phát ngôn viên Hoa Xuân Oánh của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc thì nói là từ ngàn xưa chủ quyền quân đảo Trường Sa đã thuộc về Trung Quốc, và người dân Hoa Lục cũng như dân chúng đang sinh sống ở  Đài Loan đều có bổn phận phải bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Ông Mã Anh Cửu sẽ mãn nhiệm kỳ vào tháng Năm tới đây. Người được cử tri Đài Loan chọn kế nhiệm ông là bà Thái Anh Văn, chủ tịch Đảng Dân Tiến, một đảng đối lập chủ trương độc lập, không đi sát với Bắc Kinh, tức trái ngược với chính sách của ông Mã Anh Cửu.
Cũng xin nhắc lại gần đây, chính phủ Đài Loan đã bỏ ra cả trăm triệu USD để nâng cấp bến cảng ở Ba Binh. Nhiều quốc gia lên tiếng phản đối, nhưng Trung Quốc không nói gì về chuyện đó.

Tổng thống Đài Loan ra đảo Ba Bình để khẳng định chủ quyền

mediaTổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu trên đảo Ba Bình. Ảnh ngày 28/01/2016.REUTERS/Chen Chien Hsing/Presidential Office/Handout

Ngày 28/01/2016, tổng thống mãn nhiệm Đài Loan bay ra hòn đảo Ba Bình mà Đài Bắc gọi là Thái Bình. Hành động nhằm khẳng định chủ quyền của Đài Loan trong quần đảo Trường Sa. Mỹ, Việt Nam và Philippines phản đối hành vi của tổng thống Mã Anh Cửu.

Tại đảo Ba Bình, tổng thống Mã Anh Cửu tuyên bố quần đảo Trường Sa là « biển đảo thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Trung Hoa Dân Quốc », tên chính thức của Đài Loan. Theo AFP, tổng thống mãn nhiệm tránh giọng điệu khiêu khích. Ông kêu gọi các nước tranh chấp « tìm một giải pháp ôn hoà để cùng hợp tác phát triển ».

Từ Ba Bình, ông mã Anh Cửu gửi một bức thư về Đài Bắc qua « bưu điện Thái Bình » và phát quà Tết cho nhân viên thường trú. Tuy là đồng minh của Đài Loan nhưng Hoa Kỳ đã chỉ trích chuyến đi của tổng thống Mã Anh Cửu là « cực kỳ tai hại, không đóng góp gì cho giải pháp hoà bình » tại Biển Đông.

Việt Nam, qua phản ứng của đại diện Văn phòng Kinh tế và Văn hóa tại Đài Bắc, phản đối hành động « đơn phương » của tổng thống Mã Anh Cửu « không giúp làm giảm căng thẳng » trong khu vực.

Từ Manila, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose kêu gọi « mỗi bên tranh chấp có trách nhiệm tránh các hành động làm Biển Đông căng thẳng ».

Ngược lại, Trung Quốc tỏ thái độ đồng thuận với Đài Loan. Phát ngôn viên bộ ngoại giao Hoa Xuân Oánh cho rằng « Nam Sa là lãnh thổ của Trung Quốc từ thời xa xưa » và « nhân dân hai bờ eo biển Đài Loan có nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền đất nước ».

Trong bối cảnh Hoa lục lấn chiếm và xây dựng một loạt 7 đảo nhân tạo tại Trường Sa gây căng thẳng trong khu vực, Đài Loan cũng tìm cách chính thức hóa quyền kiểm soát hòn đảo lớn nhất Itu Aba mà chính quyền Tưởng Giới Thạch đưa quân kiểm sóat từ thập niên 1950.

Đài Loan vừa hoàn tất kế hoạch xây dựng cơ sở trên đảo Ba Bình với 100 triệu đôla Mỹ, nâng cấp và xây thêm hải đăng ngoài một phi trường, một bệnh viện và nhà máy nước lọc.

Mỹ sẽ gia tăng tuần tra Biển Đông vì « Tự Do Hàng Hải »
Trong cuộc hội thảo tại Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế CSIS tại Washington ngày 27/01/2016, Đô đốc Harry Harris, tư lệnh Lực lượng Hoa Kỳ tại Thái Bình dương tuyên bố sẽ tăng cường chiến dịch « Tự Do Hàng Hải » trong vùng Biển Đông từ « số lượng cho đến quy mô và tính phức tạp ».
Tư lệnh Mỹ không cho biết chi tiết về những hoạt động tương lai mà mục tiêu là để phủ nhận chủ quyền tự xưng của Trung Quốc tại Biển Đông.
__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Wednesday, 27 January 2016

'Chủ nghĩa thực dân về hàng hải'


'Chủ nghĩa thực dân về hàng hải'

  • 26 tháng 1 2016
Trung Quốc đã xây đường băng và bay thử tới Đá Chữ Thập
Đại sứ Việt Nam tại Indonesia Hoàng Anh Tuấn, nguyên là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược và Ngoại giao, hôm 25/1 vừa có bài viết trên tờ Jakarta Post nói về điều mà ông gọi là "Các diễn biến gây quan ngại ở Biển Đông".
BBC Tiếng Việt xin lược giới thiệu bài viết này.
"Thế giới bước vài năm 2016 với bổn phận phải đối phó với nhiều thách thức đáng lo lắng, từ sự bùng phát xung đột giữa Iran và Ả rập Saudi tới việc Bắc Triều Tiên thử bom khinh khí; tới các cuộc tấn công khủng bố ở Thổ Nhĩ Kỳ, Burkina Faso, Indonesia và Pakistan.
Thêm vào các quan ngại an ninh này là hành động chưa có tiền lệ của Trung Quốc ở Biển Đông, nơi đang tiềm tàng nguy cơ xảy ra những tai ương nghiêm trọng ở một trong những khu vực quan trọng nhất về địa chiến lược trên thế giới."

Tiến sỹ Hoàng Anh Tuấn điểm qua các diễn biến như việc Trung Quốc xây dựng, cơi nới đảo nhân tạo ở Trường Sa hay bay thử xuống Đá Chữ Thập và cho rằng các hoạt động đó cho thấy "ý định tiếp tục chiếm cứ và thống lĩnh khu vực quan trọng cho giao thương Đông Nam Á và thế giới cũng như lưu thông hàng hải" của Trung Quốc.

Ông nhấn mạnh việc tàu bay Trung Quốc vi phạm vùng thông báo bay (FIR) của Việt Nam, chứng tỏ "Bắc Kinh không có ý định tuân thủ quy định và thông lệ" quốc tế.

Chủ nghĩa thực dân về hàng hải

Ông Tuấn cho rằng rõ ràng "hành động của Trung Quốc đã đi ngược lại lời nói" của chính họ.
"Các hoạt động gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông cho thấy Bắc Kinh sẵn sàng mở rộng phạm vi hoạt động trong khu vực, có những bước đi ngày càng nguy hiểm..."

Đại sứ Hoàng Anh Tuấn đưa ra nhiều điều khoản công ước quốc tế mà ông cho rằng Trung Quốc đã vi phạm.
Vị đại sứ Việt Nam thẳng thắn chỉ ra rằng Trung Quốc vẫn đang tìm cách "thống trị toàn bộ Biển Đông".
"Trung Quốc khó mà chối cãi rằng nước này đang theo đuổi cách tiếp cận chỉ có thể gọi bằng từ chủ nghĩa thực dân về hàng hải [maritime colonialism] đối với Biển Đông"

Ông nói việc làm của Trung Quốc chính là lý do tại sao quá trình thương lượng giữa Asean và Trung Quốc về Quy tắc Ứng xử (COC) kéo dài nhiều năm nay mà không có tiến bộ đáng kể.
Bài viết mạnh mẽ của ông Hoàng Anh Tuấn kết thúc bằng các khuyến nghị rằng Trung Quốc cần chấm dứt tất cả các hoạt động cải tạo cơi nới đảo vốn đang thay đổi hiện trạng và dẫn đến quân sự hóa Biển Đông.

Ông cũng nói Trung Quốc cần thực thi Tuyên bố chung về Ứng xử của các bên (DOC), phấn đấu đạt thỏa thuận COC với Asean và giải quyết các bất đồng dựa trên luật pháp quốc tế vì hòa bình, ổn định và an ninh ở khu vực "cũng phục vụ lợi ích lâu dài của Trung Quốc".



__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Biển Đông : Cam Bốt lại tỏ rõ lập trường ủng hộ Trung Quốc


Biển Đông : Cam Bốt lại tỏ rõ lập trường ủng hộ Trung Quốc

mediaNgoại trưởng Mỹ John Kerry gặp đồng nhiệm Cam Bốt Hor Namhong tại Phnom Penh ngày 26/01/2016.EUTERS/Jacquelyn Martin

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã khởi sự một vòng công du châu Á chớp nhoáng, lần lượt đưa ông đến Lào từ hôm 24/01/2016, Cam Bốt vào hôm nay 26/01, và Trung Quốc vào ngày mai 27/01. 

Chuyến thăm Viêng Chăng và Phom Penh của Ngoại trưởng đặc biệt thu hút sự chú ý, vì diễn ra vài tuần trước lúc tổng thống Mỹ Barack Obama làm chủ nhà đón 10 lãnh đạo ASEAN đến California dự Hội Nghị Thượng Đỉnh Mỹ-ASEAN trong hai ngày 15 và 16/02.

Theo các nhà quan sát, vào lúc Bắc Kinh tiếp tục chính sách dùng thế mạnh áp đặt yêu sách chủ quyền tại Biển Đông, bất chấp luật lệ quốc tế, gây nên tình hình căng thẳng trên biển, đe dọa ổn định trong khu vực, hồ sơ Biển Đông chắc chắn sẽ nổi cộm tại hội nghi Mỹ-ASEAN.

Vấn đề là trên hồ sơ này, Hoa Kỳ rất cần một khối Đông Nam Á có lập trường thống nhất chống lại các hành vi gây bất ổn định của Trung Quốc tại Biển Đông, và tỏ rõ quan điểm này nhân hội nghị thượng đỉnh California. Chuyến ghé thăm Lào và Cam Bốt của Ngoại trưởng Kerry nhằm mục tiêu khuyến khích hai nước này tích cực hơn trong việc cùng với toàn khối xử lý tốt vấn đề Biển Đông.

Vấn đề là trong thời gian qua, Bắc Kinh đã dùng chiêu bài trợ giúp kinh tế để lôi kéo một số nước ASEAN, đặc biệt là các nước nhỏ như Lào và Cam Bốt, không có quyền lợi trực tiếp ở Biển Đông nên rất dễ chấp nhận quan điểm của Trung Quốc.

Cam Bốt tiếp tục theo đuôi Trung Quốc
Cam Bốt là một ví dụ điển hình về lập trường nghiêng hẳn về phía Trung Quốc trong hồ sơ Biển Đông, khi vào năm 2012, chỉ vì không muốn làm phật ý Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông, nên trong tư cách chủ tịch ASEAN đã ngăn chặn một bản tuyên bố chung của Hội Nghị Ngoại Trưởng ASEAN trong đó có đề cập đến thái độ quan ngại về các hành động của Trung Quốc tại Biển Đông.

Dù bị vạch mặt chỉ tên, nhưng Phnom Penh cho đến nay vẫn không thay đổi lập trường, và chỉ mới đây thôi, vào thượng tuần tháng Giêng, đảng cầm quyền tại Cam Bốt đã không ngần ngại ám chỉ Mỹ là kẻ khuấy động tình hình cẳng thẳng tại Biển Đông, một lời cáo buộc được ghi hẳn trong bản báo cáo tại hội nghị trung ương đảng Nhân Dân Cam Bốt : « Trên Biển Đông, sự can thiệp của các cường quốc và một số nước có yêu sách ở Biển Đông đã gây ra tình trạng (căng thẳng) này và ngày càng trở nên phức tạp. Các cường quốc và một số nước cố gắng can thiệp, kiềm chế sự trỗi dậy của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa để trở thành nước lớn trong khu vực và trên thế giới ».

Theo ghi nhận của hãng tin Anh Reuters, tại Phnom Penh vào hôm nay, Ngoại trưởng Mỹ đã thất bại trong việc thuyết phục Cam Bốt có lập trường cứng rắn hơn trước các hành động của Trung Quốc tại Biển Đông.

Phát biểu sau cuộc tiếp xúc với ông Kerry, ngoại trưởng Cam Bốt Hor Nam Hong khẳng định rằng lập trường của Phnom Penh về Biển Đông không thay đổi, theo đó các nước có tranh chấp nên tự giải quyết với nhau mà không cần sự tham gia của ASEAN.

Đây rõ ràng là quan điểm của Bắc Kinh, luôn cho rằng ASEAN không phải là một bên tranh chấp, do đó phải để cho các nước giải quyết vấn đề trên cơ sở song phương. Đây không phải là lần đầu tiên ngoại trưởng Cam Bốt ve vuốt Trung Quốc.

 Trong buổi nói chuyện với sinh viên một trường đại học ở Phnom Penh ngày 04/01 vừa qua, ông Hor Nam Hong từng tuyên bố : « Tình hình Biển Đông và các vấn đề liên quan đang trở nên tồi tệ hơn, căng thẳng hơn như hiện nay, là do có sự can thiệp của một siêu cường ». Theo giới quan sát, « siêu cường » ở đây chính là Mỹ.

Lào bảo vệ tự do hàng hải, chống quân sự hóa Biển Đông
Tuy thất bại ở Phnom Penh, nhưng ông Kerry lại thành công ở Lào, một thành công quan trọng hơn, vì Lào hiện là chủ tịch đương nhiệm của ASEAN. Phát biểu với báo chí sau cuộc hội đàm với thủ tướng Lào Thongsing Thammavong và hôm qua, 25/01/2016, ngoại trưởng Mỹ khẳng định là Viêng Chăng đã tỏ rõ mong muốn là quyền tự do hàng hải được tôn trọng và chống lại việc quân sự hóa Biển Đông.

Quan điểm của Lào như vây hoàn toàn đối nghịch với lập trường của Cam Bốt. Trả lời hãng tin Mỹ AP, Murray Hiebert, chuyên gia về Đông Nam Á tại Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế CSIS ở Washington, cho rằng tuyên bố của giới lãnh đạo Lào hoàn toàn không đáng ngạc nhiên.

Theo chuyên gia Hiebert, nhân Đại hội vào tuần trước, Đảng Cộng sản đương quyền tại Lào đã thay thế một vị tổng bí thư thường được coi là thân Trung Quốc bằng một người có dấu hiệu là có quan điểm cân bằng hơn trong quan hệ với Trung Quốc và Việt Nam, một láng giềng lớn khác của Lào cùng thuộc khối ASEAN.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh <

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List