Sàn giao dịch bất động sản Biển Đông

Sàn giao dịch bất động sản Biển Đông

>

Saturday, 18 October 2014

Tư lệnh Trung Quốc đích thân thị sát đảo ở Trường Sa


Tư lệnh Trung Quốc đích thân thị sát đảo ở Trường Sa

Trung Quốc xây căn cứ trên đảo Gạc Ma | VTC




image





Preview by Yahoo


Đô đốc Ngô Thắng Lợi, Tư lệnh hải quân Trung Quốc.
  •  
  •  
  •  

Tin liên hệ

  • Doanh nghiệp Việt tẩy chay hàng Trung Quốc kém chất lượng
  • Thủ tướng Việt Nam: Philippines có quyền kiện Trung Quốc
  • Hoa Kỳ có nên bán vũ khí sát thương cho Việt Nam hay không?
  • Trung Quốc chỉ trích Mỹ về quyết định bán vũ khí cho Việt Nam
  • Trung Quốc hoàn thành đường băng quân sự ở Hoàng Sa

Ðường dẫn

16.10.2014
Giới chức tình báo hàng đầu của Đài Loan cho biết người đứng đầu lực lượng hải quân của Trung Quốc đã đích thân đi thị sát các hòn đảo ở biển Đông.

Phát biểu tại một cuộc họp của Ủy ban Ngoại giao – Quốc phòng của Viện lập pháp ở Đài Bắc hôm 15/10, tổng giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia Đài Loan Lý Tường Trụ cho biết, Đô đốc Ngô Thắng Lợi, Tư lệnh hải quân Trung Quốc, tháng trước đã đi thị sát năm hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa.

Ông Lý cho biết ông Ngô đã thực hiện chuyến đi 'chưa có tiền lệ' kéo dài một tuần để thị sát công tác lấn biển mà Trung Quốc thực hiện trên các hòn đảo này trong những tháng gần đây.
Báo chí Hong Kong và Đài Loan dẫn lời ông Lý nói rằng đích thân Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thông qua dự án lấn biển và xây dựng các hòn đảo nhân tạo, gây quan ngại cho các nước, trong đó có Việt Nam.

Việt Nam chưa lên tiếng về thông tin về chuyến thị sát của ông Ngô, nhưng trước đây từng nhiều lần khẳng định 'chủ quyền không thể tranh cãi với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở biển Đông'.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel từng lên tiếng chỉ trích 'hành động đơn phương, gây mất ổn định' của Trung Quốc ở biển Đông, trong đó có 'các hoạt động lấn biển tại nhiều địa điểm'.
Giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia Đài Loan đưa ra thông tin được cho là sẽ làm nóng vùng biển tranh chấp trong khi Đài Bắc cũng có các động thái củng cố chủ quyền.

Tin cho hay, Đài Loan đang cân nhắc củng cố sự hiện diện quân sự thường trực ở biển Đông bằng cách đưa các tàu hải quân ra thả neo gần các quần đảo tranh chấp.
Đài Bắc hiện thực hiện dự án xây cảng trị giá 100 triệu đôla trên đảo Thái Bình (Việt Nam gọi là Ba Bình) thuộc quần đảo Trường Sa.

Khi toàn tất vào năm sau, cảng này có khả năng cho các tàu tuần duyên và quân sự nặng 3.000 tấn cập bến.

Nguồn: New York Times, Reuters
media
Ảnh chụp từ vệ tinh đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Trường Sa hiện do Trung Quốc chiếm giữ.Nguồn:internet

Vào hôm qua, 09/10/2014, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã « kiên quyết » phản đối việc Bắc Kinh xây dựng phi đạo và những cơ sở khác trên đảo Phú Lâm, thuộc vùng quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đã đánh chiếm từ năm 1974. Phản ứng của Việt Nam đã được giới quan sát ghi nhận là cứng rắn, tương ứng với các mối đe dọa quân sự tiềm tàng mà các công trình này đặt ra cho Việt Nam cũng như các nước khác.

Hãng tin Bloomberg của Mỹ, trong một bài viết công bố hôm nay, 10/10/2014, đã trích dẫn một số chuyên gia nhận định rằng phi đạo cũng như các cơ sở khác mà Bắc Kinh xây dựng trên đảo Phú Lâm và quần đảo Hoàng Sa, ngoài mục tiêu xác lập « chủ quyền thực tế » của Trung Quốc trên những thực thể mà họ đã cưỡng chiếm bằng võ lực, còn có chức năng quân sự, làm bàn đạp cho Trung Quốc khống chế toàn bộ Biển Đông.

Theo ông Collin Koh, chuyên gia tại trường nghiên cứu các vấn đề quốc tế S. Rajaratnam ở Singapore, vụ giàn khoan HD-981 vào mùa hè vừa qua đã nêu bật các hạn chế của Trung Quốc trong việc giám sát khu vực từ trên không. Trong tình hình đó, Bắc Kinh sẽ biến đảo Phú Lâm – tiền đồn của Trung Quốc tại Biển Đông – thành một trung tâm chỉ huy quân sự và điều hành kiểm soát mạng lưới giám sát vùng biển.

Trả lời Bloomberg qua điện thoại, chuyên gia này thẩm định : « Vấn đề không chỉ là kéo dài đường băng, mà là xây dựng các nơi trú ẩn cho các loại máy bay nhỏ như chiến đấu cơ, hầm ngầm chứa nhiên liệu và đạn dược. »

Ông Alexander Vuving, một chuyên gia phân tích an ninh tại Trung tâm Nghiên cứu An ninh Châu Á-Thái Bình Dương tại Hawaii đã gắn liền các hành động xây dựng của Trung Quốc tại Hoàng Sa với việc Bắc Kinh đang tạo ra những hòn đảo nhân tạo ở khu vực Trường Sa.
Theo ông Vuving : « Trung Quốc đang gửi một thông điệp tới tất cả mọi người trên thế giới về quyết tâm bảo vệ cái mà họ gọi là sự toàn vẹn lãnh thổ ». Đối với chuyên gia Vuving, với tất cả các hành động tại Hoàng Sa và Trường Sa, Trung Quốc đang càng lúc càng cứng rắn.
Thái độ cứng rắn trên đây đã thể hiện rõ rệt qua việc Bắc Kinh như đã rầm rộ loan báo viêc «hoàn tất phi đạo » trên đảo Phú Lâm ngày 07/10/2014, khi cung cấp cho truyền thông Trung Quốc một loạt ảnh chụp về các công trình đã thực hiện.

Nhật báo Hồng Kông có uy tín South China Morning Post trong số ra ngày hôm qua 09/10/2014, đã không ngần ngại gọi hành động phô trương đó là tín hiệu hù dọa gởi đến Việt Nam và Mỹ, nhất là khi một số nhà phân tích quân sự Trung Quốc được tờ báo Hồng Kông trích dẫn đã không che giấu ý đồ quân sự hóa vùng Hoàng Sa của Trung Quốc.

Ông Nghê Lạc Hùng (Ni Lexiong), chuyên gia quân sự làm việc tại Thượng Hải khẳng định răng đường băng trên đảo Phú Lâm sẽ là một chiếc « tàu sân bay không thể đánh chìm, một căn cứ lý tưởng cho phi cơ của Hải quân Trung Quốc lên xuống ».

Một chuyên gia Trung Quốc khác trong lãnh vực Hải quân là ông Lý Kiệt (Li Jie) tại Bắc Kinh còn dự đoán rằng phi đạo quân sự đó sẽ mở đường cho Trung Quốc thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông. Đối với chuyên gia này, phi đạo trên đảo Phú Lâm đã biến nơi này thành « sân bay quân sự lớn nhất ở miền cực Nam Trung Quốc », có thể góp phần nâng cao năng lực của chiến đấu cơ Trung Quốc, phục vụ các chuyến bay thám thính, thậm chí cho pháp chống hành động do thám của nước ngoài.

 

Thủ tướng Việt Nam: Philippines có quyền kiện Trung Quốc ( còn Việt Nam thì sao ? , sợ, đã là thuộc quốc ?)

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Đức Angela Merkel trong cuộc họp báo chung tại Berlin, ngày 15/10/2014.
  •  
  •  
  •  

Tin liên hệ

  • Dùng vn1975.info, vn3000.com, hoặc vn510.com để vào VOA hoặc Facebook nếu bị chặn
  • Hoa Kỳ có nên bán vũ khí sát thương cho Việt Nam hay không?
  • Nghe EU, Việt Nam mong sớm hoàn tất thỏa thuận thương mại tự do
  • Nghe Việt Nam sẽ có TPP?
  • Trung Quốc chỉ trích Mỹ về quyết định bán vũ khí cho Việt Nam
  • Nghe Thủ tướng Việt Nam sắp diện kiến Đức Giáo Hoàng
  • Nghe Kết quả nghiên cứu: Tuyệt đại đa số dân VN và TQ chọn con đường tư bản
  • Giới hoạt động nhân quyền nêu nghi vấn về việc Mỹ bán vũ khí cho VN

Ðường dẫn

16.10.2014
Ông Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố rằng việc Manila đưa Bắc Kinh ra tòa trọng tài Liên Hiệp Quốc là ‘quyền của Philippines’, và vấn đề tranh chấp lãnh thổ cần phải được giải quyết thông qua các biện pháp hòa bình.

Bình luận của người đứng đầu chính phủ Việt Nam được đưa ra hôm 15/10 tại Viện Koerber, nghiên cứu về phát triển xã hội, ở Berlin sau cuộc họp với Thủ tướng Đức Angela Merkel.

Khi được hỏi Việt Nam nghĩ sao về vụ kiện Trung Quốc của Manila, ông Dũng nói Philippines 'là một quốc gia độc lập, có chủ quyền' nên việc làm đó là 'quyền của Philippines'.

Thủ tướng Việt Nam nói tiếp: “Đối với chúng tôi, độc lập, chủ quyền của quốc gia là thiêng liêng. Đối với các quốc gia, Việt Nam chúng tôi cũng khẳng định độc lập, chủ quyền là thiêng liêng. 

Chúng tôi sẽ làm hết sức mình, bằng các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế để bảo vệ độc lập, chủ quyền thiêng liêng của mình và biện pháp pháp lý là một biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, là một biện pháp tiến bộ, văn minh, trong giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia trên tất cả các lĩnh vực, kể cả chủ quyền lãnh thổ”.

Năm tháng trước, khi căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc lên tới đỉnh điểm vì giàn khoan dầu gây tranh cãi, Thủ tướng Việt Nam từng tuyên bố có thể kiện Trung Quốc ra tòa trọng tài quốc tế.
Nhưng từ đó cho tới nay, Hà Nội vẫn chưa có bước đi cụ thể, ngoài các tuyên bố các tranh chấp ở biển Đông cần phải được giải quyết thông qua các biện pháp pháp lý như những gì ông Dũng nhắc lại tại Viện Koerber.

“Giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia trên các lĩnh vực, kể cả tranh chấp chủ quyền lãnh thổ bằng biện pháp pháp lý, thông qua việc phân xử ở cơ quan tòa án, ở cơ quan trọng tài, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trên cơ sở lẽ phải, một cách công khai, minh bạch, công bằng, đó là một giải pháp hòa bình, một giải pháp tiến bộ, một giải pháp nhân văn”.

Trong bài phát biểu, ông Dũng cũng nhắc tới tình trạng 'thiếu hụt lòng tin' ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, nhân tố mà ông cho rằng khiến cho 'hòa bình, ổn định ở đây chưa thực sự bền vững'.

Về vấn đề biển Đông mà ông cho là 'diễn biến phức tạp', Thủ tướng Việt Nam cũng nói tới điều ông gọi là 'những bất ổn, căng thẳng vừa qua', nhưng không đề cập cụ thể tới giàn khoan dầu của Trung Quốc mà Việt Nam tuyên bố nằm trong thềm lục địa của mình hồi tháng Năm.  

Hồi tháng Bảy, hàng chục đảng viên lão thành là các nhân sỹ, trí thức có tiếng ở trong nước đã viết một bức thư ngỏ gửi Ban chấp hành trung ương và toàn thể đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó kêu gọi “nhanh chóng kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế nhằm phát huy thế mạnh chính nghĩa” của Việt Nam.

Tuy nhiên, cũng giống như nhiều lần khác, chính quyền trong nước vẫn chưa có hồi đáp đối với bức thư ngỏ này.

Philippines hiện đã đưa tranh chấp ở biển Đông với Trung Quốc ra tòa trọng tài quốc tế phân xử, nhưng cho tới nay, Bắc Kinh đã phớt lờ các yêu cầu của tòa này.
Luật sư đại diện cho Philippines từng nói với VOA Việt Ngữ rằng ‘quyền lợi của Việt Nam hoàn toàn giống với hai điểm chính mà Philippines mang ra tòa trọng tài quốc tế’.

Ngoài vấn đề biển Đông, trong phần hỏi đáp sau khi phát biểu tại Viện Koerber, Thủ tướng Dũng cũng lần đầu tiên bình luận về việc Hoa Kỳ mới dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí với Việt Nam.
Ông nói:
“Việc Hoa Kỳ tuyên bố dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam là một việc làm bình thường của quan hệ đối tác, hợp tác toàn diện, giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Chúng tôi cho rằng việc này, lẽ ra Hoa Kỳ phải làm sớm hơn. Việc Hoa Kỳ dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam, không vi phạm luật pháp quốc tế, không ảnh hưởng tới lợi ích của các nước, cho nên tôi thấy đó là điều bình thường”.

Chặng dừng chân ở Đức hôm 14/10 là một phần chuyến công du châu Âu kéo dài một tuần của ông Dũng.
Trước khi ông Dũng đặt chân tới Berlin, một số nhà hoạt động ở hải ngoại đã lên tiếng kêu gọi Thủ tướng Đức nêu vấn đề vi phạm nhân quyền với Thủ tướng Việt Nam.

Chưa rõ là bà Angela Merkel đặt vấn đề mà nhiều nước vẫn còn quan ngại khi nhắc tới Việt Nam như thế nào, nhưng ông Dũng đã bị chất vấn về điều này ngay đầu phần hỏi đáp ở Viện Koerber.
Ông Dũng trả lời rằng Việt Nam 'đang khẩn trương hoàn thiện nhà nước pháp quyền, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường để bảo đảm và phát huy ngày càng mạnh mẽ quyền tự do, dân chủ của người dân'.

Sau cuộc hội đàm với ông Dũng, bà Merkel nói rằng vấn đề tranh chấp biển Đông sẽ được đưa ra thảo luận tại hội nghị thượng định Á - Âu, ASEM, diễn ra tại Milan từ ngày 16 đến 17/10.
Bà Merkel nói rằng tất cả các quốc gia Châu Âu cũng có quyền lợi chiến lược tại vùng biển này, nhất là về vấn đề tự do hàng hải.

Chính quyền Hồng Kông đề nghị đối thoại với sinh viên
mediaLãnh đạo đặc khu Hồng Kông, Lương Chấn Anh, trong buổi họp báo sáng nay 16/10/2014.REUTERS/Tyrone Siu
Một tuần sau khi hủy bỏ kế hoạch đàm phán với các sinh viên đang biểu tình, hôm nay, 16/10/2014, lãnh đạo hành pháp đặc khu Hồng Kông, ông Luơng Chấn Anh, lại đề nghị đối thoại.
Phát biểu với giới báo chí, lãnh đạo hành pháp Hồng Kông Lương Chấn Anh cho biết : «Trong những ngày qua và kể cả sáng nay, thông qua các bên thứ ba, chúng tôi đã cho các sinh viên biết là chúng tôi muốn tiến hành đối thoại càng sớm càng tốt, và nếu có thể thì ngay trong tuần tới, về thể thức bầu cử phổ thông đầu phiếu ». Ông Lương Chấn Anh cũng khẳng định lại là Bắc Kinh không chấp nhận từ bỏ quyền kiểm soát, lựa chọn giới thiệu các ứng viên trong cuộc bầu cử lãnh đạo hành pháp Hồng Kông vào năm 2017.
Mặt khác, lãnh đạo Hồng Kông từ chối bình luận về các vụ bạo hành của cảnh sát, nhắm vào những người biểu tình và cho rằng, « không nên chính trị hóa sự cố này ». Ngay sau khi truyền hình Hồng Kông phát đi hình ảnh cảnh sát đánh đập dã man người biểu tình đã bị bắt, chính quyền đặc khu đã thông báo mở một cuộc điều tra « không thiên vị » về các vụ bạo hành.
Ngày 15/10/2014, Mỹ đã lên tiếng về việc trấn áp giới sinh viên Hồng Kông. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bà Jennifer Psaki, cho biết Washington « rất quan ngại » và « khuyến khích chính quyền Hồng Kông nhanh chóng tiến hành một cuộc điều tra rõ ràng và đầy đủ về sự cố này ».
Đồng thời, Hoa Kỳ cũng kêu gọi chính quyền Hồng Kông có thái độ kiềm chế và những người biểu tình nên tiếp tục bày tỏ chính kiến của mình một cách hòa bình. Dường như để nhắc nhở Trung Quốc, chính quyền Mỹ nhân dịp này ca ngợi truyền thống lâu đời của Hồng Kông về một Nhà nước pháp quyền và các quyền tự do cơ bản được quốc tế công nhận.
Trong khi đó, Thủ tướng Anh David Cameron nhấn mạnh là Luân Đôn luôn ủng hộ các quyền và tự do của Hồng Kông.
Từ hơn hai tuần qua, giới sinh viên Hồng Kông đã liên tục biểu tình đòi phải có một cuộc bầu cử phổ thông đầu phiếu thực sự dân chủ vào năm 2017, yêu cầu lãnh đạo hành pháp Hồng Kông Luơng Chấn Anh phải từ chức.







No comments:

Post a Comment

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List