Sàn giao dịch bất động sản Biển Đông

Sàn giao dịch bất động sản Biển Đông

>

Tuesday, 30 June 2020

Mỹ và Liên Âu sẽ tìm biện pháp đối phó chung với Trung Quốc


Mỹ và Liên Âu sẽ tìm biện pháp đối phó chung với Trung Quốc

Đăng ngày: 26/06/2020 - 12:07Sửa đổi ngày: 26/06/2020 - 12:07
Image en ligne
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo. Ảnh chụp ngày 29/04/2020. Andrew Harnik/Pool via REUTERS
Trọng Thành
Bắc Kinh bị coi là mối đe dọa ngày càng lớn đối với Liên Hiệp Châu Âu và Hoa Kỳ, thế nhưng hai bên lại có quan điểm rất khác nhau về cách thức đối phó. Những ngày gần đây, Washington và Bruxelles đang tìm cách vượt qua bất đồng. Ngoại trưởng Mỹ ngày 25/06/2020, cho biết có thể sẽ đến châu Âu trong những tuần tới để đối thoại về chủ đề này.
Theo AFP, trong một diễn đàn trên mạng về quan hệ Hoa Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu, do quỹ German Marshall Fund của Hoa Kỳ tổ chức, lãnh đạo ngoại giao Hoa Kỳ Mike Pompeo thông báo chấp thuận đề nghị của đồng nhiệm châu Âu Josep Borell, được nêu ra hồi tuần trước, về việc tổ chức « một đối thoại song phương về Trung Quốc ». Ngoại trưởng Mỹ cũng bày tỏ hy vọng sẽ sớm đến châu Âu để khởi sự cuộc đối thoại này.
Trong thời gian gần đây, ngoại trưởng Mỹ liên tục kêu gọi các nước châu Âu cứng rắn hơn với Bắc Kinh, đứng hẳn về phía « tự do », thay vì chấp nhận « nền độc tài tàn bạo » do một chính quyền « côn đồ » áp đặt.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết cơ chế mới này sẽ cho phép hai bên « thảo luận về các lo ngại trước những đe dọa Trung Quốc đối với phương Tây và đối với các giá trị dân chủ » mà Hoa Kỳ và Liên Âu cùng chia sẻ.  Ông Pompeo hy vọng là cuộc đối thoại này sẽ là một « chất xúc tác » cho phép thúc đẩy hợp tác, với kết quả là hai bên sẽ đưa ra các biện pháp chung.
Căng thẳng Mỹ - Trung Quốc vốn đã nghiêm trọng trong nhiều hồ sơ, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại, lại càng trở nên trầm trọng hơn với đại dịch Covid-19. Tổng thống Mỹ quy trách nhiệm cho Bắc Kinh đã để dịch bệnh bùng phát toàn cầu. Gần đây, việc Bắc Kinh ra luật về an ninh quốc gia cho Hồng Kông, bị Washington lên án như là một quyết định báo tử « quy chế tự trị » của cựu thuộc địa Anh Quốc, mà theo thỏa thuận giữa Bắc Kinh và Luân Đôn, Hồng Kông sẽ được hưởng cho đến năm 2047.
Hồng Kông hiện cũng là điểm đối đầu gay gắt nhất giữa Liên Âu với Trung Quốc. Trong dịp thượng đỉnh giữa Liên Hiệp Châu Âu và Trung Quốc lần thứ 22, ngày 22/06/2020, Liên Hiệp Châu Âu để ngỏ khả năng là các hậu quả sẽ rất nghiêm trọng nếu Bắc Kinh áp dụng luật an ninh quốc gia mới, cho phép  chính quyền trung ương can thiệp trực tiếp vào Hồng Kông.
Trước đó, ngày 20/06, Nghị Viện Châu Âu ra một nghị quyết yêu cầu Liên Âu và các quốc gia thành viên kiện Trung Quốc ra Tòa Án Công Lý Quốc Tế, có trụ sở tại La Haye, nếu Bắc Kinh áp đặt luật an ninh với Hồng Kông. Ngoại trưởng các cường quốc khối G7 cũng ra một thông cáo chung, yêu cầu Bắc Kinh từ bỏ việc áp dụng luật an ninh với Hồng Kông, bị tố cáo là xâm phạm nguyên tắc « Một quốc gia, hai chế độ », do chính Trung Quốc chủ trương. 

Đăng nhập Facebook | Facebook

Hãy đăng nhập Facebook để bắt đầu chia sẻ và kết nối với bạn bè, gia đình và những người bạn biết.

Dù bị chỉ trích, Bắc Kinh vẫn muốn Donald Trump tái đắc cử

Đăng ngày: 26/06/2020 - 15:00Sửa đổi ngày: 26/06/2020 - 15:00
Image en ligne
Ảnh minh họa: Tổng thống Mỹ Donald Trump (p) và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh (Trung Quốc) ngày 09/11/2017. AP - Andrew Harnik
Minh Anh
Sẽ là một sai lầm nếu nghĩ rằng giới lãnh đạo Trung Quốc, bị Hoa Kỳ đả kích mạnh mẽ từ hơn ba năm qua, chỉ mong muốn Donald Trump ra đi thật sớm. Việc Donald Trump, mà Trung Quốc cho là một đối thủ « bất tài », tái đắc cử sẽ mang lại cho nước này nhiều cơ may chiến lược.
Joe Biden, 77 tuổi, cựu phó tổng thống Mỹ, ứng cử viên tổng thống của đảng Dân Chủ, sẽ chính thức được công nhận tư cách ứng viên trong kỳ đại hội đại biểu toàn quốc vào trung tuần tháng 8/2020. Trái với suy đoán của nhiều người, ông không phải là người Bắc Kinh muốn thấy đắc cử.
Thoảng nghe có vẻ nghịch lý, nhưng đây chính là những gì một số lãnh đạo Trung Quốc đang tại chức hay đã về hưu thừa nhận khi trả lời phỏng vấn với hãng tin Bloomberg của Mỹ ngày 15/06/2020. Đối với Trung Quốc, cũng như đối với một số chế độ độc tài, việc một lãnh đạo theo kiểu giao dịch đứng đầu nước Mỹ là một « món lộc trời ban ».
Đơn giản chỉ vì Bắc Kinh nghĩ rằng bất kể chủ nhân Nhà Trắng là ai, Hoa Kỳ vẫn sẽ tiếp tục đối đầu với Trung Quốc. Trong trường hợp này, tốt hơn hết nên có một đối thủ « dị thường », có thể mang lại cho Trung Quốc nhiều cơ may chiến lược.
Nhìn lại ba năm cầm quyền đã qua của Donald Trump, chính sách co cụm « Nước Mỹ trước đã » của ông đã tạo thuận lợi cho Bắc Kinh từng bước thiết lập một trật tự thế giới mới theo cách của mình: Từ việc áp đặt cách giải quyết các xung đột, tranh chấp, cho đến các mô hình hợp tác kinh tế, thương mại, y tế, đầu tư, kể cả trong chính trị, và sắp tới đây có thể cả về việc ban hành các tiêu chí quốc tế về chuẩn mực sản phẩm, mà châu Âu đang dồn sức đối phó trong trận chiến sắp tới với Trung Quốc.
Nhờ Donald Trump mà Tập Cận Bình có thể xuất hiện như là một nhà lãnh đạo có trách nhiệm, không chỉ ở trong nước mà với cả thế giới. Donald Trump rút đóng góp tài chính cho Tổ Chức Y Tế Thế Giới, Trung Quốc thông báo tăng gấp đô. mức đóng góp. Trump áp thuế các đồng minh, Bắc Kinh ký các thỏa thuận thương mại với họ.
Chuyên gia Allison Sherlock, thuộc Eurasia Group, giải thích với Le Figaro rằng « từ lâu, nhiều quan chức chính trị Trung Quốc xem nhiệm kỳ tổng thống Trump như là cơ hội để khẳng định vị thế một tác nhân có trách nhiệm cho trật tự thế giới ».
Do vậy, với Bắc Kinh, nếu Joe Biden đắc cử thì đấy có thể sẽ là một ác mộng. Ông Zhou Xiaoming, nguyên là một nhà đàm phán thương mại, nhận định với Bloomberg rằng việc ông Biden đắc cử có thể sẽ là một mối nguy hiểm cho Bắc Kinh, bởi vì, ông ấy « sẽ liên kết với các đồng minh để chống Trung Quốc, trong khi Trump đang phá hủy các liên minh của Mỹ ».
Theo Le Figaro, chính quyền Bắc Kinh không tin rằng tổng thống Mỹ thuộc đảng Dân Chủ sẽ có những nhượng bộ về vấn đề thặng dư mậu dịch và giảm lệ thuộc thương mại của Mỹ vào Trung Quốc. Vì là một vấn đề đòi hỏi sự đồng thuận của các chính đảng, Bắc Kinh đánh giá là chính quyền Joe Biden (nếu ông đắc cử) có lẽ sẽ làm tốt hơn chính quyền Donald Trump và sẽ hiệu quả hơn, gây thiệt hại cho Trung Quốc.
Dù vậy, việc đặt cược vào ông Trump cũng không phải là không có rủi ro. Giới chính trị Trung Quốc cũng bị chia rẽ thành hai phe. Giới lãnh đạo phụ trách an ninh quốc gia thì có lẽ sẽ vỗ tay hài lòng khi nhìn thấy thêm bốn năm hỗn loạn, sự suy yếu của nền dân chủ và sự nản lòng của các đồng minh ở châu Á dưới sự lãnh đạo của Trump nếu ông tái đắc cử.
Ngược lại, giới lãnh đạo kinh tế cũng phập phồng lo rằng, vì là người dị thường, khó đoán khó lường, chỉ nghĩ đến lợi ích kinh tế và chính trị của ông, Donald Trump cũng có khả năng phá hủy trật tự thương mại vốn dĩ đã làm cho Trung Quốc trở nên phồn thịnh và đưa nước này lên vị trí cường quốc kinh tế thứ hai thế giới. Donald Trump có thể thúc đẩy nhanh hơn nữa tiến trình giảm bớt lệ thuộc kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc. Thế nên, Joe Biden đắc cử có lẽ sẽ giúp hãm bớt tiến trình tháo lỏng mối dây liên hệ kinh tế với Trung Quốc, thời gian đủ để Bắc Kinh thích ứng, đa dạng hóa và củng cố dần thế tự chủ kinh tế

Đăng nhập Facebook | Facebook

Hãy đăng nhập Facebook để bắt đầu chia sẻ và kết nối với bạn bè, gia đình và những người bạn biết.



Mỹ điều một phần lực lượng từ châu Âu qua châu Á để “ngăn chặn” Trung Quốc

Đăng ngày: 26/06/2020 - 15:24Sửa đổi ngày: 26/06/2020 - 15:24
Ảnh minh họa: Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tại một cuộc họp báo ở Washington ngày 24/06/2020.
Ảnh minh họa: Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tại một cuộc họp báo ở Washington ngày 24/06/2020. REUTERS - POOL New
Trọng Thành
Đối phó với quân đội Trung Quốc là lý do khiến Washington phải rút bớt một phần lớn lực lượng quân đội Mỹ tại Đức. Ấn Độ và Biển Đông là hai địa bàn chủ yếu mà Washington sẽ tập trung quân đội, để sẵn sàng ngăn chặn các hoạt động gây hấn của Trung Quốc.
Theo báo chí Ấn Độ, hôm qua, 25/06/2020, phát biểu tại Diễn đàn Bruxelles 2020, một đối thoại quan trọng thường niên giữa Hoa Kỳ và Liên Âu, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo khẳng định: mối đe dọa Trung Quốc đối với Ấn Độ và các quốc gia Đông Nam Á là một trong các lý do chính đã khiến Hoa Kỳ quyết định giảm bớt sự hiện diện quân sự tại châu Âu.
Ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh các hành động của chính quyền đảng Cộng Sản Trung Quốc hiện nay đang đe dọa “Ấn Độ, Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Philippines”, Trung Quốc là một thách thức đối với sự ổn định của khu vực Biển Đông. Ông Pompeo nói rõ: “Chúng tôi phải bảo đảm là quân đội Mỹ có mặt ở đúng vị trí, để có thể hóa giải các thách thức”.
Phát biểu của lãnh đạo ngoại giao Mỹ được đưa ra đúng vào lúc ASEAN chuẩn bị tổ chức Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 33 của khối. Trước thềm thượng đỉnh, ngày thứ Tư 24/06, ASEAN tổ chức hội nghị Cộng đồng Chính trị - An ninh của khối, với sự tham dự của bộ trưởng ngoại giao 10 nước ASEAN, dưới sự chủ trì của ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh, đại diện quốc gia chủ nhà. Căng thẳng gia tăng tại Biển Đông đã được nêu bật tại hội nghị. Đây là điều mà nhiều lãnh đạo ngoại giao ASEAN coi là thách thức an ninh hàng đầu của khối.

Philippines lên án ý đồ lập vùng ADIZ của Trung Quốc trên Biển Đông

Hôm qua, thứ Năm, 25/06, bộ trưởng Quốc Phòng Philippines ra thông cáo lên án dự định lập vùng nhận dạng phòng không của Trung Quốc (ADIZ) tại Biển Đông là “bất hợp pháp”. Theo báo chí Philippinnes, bộ trưởng Quốc Phòng Delfin Lorenzana nhấn mạnh dự án lập vùng nhận dạng phòng không của Bắc Kinh xâm phạm chủ quyền của các quốc gia ven bờ, vi phạm chính Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), mà Trung Quốc là một bên tham gia.
Nhật Bản không phải là thành viên ASEAN, nhưng tình hình căng thẳng gia tăng tại Biển Đông, và một số khu vực khác tại châu Á, cũng khiến Tokyo rất quan ngại. Hôm qua, 25/06, trong một cuộc tiếp xúc với báo giới tại Câu lạc bộ các nhà báo nước ngoài ở Nhật Bản, ngoại trưởng Tara Kono khẳng định “Trung Quốc đang cố gắng đơn phương thay đổi nguyên trạng tại biển Hoa Đông, Biển Đông, cũng như tại vùng biên giới với Ấn Độ, và Hồng Kông”.

Đăng nhập Facebook | Facebook

Hãy đăng nhập Facebook để bắt đầu chia sẻ và kết nối với bạn bè, gia đình và những người bạn biết.

Thượng Viện Mỹ thông qua luật để bảo vệ quyền tự trị Hồng Kông

Đăng ngày: 26/06/2020 - 11:33Sửa đổi ngày: 26/06/2020 - 11:33
Tuổi trẻ Hồng Kông kiên cường xuống đường phản đối Bắc Kinh áp đặt luật an ninh quốc gia, ngày 24/05/2020.
Tuổi trẻ Hồng Kông kiên cường xuống đường phản đối Bắc Kinh áp đặt luật an ninh quốc gia, ngày 24/05/2020. © REUTERS/Tyrone Siu
Thụy My
Thượng Viện Hoa Kỳ hôm 25/06/2020 đã thông qua dự luật nhằm trừng phạt các quan chức Trung Quốc bị xem là vi phạm các nghĩa vụ quốc tế mà Bắc Kinh đã cam kết đối với Hồng Kông.
Luật này còn phải được Hạ Viện thông qua và tổng thống Donald Trump chuẩn y mới có hiệu lực. Tuy nhiên cả hai đảng Cộng Hòa lẫn Dân Chủ đều ủng hộ, nhằm tạo thêm áp lực lên Bắc Kinh, ngoài các biện pháp đã được chính quyền đưa ra kể từ khi Trung Quốc loan báo áp đặt luật an ninh quốc gia lên Hồng Kông.
Theo dự luật trên, Washington có thể trừng phạt tất cả các định chế hoặc cá nhân có tham gia cụ thể. Chẳng hạn « các lãnh đạo đảng Cộng Sản Trung Quốc chịu trách nhiệm về việc áp đặt luật an ninh quốc gia lên Hồng Kông », hoặc các đơn vị công an đàn áp người biểu tình ở đặc khu. Đặc biệt các ngân hàng tiến hành « các giao dịch đáng kể » với các định chế và cá nhân trên cũng bị trừng phạt.
Thượng nghị sĩ Dân Chủ Chris Van Hollen, một trong những người bảo trợ dự luật, tuyên bố : « Những gì mà chính quyền Trung Quốc đang làm đối với Hồng Kông là không thể chấp nhận được : họ hủy bỏ các quyền của người dân đặc khu ». Theo ông, cần chứng tỏ cho Bắc Kinh rằng « nếu họ cứ tiếp tục thì sẽ phải trả giá ».
Trong khi đó theo Reuters, sự ủng hộ người biểu tình đòi dân chủ tại Hồng Kông đã giảm xuống, trong lúc đặc khu đang chuẩn bị áp dụng luật an ninh quốc gia của Trung Quốc.
Kết quả cuộc điều tra do Viện nghiên cứu dư luận Hồng Kông tiến hành cho thấy đại đa số phản đối luật an ninh, tuy nhiên số người ủng hộ phong trào phản kháng từ 58% hồi tháng Ba giảm xuống còn 51%.
Đa số các cuộc biểu tình trong những tuần qua cũng chỉ có vài trăm người tham gia, và nhanh chóng giải tán. Cảnh sát lấy cớ hạn chế tụ tập vì dịch virus corona, không cho phép tổ chức biểu tình và bắt một số lớn người đấu tranh.
Giáo sư Thành Danh (Ming Sing), trường đại học khoa học kỹ thuật Hồng Kông, lý giải tỉ lệ ủng hộ giảm có thể do người dân thấy Bắc Kinh trở nên cứng rắn hơn, khó thể tiếp tục nhấn mạnh các yêu sách. Còn theo phó giáo sư Viên Vĩ Hy (Samson Yuen), trường đại học Lĩnh Nam (Lingnan), thật ra sự ủng hộ dân chủ vẫn cao, nhưng do luật an ninh đã trở thành chủ đề thời sự chính, vượt qua đề tài biểu tình trong các cuộc thảo luận.

Đăng nhập Facebook | Facebook

Hãy đăng nhập Facebook để bắt đầu chia sẻ và kết nối với bạn bè, gia đình và những người bạn biết.





__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Friday, 26 June 2020

Trung Quốc cảnh báo nguy cơ xung đột trên biển với Hoa Kỳ


----- Thư được chuyển tiếp -----
Từ: NGUYỄN VÂN TÙNG <

Trung Quốc cảnh báo nguy cơ xung đột trên biển với Hoa Kỳ
Đăng ngày: 24/06/2020 - 15:58Sửa đổi ngày: 24/06/2020 - 15:58
Mỹ đưa tàu sân bay USS Ronald Reagan vào Biển Đông, Trung Quốc nổi ...
Ảnh tư liệu: Tàu sân bay Mỹ USS Ronald Reagan trong một lần đi qua vùng Biển Đông. @wikimedia/ U.S. Navy photo
Thụy My
Ông Ngô Sĩ Tồn (Wu Shicun), giám đốc Viện nghiên cứu Biển Đông của Trung Quốc, hôm qua 23/06/2020 cho rằng quân đội Mỹ triển khai ồ ạt chưa từng thấy tại châu Á-Thái Bình Dương, và cảnh báo khả năng xảy ra xung đột.
Nhân dịp giới thiệu một báo cáo về sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ trong khu vực, Ngô Sĩ Tồn cho biết Mỹ đã triển khai 375.000 quân nhân và 60% số chiến hạm tại Ấn Độ-Thái Bình Dương. Ba hàng không mẫu hạm đã được Washington gởi đến khu vực này. Trong suốt tám năm dưới thời Barack Obama, Hải quân Mỹ chỉ tiến hành 4 hoạt động bảo vệ tự do hàng hải, trong khi con số này chỉ trong nhiệm kỳ đầu của ông Donald Trump đã là 22.
Theo Ngô Sĩ Tồn, nếu có sự cố về quân sự, binh lính hai bên nổ súng sẽ là thảm họa cho quan hệ song phương. Đôi bên « cần phải tăng cường thông tin để tránh những hiểu lầm và tính toán sai lạc », qua việc tái lập các cuộc họp quân sự cấp cao, mở một đường dây điện thoại trực tiếp và tiến hành tập trận chung. Cũng theo báo cáo, Trung Quốc không coi Hoa Kỳ là đối thủ tiềm năng, và « không muốn có một cuộc chiến tranh lạnh hoặc nóng với Mỹ ».
Căng thẳng Mỹ-Trung đã tăng lên kể từ khi ông Donald Trump lên làm tổng thống năm 2017. Hoa Kỳ thường xuyên tuần tra vì tự do hàng hải trên Biển Đông, nơi Bắc Kinh xây nhiều đảo nhân tạo và quân sự hóa, gây lo ngại cho các nước láng giềng.
Mỹ-Nhật thao dượt chung trên Biển Đông
Hải quân Hoa Kỳ ngày 23/06/2020 cho biết các chiến hạm Gabrielle Giffords, Kashima và Shimayuki đã cùng thao dượt để cải thiện khả năng phối hợp và thông tin. Chuẩn đô đốc Fred Kacher, chỉ huy nhóm tác chiến viễn chinh (ESG) 7 nhấn mạnh tầm quan trọng của các cuộc thao dượt song phương Mỹ-Nhật, nhằm duy trì một khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và rộng mở.
Đệ thất Hạm đội, đơn vị có nhiều chiến hạm nhất của Hải quân Mỹ, thường có những hoạt động phối hợp với 35 quốc gia ven biển nhằm duy trì an ninh hàng hải, tránh xảy ra những xung đột.



__._,_.___

Posted by: Truc Chi <

Friday, 19 June 2020

Biển Đông: Mỹ dùng chiến thuật “áp lực tối đa” đối với Trung Quốc



Biển Đông: Mỹ dùng chiến thuật “áp lực tối đa” đối với Trung Quốc

Đăng ngày: 17/06/2020 - 14:49Sửa đổi ngày: 17/06/2020 - 14:49
Ảnh minh họa:Tàu sân bay Mỹ USS Nimitz cùng phi đội trên tàu thao diễn trên Thái Bình Dương ngày 02/06/2020
Ảnh minh họa:Tàu sân bay Mỹ USS Nimitz cùng phi đội trên tàu thao diễn trên Thái Bình Dương ngày 02/06/2020 USS Nimitz (CVN 68) - Seaman Keenan Daniels
Mai Vân
Ba hàng không mẫu hạm Mỹ đồng thời tuần tra ở châu Á, oanh tạc cơ B-1B được triển khai trên đảo Guam miền tây Thái Bình Dương, từ đó tiến hành các phi vụ trên Biển Đông, máy bay trinh sát không người lái Global Hawk cũng được đưa tới Nhật Bản để làm nhiệm vụ trong khu vực... 
Đối với giới phân tích, rất hiếm khi Hoa Kỳ tung một lực lượng hùng hậu như vậy đến vùng biển châu Á, một quyết định gắn liền với việc Trung Quốc ngày càng gia tăng các hành động khống chế Biển Đông.
Trong một bài viết ngày 15/06/2020 mang tựa đề khá châm biếm: “Ba tàu sân bay Mỹ tuần tra cùng một lúc ở Thái Bình Dương. Và Trung Quốc không vui - Three US Navy aircraft carriers are patrolling the Pacific Ocean at the same time. And China's not happy”, kênh truyền thông Mỹ CNN đã nêu bật phản ứng tức tối của Bắc Kinh trước hành động phô trương lực lượng để răn đe của Mỹ.
Ba hàng không mẫu hạm đồng thời hoạt động ở Thái Bình Dương
CNN trước hết xác nhận sự hiện diện đồng thời của ba hàng không mẫu hạm Mỹ trên vùng biển Thái Bình Dương, hai chiếc ở miền tây, chiếc còn lại đã tiến vào khu vực phía đông.
Trích dẫn các thông cáo báo chí do chính Hải Quân Mỹ công bố, CNN cho biết là hai chiếc tàu sân bay USS Ronald Reagan và USS Theodore Roosevelt đang tuần tra ở vùng biển miền tây Thái Bình Dương, trong lúc chiếc USS Nimitz cùng với hải đội hộ tống - rời cảng San Diego ở California ngày 08/06 – hiện đã có mặt ở phía đông.
Ý định phô trương uy lực của Hải Quân Mỹ được thấy rõ qua việc bộ Quốc Phòng không ngần ngại công bố hình ảnh về hoạt động của các nhóm tàu sân bay. Mạng Twitter của Hải Quân Mỹ đã liên tục đưa tin và đăng ảnh về các cuộc tập huấn của hai chiếc Theodore Roosevelt và Ronald Reagan trên Biển Philippines. Bộ Quốc Phòng Mỹ cũng công bố hình ảnh về hoạt động của tàu sân bay Nimitz ở Thái Bình Dương.
Theo CNN, với mỗi chiếc tàu chở theo hơn 60 chiến đấu cơ, đây là cuộc triển khai hàng không mẫu hạm lớn nhất ở vùng biển châu Á từ năm 2017 đến nay. Năm 2017 là thời điểm căng thẳng với Bắc Triều Tiên về chương trình hạt nhân lên đỉnh cao.
Thông điệp "răn đe" gởi đến Bắc Kinh 
Ý nghĩa phô trương uy lực của việc triển khai đồng thời ba chiếc tàu sân bay, kèm theo toàn bộ các hải đội tác chiến hùng hậu đã được chính các lãnh đạo Hải Quân Mỹ nêu bật.
Trả lời hãng tin Mỹ AP ngày 12/06, chuẩn đô đốc Stephen Koehler, chỉ huy tác chiến Bộ Tư Lệnh Ấn Độ - Thái Bình Dương của Hải Quân Mỹ khẳng định: “Tàu sân bay và các nhóm tác chiến tàu sân bay là biểu tượng sức mạnh hải quân của Mỹ. Tôi rất mừng với việc triển khai đến ba chiếc vào lúc này”.
Dù không nói rõ mục tiêu của việc triển khai, nhưng chuẩn đô đốc Koehler ghi nhận tình trạng Trung Quốc đang quân sự hóa các thực thể trên Biển Đông, bố trí trên đó các tên lửa và hệ thống tác chiến điện tử, trong bối cảnh các hoạt động của Mỹ cùng các đồng minh và đối tác có dấu hiệu chưa ngăn chặn được tham vọng của Bắc Kinh.
Giới phân tích thấy rằng qua việc triển khai đồng thời ba nhóm tàu sân bay đến châu Á, Washington muốn gởi thông điệp răn đe đến Bắc Kinh.
Trả lời hãng AP, bà Bonnie Glaser, chủ nhiệm Dự Án Sức Mạnh Trung Quốc thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế (CSIS), trụ sở tại Mỹ, nhận định: "Truyền thông Trung Quốc cho rằng khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội Mỹ đang suy giảm mạnh vì dịch Covid-19, (do đó) đợt triển khai có dấu hiệu là thông điệp của Mỹ nhằm cảnh báo Trung Quốc đừng tính toán sai lầm”.
Bắc Kinh tức tối buông lời đe dọa
Dẫu sao động thái cứng rắn rõ rệt của Mỹ đã làm dấy lên phản ứng bực tức từ phía Bắc Kinh, với các phương tiện truyền thông Trung Quốc đồng loạt lên tiếng đe dọa Hoa Kỳ.
Đi đầu trong việc hù dọa vẫn là tờ Hoàn Cầu Thời Báo tại Bắc Kinh. Theo CNN, hôm 14/06, tờ báo này tỏ ý lo ngại rằng các tàu sân bay Mỹ có thể là mối đe dọa đối với các đơn vị quân đội Trung Quốc đồn trú tại Biển Đông.
Trích dẫn một chuyên gia về hải quân ở Bắc Kinh, Hoàn Cầu Thời Báo tố cáo Mỹ “thực hiện chính sách bá quyền” khi đưa lực lượng hùng mạnh vào Biển Đông và đe dọa quân đội Trung Quốc ở những vùng mà Bắc Kinh gọi là Tây Sa và Nam Sa, tức là Hoàng Sa và Trường Sa.
Trang web tiếng Anh của quân đội Trung Quốc cũng có nhận định tương tư, và khẳng định Trung Quốc có thể tổ chức tập trận đáp trả để cho thấy hỏa lực của mình. Bài viết còn nêu rõ: “Trung Quốc cũng có tàu sân bay với vũ khí “sát thủ tàu sân bay’ như tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D và DF-26”.
Tàu sân bay Mỹ không hề bị điêu đứng vì Covid-19
Theo giới quan sát, sở dĩ Bắc Kinh đã có phản ứng tức tối, đó là vì với việc triển khai nói trên, Mỹ đã phá vỡ hoàn toàn luận điệu xuyên tạc của Bắc Kinh gần đây theo đó Hải Quân Mỹ đã bị virus corona đánh gục.
Chuyên gia Collin Koh, thuộc Viện Nghiên Cứu Quốc Phòng và Chiến Lược tại Singapore, nhận định: Sự hiện diện các tàu sân bay Mỹ trên biển châu Á đã “đi ngược lại với điều mà Trung Quốc mô tả là Mỹ bị áp lực khó khăn ở Thái Bình Dương”.
Cũng phải nói là tàu sân bay Theodore Roosevelt đã chỉ hoạt động trở lại từ ngày 04/06, sau mấy tuần lễ phải án binh bất động ở Guam do virus corona bộc phát trên tàu vào tháng Ba. Trong lúc đó chiếc Ronald Reagan cũng phải thả neo ở Nhật Bản chờ được bảo đảm là không bị một ca Covid-19 nào một khi ra biển.
Oanh tạc cơ B-1B và trinh sát cơ Global Hawk trên Biển Đông
Mỹ không chỉ gây sức ép với Trung Quốc ở trên biển mà còn gia tăng thị uy trên không bằng cách cho oanh tạc cơ hiện đại B-1B Lancer và trinh sát cơ không người lái Global Hawk RQ-4 đến hoạt động ở Biển Đông và các khu vực khác tại Thái Bình Dương.
Theo tin được kênh truyền hình Mỹ Fox News tiết lộ hôm 10/06 vừa qua, Không Quân Mỹ đã xác nhận việc sử dụng một phi đội máy bay ném bom B-1B trú đóng trên đảo Guam để hỗ trợ cho Bộ Tư Lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương, trong các nhiệm vụ trên Biển Đông.
Bên cạnh đó, phi cơ do thám hiện đại không người lái Global Hawk RQ-4 cũng được vận chuyển tới căn cứ không quân Yokota tại Nhật Bản nhằm tăng cường hơn nữa hoạt động của Mỹ trong khu vực.
Đối với các chuyên gia, Quân Đội Mỹ đã tăng cường hoạt động trong khu vực để sẵn sàng đối phó với các động thái của Trung Quốc ở cả Biển Đông lẫn vùng eo biển Đài Loan, nơi đồng minh của Mỹ đang gặp sức ép nặng nề từ Bắc Kinh.

Đăng nhập Facebook | Facebook

Hãy đăng nhập Facebook để bắt đầu chia sẻ và kết nối với bạn bè, gia đình và những người bạn biết.



__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Tuesday, 16 June 2020

Sau vụ đâm tàu ở Hoàng Sa, viện trưởng China nói VN ‘trả giá đắt’ nếu kiện về Biển Đông


https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEg9WXJaDhM-ektIeCCR0ieqTULUJKBY9Qui3b4UA0YgWo9SQ6V5J7jRAYw7dBNt01IoOHsiMxpZXPbbFLpzFH_APrubwvyjq5a23QFoPv7lM7Is1Ptb4NI95y7VuSNavHaovvDz2VyJ2K0/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg

Bãi Tư Chính: Nhận thức của người dân VN 'đã cao hơn trước' - BBC ...

Sau vụ đâm tàu ở Hoàng Sa, viện trưởng TQ nói VN ‘trả giá đắt’ nếu kiện về Biển Đông

15/06/2020

Sau vụ đâm tàu ở Hoàng Sa, viện trưởng TQ nói VN 'trả giá đắt' nếu ...

Các tàu chấp pháp của Việt Nam và Trung Quốc từng đối đầu quyết liệt hồi giữa năm 2014
Chia sẻ
  • 1015

Sau vụ đâm tàu ở Hoàng Sa, viện trưởng TQ nói VN ‘trả giá đắt’ nếu kiện ...

Viện trưởng Ngô Sĩ Tồn của TQ chuyên về Biển Đông viết cho một dự án nghiên cứu rằng sẽ có những hậu quả nếu Việ...


Một tàu Hải cảnh Trung Quốc đâm và suýt làm chìn một tàu cá Việt Nam hôm 10/6 trong vùng quần đảo Hoàng Sa có tranh chấp, dẫn đến phản đối từ Hội Nghề cá Việt Nam.
Chỉ hai ngày sau vụ việc, viện trưởng một viện nghiên cứu của Trung Quốc về Biển Đông viết cho một dự án nghiên cứu thuộc Đại học Bắc Kinh rằng sẽ có những hậu quả nếu Việt Nam dấn tới trong việc kiện về Biển Đông tại tòa trọng tài quốc tế.
Hội nghề cá lên án, phản đối
Các báo Việt Nam hôm 14/6 dẫn lời Bộ Ngoại giao tại Hà Nội cho hay một tàu sắt và một ca nô Trung Quốc đâm, va vào một tàu cá của tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam, vào ngày 10/6, ở gần đảo Linh Côn, thuộc quần đảo Hoàng Sa.
Tàu cá Việt Nam “có nguy cơ bị chìm” và 16 thuyền viên của tàu bị rơi xuống biển vì các cú đâm từ tàu Trung Quốc, theo tường thuật của VNExpress, Tuổi Trẻ, Sức Khỏe và Đời Sống.
Riêng báo Sức Khỏe và Đời Sống nêu cụ thể là “lực lượng Hải cảnh Trung Quốc” đã “đâm húc, cướp phá tài sản tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi”, gây thiệt hại khoảng 500 triệu đồng.
VNExpress và Tuổi Trẻ cho biết rằng ngay trong cùng ngày xảy ra vụ việc, hai đơn vị thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam là Cục Lãnh sự và Đại sứ quán ở Bắc Kinh đã “trao đổi” với phía Trung Quốc, “khẳng định chủ quyền” của Việt Nam với quần đảo Hoàng Sa, “yêu cầu” phía Trung Quốc điều tra, xác minh thông tin sự việc và thông báo kết quả cho Việt Nam để tiếp tục phối hợp giải quyết.
Tin tức của VNExpress và Tuổi Trẻ không cho biết Bộ Ngoại giao Việt Nam có đưa ra lời lên án hay phản đối Trung Quốc về vụ việc hay không.
Hai cơ quan báo chí này tường thuật rằng Bộ Ngoại giao “đề nghị” các cơ quan chức năng Việt Nam “sớm có các biện pháp giao thiệp cần thiết” với phía Trung Quốc nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngư dân.
Ngày 12/6, tàu cá bị nạn đã về đến Quảng Ngãi, vẫn theo tin của VNExpress và Tuổi Trẻ.
Trong khi đó, tin của Sức Khỏe và Đời Sống nói hôm 13/6 rằng Hội Nghề cá Việt Nam “lên án và phản đối hành động vô nhân đạo” nêu trên của Trung Quốc.
Hội này cũng “đề nghị” các cơ quan chức năng của Việt Nam “phản đối kịch liệt” với phía Trung Quốc để chấm dứt ngay những hành động cản trở, tấn công như kể trên tại vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam, đồng thời, “yêu cầu” Trung Quốc phải bồi thường thiệt hại cho ngư dân Việt Nam.
Ba phần tư người trên đảo Phú Lâm là lính Trung Quốc | Quốc tế | PLO
Lính hải quân Trung Quốc tuần tra trên đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa hồi năm 2016
Cả Việt Nam lẫn Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền về Hoàng Sa, song trên thực tế, Trung Quốc giành quyền kiểm soát hầu hết quần đảo này từ tay Việt Nam Cộng Hòa kể từ đầu năm 1974. Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam hiện nay không nắm giữ thực thể nào ở đó.
Hai ngày sau vụ tàu cá Việt Nam bị tàu Hải cảnh Trung Quốc đâm, một học giả Trung Quốc đưa ra nhận định hôm 12/6 rằng Việt Nam có thể nhận một số hậu quả nếu kiện Trung Quốc ra tòa trọng tài quốc tế về Biển Đông.
Theo tìm hiểu của VOA, tiến sĩ Ngô Sĩ Tồn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nam Hải Quốc gia của Trung Quốc, nêu ra ý kiến trong bài viết cho chương trình “Sáng kiến Tìm hiểu Tình hình Chiến lược Nam Hải” (tức Biển Đông), thuộc Viện Nghiên cứu Hải dương tại Đại học Bắc Kinh.
Việt Nam có động lực nào để khởi kiện?
Trong bài viết bằng tiếng Anh có nhan đề “Liệu Việt Nam có suy nghĩ kỹ trước khi nộp đơn kiện về Nam Hải (tức Biển Đông)?”, vị Viện trưởng họ Ngô đặt giả thiết rằng nếu Việt Nam khởi kiện, Việt Nam sẽ làm giống như Philippines.
Hồi tháng 7/2016, sau khi xem xét đơn kiện của Manila chống lại tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với Biển Đông, một tòa trọng tài quốc tế ra phán quyết phủ nhận bản đồ 9 đoạn của Trung Quốc ở Biển Đông.
Mặc dù phán quyết của tòa trọng tài không có cơ chế thực thi nào đi kèm, song nhiều chuyên gia pháp lý quốc tế và Việt Nam vẫn xem đó là một thắng lợi lịch sử, không chỉ đối với nguyên đơn là Philippines mà cho cả các nước khác có tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông, bao gồm Việt Nam.
Tiến sĩ Ngô Sĩ Tồn, vị Viện trưởng của Trung Quốc, cho rằng có thể có 4 lý do mà Việt Nam toan tính để tiến tới khởi kiện Trung Quốc, theo bài viết của học giả này mà VOA đọc được.
Lý do thứ nhất, theo ông Ngô, là Việt Nam có lẽ muốn biến việc chiếm giữ các đảo và rạn san hô ở Trường Sa trở thành việc có tính vĩnh viễn, và như vậy sẽ làm suy yếu chủ quyền lãnh thổ và yêu sách về các quyền hàng hải của Trung Quốc.
Thứ hai, Việt Nam tin rằng việc phân xử qua tòa trọng tài như vậy sẽ tạo cơ sở cho việc chống lại các hành động của Trung Quốc, cũng như tạo cơ sở cho cộng đồng quốc tế trợ giúp Việt Nam, Viện trưởng Ngô Sĩ Tồn viết.
Lý do thứ ba là Việt Nam có thể cố làm xấu đi hình ảnh Trung Quốc, làm cho nước này bị xem là “bắt nạt” những nước yếu hơn và không tôn trọng luật pháp quốc tế, nhằm đưaTrung Quốc vào thế bất lợi. Theo học giả họ Ngô, tính toán này của Việt Nam cũng phù hợp với cách tiếp cận chiến lược của Hoa Kỳ trong việc kiềm chế Trung Quốc.
Cuối cùng, có khả năng là Việt Nam hy vọng kết quả tiềm tàng từ phân xử của tòa trọng tài sẽ trì hoãn các cuộc đàm phán về Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC), mở ra nhiều cơ hội để Việt Nam tối đa hóa lợi ích của mình trong khu vực, tiến sĩ Ngô Sĩ Tồn viết.
Tuy nhiên, học giả Trung Quốc này cho rằng nếu Việt Nam dấn tới khởi kiện Trung Quốc, đó sẽ là việc làm “không khôn ngoan” và Việt Nam “sẽ phải trả giá”.Sau vụ đâm tàu ở Hoàng Sa, viện trưởng TQ nói VN 'trả giá đắt' nếu ...
Một cuộc biểu tình lớn ở Hà Nôi hồi năm 2017 đánh dấu ngày Trung Quốc chiếm Hoàng Sa vào năm 1974
TQ 'sẽ' cứng rắn ở Trường Sa, Bãi Tư Chính
“Nếu Việt Nam liều lĩnh dám nộp đơn kiện ra tòa trọng tài, tôi tin rằng Trung Quốc sẽ không ngồi yên”, Viện trưởng Ngô viết.
Tiếp đến, học giả này liệt kê ra những động thái đáp trả mà Trung Quốc có thể tiến hành, trong đó, hàng đầu là Trung Quốc có thể công bố đường cơ sở thể hiện lãnh hải của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa, mà họ gọi là Nam Sa.
Thứ hai, Trung Quốc có thể hành động cứng rắn hơn và trấn áp mạnh hơn đối với việc ngư dân Việt Nam đánh bắt cá mà Bắc Kinh gọi là “bất hợp pháp” tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa, mà Trung Quốc đặt tên là Tây Sa, vẫn theo lời Viện trưởng Ngô Sỹ Tồn.
Ngoài vụ đâm tàu mới nhất xảy ra hôm 10/6 nêu ở phần đầu bản tin, Trung Quốc đã nhiều lần đâm chìm hoặc bắt giữ, phạt tiền các tàu các Việt Nam ở vùng biển này trong các năm gần đây.
Một biện pháp đáp trả nữa từ phía Bắc Kinh nếu Hà Nội khởi kiện, theo vị tiến sĩ Trung Quốc, là đất nước 1,4 tỷ dân “có thể kìm hãm và chặn đứng” quá trình quân sự hóa của Việt Nam trên các đảo và các rạn san hô nằm trong tay Việt Nam.
Viện trưởng Ngô Sĩ Tồn phác họa về một số hành động mang tính chiến thuật như “chặn đường và xua đuổi tàu Việt Nam đi vào vùng biển không được phép”, làm đứt nguồn cung cấp hậu cần cho binh sĩ Việt Nam đồn trú trên các đảo và rạn san hô. “Các biện pháp quản lý và kiểm soát hơn thế nữa sẽ được thực hiện nếu cần”, tiến sĩ Ngô cảnh báo.
Cuối cùng, vị Viện trưởng của Trung Quốc nói nước của ông ta có thể khởi sự thăm dò dầu khí trong Bãi Tư Chính. “Nếu Việt Nam nộp đơn khởi kiện, Trung Quốc có thể nhân cơ hội này đi trực tiếp vào Bãi Tư Chính mà không chịu bất kỳ trách nhiệm pháp lý nào để khởi động việc thăm dò dầu khí … Đây sẽ là một bước đột phá đối với Trung Quốc, là hoạt động thăm dò dầu khí đầu tiên ở khu vực Nam Sa”, tiến sĩ Ngô Sĩ Tồn viết.
Kết luận bài viết, học giả họ Ngô khẳng định nếu chọn con đường kiện tụng, Việt Nam sẽ chứng kiến quan hệ Việt-Trung bị thụt lùi và “trả giá đắt” cho những biện pháp đáp trả từ phía Trung Quốc.
“Việt Nam nên nghĩ kỹ trước khi nộp đơn kiện”, Viện trưởng Ngô Sĩ Tồn nhấn mạnh.
Tham khảo với giới nghiên cứu, VOA được biết rằng ở đất nước Trung Quốc dưới quyền lãnh đạo duy nhất của đảng cộng sản, quan điểm của một viện trưởng như ông Ngô Sĩ Tồn không thể có sự khác biệt với quan điểm của đảng và nhà nước Trung Quốc.
Ba ngày sau khi vị Viện trưởng của Trung Quốc nêu ra quan điểm chứa đựng những ý tứ đe dọa, đến thời điểm bài báo này của VOA được đăng, phía Việt Nam vẫn chưa có phản ứng chính thức nào.

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh

Tuesday, 9 June 2020

Xung quanh lời kêu gọi 'loại TQ' khỏi Hội đồng Bảo an LHQ




Xung quanh lời kêu gọi 'loại TQ' khỏi Hội đồng Bảo an LHQ

Mỹ Hằng BBC News Tiếng Việt
  • 5 tháng 6 2020
·  

Xung quanh lời kêu gọi 'loại TQ' khỏi Hội đồng Bảo an LHQ

TS Lê Trung Tĩnh nói vì sao ông khởi xướng thỉnh nguyện thư hiện thu hút gần 35 nghìn người ký, đòi "loại TQ khỏ...


Pool/Getty Images

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến dự tiệc chào mừng Diễn đàn Vành đai và Con đường tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 14/5/2017
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến dự tiệc chào mừng Diễn đàn Vành đai và Con đường tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 14/5/2017
Một sáng kiến cá nhân, đưa ra lời kêu gọi loại Trung Quốc khỏi Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (LHQ) sau một tháng, tới nay đã thu hút gần 35.000 chữ ký.
TS Lê Trung Tĩnh, tác giả bức thỉnh nguyện thư cho hay, tính đến ngày 15/5/2020, số người ký từ nước ngoài thậm chí vượt trội số người ký tại Việt Nam.

Sign the Petition

Remove China from UN Security Council permanent members


Anh, Mỹ và Hong Kong là ba nơi đứng đầu bảng về số người tham gia ký thỉnh nguyện thư. Việt Nam đứng thứ năm trong danh sách này, sau Ấn Độ.
Ngoài ra còn có nhiều người đến từ Nhật Bản, Pakistan, Brazil, Hàn Quốc, Thái Lan, Phần Lan, Ma cao, Thụy Điển, Mexico, Singapore, Ấn Độ....
Biển Đông: Tham vọng Trung Quốc và chiến lược Việt, Mỹ thời Covid-19
TQ lại lấn át ở Biển Đông, VN còn trông đợi Mỹ được không?
USS Theodore Roosevelt thăm Đà Nẵng: Mỹ gửi tín hiệu gì cho VN và TQ?
Carl Thayer nhận định việc Mỹ mời VN tập trận Vành đai Thái Bình Dương
Thỉnh nguyện thư được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc đang ngày càng có nhiều hoạt động trên các vùng biển tranh chấp trên Biển Đông.

'Xuất phát từ vấn đề Biển Đông'

Trao đổi với BBC News Tiếng Việt, TS Lê Trung Tĩnh, hiện đang sống và làm việc tại Vương Quốc Anh, tác giả bức thỉnh nguyện thư song ngữ Anh, Việt, cho hay:
Image en ligne
Khó khăn để thực sự loại bỏ được Trung Quốc khỏi Hội đồng Bảo an LHQ nhưng không có gì là không thể thay đổi trong thế giới ngày nay với những thách thức mới, những vấn đề xuyên quốc gia đòi hỏi mọi nước phải cư xử có trách nhiệm.TS Lê Trung Tĩnh
"Lý do tôi soạn thỉnh nguyện thư này và kêu gọi cộng đồng tham gia ký là do Trung Quốc cho thấy họ là quốc gia liên tục vi phạm các nguyên tắc và mục đích cơ bản nhất của Hiến chương LHQ."
"Việc họ lâu nay nắm vị trí cầm cân nảy mực trong LHQ đi ngược lại mong muốn và cách thức vận hành tổ chức này của nhân loại. Do đó việc Trung Quốc bị loại khỏi Hội đồng Bảo an LHQ thể hiện ý nguyện của cộng đồng dân cư yêu hòa bình trên thế giới, những người coi trọng công lý quốc tế."
"Đối với Việt Nam, Trung Quốc cũng đã nhiều lần vi phạm Hiến chương LHQ trong việc xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa năm 1974, Trường Sa năm 1988, gây thương vong cho nhiều binh sĩ hải quân Việt Nam. Trung Quốc càng ngày càng mạnh bạo hơn trong việc sử dụng vũ lực trên Biển Đông. Ví dụ gần đây nhất là việc Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam."
"Trung Quốc làm tất cả các điều này khi đang đóng vai trò là Thành viên thường trực Hội đồng Bảo an LHQ. Điều này cho thấy rằng, họ ỷ quyền cậy thế hơn là tôn trọng các nguyên tắc và trách nhiệm của vị trí họ đang có để hành xử đúng mực."
"Việc loại Trung Quốc ra khỏi Hội đồng Bảo an LHQ sẽ cho thấy nếu họ không cư xử đúng mực, họ có thể bị loại. Điều này sẽ khiến Trung Quốc cư xử chừng mực hơn, sống đàng hoàng với Việt Nam và các nước láng giềng hơn."

Thỉnh nguyện thư có giá trị thực tiễn thế nào?

Cho tới nay, đã từng có nhiều thỉnh nguyện thư được đưa ra, thu hút đông đảo ủng hộ từ công chúng. Gần đây nhất, thỉnh nguyện thư kêu gọi Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros từ chức đã tập hợp được hơn 1 triệu chữ ký. Tuy nhiên cho tới nay, ông Tổng giám đốc WHO vẫn tại vị.
Vậy thỉnh nguyện thư có đóng góp được tiếng nói gì vào các quyết định thực tế hay không?
Trước câu hỏi này, TS Lê Trung Tĩnh cho rằng ngoài thể hiện mong muốn của cộng đồng, thỉnh nguyện thư còn là "một cách truyền thông, đánh động suy nghĩ, lương tri của mọi người".
"Tác dụng thông tin là vô cùng lớn. Trong số những người ký thỉnh nguyện thư, có nhiều người là người Anh, Mỹ, Nhật, Ấn Độ... Họ biết việc Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa, Trường Sa, biết đến đường chữ U ngang ngược và vô pháp, và biết đến khả năng và cách thức có thể buộc Trung Quốc ra khỏi Hội đồng Bảo an. Điều này cho thấy đây là vấn đề được sự quan tâm và ủng hộ mạnh của nhiều nước, người trên thế giới."
"Dĩ nhiên là khó khăn để thực sự làm được điều này nhưng không có gì là không thể thay đổi trong thế giới ngày nay càng mở hơn với những thách thức mới, những vấn đề xuyên quốc gia đòi hỏi mọi nước, đặc biệt là nước lớn, cần phải cư xử có trách nhiệm."
"Thảm họa đại dịch Covid 19 là một ví dụ. Các trật tự cũ từ những năm sau Thế chiến thứ hai có thể được xem lại. Việc Trung Quốc nắm vị trí Hội đồng Bảo an không phải là sự mãi mãi hiển nhiên mọi người cần phải chấp nhận. Đặc biệt là khi họ cư xử không đúng mực."
"Điều 6 của Hiến chương LHQ ghi rõ: "Một thành viên của LHQ vi phạm liên tục các Nguyên tắc trong Điều lệ hiện tại có thể bị Đại hội đồng trục xuất khỏi Tổ chức theo đề nghị của Hội đồng Bảo an." Như vậy dù khó nhưng không phải không thể."

Các kịch bản để loại Trung Quốc khỏi Hội đồng Bảo an LHQ

Image en ligneRAHMAD SURYADI/Getty Images
Theo một tờ báo Ấn Độ, TheHillstimes, quy định hiện hành của Hội đồng Bảo an LHQ (hiện có 5 thành viên thường trực và 10 không thường trực) khiến việc loại Trung Quốc khỏi tổ chức này gần như là không thể.
Cụ thể, khi Hiến chương LHQ được ban hành vào năm 1945, không có điều khoản nào về việc làm thế nào để loại một thành viên khỏi nhóm. Trong khi đó, hầu hết các vấn đề của LHQ phụ thuộc vào quyết định của Hội đồng Bảo an.
Bài 'Will China be dismissed from Security Council?' của Kumar Ramesh hồi giữa tháng 4/2020 nói rằng, đối với Trung Quốc, giống như tất cả các thành viên thường trực, quyền lực lớn nhất của nước này là quyền phủ quyết, theo Điều 27C của Hiến chương LHQ. Trong đó quy định bất cứ nghị quyết nào được thông qua cần đạt 9 phiếu trong đó có phải có sự đồng thuận của 5 thành viên thường trực.
Do không nơi nào trong hiến chương đề cập đến việc loại bỏ các thành viên của Hội đồng Bảo an, có thể có những cách như sau để loại Trung Quốc, theo TheHillstimes.
Cách pháp lý: Sửa đổi Hiến chương LHQ, thêm vào điều khoản loại bỏ một thành viên. Nhưng thách thức lớn nhất ở đây là việc sửa đổi bắt buộc phải có sự đồng ý của 5 thành viên thường trực với hai phần ba thành viên của Đại hội đồng LHQ. Rõ ràng Trung Quốc sẽ không bỏ phiếu để tự loại mình. Ngoài ra, dù Điều 06 của Hiến chương quy định rằng sẽ có 'hành động' nếu một quốc gia thành viên vi phạm các nguyên tắc của Hiến chương. Nhưng việc này cũng vấp phải thách thức vừa nêu.
Không pháp lý: Các nước cùng tẩy chay Trung Quốc do sự bất cẩn dẫn đến làm bùng phát đại dịch virus corona toàn cầu, và việc truyền bá tin thất thiệt. Nhưng điều này quả là thách thức lớn trong nền kinh tế toàn cầu, khi mọi quốc gia đều cần Trung Quốc, do đó không chắc họ sẽ ủng hộ việc cô lập Trung Quốc.
Cách cuối cùng: Cải tổ hoàn toàn LHQ. Qua đó, thêm thành viên thường trực và bổ sung điều khoản trục xuất thành viên. Tuy nhiên, điều này khó có thể thực hiện được trong vòng 50-100 năm tới, theo phân tích của TheHillstimes.

Will China be dismissed from Security Council?



'Cánh cửa hi vọng'

Ông Lê Trung Tĩnh nói điều ông cho là 'cánh cửa hi vọng'.
"Ví dụ Đức nêu vấn đề cần phải bàn về tư cách thành viên thường trực của Trung Quốc lên Hội đồng Bảo an, 9 nước khác đồng ý (ví dụ Anh, Pháp, Mỹ và 6 nước thành viên không thường trực) thì vấn đề có thể được đưa ra phiên đặc biệt của Đại hội đồng để quyết định."
"Đúng là quy trình sẽ không đơn giản và sẽ có nhiều mặc cả chính trị, nhưng không phải là không thể. Đặc biệt là trong tình hình hiện giờ nước nào cũng muốn gửi hóa đơn các thiệt hại kinh tế do Covid-19 đến Trung Quốc."
"Tổ chức nào cũng do con người đặt ra và cũng có thể thay đổi để phục vụ lợi ích và hạnh phúc của con người. Tất cả tùy thuộc vào việc chúng ta có lên tiếng mạnh mẽ đủ hay không, và với Thỉnh nguyện thư này đó là thông qua chữ ký của các bạn."

'Vì sao tôi ký'?

Trong phần nêu lý do ký thỉnh nguyện thư, có rất nhiều ý kiến khác nhau đến nhiều người, nhiều quốc gia.
Đáng chú ý là một số lượng lớn người Hong Kong nhân dịp ký thỉnh nguyện thư đã bảy tỏ chính kiến của mình về Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Bruce Wong (Hong Kong): "Tôi là người Hong Kong, không phải người Trung Quốc. ĐCSTQ đã tiến hành các hành động tàn bạo chống lại loài người đối với người Hong Kong bằng cách sử dụng Lực lượng Cảnh sát Hong Kong."
Guruprit Singh (Hong Kong): "Tôi ký vì Trung Quốc không xứng đáng ở trong hội đồng đó. Họ đang cố gắng để đàn áp tiếng nói của người Hong Kong."
James Lee (Hong Kong): "ĐCSTQ rất độc đoán. Tập Cận Bình, lãnh đạo chuyên chế của ĐCSTQ, cai trị đất nước theo cách độc tài tuyệt đối. Ở trong nước, ông ta đàn áp tự do của người dân và cướp tài sản, đất đai của họ. Ông ta đánh đập tất cả những người bất đồng chính kiến và đối xử tàn nhẫn với họ. Phần lớn người dân ở đây không có tự do và sống một cuộc sống hỗn loạn. Người dân tộc thiểu số ở Tây Tạng và Tân Cương có tôn giáo, văn hóa và lối sống riêng. Nhưng ông Tập buộc họ phải rút lại truyền thống của mình và phải theo người Hán chiếm đa số. ĐCSTQ tìm cách đưa ra những cáo buộc về tội khủng bố đối với họ. Về mặt quốc tế, ĐCSTQ đã liên tục xâm chiếm hải phận của các nước Đông Nam Á. Đe dọa chiếm Đài Loan bằng vũ lực. Trục lợi từ đầu tư quốc tế tại Trung Quốc của các quốc gia trên toàn thế giới bằng cách sao chép nhãn hiệu và thâm nhập vào tất cả các khía cạnh bao gồm giáo dục, chính trị, công nghệ, kinh doanh và bầu cử v.v..."
Benjamin Kyou (California, Mỹ):Trung Quốc đã vi phạm tất cả các nguyên tắc của LHQ và quyền con người ."
May Taraphaisal (Bangkok, Thailand): Trung Quốc đang thúc đẩy giá trị của Đảng Cộng sản để thống trị thế giới. Trung Quốc cũng vi phạm nhân quyền. "
Vinh Nguyen (Việt Nam): "Tôi ký bởi Trung Quốc là kẻ man rợ của thế giới loài người."
David Trinh (Việt Nam): "Có lý khi loại bỏ một kẻ bắt nạt."

Các diễn biến mới tại Trung Quốc

Luật an ninh về Hong Kong mà Quốc hội Trung Quốc vừa thông qua đã gây ra các làn sóng biểu tình trên đường phố Hong Kong.
Tuy thế, về phía Trung Quốc, theo Tân Hoa Xã và Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc (CRI), trong vòng 8 ngày qua, "Mặt trận chung của các giới Hong Kong" đã ký gần 3 triệu chữ ký thông qua trang web và các trạm đặt bên đường phố ủng hộ luật này.
CRI hôm 01/06 đưa tin về sự kiện "bày tỏ nguyện vọng của người dân Hong Kong, kiên quyết ủng hộ Hong Kong, bảo vệ nhà nước thông qua luật an ninh quốc gia tại Hong Kong".

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List