Sàn giao dịch bất động sản Biển Đông

Sàn giao dịch bất động sản Biển Đông

>

Friday 18 May 2018

Phản ứng về việc Hoa Kỳ xé thỏa ước Iran

Phản ứng về việc Hoa Kỳ xé thỏa ước Iran

NGUYỄN ĐẠT THỊNH


Ngày thứ Ba, mùng 8 tháng 5, 2018, Tổng Thống Trump chính thức loan báo quyết định Hoa Kỳ rút khỏi J.C.P.O.A. (Joint Comprehensive Plan of Action - kế hoạch chung về hành động toàn diện) -thường được gọi là 'thỏa ước Iran ngưng hoạt động nguyên tử'.
Việc Hoa Kỳ không tham gia thỏa ước đó nữa, và tái lập những biện pháp trừng phạt Iran trên địa hạt kinh tế tạo ra nhiều phản ứng quốc tế và quốc nội -đa số lo âu, một số ít hơn reo mừng.
Xin liệt kê một vài phản ứng đó.
1. Phản ứng của baquốc trưởng Âu Châu
Ba nhân vật đang lãnh đạo ba cường quốc Âu Châu là Thủ Tướng Đức, bà Angela Merkel, Thủ Tướng Anh, bà Theresa May, và Tổng Thống Pháp Emmanuel Macron.
Họ phổ biến một bản tuyên ngôn chung như sau: “Những nhà lãnh đạo Pháp, Đức, và Anh rất tiếc và vô cùng lo âu trước việc Tổng Thống Trump rút Hoa Kỳ ra khỏi J.C.P.O.A.
"Ba quốc gia chúng tôi khẳng định là chúng tôi quyết định tiếp tục tôn trọng thỏa ước, vì thỏa ước đó vẫn còn quan trọng cho nền an toàn chung của đất nước chúng tôi.
"Chúng tôi yêu cầu Hoa Kỳ cam kết giữ nguyên vẹn tinh thần của thỏa ước, tránh không tạo trở ngại phá vỡ tinh thần của thỏa ước. Sau nhiều tháng vận động với Hoa Kỳ không kết quả, chúng tôi kêu gọi Hoa Kỳ làm mọi việc họ có thể làm để duy trì những biện pháp tránh lan rộng vũ khí nguyên tử đã đạt được qua thỏa ước J.C.P.O.A.., duy trì bằng cách tiếp tục tôn trọng những điểm chính trong thỏa ước.
“Chúng tôi cũng khuyến khích Iran tự chế trong hành động đối phó với Hoa Kỳ; tự chế bằng cách vẫn tôn trọng những ràng buộc của thỏa ước, cộng tác nhanh chóng và toàn diện với những toán kiểm soát IAEA của LHQ.Đổi lại, Iran sẽ tiếp tục nhận được các biện pháp tháo gỡ trừng phạt mà họ có quyền nhận vì vẫn tuân thủ các điều khoản của thỏa ước.”

2. Phản ứng của Do Thái
Phản ứng của Thủ Tướng Do Thái Benjamin Netanyahu là bức tweet, nguyên văn: “Do Thái hoàn toàn ủng hộ quyết định táo bạo của ông Donald Trump, từ bỏ bản thỏa ước hạt nhân thảm khốc đã ký với chế độ khủng bố Teheran. Bản thỏa ước đó không những không đẩy lui chiến tranh, mà đã thật sự đang đem chiến tranh đến gần chúng ta hơn; bản thỏa ước đó không làm Iran bớt hiếu chiến, mà ngược lại đang khiến họ trở thành hiếu chiến hơn.”



3. Phản ứng của Bỉ
Thủ Tướng Bỉ Charles Michel cũng lên tiếng qua Twitter; ông viết: “Thiếu thỏa ước Iran có nghĩa là thêm bất ổn, hoặc thêm chiến tran tại Trung Đông; tôi vô cùng tiếc việc ông Donald Trump rút ra khỏi JCPOA. Liên Âu và những quốc gia đã ký kết Thỏa Ước Iran phải tiếp tục quan hệ, và Iran phải tiếp tục làm tròn những điều cam kết.”

4. Phản ứng của Liên Âu
Đại diện ngoại giao của Liên Âu, bà Federica Mogherini, tuyên bố: “Liên Âu rất tiếc là tổng thống Hoa Kỳ tuyên bố rút khỏi thỏa ước JCPOA; nếu Hoa Kỳ tái xét quyết định của họ, Liên Âu sẽ vui mừng đón họ trở lại. Dù sao Hoa Kỳ vẫn là quốc gia thân hữu, cộng tác với chúng ta chặt chẽ nhất.. Người Liên Âu chúng ta thường tâm niệm là thỏa ước nguyên tử ký với Iran không phải là một thỏa ước song phương, do đó không nước nào có quyền tự ý xé bỏ nó được.”


5. Phản ứng của Saudi Arabia
Hoàng tử Khalid bin Salman, đại sứ Saudi Arabia tại Hoa Kỳ tuyên bố: “Vương Quốc Saudi Arabia hoàn toàn ủng hộ những biện pháp của Hoa Kỳ đối với thỏa ước JCPOA; lâu nay, chúng tôi vẫn giữ thái độ dè dặt đối với thỏa ước này. Iran và chương trình hỏa tiễn của họ đều ủng hộ lực lượng khủng bố tại Trung Đông

Về dư luận quốc nội thì các chính khách Cộng Hòa vẫn ủng hộ mọi việc làm của tổng thống, và các chính khách Dân Chủ chống đối.

Nguyên tổng thống Barack Obama nhận định: “Đối với Hoa Kỳ, việc vũ khí nguyên tử được phổ biến tràn lan là một trong những điều vô cùng nguy hiểm; ngoài ra tình trạng chiến tranh Trung Đông lan rộng cũng là một nguy hiểm quan trọng khác. Và đó là hai nguyên nhân chính tạo ra thỏa ước JCPOA, thỏa ước cho đến ngày 5/8/2018 vẫn được tuân thủ.

“Quan điểm 'thỏa ước vẫn được tuân thủ' được sự đồng ý của các quốc gia Âu Châu đồng minh với Hoa Kỳ, của những quan sát viên độc lập, và của đương kim tổng trưởng quốc phòng Hoa Kỳ. J.C.P.O.A. đem lợi ích cho Hoa Kỳ - thỏa ước đó đã giảm thiểu đáng kể chương trình hạt nhân của Iran. Và J.C.P.O.A. là một mô hình kiểu mẫu cho những gì có thể thực hiện bằng phương tiện ngoại giao - hình thức kiểm soát và xác định đang được thực hiện tại Iran, phải được đặt ra với Bắc Hàn.

“Trong lúc đang mưu tìm một giải pháp ngoại giao với Bắc Hàn, mà chúng ta lại phá bỏ JCPOA -một thành quả khác của ngoại giao, thì quả là mâu thuẫn.

“Điều đó chứng minh sự sai lầm chúng ta đang làm -xóa bỏ JCPOA, quay mặt đi không nhìn đến những quốc gia thân hữu nhất, và phủ nhận nỗ lực của những nhà ngoại giao, những khoa học gia ngoại hạng của Hoa Kỳ.”

Không ai có thiện cảm với Iran, nhưng kềm chế khả năng nguyên tử của Iran cũng không phải là một hành động bầy tỏ thiện cảm; và JCPOA là thỏa ước đang giúp Hoa Kỳ và thế giới khả năng kềm chế đó.
Lý do khiến Trump đơn phương rút lui, không cộng tác với bốn siêu cường cộng với Đức nữa, đang là câu hỏi đầy băn khoăn của nhiều người Âu, nhiều người Mỹ.

Mong là ông không đi quá một bước nữa để đồng minh với Thủ Tướng Do Thái Netanyahu trong cuộc chiến tranh ông ta đang ngấm ngầm khai diễn với Iran.

Netanyahu nỗ lực tạo thuận lợi để hy vọng Mỹ sẽ 'trừng phạt' Iran, vì cuộc chiến tranh mở rộng đó hy vọng giúp ông thủ tướng không phải ra tòa để trả lời về tội tham nhũng.
(ndt)


__._,_.___

Posted by: "Patrick Willay

No comments:

Post a Comment

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List