Sàn giao dịch bất động sản Biển Đông

Sàn giao dịch bất động sản Biển Đông

>

Monday, 28 May 2018

Mỹ điều hai chiến hạm tiến gần hàng loạt đảo thuộc quần đảo Trường Sa mà Trung Cộng chiếm đóng của Việt Nam

 




TQ nói tàu Mỹ 'khiêu khích', gây tổn hại niềm tin

https://www.bbc.com/vietnamese/world-44279712?SThisFB



Mỹ điều hai chiến hạm tiến gần hàng loạt đảo thuộc quần đảo Trường Sa mà Trung Cộng chiếm đóng của Việt Nam, bởi cuộc tuần tiễu vì “tự do hàng hải” của Hải Quân Mỹ diễn ra trong bối cảnh truyền thông quốc tế đăng tải những hình ảnh vệ tinh mới nhất, cho thấy Trung Cộng đã đưa những giàn phóng hỏa tiễn phòng không và chống hạm tới đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa.
Image result for Tàu khu trục USS Higgins (DDG 76) của Hải quân Mỹ (Ảnh: US Navy)

Tàu khu trục USS Higgins (DDG 76) của Hải quân Mỹ (Ảnh: US Navy)

Reuters hôm nay 27/5 dẫn lời hai quan chức Mỹ giấu tên cho biết tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường Higgins và tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường Antietam của Hải quân Mỹ đã đi vào vùng biển thuộc phạm vi 12 hải lý xung quanh các đảo Cây, Linh Côn, Tri Tôn và Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Đây là một phần trong hoạt động tuần tra đảm bảo tự do hàng hải và hàng không của các tàu và máy bay Mỹ trên Biển Đông. Theo Reuters, mặc dù việc triển khai tàu Mỹ đã được lên kế hoạch từ trước đó nhiều tháng và Washington cũng từng tiến hành nhiều hoạt động tương tự trước đây, song cuộc tuần tra lần này diễn ra chỉ vài ngày sau khi Lầu Năm Góc tuyên bố rút lại lời mời Trung Quốc tham gia cuộc tập trận thường niên Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) do những động thái quân sự hóa phi pháp của Bắc Kinh trên Biển Đông.

Cuối tuần trước, truyền thông quốc gia Trung Quốc lần đầu tiên đăng tải một đoạn video cho thấy các máy bay ném bom tầm xa H-6K hạ cánh xuống quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, một động thái mà Lầu Năm Góc cho rằng gây căng thẳng khu vực. Lầu Năm Góc cho biết có bằng chứng đáng tin cậy chứng minh rằng Trung Quốc đã triển khai các tên lửa chống hạm, đất đối không và hệ thống gây nhiễu điện tử tới các thực thể ở Trường Sa trên Biển Đông.
 Image result for Tàu khu trục USS Higgins (DDG 76) của Hải quân Mỹ (Ảnh: US Navy)
__._,_.___

Posted by: Truc Chi 

Wednesday, 23 May 2018

Biển Đông: TC Tránh Né Mỹ

  

Biển Đông: TC Tránh Né Mỹ

Vi Anh
media
Trong cuộc điều trần trước Thượng Viện Hoa Kỳ ngày 17/04/2018, Đô đốc Philip Davidson người được đề cử làm Tư Lịnh Lực Lượng Mỹ ở Thái Bình Dương báo động về những mối đe dọa mà Trung Quốc đặt ra, và kêu gọi Washington mau chóng tăng cường quân bị và khí tài để đối phó. Ông dẫn chứng gần nhứt, trong ba tuần đầu tháng Tư 2018, Hải Quân Trung Quốc đã tung ra một loạt hành động vừa thị uy vừa khiêu khích trên Biển Đông, không chỉ đối với các láng giềng trong khu vực, mà còn nhắm cả vào Mỹ lẫn Úc, hai nước đang can dự vào vấn đề Biển Đông.

Trung Quốc đã khai triển hệ thống tác chiến trên các đảo nhân tạo họ bồi đắp ở quần đảo Trường Sa và hiện có khả năng kiểm soát các tuyến hàng hải chiến lược đi qua khu vực. Ông nhấn mạnh “Trên Biển Đông, Trung Quốc đã xây dựng một loạt các trạm ra đa, trung tâm tác chiến điện tử và thiết bị phòng thủ trên quần đảo Trường Sa, bao gồm các thực thể Châu Viên (Cuarteron), Chữ Thập (Fiery Cross), Ga Ven (Gaven), Tư Nghĩa (Hughes), Gạc Ma (Johnson), Vành Khăn (Mischief) và Xu Bi (Subi). Thiết bị lắp đặt trên các căn cứ này đã tăng cường đáng kể khả năng kiểm soát trong thời gian thực, cũng như khả năng gây nhiễu điện từ trên một phần rộng lớn ở Biển Đông, thách thức nghiêm trọng các chiến dịch quân sự của Mỹ trên vùng biển này”.  Nỗi quan ngại của vị tư lệnh Mỹ rất lớn, vì theo ông, quân đội TQ có thể sử dụng các căn cứ đó để mở rộng ảnh hưởng đến những nơi cách Trung Quốc hàng ngàn cây số, tung lực lượng viễn chinh đến tận vùng Châu Đại Dương. Đô đốc Philip Davidson kết luận, TQ hiện đủ mạnh để có thể "thâu tóm" Biển Đông và chỉ có một cuộc xung đột vũ trang mới có thể ngăn chặn điều này. Theo viên tướng này, sau gần 5 năm nạo vét và bồi đắp các rạn san hô ở quần đảo Trường Sa đang tranh chấp với Philippines, Malaysia và Việt Nam, «Trung Quốc hiện có khả năng kiểm soát Biển Đông trong mọi tình huống ngoại trừ một cuộc chiến tranh với Hoa Kỳ».

Khi được hỏi về điều này, phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Sarah Sanders khẳng định rằng chính quyền Trump «biết rất rõ về hoạt động quân sự hóa Biển Đông của Trung Quốc» và đe dọa Bắc Kinh về «những hậu quả» phải gánh chịu.

Trong vùng Á châu Thái bình dương, trong số các nước Việt Nam, Phi luật tân, Mã Lai, Brunei, Đài loan dù bị TC xâm lấn biển đảo, sách nhiễu tàu bè, không nước nào đủ sức chống nổi, đánh lại TC. Chỉ có Mỹ mới đủ sức ngăn chận TC. Dù không tham vọng đất đai, Mỹ không  bao giờ, không lý do gì để mất Biển Đông vào tay TC. Mỹ cần tự do hàng hải và hàng không trên vùng biển, vùng trời ở Á châu Thái bình dương. Mỹ coi hai tự do lưu thông này là quyền lợi cốt lõi, quyền lợi quốc gia của Mỹ. 75% hàng hoá thế giới qua lại vùng này. 5.000 tỷ Mỹ kim hàng hoá của Mỹ qua lại đây. Ở phía Bắc Mỹ có gần 100.000 quân Mỹ đóng ở Hàn Quốc và Nhựt, cần được tiếp vận, tiếp liệu nặng.

Công luận Mỹ, xu hướng Mỹ từ Hành pháp, Quân đội Mỹ, đến Quốc Hội và nhân dân Mỹ và các chiến lươc gia của Mỹ ở các trung tâm nghiên cứu ngày càng nhận thấy chỉ có chiến tranh mới ngăn cản được TC tóm thâu Biển Đông. Mỹ chỉ coi những bố trí hoả tiễn, cơ sơ quân sự của TC trên các đảo,  bãi đá  và cho tàu chiến, chiến đấu cơ  có mặt để chứng tỏ chủ quyền và quyền kiểm soát chỉ là những khuấy rối, những tạm chiếm. Đó chỉ là vạn lý trường thành bằng cát TC có thể trở về cát bụi dễ dàng khi có chiến tranh. Đó chưa hẳn là thành trì đã được an bài, chưa phải là chiếm cứ sáp nhập, thôn tính vào lãnh thổ, lãnh hải thuộc chủ quyền của TC.

Anh từng là một đế quốc lớn trên thế giới, nơi mặt trời không bao giờ lặn nhờ thế hải thượng của Anh và là đồng minh của Mỹ trong mọi chiến tranh vùng hay thế giới. Báo The Economist của Anh gọi hành động  xâm lấn, quân sự hoá của TC ở Biển Đông chỉ “quậy phá” thôi. Đài RFI của Pháp điểm báo trong số ghi ngày 12/05/2018 nói The Economist là tờ tuần báo hiếm hoi quan tâm đến Biển Đông với một bài phân tích của phóng viên tại Washington mang tựa đề khá châm biếm: «Quậy phá: Trung Quốc đã bố trí hoả tiễn trên các đảo ở Biển Đông». Bài báo mở đầu bằng lời báo động của Đô đốc Philip Davidson vào tháng Tư (2018) vừa qua, rằng «Trung Quốc hiện có khả năng kiểm soát Biển Đông trong mọi tình huống ngoại trừ một cuộc chiến tranh với Hoa Kỳ».

“Đối với The Economist, cho đến những năm cuối nhiệm kỳ của tổng thống Barack Obama, nhiều sĩ quan quân đội và quan chức Tòa bạch Ốc đã xem nhẹ việc Trung Quốc cải tạo các rạn san hô đang tranh chấp. Theo Bô Quốc Phòng Mỹ và tướng lãnh Mỹ tư lịnh vùng này, các căn cứ mà Bắc Kinh bồi đắp không có gì đáng ngại, và có thể bị tiêu diệt nhanh chóng trong một cuộc xung đột thực thụ. Và bây giờ chuyên gia Andrew Erickson thuộc trường Hải Chiến Mỹ, ngay cả vào lúc này, các cơ sở đó cũng không đáng sợ hơn bao nhiêu.

Và mục tiêu của Trung Quốc không phải là khởi động một cuộc chiến tranh với Mỹ, tránh không đụng chạm tàu bè Mỹ. Nhưng TC ỷ lớn mạnh, lấy thịt đè người ăn hiếp các lân bang nhỏ yếu trong vùng. TC tỏ thế và giữ thế thượng phong đối với các nước nhỏ trong thời bình, hoặc trong các cuộc khủng hoảng ở trong «vùng xám», giữa hòa bình và chiến tranh. Trung Quốc muốn nói rõ với những láng giềng nhỏ và yếu biết rằng họ sẽ phải «trả giá khủng khiếp nếu cố chống lại Trung Quốc ở Biển Đông.»

Đối với chuyên gia Erickson, Biển Đông chưa bị mất. Cho đến nay Mỹ đã ngăn cản được, không cho Trung Quốc phát triển khu vực bãi Scarborough, một rạn san hô ngoài khơi Philippines, đang bị Bắc Kinh kiểm soát. Nếu biến được nơi này thành tiền đồn, Trung Quốc sẽ hoàn thành được mục tiêu khống chế hoàn toàn Biển Đông. Còn các nước nhỏ luôn tuyên bố chủ quyền trên các biển đảo theo lich sử và pháp lý hoàn toàn thuộc về họ. Như VN dù chế độ CS như TC vẫn phản đối tuyên bố chủ quyền của TC trên Biển Đông, còn dân chúng VN càng ngày càng thù hận TC xâm lăng biển đảo VN.

Tình hình đã đổi thay. Từ lúc ông Trump lên làm tổng thống, chưa thấy Trung Quốc có hành động khiêu khích trắng trợn nào nhắm vào tàu Mỹ hoạt động hợp pháp trong vùng.

Còn trong nội bộ Mỹ sự đồng thuận chống Trung Quốc ngày càng tăng, càng mạnh tại Mỹ. Vấn đề chống TQ về Biển Đông là một đồng thuận giữa Cộng hoà và Dân Chủ trong Quốc hội và nhân dân và giữa các tướng lãnh Mỹ. Nhiều cuộc điều trần, tham luận, hội luận xảy ra hàng tuần liên quan đến vấn đề Biển Đông. Ý chánh gần như là nhu cầu thiết yếu phải là đẩy lui TC như thế nào, chớ không phải nên hay không nên chống TC. Xu thế chống TC phát triển qua giao thương, đang thành chiến tranh thương mại của Mỹ chống TC. Chánh quyền Mỹ đã thử một cú là TC suýt bị knock out. ZTE là một trong những nhà sản xuất thiết bị viễn thông của TQ lớn nhất thế giới buộc phải đình chỉ các hoạt động chính trên toàn thế giới sau khi Bộ Thương mại Hoa Kỳ vào giữa tháng Tư vừa qua, cấm các công ty Mỹ trong nước bán phần mềm và phụ tùng cho ZTE. Vừa đánh vừa đàm sau đó TT Trump cho Mỹ bán lại  thì Chủ Tịch Tâp cận Bình cám ơn rối rít, và cho Phó Thủ Tướng TC cấp tốc bay qua Mỹ “tham vấn với nhóm kinh tế Hoa Kỳ do Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin đứng đầu về các vấn đề kinh tế và thương mại giữa hai nước"./.(VA)


__._,_.___

Posted by: Truc Chi <

Monday, 21 May 2018

Trung Cộng đáp ứng nhiều yêu cầu của Mỹ trong đàm phán thương mại


Không có linh kiện của Mỹ thì trong tương lai hoả tiển,máy móc điện tử của TC sẽ hết xài?

----- Forwarded Message -----
From: 'Andy Van' via 
To: Andy Van <a
Sent: Saturday, May 19, 2018, 2:38:07 PM PDT
Subject: Trung Cộng đáp ứng nhiều yêu cầu của Mỹ trong đàm phán thương mại

thương mại
Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung chưa có hồi kết
andy
See the source image

Trung Cộng và Mỹ đã đạt được những bước tiến mới trong việc đáp ứng “yêu cầu” của Washington cho một mối quan hệ thương mại cân bằng hơn, một quan chức cấp cao của Nhà Trắng cho biết hôm thứ Sáu (19/5)..
“Họ chấp thuận nhiều yêu cầu của chúng tôi”, cố vấn kinh tế Tòa Bạch Cung Larry Kudlow nói với các phóng viên bên lề cuộc đối thoại thương mại cấp cao Mỹ-Trung ở Washington nhằm ngăn chặn một cuộc chiến thương mại.
“Chưa có gì chắc chắn, có thể sẽ mất thêm một chút thời gian nữa, nhưng có lẽ họ thực sự muốn đàm phán. Tôi tin rằng họ muốn đạt được một thỏa thuận”, ông cho biết
Cố vấn kinh tế Tòa Bạch Cung Larry Kudlow. (Ảnh: SCMP)
Đoàn đàm phán thương mại Trung Cộng do Phó Thủ tướng Lưu Hạc dẫn đầu, và Đoàn phía Mỹ do Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Steven Mnuchin dẫn đầu đã làm việc suốt mấy tuần qua nhằm ngăn chặn một cuộc chiến kinh tế có thể làm thiệt hại hơn 200 tỷ USD trong thương mại song phương.
Ông Lưu đến Washington tuần này để bước vào cuộc đàm phán thương mại lần hai với Mỹ. Cuộc đàm phán lần trước tổ chức ở Bắc Kinh được cho là chưa đáp ứng được kỳ vọng của hai bên.
Các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với nhà sản xuất thiết bị viễn thông Trung Cộng ZTE và một cuộc họp thượng đỉnh dự kiến giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cũng đã được thảo luận trong chuyến thăm của ông Lưu.
Mỹ đã áp mức thuế mới đối với các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Cộng với hạn mức 50 tỷ USD, ông Trump dự kiến sẽ tăng hạn mức này lên 100 tỷ nếu các yêu cầu của chính phủ Mỹ không được đáp ứng trong các cuộc đàm phán thương mại đang diễn ra. Trung Quốc cũng đã đưa ra chính sách thuế mới để đáp trả, cụ thể Bắc Kinh cũng áp hạn mức 50 tỷ USD cho các mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ.
Trước khi gặp ông Lưu, Tổng thống Trump đã đưa ra nhận xét khá thẳng thắn đối với Trung Quốc, ông cho rằng Bắc Kinh “không thể chấp nhận được” khi lợi dụng Mỹ để tìm kiếm lợi ích trong các vấn đề thương mại.
Tổng thống Trump tiếp Phó Thủ tướng Lưu bên lề cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung. (Ảnh: SCMP)

Ông Trump cũng không quên nhắc tới vấn đề Triều Tiên khi cho rằng Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình có thể khiến nhà lãnh đạo Hàn Cộng Kim Jong-un gặp khó khăn trong hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều sắp diễn ra tại Singapore.
Hôm thứ Năm (17/5), giới truyền thông quốc tế loan tin Trung Cộng sẽ chấp nhận đầu tư 200 tỷ USD để nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ, nhưng “mặc cả” rằng Mỹ phải xem xét lại chế tài đối với ZTE, một tập đoàn viễn thông lớn của Trung Cộng đang kinh doanh tại thị trường Mỹ. Trong khi đó, ông Trump thông qua Twitter của mình đã gửi đi những tín hiệu khó đoán về số phận của ZTE. Theo Reuters, ZTE đang phải sử dụng tới 30% linh kiện từ các nhà sản xuất của Mỹ như Qualcomm, Intel và Micron Technology, … và phần mềm của Microsoft hoặc Oracle.
Trí Dũng

--
Đây là diễn đàn cuả moị lủ́a tuỗi,mọi giỏ́i tính, vỏ́i mục đích và chủ trủỏng nhủ sau:
-cố gắng đem thoãi mái đến moị ngủỏ̀i
-chấp nhận đăng tãi mọi đề taì: tôn giáo xả hội,thể thao,du lịch,âm nhạc,chính trị,tuy nhiên không đủọ̉c đề cao cs.
-
-tuyệt đối không nhận mails nude,sex
-không đủọ̉c đã kích,bài bác tôn giáo,mạ lỵ cá nhân.
vì vậy xin sir,madam vui lòng:
-tôn trọng ý kiến thành viên khác
-không thích thì delete tuyệt đối không tranh luận mất hoà khí diễn đàn
-thành viên nào cố tình phạm lỗi sau ba lần sẽ bị ngủng tủ cách thành viên
Xin quý vị chấp hành...đễ diễn đàn thăng tiến...kính báo.
---
You received this message because you are subscribed to the Google Groups "banvang" group.
To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to banvang+unsubscribe@googlegroups.com.
To post to this group, send email to banvang@googlegroups.com.
To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/banvang/651325374.3203627.1526765865300%40mail.yahoo.com.
For more options, visit https://groups.google.com/d/optout.
__._,_.___

Posted by: Khai Vo 

Friday, 18 May 2018

Phản ứng về việc Hoa Kỳ xé thỏa ước Iran

Phản ứng về việc Hoa Kỳ xé thỏa ước Iran

NGUYỄN ĐẠT THỊNH


Ngày thứ Ba, mùng 8 tháng 5, 2018, Tổng Thống Trump chính thức loan báo quyết định Hoa Kỳ rút khỏi J.C.P.O.A. (Joint Comprehensive Plan of Action - kế hoạch chung về hành động toàn diện) -thường được gọi là 'thỏa ước Iran ngưng hoạt động nguyên tử'.
Việc Hoa Kỳ không tham gia thỏa ước đó nữa, và tái lập những biện pháp trừng phạt Iran trên địa hạt kinh tế tạo ra nhiều phản ứng quốc tế và quốc nội -đa số lo âu, một số ít hơn reo mừng.
Xin liệt kê một vài phản ứng đó.
1. Phản ứng của baquốc trưởng Âu Châu
Ba nhân vật đang lãnh đạo ba cường quốc Âu Châu là Thủ Tướng Đức, bà Angela Merkel, Thủ Tướng Anh, bà Theresa May, và Tổng Thống Pháp Emmanuel Macron.
Họ phổ biến một bản tuyên ngôn chung như sau: “Những nhà lãnh đạo Pháp, Đức, và Anh rất tiếc và vô cùng lo âu trước việc Tổng Thống Trump rút Hoa Kỳ ra khỏi J.C.P.O.A.
"Ba quốc gia chúng tôi khẳng định là chúng tôi quyết định tiếp tục tôn trọng thỏa ước, vì thỏa ước đó vẫn còn quan trọng cho nền an toàn chung của đất nước chúng tôi.
"Chúng tôi yêu cầu Hoa Kỳ cam kết giữ nguyên vẹn tinh thần của thỏa ước, tránh không tạo trở ngại phá vỡ tinh thần của thỏa ước. Sau nhiều tháng vận động với Hoa Kỳ không kết quả, chúng tôi kêu gọi Hoa Kỳ làm mọi việc họ có thể làm để duy trì những biện pháp tránh lan rộng vũ khí nguyên tử đã đạt được qua thỏa ước J.C.P.O.A.., duy trì bằng cách tiếp tục tôn trọng những điểm chính trong thỏa ước.
“Chúng tôi cũng khuyến khích Iran tự chế trong hành động đối phó với Hoa Kỳ; tự chế bằng cách vẫn tôn trọng những ràng buộc của thỏa ước, cộng tác nhanh chóng và toàn diện với những toán kiểm soát IAEA của LHQ.Đổi lại, Iran sẽ tiếp tục nhận được các biện pháp tháo gỡ trừng phạt mà họ có quyền nhận vì vẫn tuân thủ các điều khoản của thỏa ước.”

2. Phản ứng của Do Thái
Phản ứng của Thủ Tướng Do Thái Benjamin Netanyahu là bức tweet, nguyên văn: “Do Thái hoàn toàn ủng hộ quyết định táo bạo của ông Donald Trump, từ bỏ bản thỏa ước hạt nhân thảm khốc đã ký với chế độ khủng bố Teheran. Bản thỏa ước đó không những không đẩy lui chiến tranh, mà đã thật sự đang đem chiến tranh đến gần chúng ta hơn; bản thỏa ước đó không làm Iran bớt hiếu chiến, mà ngược lại đang khiến họ trở thành hiếu chiến hơn.”



3. Phản ứng của Bỉ
Thủ Tướng Bỉ Charles Michel cũng lên tiếng qua Twitter; ông viết: “Thiếu thỏa ước Iran có nghĩa là thêm bất ổn, hoặc thêm chiến tran tại Trung Đông; tôi vô cùng tiếc việc ông Donald Trump rút ra khỏi JCPOA. Liên Âu và những quốc gia đã ký kết Thỏa Ước Iran phải tiếp tục quan hệ, và Iran phải tiếp tục làm tròn những điều cam kết.”

4. Phản ứng của Liên Âu
Đại diện ngoại giao của Liên Âu, bà Federica Mogherini, tuyên bố: “Liên Âu rất tiếc là tổng thống Hoa Kỳ tuyên bố rút khỏi thỏa ước JCPOA; nếu Hoa Kỳ tái xét quyết định của họ, Liên Âu sẽ vui mừng đón họ trở lại. Dù sao Hoa Kỳ vẫn là quốc gia thân hữu, cộng tác với chúng ta chặt chẽ nhất.. Người Liên Âu chúng ta thường tâm niệm là thỏa ước nguyên tử ký với Iran không phải là một thỏa ước song phương, do đó không nước nào có quyền tự ý xé bỏ nó được.”


5. Phản ứng của Saudi Arabia
Hoàng tử Khalid bin Salman, đại sứ Saudi Arabia tại Hoa Kỳ tuyên bố: “Vương Quốc Saudi Arabia hoàn toàn ủng hộ những biện pháp của Hoa Kỳ đối với thỏa ước JCPOA; lâu nay, chúng tôi vẫn giữ thái độ dè dặt đối với thỏa ước này. Iran và chương trình hỏa tiễn của họ đều ủng hộ lực lượng khủng bố tại Trung Đông

Về dư luận quốc nội thì các chính khách Cộng Hòa vẫn ủng hộ mọi việc làm của tổng thống, và các chính khách Dân Chủ chống đối.

Nguyên tổng thống Barack Obama nhận định: “Đối với Hoa Kỳ, việc vũ khí nguyên tử được phổ biến tràn lan là một trong những điều vô cùng nguy hiểm; ngoài ra tình trạng chiến tranh Trung Đông lan rộng cũng là một nguy hiểm quan trọng khác. Và đó là hai nguyên nhân chính tạo ra thỏa ước JCPOA, thỏa ước cho đến ngày 5/8/2018 vẫn được tuân thủ.

“Quan điểm 'thỏa ước vẫn được tuân thủ' được sự đồng ý của các quốc gia Âu Châu đồng minh với Hoa Kỳ, của những quan sát viên độc lập, và của đương kim tổng trưởng quốc phòng Hoa Kỳ. J.C.P.O.A. đem lợi ích cho Hoa Kỳ - thỏa ước đó đã giảm thiểu đáng kể chương trình hạt nhân của Iran. Và J.C.P.O.A. là một mô hình kiểu mẫu cho những gì có thể thực hiện bằng phương tiện ngoại giao - hình thức kiểm soát và xác định đang được thực hiện tại Iran, phải được đặt ra với Bắc Hàn.

“Trong lúc đang mưu tìm một giải pháp ngoại giao với Bắc Hàn, mà chúng ta lại phá bỏ JCPOA -một thành quả khác của ngoại giao, thì quả là mâu thuẫn.

“Điều đó chứng minh sự sai lầm chúng ta đang làm -xóa bỏ JCPOA, quay mặt đi không nhìn đến những quốc gia thân hữu nhất, và phủ nhận nỗ lực của những nhà ngoại giao, những khoa học gia ngoại hạng của Hoa Kỳ.”

Không ai có thiện cảm với Iran, nhưng kềm chế khả năng nguyên tử của Iran cũng không phải là một hành động bầy tỏ thiện cảm; và JCPOA là thỏa ước đang giúp Hoa Kỳ và thế giới khả năng kềm chế đó.
Lý do khiến Trump đơn phương rút lui, không cộng tác với bốn siêu cường cộng với Đức nữa, đang là câu hỏi đầy băn khoăn của nhiều người Âu, nhiều người Mỹ.

Mong là ông không đi quá một bước nữa để đồng minh với Thủ Tướng Do Thái Netanyahu trong cuộc chiến tranh ông ta đang ngấm ngầm khai diễn với Iran.

Netanyahu nỗ lực tạo thuận lợi để hy vọng Mỹ sẽ 'trừng phạt' Iran, vì cuộc chiến tranh mở rộng đó hy vọng giúp ông thủ tướng không phải ra tòa để trả lời về tội tham nhũng.
(ndt)


__._,_.___

Posted by: "Patrick Willay

Sunday, 13 May 2018

Biển Đông: Mỹ Đánh TC




Warren Buffett is not too worried about a trade war with China.
"We've done remarkably well with trade in China," Buffett said of the US at Berkshire Hathaway's annual shareholders meeting Saturday in Omaha, Nebraska.
"We will have disagreements with each other. We'll have disagreements with other countries on trade. But it's just too big, and too obvious that the benefits are huge and the world's dependent on, in a major way for its progress."
    
__._,_.___

Posted by: Tin nghia Dang



Biển Đông: Mỹ Đánh TC

Vi Anh
 
Một, thời sự và sự kiện. Chỉ có chiến tranh Mỹ mới có thể ngăn cản Trung Quốc [TQ] độc chiếm Biển Đông. Đó là đại ý của bản văn điều trần của Đô đốc Philip Davidson được đề cử vào vị trí Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ. Vị tướng cẩn trọng này để cho chắc theo phương diện luật pháp, nói bay đi, chữ viết ở lại, Ông vừa đệ nạp bản văn điều trần vừa trình bày băng lời nói trước Ủy Ban Quân vụ Thượng Viện ngày 17/4/2018. Rằng TQ hiện đủ mạnh để có thể "thâu tóm" Biển Đông và chỉ có một cuộc xung đột vũ trang mới có thể ngăn chặn điều này. Đô đốc giải trình rõ TQ đã mở rộng sự hiện diện quân sự ở vùng biển tranh chấp với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, Phi luật tân và TQ đã tạo cơ hội “thống trị” cho quân đội TQ ở Biển Đông.

Ông nói TQ “bắt đầu” phát triển các tiền đồn quân sự ở Biển Đông từ tháng 12 năm 2013, và từ đó tới nay TQ đã “bồi đắp xây đảo nhân tạo”, “nơi chứa máy bay” và “các hệ thống phòng thủ”. Hiện nay, các căn cứ tiền tiêu này của TC dường như đã hoàn tất. Điều chỉ còn thiếu là việc bố trí lực lượng. Ông nhận định “một khi chiếm đóng, Trung Quốc sẽ có thể mở rộng tầm ảnh hưởng hàng nghìn dặm về phía nam cũng như phô diễn sức mạnh sâu vào vùng Châu Đại Dương”. “Quân đội TQ sẽ có thể sử dụng các căn cứ này để thách thức sự hiện diện của Mỹ ở khu vực, và bất kỳ lực lượng nào được khai triển tới các đảo sẽ dễ dàng lấn át các lực lượng quân sự của các nước cũng tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.” “Nói một cách ngắn gọn, Trung Quốc giờ có khả năng kiểm soát Biển Đông trong mọi tình huống, trừ khi gây chiến với Mỹ”.

Ông nói thêm về Nga là đồng minh của TC. Nga “hoạt động cũng như sự tham gia của Nga khắp vùng Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương tiếp tục tăng nhằm thúc đẩy các quyền lợi chiến lược của họ cũng như gây tổn hại tới các quyền lợi của Mỹ”. Ngoài ra, theo đô đốc này, Moscow cũng “tìm kiếm các cơ hội kinh tế để xuất cảng năng lượng và vũ khí trong khu vực”.

Đối với chánh quyền và quân lực Mỹ, nếu được chuẩn thuận, Đô đốc Philip Davidson sẽ lên thay Đô đốc Harry Harris sau khi ông này hết nhiệm kỳ được TT Trump đề cử đi làm đại sứ Mỹ tại Australia, một đồng minh chí thân với Mỹ, nơi Mỹ thời TT Obama và TT Trump đều chuyển cả trung đoàn Thuỷ Quân Lục Chiến đến trú đóng khi Mỹ chuyển trục quân sự về Á châu Thái bình dương.

Tình hình TC độc chiếm Biển Đông, Mỹ chỉ có thể ngăn chận bằng chiến tranh khiến như nói trên khiến TT Trump cử Đô đốc Harry Harris làm đại sứ ở Úc. Theo báo chí quốc tế nói ông Harris từng nhiều lần lên tiếng về Biển Đông, nhất là liên quan tới quyền tự do hàng hải ở vùng biển này. Nhưng nhu cầu đốí thoại với CS Bắc Hàn quá cần thiết một nhân vật am tường về tình hình quân sự ở Á châu Thái bình dương nên TT Trump phải cấp tốc cử Đô đốc Harry Harris đi làm đại sứ Mỹ ở Úc, một chức vụ bị khiếm khuyết khá lâu rồi. Nên chỉ vài giờ trước khi diễn ra buổi điều trần phê chuẩn chức vụ này, thì có tin TT Trump quyết định cử lại Ông Harris làm đại sứ Mỹ ở Hàn Quốc. Báo chí cho rằng TT Trump muốn có Bolton, Pompeo và Đô Đốc Harris vốn là những nhân vật cứng rắn làm tham mưu cận cho tổng thống trước khi gặp mặt Kim Jong Un.

Hai, đi vào phân tích. Hành động bạo ngược xâm chiếm, quân sự hoá của TC khống chế Biển Đông đã vượt lằn ranh đỏ của Mỹ. Hầu như TC đã khống chế Biển Đông, lập trận đồ cản trở tự do hàng hải trên con đường hàng hải huyết mạch của Mỹ và các nước trong đó có Mỹ tính ra 5.000 tỷ đô la. Trong ba tuần đầu tháng Tư 2018, Hải Quân Trung Quốc đã tung ra một loạt hành động vừa thị uy vừa khiêu khích trên Biển Đông, không chỉ đối với các láng giềng trong khu vực, mà còn nhắm cả vào Mỹ lẫn Úc, hai nước Tây phương trong vùng Á châu Thái bình dương đang can dự vào vấn đề Biển Đông.

Liên minh Mỹ không những trong vùng Á châu Thái bình dương như Nhựt, Úc, Mã lai, Nam dương mà từ Ấn dộ dương và Tây Âu như Pháp, Anh đều lo ngại. Trung Quốc hiện đòi chủ quyền đến 90% diện tích Biển Đông qua đường đứt khúc 9 đoạn hay còn gọi là đường lưỡi bò được nước này vẽ ra trên biển, đòi chủ quyền vùng nước lịch sử. Hoa Kỳ đã nhiều lần lên tiếng chỉ trích việc Trung Quốc quân sự hóa khu vực Biển Đông.

Đã đến lúc giới tướng lãnh tư lịnh lực lượng Mỹ của vùng chiến thuật và hai hạm đội 7 và 3 phải hơn một lần báo động. Như Đô đốc Philip S. Davidson, người được đề cử làm Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương hôm 17/4 báo động với Thượng Viện, rằng chỉ có chiến tranh mới có thể ngăn chận được TQ độc chiếm Biển Đông. Đô đốc kêu gọi Washington mau chóng tăng cường quân bị và khí tài để đối phó. Đối với ông, TQ hiện đã có khả năng kiểm soát Biển Đông trong mọi kịch bản xung đột, và đà tăng cường quân sự đầy tham vọng của Trung Quốc là mối đe dọa ngày càng đáng kể đối với các lực lượng và căn cứ quân sự Mỹ.

Lực lượng tàu lặn TQ tuy vẫn còn thua Mỹ, nhưng Bắc Kinh đang phát triển các tàu lặn chạy êm hơn. Không quân TQ cũng phát triển các máy bay tàng hình tiên tiến, máy bay ném bom tầm xa và máy bay không người lái hiện đại. Khả năng tác chiến không gian mạng của Bắc Kinh đã vượt xa việc thu thập tin tức tình báo thông thường mà còn có kế hoạch tấn công vào các hệ thống điều khiển và chỉ huy quân sự của đối phương. TQ cũng đang vũ trang hóa không gian với hoả tiễn, thiết bị gây nhiễu và thiết bị laser có khả năng tiêu diệt vệ tinh - công cụ đắc lực nhất cho phép quân đội TQ khai triển nhanh chóng trên các địa bàn xa xôi.

Lời cảnh báo của đô đốc Davidson đã được thực tế trên Biển Đông chứng minh với một loạt các hành vi bị cho là khiêu khích của Trung Quốc, đặc biệt là vụ được cho là phá sóng chiến đấu cơ Mỹ. Báo Wall Street Journal ngày 09/04, cho biết một số quan chức quân sự Mỹ xin ẩn danh cho biết là TQ đã khai triển thiết bị gây nhiễu tại đá Vành Khăn và đá Chữ Thập ở Trường Sa. Chiến hạm Úc thăm Việt Nam bị tàu Trung Quốc khiêu khích.

Ba và sau cùng, chưa biết TT Trump tư lịnh tối cao quân lực Mỹ, Bộ Trưởng Quốc Phòng và Bộ Tổng tham mưu Quân lực Mỹ tính sao. Chớ nếu Mỹ cứ để TC độc chiếm Biển Đông, vi phạm tự do hàng hải, là làm thiệt hại  quá lớn cho Mỹ và đồng minh, đối tác. Con đường hàng hải  huyết mạch 5.000 tỷ mỗi năm của Mỹ. Quan trọng nhứt là về quân sự đó là  con đường tiếp tế, tiếp vận, tiếp viện quân sự hạng nặng cho gần 100.000 quân Mỹ trú đóng ở Nhựt và Nam Hàn.

Không có tổng thống Mỹ, tư lịnh tối cao quân lực Mỹ nào, không có lý do gì để TC hoành hành, thiệt hại trầm trọng cho Mỹ như vậy. Nhứt là TT Trump đắc cử với khẩu hiệu “Làm Cho Mỹ Vĩ Đại Trở Lại” coi TC là ‘đối thủ’ và coi hành động khống chế Biển Đông, vi phạm quyền tự do hàng hải là quyền lợi cốt lõi tức uyền lợi quốc gia của Mỹ, thì Mỹ sẽ phải dùng biện pháp quân sự để đối phó, ngăn chận. Lưỡng Viện Quốc Hội Mỹ, Quân Lực Mỹ, nhân dân yêu nước Mỹ, không phân biệt Cộng hoà hay Dân chủ, trắng, đen, vàng không để cho TQ làm nhục Mỹ, làm hại quyền lợi Mỹ.

Thế nước lòng dân, ý quân như vậy, quân lực Mỹ, hàng không mẫu hạm, tàu lặn, máy bay sẵn sàng trong vài giờ biến các đồn bót, cơ sở quân sự của TC mà TC gọi Vạn Lý Trướng Thành Trên Biển của TC trên Biển Đông sẽ thành cát đá chìm xuống biển. Quân đội của TC thua xa Mỹ, đặc biệt là Hải Quân và Không quân Mỹ là hai  binh chủng sẽ dùng nếu có đụng chạm trên Biển Đông./.(VA)

.

__._,_.___

Posted by: Truc Chi 

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List