Sàn giao dịch bất động sản Biển Đông

Sàn giao dịch bất động sản Biển Đông

>

Friday, 6 September 2019

Tàu cẩu Lam Kình của Tàu cộng di chuyển vào vùng biển Việt Nam CS, chuẩn bị đặt giàn khoan?


Subject:  Tàu cẩu Lam Kình của Tàu Cộng di chuyển vào vùng biển Việt Nam CS, chuẩn bị đặt giàn khoan?

Tàu cẩu Lam Kình của Tàu Cộng di chuyển vào vùng biển Việt Nam CS, chuẩn bị đặt giàn khoan?




         Tàu cẩu lớn nhất thế giới của Tàu Cộng, tàu Lam Kình, đang di chuyển trong khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam CS, các nguồn tin về Biển Đông trích dẫn dữ liệu theo dõi tàu cho biết hôm 3/9. Tin này cũng được một Chuyên gia xác nhận với VOA, và đồng thời cho biết thêm rằng lực lượng cảnh sát biển của CS Việt Nam đang theo dõi hoạt động của con tàu này.

         Theo trang South China News và IndoPacific_SCS_Info: Tàu Lam Kình của Tập đoàn Dầu khí Hải Dương Tàu Cộng (CNOOC) đã xuất hiện trong vùng biển của Việt Nam CS hôm 3/9. Nguồn tin dự đoán rằng có thể CS Bắc Kinh đang chuẩn bị đưa một giàn khoan đến hoạt động trong vùng biển của Việt Nam CS.

         Nhà báo Đặng Sơn Duân trích dẫn dữ liệu từ Marine Traffic cho biết thêm rằng: Tọa độ của Lam Kình là 14°56’6.00″N/109°23’42.00″E ngoài khơi tỉnh Quảng Ngãi vào lúc 9 giờ 42 phút cùng ngày, chỉ cách đường cơ sở của Việt Nam CS chưa tới 11 hải lý, và cách đảo Lý Sơn khoảng 30 hải lý về phía Nam, nghĩa là trong lãnh hải của Việt Nam CS, cũng là nơi có dự án Cá Voi Xanh mà CS Việt Nam  đang hợp tác với tập đoàn dầu khí Mỹ Exxon Mobil để khai thác.

         Xác nhận tin về sự xuất hiện của tàu cẩu Tàu cộng trong khu vực, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, một nhà Nghiên cứu An ninh và Chính trị khu vực của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ISEAS có trụ sở ở Singapore, nói thêm với VOA rằng: Vị trí di chuyển của tàu Lam Kình là trong khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam CS (EEZ), chứ không phải bên trong lãnh hải (trong vòng 12 hải lý).

         Theo ông, với tình trạng “đi qua vô hại” của tàu Lam Kình trong khu vực EEZ, thì Việt Nam chưa thể phản ứng gì, vì đây là một hoạt động hợp pháp theo luật quốc tế.

         “Đi kèm theo nó là mấy tàu vận tải khác, nhưng người ta thấy các tàu vận tải đó không có các khung nhà giàn hay khung giàn khoan cố định nào. Và kèm theo nó còn có hàng chục tàu cảnh sát biển Tàu Cộng đi hộ tống. Cảnh sát biển của CS Việt Nam cũng đi theo, và không làm gì được người ta cả, vì người ta đã làm gì đâu”, TS. Hà Hoàng Hợp nói với VOA.

         Mặc dù đưa ra giả thuyết về khả năng thời tiết xấu vào đêm 3/9 và sáng 4/9 khiến tàu Lam Kình có thể phải di chuyển xuống khu vực bên dưới, đối chiếu với đất liền là khoảng Phú Yên, Khánh Hòa, nhưng Tiến Sĩ  Hà Hoàng Hợp không loại trừ khả năng Tàu Cộng có thể từ một mũi khác kéo giàn khoan vào hoạt động trong vùng biển của Việt Nam CS, và lúc đó sẽ “rất to chuyện” !.

         “Nếu Mỹ, Nga, Ấn Độ cảm thấy bị đe dọa, bị ngăn cản hoạt động kinh tế bình thường và hợp pháp của họ trong vùng biển đặc quyền kinh tế Việt Nam CS, thì phản ứng của họ có thể là phản ứng quân sự”, Tiến Sĩ  Hà Hoàng Hợp dự báo.

         Đang tham dự một Hội nghị An ninh ở Singapore với sự có mặt của các nước Tàu Cộng, Nhật, Australia, Ấn Độ…, Tiến Sĩ Hà Hoàng Hợp cho biết: Các bên đang rất lo ngại về tình hình ở Biển Đông, với cảnh báo rằng: “ Không còn ranh giới nào giữa hòa bình và chiến tranh trên biển nữa” trước những hành vi hung hăng và khó lường trước của Tàu Cộng.

         Theo Tiến Sĩ Hà Hoàng Hợp, hiện CS Việt Nam và các quốc gia liên quan đã “chuẩn bị sẵn sàng” cho tình huống xấu nhất, tức là khả năng xảy ra đối đầu quân sự.

         Trước đó một ngày, người Phát ngôn Bộ Ngoại giao CS Việt Nam Lê Thị Thu Hằng kêu gọi các nước giúp giảm căng thẳng ở Biển Đông do “những diễn tiến nghiêm trọng” gần đây gây ra.

         “Biển Đông có ý nghĩa quan trọng đối với các nước trong và ngoài khu vực trên bình diện kinh tế, an ninh, an toàn, tự do hàng không và hàng hải”, y thị Hằng nói trong một email gửi cho hãng tin Bloomberg hôm 2/9. “ CS Việt Nam hoan nghênh và sẵn sàng hợp tác với các nước khác và cộng đồng quốc tế, nhằm duy trì hòa bình, ổn định và an ninh trong khu vực.”

         Phát biểu của người Đại diện Bộ Ngoại giao CS được đưa ra sau khi 3 quốc gia Anh, Pháp, Đức đưa ra tuyên bố chung vào ngày 29/8, nêu lên lo ngại về những căng thẳng hiện nay ở Biển Đông và  có thể dẫn tới bất ổn về an ninh và ổn định của khu vực.

         Trước đó, Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu và Ấn Độ cũng lên tiếng về việc Tàu Cộng đưa tàu Hải Dương Địa Chất 8 vào hoạt động trong khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam CS trong thời nhiều tháng qua, bất chấp phản đối liên tục của CS Hà Nội và chỉ trích từ phía Mỹ.

         Tàu Lam Kình được trang bị một cần cẩu khổng lồ có khả năng nâng 7.500 tấn. Bản thân chiếc cần cẩu này nặng 4.000 tấn và có móc phụ nặng 1.600 tấn, có khả năng nâng và hạ các thiết bị đặc biệt nặng như các giàn khoan dầu. Cho đến nay, Lam Kình vẫn được xem là tàu cẩu lớn nhất trên thế giới.

                            Theo VOA.
------------------------------------------

 

 

 

 Tàu cẩu Lam Kình (Lanjing) của Tàu Cộng đang ở trong lãnh hải Việt Nam CS:



·         


(Biển đảo) - Tin chúng tôi mới nhận được, tàu cẩu Lam Kình (Lanjing) của  Tàu Cộng đang ở trong lãnh hải Việt Nam CS, ở tọa độ 14.935 – 109.395.



Biển đảo | Tô Lâm




         Lam Kình là một trong những chiếc tàu cẩu lớn nhất thế giới, và hoạt động được ở khu vực nước sâu. Chủ bởi Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Tàu Cộng, tàu Lam Kình có năng lực nâng hạ các thiết bị đặc biệt nặng và các giàn khoan dầu. Lam Kình đã tham gia vào nhiều dự án, trong đó bao gồm các dự án lắp đặt một số giàn khoan dầu lớn nhất thế giới, đặt đường dẫn dầu cũng như lắp đặt các cấu trúc ngoài khơi.

         Khởi hành từ Trạm Giang (Zhan Jiang) ngày 5/8/2019, sau khi đi một vòng qua Hải Nam vào cảng Bắc Hải ở Quảng Tây, tàu Lam Kình tiến về phía Nam, và vào gần bờ biển Việt Nam CS từ ngày 1/9. Vào lúc 9h42′ ngày 3/9 (giờ Việt Nam), tàu có mặt ở tọa độ 14.935 – 109.395. Theo xác định của Nhà báo Đặng Sơn Duân, vị trí này nằm hoàn toàn trong lãnh hải Việt Nam CS, cách đường cơ sở chỉ 11 hải lý, cách đảo Lý Sơn 30 hải lý về phía Nam. Đây là khu vực có các lô dầu 119, 120, và ở phía Nam là lô dầu 118, nơi có dự án Cá Voi Xanh mà CS Việt Nam hợp tác với Tập đoàn dầu khí Exxon Mobil của Hoa Kỳ.

         Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) cho phép tàu nước ngoài đi qua vô hại trong lãnh hải của quốc gia ven biển. Sơ đồ đường đi của một chiếc tàu chỉ đi qua thường là một đường thẳng. Tuy nhiên sơ đồ đường đi của tàu Lam Kình từ ngày 1/9 tới nay không cho thấy như vậy, đường đi rất phức tạp.

Ảnh 1: Tàu cẩu Lam Kình của Tập đoàn dầu khí Trung Quốc
                   Ảnh 1: Tàu cẩu Lam Kình của Tập đoàn dầu khí Tàu Cộng.

         Mặt khác, theo tin từ Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đây cũng là khu vực đang có bão cấp 7-8.

         Các nguồn tin độc lập của chúng tôi cho thấy: Khả năng tàu Lam Kình hiện diện trong lãnh hải Việt Nam CS vì một dự án hợp tác nào đó với CS Việt Nam là rất khó xảy ra.

         Cũng rất có thể tàu chỉ đang trên đường tới đâu đó và đang bị mắc bão ở vùng biển Việt Nam CS. Được biết tàu Lam Kình có các dự án hợp tác với Brunei và Malaysia.

         Khả năng xấu nhất, tàu Lam Kình có hoạt động bất hợp pháp trong vùng biển Việt Nam CS. Chúng ta sẽ phải chờ xem các diễn biến tiếp theo sẽ xảy ra theo chiều hướng nào. Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ và cập nhật tình hình.

Ảnh 2: Sơ đồ đường đi của tàu Lam Kình từ ngày 5/8 tới ngày 3/9/2019 (Nguồn: Dự án Đại Sự Ký Biển Đông/Marine Traffic).
Ảnh 2: Sơ đồ đường đi của tàu Lam Kình từ ngày 5/8 tới ngày 3/9/2019 (Nguồn: Dự án Đại Sự Ký Biển Đông/Marine Traffic).

Ảnh 3: Sơ đồ đường đi của tàu Lam Kình từ ngày 1-3/9/2019 (Nguồn: Dự án Đại Sự Ký Biển Đông/Marine Traffic).
Ảnh 3: Sơ đồ đường đi của tàu Lam Kình từ ngày 1-3/9/2019 (Nguồn: Dự án Đại Sự Ký Biển Đông/Marine Traffic).

Ảnh 4: Vị trí của tàu Lam Kình vào lúc 9h42' sáng ngày 3/9/2019 (giờ Việt Nam) (Nguồn: Đặng Sơn Duân).
Ảnh 4: Vị trí của tàu Lam Kình vào lúc 9h42′ sáng ngày 3/9/2019 (giờ Việt Nam) (Nguồn: Đặng Sơn Duân).

Ảnh 5: Bản đồ bão của Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia.
Ảnh 5: Bản đồ bão của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia.
                   Nguồn: Đại Sự Ký Biển Đông/Marine Traffic.


                                                                                                            Hết.




__._,_.___

Posted by: van tran 

No comments:

Post a Comment

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List