Sàn giao dịch bất động sản Biển Đông

Sàn giao dịch bất động sản Biển Đông

>

Wednesday, 31 August 2016

Nhật Ký Biển Đông: Một Thế Giới “Xuân Thu Chiến Quốc”


Nhật Ký Biển Đông: Một Thế Giới “Xuân Thu Chiến Quốc”
Nhật Ký Biển Đông hai tuần cuối Tháng Tám ghi nhận những biến chuyển quan trọng như sau:
Tình hình thế giới:
            -Business Insider ngày 15/8/2016: Trong một bài báo nhan đề, “Cuộc chiến với Hoa Lục năm 2025 sẽ đẫm máu và không thể thắng được”. (A war with China in 2025 would be bloody and unwinnable) đã đưa ra luận cứ như sau, “Nhóm nghiên cứu chiến lược quốc phòng hàng đầu vừa phổ biến một báo cáo dường như ám chỉ một cuộc chiến có thể giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Nội dung nói chung là xấu, nhưng sự lượng giá về một cuộc chiến tranh tổng lực Hoa-Mỹ vào năm 2025 là một bức tranh thảm khốc do hậu quả của cuộc tranh chấp giữa hai siêu cường của thế giới. Trong lúc cuộc chiến tranh bây giờ gây tốn kém cho Hoa Kỳ và Trung Quốc do sự gia tăng chống tiếp cận (không cho đến gần), khí cụ để ngăn không cho kẻ thù có thể chiếm hoặc đi qua một vùng nào đó, cùng sự gia tăng sức mạnh của HKMH lẫn máy bay của Trung Quốc làm cho Hoa Kỳ khó có thể giữ vị trí thống trị về quân sự và đạt chiến thắng quyết định vào năm 2025.” (A top defense strategy think tank recently released a report hat looks at the implications of a possible war between the US and China. The news is almost universally bad, but the assessment of a full-scale war between the US and China in 2025 paints a dire picture of the aftermath of a conflict between the world’s two biggest superpowers. While a war today would be costly for the US, China’s increasing anti-access, area denial arsenal as well as its growing carrier capability and aircraft strength could make it impossible for the US to establish military dominance and achieve a decisive victory in 2025, the report by the RAND Corporation says.)

Theo Business Insider ngày 24/8/2016, căn cứ hải quân của Hoa Lục tại Djibouti  chỉ cách căn cứ hải quân lớn nhất của Hoa Kỳ tại Phi Châu có vài dặm, dự trù hoàn tất vào năm tới cho thấy Hoa Lục đang nỗ lực để trở thành một cường quốc hải quân toàn cầu. Djibouti nằm ở cửa ngõ ra vào Hồng Hải. Ai trấn giữ ở đây sẽ khống chế được Bắc Phi, Yemen, Saudi Arabia và hải lộ chiến lược qua Kênh Đào Suez để tiến vào Địa Trung Hải.

            -AP ngày 16/8/2016: Khoảng 900 người ở thị trấn Seongju, kể cả phụ nữ đã cạo trọc đầu để phản đối việc Hoa Kỳ triển khai hệ thống lá chắn hỏa tiễn THAAD tại Nam Hàn.”

            -International Business Times ngày 17/8/2016: “Nam Dương đã cho đánh chìm bằng thuốc nổ 60 tàu đánh cá của nước ngoài đã vi phạm lãnh của họ hải để kỷ niệm 71 Năm Độc Lập.”

            -AFP ngày 18/8/2016: “ Thổ Nhĩ Kỳ rung chuyển bởi ba cuộc tấn công khủng bố vào đồn cảnh sát và lực lượng quân sự do du kích quân người Kurd tiến hành trong vòng 12 giờ tại khu vực không đông người Kurd,  giết chết  sáu người và làm bị thương 200 người. Các giới chức Thổ Nhĩ Kỳ đã xác định tổ chức PKK (Đảng Lao Động Kurd) đứng sau lưng những cuộc tấn công khủng bố này.” Rồi vào ngày 20/8/2016, một vụ đánh bom nữa lại xảy ra bên ngoài một đám cưới tại miền nam Thổ Nhĩ Kỳ sát biên giới với Syria làm ít nhất 51 người chết, 69 bị thương. Tổng Thống Erdogan nói rằng người đánh bom cảm tử này là một cậu con trai khoảng từ 12-14 tuổi. Rồi vào ngày 26/8/2016, lại một cuộc tấn công bằng bom xe tại Thị Trấn Cizre, giết chết 11 nhân viên cảnh sát và làm bị thương 78 người.

-Reuters ngày 20/8/2016: “Cả trăm ngàn dân Yemen đã xuống đường tại Thủ Đô Sanaa để ủng hộ lực lượng Houthis  đang kiểm soát thủ đô và một vài thành phố lớn khác. Đây là cuộc biểu tình lớn nhất kể từ năm 2011 đã buộc Tổng Thống Ali Abdullah Saleh phải từ chức vào năm đó.”

Hiện nay liên minh do Ả Rập Sê-út cầm đầu với sự hỗ trợ của Hoa Kỳ đang cố gắng dẹp tan lực lượng này. Thế nhưng cũng theo Reuters ngày 21/8/2016, chính phủ liên minh vừa được thành lập đã đề nghị cho phép Nga được sử  dụng các căn cứ quân sự tại Yemen để chống khủng bố. Hiện nay Ô. Ali Abdullah Saleh cùng với Houthis đã kiểm soát được phần lớn đất nước. Nếu Nga đem quân vào đây mà lực lượng chính là không quân thì Ả Rập Sê-út và Mỹ khó lòng bứng Houthis ra khỏi Yemen.


-Fox News ngày 22/8/2016: “Bộ Ngoại Giao Thổ Nhĩ Kỳ cho hay họ đã rút vị đại sứ tại Áo về nước sau một loạt những đụng chạm. Ô. Mevlut Cavusoglu nói rằng đại sứ được triệu hồi về nước để tham khảo. Liên hệ ngoại giao Thổ-Áo đã căng thẳng trong vài tuần lễ khi một viên chức ngoại giao cao cấp của Áo nói rằng Thổ đang hướng tới một chế độ độc tài và kêu gọi chấm dứt việc thương thảo để Thổ gia nhập Liên Hiệp Âu Chau. Còn Thổ thì nói rằng Áo là thủ đô của “ông tổ” kỳ thị chủng tộc.”


-Business Insider ngày 23/8/2016: “Ngoại trưởng ba quốc gia Trung Hoa, Nhật Bản và Nam Hàn họp nhau vào ngày 23 & 24/8/2016 tại Tokyo giữa những căng thẳng về tranh chấp lãnh thổ giữa ba nước và vấn đề an ninh trong vùng. Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Hoa nói rằng cuộc họp ba bên sẽ giúp duy trì hợp tác và tiến hành một cộng đồng kinh tế vào năm 2020. “ Theo AP ngày 24/8/2016,  trong một hành vi hiếm hoi cả ba ngoại trưởng đều lên án Bắc Hạn đã thử nghiệm phóng hỏa tiễn từ tàu ngầm.
Tình hình Syria:
            -Newsmax ngày 16/8/2016: “Lần đầu tiên Nga thông báo máy bay ném bom của Nga phát xuất từ căn cứ Hamedan của Ba Tư tấn công lực lượng Nhà Nước Hồi Giáo tại Syria.” Như vậy giữa Nga và Ba Tư đã có sự hợp tác sâu rộng về quân sự. Theo AP ngày 22/8/2016, Đại Sứ Nga tại Ba Tư cho biết các máy bay Nga đã rời căn cứ ở Ba Tư.
            -ABC News ngày 18/8/2016: “Một giới chức quân sự cao cấp của Trung Quốc trong tuần này đã viếng thăm Syria để bày tỏ sự ủng hộ Tổng Thống Assad trước những lo ngại về những bạo động tôn giáo trong nước. Phó Đô Đốc Guan Youfei đã gặp gỡ Bộ Trưởng Quốc Phòng Fahd Jassem al-Freij của Syria tại Damascus. Ngày hôm sau, viên chức này cũng đã gặp vị tướng của Nga đang điều hợp các chiến dịch quân sự trợ giúp Ô. Assad chống lại phe nổi dậy.”
            Qua hành động này chúng ta thấy Hoa Lục đang tạo ảnh hưởng ở vùng Trung Đông bao gồm Ba Tư, Hồi Quốc và nay là Syria là lãnh địa mà từ trước tới giờ ảnh hưởng của Hoa Kỳ gần như tuyệt đối. Tưởng cũng nên nhắc lại đây, vào ngày 4/1/2016, Trung Quốc đã cho mời đại diện các phe đối lập Syria cùng họp tại Bắc Kinh.

            -AFP ngày 19/8/2016: “Các máy bay thuộc liên minh do Hoa Kỳ dẫn đầu đã cất cánh để bảo vệ các binh sĩ thuộc lực lượng đặc nhiệm của mình. Vào ngày 18/8/2016, hai máy bay SU-24 của Syria đã oanh kích vào lực lượng người Kurd hiện đang được Hoa Kỳ huấn luyện tại khu vực đông bắc của thị trấn Hasaskeh.”
            -Reuters ngày 20/8/2016: “Thủ Tướng Thổ Nhĩ Kỳ nói rằng Thổ sẽ đóng vai trò tích cực hơn trong cuộc khủng hoàng Syria và Tổng Thống Assad sẽ có vai trò trong việc chuyển tiếp lãnh đạo nhưng sẽ không có vai trò gì trong tương lai. ” Ngày 25/8/2016, xe tăng, máy bay và lực lượng đặc biệt Thổ Nhĩ Kỳ và khoảng 5000 phiến quân gốc Thổ vượt qua biên giới Syira, chiếm đóng thị trấn Jarablus từ tay Nhà Nước Hồi Giáo để ngăn ngừa lực lượng người Kurd YPG  được Mỹ hỗ trợ lấn chiếm một giải đất dọc theo biên giới phía nam của Thổ  khiến cuộc chiến Syria càng ngày càng trở nên phức tạp hơn. Theo AFP ngày 28/8/2016, khoảng 25 chiến binh người Kurd và 20 dân thường đã chết trong các cuộc oanh kích của Thổ Nhĩ Kỳ bước qua ngày thứ năm. Dường như các chiến binh người Kurd không chịu tuân lệnh Hoa Kỳ yêu cầu rút lui khỏi khu vực mà họ chiếm đóng nằm dọc biên giới Syria. Vào ngày 29/8/2016, Ngũ Giác Đài kêu gọi đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ và lực lượng người Kurd ngưng tấn công nhau tại biên giới Syria. Vào ngày 31/8/2016, bộ trưởng đặc trách Liên Hiệp Âu Châu của Thổ phủ nhận một thỏa hiệp ngưng bắn với lực lượng người Kurd tại biên giới Syria.
            -AFP ngày 28/8/2016: “Quân chính phủ Syria đã tiến vào Daraya gần thủ đô Damascus trong ngày 27/8/2016 sau khi phiến quân và dân chúng đã di tản khỏi thành phố này sau bốn năm bị vây khổn.”
Tình hình Biển Đông:
            -AFP ngày 16/8/2016: “Tổng Thống Nam Dương Joko Widodo trong một thông điệp quốc gia đã cam kết bảo vệ từng tấc đất và biển của tổ quốc sau khi có những đụng chạm với tàu Trung Quốc chung quanh những hòn đảo của Nam Dương ở Biển Đông. Trong thông điệp, Ô. Joko Widodo cũng nói rằng Nam Dương đã tích cực tham gia vào việc tìm kiếm giải pháp hòa bình cho những tranh chấp vể chủ quyền của những hòn đảo. Ông cũng nhấn mạnh tới chủ quyền của Nam Dương đối với Đảo Natunas và khu vực giàu tài nguyên xung quanh.

            -Business Insider ngày 19/8/2016: “Vào ngày 17/8/2016, Không Lực Hoa Kỳ đã thực hiện một hành động lịch sử bằng cách cho các máy bay ném bom chiến lược tầm xa B-52, B-1 và B-2 bay trên Căn Cứ Không Quân Andersen của Guam trước khi tiến hành những cuộc tập trận tại Biển Đông và Đông Bắc Á.”
            -AP ngày 21/8/2016: “Máy bay và tàu chiến của Trung Quốc đã tiến hành một cuộc tập trận tại Biển Nhật Bản vào tuần rồi trong đó Bắc Kinh phô diễn tuần dương hạm thuộc thế hệ mới nhất giữa lúc tranh chấp lãnh thổ căng thẳng với các láng giềng Á Châu.” Theo Business Insider ngày 21/8/2016: “Đại Sứ Trung Quốc tại Nhật Bản Cheng Yonghua nói rằng Nhật Bản sẽ vượt giới hạn cuối cùng nếu tàu chiến của họ tham dự cái gọi là chiến dịch tự do hàng hải do Hoa Kỳ khởi xướng tại Biển Đông.”
            -VOA News ngày 24/8/2016: “Chính quyền Căm Bốt vừa kêu gọi đồng minh lâu đời Việt Nam ngưng hành động có thể là xâm lấn lãnh thổ của họ. Bức thư của Bộ Ngoại Giao Căm Bốt gửi tới Hà Nội mô tả những hành động có thể là xâm lấn lãnh thổ như đào chín hồ chứa nước, xây dựng nhà và đường tại phía đông, một tiền đồn tại Tỉnh Kandal và có thể là một đường xâm nhập/tiến (gateway) vào Tỉnh Takeo.”

Có thật Việt Nam xâm lấn đất đai của Căm Bốt không? Hay Ô. Hun Sen đang phải đối phó với tinh thần “bài Việt” do nhóm đối lập quá khích gây ra cho nên thỉnh thoảng “la quảng la tiều” để lấy lòng dân chúng nhất là cuộc bầu cử sắp tới? Tôi không nghĩ rằng trong tình thế này Việt Nam lại có ý định xâm lấn lãnh thổ của Căm Bốt. Chính Thủ Tướng Hun Sen cho biết, hai nước đã hoàn thành việc cắm mốc phân định trên 83% chiều dài đường biên giới. Chỉ còn vài điểm chưa thể phân định được. Điều đó cũng dễ hiểu vì trải qua trăm năm Pháp thuộc, ba nước Việt-Mên-Lào là một. Tại vùng biên giới như Châu Đốc, Hà Tiên, An Giang, Tây Ninh…dân chúng hai bên qua lại làm ăn, cầy cấy theo mùa, đánh cá, có khi xây cất chòi lá, nhà ở tạm, có khi lấy vợ lấy chồng…cả trăm năm như thế có sao đâu. Rồi sau này, một số ông làng ông xã bên Miên thấy đất rộng mênh mông, không người canh tác, bèn cho bà con Việt Nam “mướn”. 

Nay vẽ đường phân ranh cũng khó vì nông dân hai bên ai cũng cho rằng đất đó là của mình. 
Thôi thì cứ để lửng lơ như thế rồi từ từ tính sau…miễn là đừng xây đồn bót, đem binh sĩ trú đóng tại đây là được. Sau cuộc bầu cử vấn đề biên giới Miên-Việt lại từ từ chìm lắng rồi vài năm sau nó lại bùng lên giống như căn bệnh kinh niên. Một đất nước muốn tiến lên mà cứ dùng chiêu bài “quốc gia cực đoan” hay hận thù chủng tộc – thì chỉ là liều thuốc phiện ru ngủ quần chúng. Lãnh đạo dùng chiêu bài này miệng nói “yêu nước” nhưng thật sự có tội với đất nước và đang hủy diệt đất nước. 

Những cọ sát trong lịch sử tuy đau thương, nghiệt ngã nhưng cũng phải quên đi để hướng về tương lai. Một hiện tại ổn định và một tương lai tươi sáng là cứu cánh của mọi sách lược quốc gia. Và chúng ta cũng cần phải phân biệt thế nào là kẻ “say mê quyền lực”  mị dân và người “kinh bang tế thế”. Kẻ “kinh bang tế thế” không một hành động nào mà không suy nghĩ tới quyền lợi tối thượng của đất nước và của nhân dân. Nhưng quần chúng ít khi phân biệt được thế nào là chính nhân quân tử và ngụy quân tử. Mấy ai nhìn ra Nhạc Bất Quần là ngụy quân tử? Ngụy quân tử là kẻ mà - miệng nói ra toàn chuyện tốt lành, thương dân yêu nước nhưng trong âm thầm, trong bí mật, toàn là chuyện gian trá để thủ lợi cho bản thân, cho gia đình, cho băng đảng của mình.

-Newsweek ngày 28/8/2016: Nhân Hội Nghị Thượng Đỉnh ASEAN sắp tổ chức tại Lào mà Ô. Obama dự trù tham dự, trong một bài báo nhan đề,  “Liệu Lào đang chuyển sự trung thành từ Hoa Lục qua Mỹ và Việt Nam?” (Is Laos Shifting Allegiances from China to Vietnam and the US? Bài báo cho biết, “Một viên chức ngoại giao Tây Phương ở Đông Nam Á nói rằng chính quyền mới của Lào chịu ảnh hưởng của Việt Nam hơn Trung Quốc. Sẽ không là quá trễ cho Tổng Thống Obama viếng thăm. Ô. Obama sẽ là vị tổng thống đương nhiệm đầu tiên viếng thăm quốc gia nằm trong đất liền - là nơi mà Hoa Kỳ đã tiến hành một cuộc chiến tranh bí mật trong khi tham chiến tại Việt Nam, đã ném khoảng hai triệu tấn bom xuống đất nước này. Khoảng 30 phần trăm số bom không nổ khiến để lại một di sản hiểm nguy và tốn kém.” Theo Reuter, tân thủ tướng Lào và nội các của ông phần lớn đều học tại Việt Nam, các bảng hiệu thương mại nhiều nơi mang song ngữ Lào-Việt. Việt Nam theo đuổi một chính sách rất khéo léo với Lào, kể cả vấn đề biên giới.

-CNN ngày 28/8/2016: “Phi Luật Tân dự trù có thể Tổng Thống Rodrigo Duterte sẽ thăm Trung Quốc cuối năm nay, vài tháng sau khi Manila thắng vụ kiện Trung Quốc ở Biển Đông. Ngoại Trưởng Phi Luật Tân Yasay đã nói điều này trong cuộc phỏng vấn với CNN ngày 25/8/2016.”


Nếu Ô. Duterte làm thế thì ông không phải là nhà chiến lược khôn ngoan hoặc ông không có cố vấn giỏi. Theo tôi, ông nên thăm Ô. Obama trước rồi thăm Ô. Tập Cận Bình sau thì ông mới có thế mạnh, tức lấy “đòn bẩy” Mỹ để thương thảo với Hoa Lục. Nay ông tay không, yếu như con sên thì lấy gì để “đối thoại” hay “thương thảo” với Trung Quốc? Nếu tôi là Ô. Tập Cận Bình thì tôi sẽ hứa hẹn đủ điều và chỉ yêu cầu ông đuổi Mỹ. Liệu trong tình thế này ông có dám đuổi Mỹ không? Mỹ còn ở đó với năm căn cứ quân sự mà đất nước ông đang lâm nguy huống chi Mỹ rút đi. Nếu ông thăm Trung Quốc cuối năm nay thì đây là “gáo nước lạnh” dội vào mặt Hoa Kỳ. Xin nhớ cho, các cường quốc lẫy lừng như Anh, Pháp, Đức, Nhật mà còn phải nương tựa vào Mỹ. Ngay một nước lớn như Ấn Độ cũng phải cân bằng ảnh hưởng giữa Mỹ và Hoa Lục hà huống gì Phi Luật Tân? Kinh nghiệm trước mắt cho thấy, các quốc gia nhỏ mà “chống” lại Mỹ đều tan như xác pháo. Đó là sự thực hiển nhiên không cần bàn cãi. 


Các quốc gia nhỏ cần phải nương theo các đại cường để mà sống còn. Là nước nhỏ, ngu dại nhất là chống lại một đại cường khác, nhất là sau lưng chẳng có đại cường hay quốc tế nào hỗ trợ, ngoại trừ khi đại cường xâm lấn đất nước mình. Để xem tương lai Ô. Duterte đi về đâu. Tuy nhiên trong tình thế này, nếu Mỹ tìm cách lật đổ Ô. 

Duterte thì cũng sẽ là thảm họa cho Mỹ và Đông Nam Á. Thế nhưng vào ngày 29/8/2016,  Ô. Duterte lại nó rằng ông sẽ không buộc Trung Quốc phải tuân thủ phán quyết của Tòa Hague về Đường Lưỡi Bò ngay lập tức, nhưng ông có thể làm vậy trong tương lai. Ngoài Hoa Kỳ, một trong những quốc gia lo lắng nhất về chính sách ngoại giao của Phi là Việt Nam, sau đó là Nhật Bản.


-AFP ngày 30/8/2016: “Trong chuyến viếng thăm Tân Gia Ba (trước đó là Brunei), Ô. Trần Đại Quang cảnh báo sẽ không có kẻ chiến thắng (no winers) nếu có xung đột vũ trang ở Biển Đông. Chủ Tịch Quang cũng nói thêm rằng những chuyển biến mới đây đã đe dọa an ninh khu vực.” Trong khi đó theo Reuters, vào ngày hôm nay 30/8/2016, Ngoại Trưởng Yasay của Phi Luật Tân nói rằng Trung Quốc sẽ là kẻ thất bại nếu không công nhận phán quyết của Tòa Hague về Đường Lưỡi Bò.

Trong tương quan lực lượng hiện tại, Hoa Lục sẽ tự sát nếu tấn công các chiến hạm của Hoa Kỳ tại Biển Đông. Còn nếu muốn tấn công để chiếm một số đảo ở Trường Sa của Việt Nam thì phải đem một lực lượng hải quân hùng hậu và Việt Nam sẽ tiến hành một cuộc chiến tranh đề kháng kéo dài, gây thiệt hại nặng nề cho cả hai bên, hải lộ quốc tế tắc nghẽn khiến rúng động toàn cầu và một lực lượng hải quân quốc tế có thể sẽ kéo đến đây. Nếu một lực lượng hải quân quốc tế kéo tới Biển Đông, họ sẽ vĩnh viễn ở lại như một lực lượng gìn giữ hòa bình, cục diện thế giới đổi thay.
Nhận Định:

Vào ngày 22/8/2016 Washington Post đưa tin, “Ngoại Trưởng Ba Tư khởi đầu chuyến viếng thăm Châu Mỹ La Tinh bằng Cuba và nói rằng hai quốc gia đã liên kết do lịch sử chống lại sự thảm sát của Hoa Kỳ. Ông Mohammad Javad Zarif nói rằng lịch sử chứng tỏ chúng ta có thể thắng qua cuộc đề kháng. Ngoại Trưởng Ba Tư sau đó sẽ viếng thăm các quốc gia Nicaragua, Ecuador, Chí Lợi, Bolivia và Venezuela.”

Ba Tư là quốc gia Hồi Giáo duy nhất mở rộng ảnh hưởng ngoại giao ra ngoài khu vực Trung Đông. Ô. Putin và Ô. Tập Cận Bình cũng đã viếng thăm Ba Tư. Các chiến hạm của Ba Tư cũng đã ghé thăm Hoa Lục. Có thể trong tương lai, trục Nga-Trung Quốc-Ba Tư sẽ hình thảnh để chống lại Hoa Kỳ.

Ngày nay chiến tranh “ý thức hệ” không còn, chiến tranh “chống khủng bố”  là vấn đề riêng của Mỹ và Âu Châu không liên hệ gì tới Á Châu, Phi Châu và Nam Mỹ cho nên chỉ còn vấn đề quyền lợi quốc gia. Ai đem lại lợi ích cho đất nước mình thì chơi. Ai làm hại thì chống lại hoặc lánh xa chứ không phải chỉ chơi chỉ gắn bó, chỉ trung thành với Mỹ với Nga hay với Tàu như năm xưa. Cho nên thế giới đang biến động trong bối cảnh “Đông Chu Liệt Quốc” mà quyền lợi quốc gia là tối thượng: Thái Tử Đan chặt cánh tay ái thiếp của mình để tặng Kinh Kha cũng chỉ vì lợi ích quốc gia. Vua Trần Anh Tông gả em gái là Huyền Trân Công Chúa cho Chế Mân cũng vì lợi ích dân tộc. 


Cả ngàn năm, các vua Đại Việt ta phải triều cống Trung Hoa cũng chỉ muốn giữ yên đất nước, chứ không phải các vua cam tâm làm nô lệ cho phương Bắc. Liên minh, liên hiệp, hợp tác chiến lược, hợp tác toàn diện…không phải là “cứu cánh” mà chỉ là “phương tiện” để đạt lợi ích. Nhiều khi im lặng, trung lập, “đu dây”, “đi hàng hai”cũng là chiến lược để bảo vệ đất nước. Mình là “tép riu”, hai “ông kẹ” đánh nhau mà xía vào thì “từ chết tới bị thương”. Con sư tử rụng vài sợi lông thì con dê, con cừu, con nai, con bò đã bỏ mạng rồi. Cho nên Lão Tử dạy rằng “phải biết”. Các nước nhỏ ngày nay cũng như thời Xuân Thu Chiến Quốc, hùa theo cũng khổ, không theo cũng khổ. Nước nhỏ mà “hung hăng con bọ xít” chắc chắn sẽ diệt vong. Phải thật khiêm tốn, phải thật khôn ngoan và sắc như “dao lá liễu” và lúc nào cũng phải cảnh giác, tỉnh táo như cọp rình mồi trong đêm.


Thế giới hiện nay như “Bức tranh vân cẩu ”. Có những khu vực chạy vạy miếng cơm, manh quần tấm áo từng ngày chưa xong. Có những khu vực tổ chức thi hoa hậu liên miên. Nghèo mạt rệp cũng đua đòi tổ chức thi hoa hậu vì ảo tưởng rằng đất nước có nhiều hoa hậu là đất nước văn minh, tiến bộ. Các tài tử điện ảnh, người mẫu, ca sĩ, các “bà lớn” mặc áo giá năm mười ngàn đô-la một lần rồi quăng đi. Có những khu vực phụ nữ phải mặc áo choàng phủ kín tới chân. Có những khu vực các cô thản nhiên cửi truồng nằm trên bãi biển để phơi nắng cho da sạm lại. Còn các dạ hội, đại hội, các cô ăn mặc gần như lõa lồ được cả trăm phó nhòm chụp ảnh rồi phổ biến toàn cầu cho thiên hạ ngắm chơi, rồi sau đó quảng cáo bán hàng. 


Có những khu vực giết nhau từng ngày, cho dù đất nước có thành “núi xương sông máu”, thành đống gạch vụn, miễn sao tôn giáo của mình còn, tín điều của mình đúng, niềm tin của mình là tuyệt đối. Và quá nhiều liên minh, hợp tác, liên hiệp kinh tế ra đời và quá nhiều hội nghị thượng đỉnh. Có những quốc gia có mặt trong hai, ba, bốn tổ chức hợp tác kinh tế một lúc, do đó biên giới “bạn thù” khó phân biệt. Chẳng hạn Úc Châu và Anh Quốc là hai đồng minh chiến lược của Mỹ nhưng lại làm ăn buôn bán thân thiết với Hoa Lục như “vợ chồng”. Điều này cho thấy ai cũng muốn thủ lợi, muốn vươn lên cho đất nước mình. Còn các “ông kẹ” thì bộ trưởng ngoại giao chạy như con thoi dùng “hợp tác kinh tế” hoặc “khối” hoặc “liên minh” hoặc viện trợ/cho vay như một phương tiện liên kết sức mạnh để bá chủ hay khống chế kẻ thù. Thế giới đang ở vào chu kỳ biến động từng ngày, từng giờ chưa biết tương lai đi về đâu. Chẳng hạn một “khối” họp hành liên miên vui vẻ. Họp xong nắm chặt tay nhau để tỏ tình đoàn kết. Nhưng một “ông kẹ” chạy tới, quăng bó bạc vài tỉ đô-la vào nhà một thành viên nào đó, thế là “khối” bỗng dưng tan tác. Rồi một nước nhỏ cần tiền để phát triển đất nước bèn cho một “ông kẹ” thuê để đặt căn cứ quân sự. Thế là từ một khu vực yên bình nay biến thành lò lửa chiến tranh lúc nào không hay. Còn ông Bắc Hàn, dân đói rã rời nhưng lúc nào cũng đe dọa cho Hoa Kỳ thưởng thức món “bom nguyên tử”.


Trong cái “trận đồ Bát Quái” đó tìm ra một giải pháp cho nhân loại thật khó. Khi người ta đóng thêm hàng không mẫu hạm tối tân, máy may ném bom chiến lược tàng hình, khu trục hạm tàng hình, quân sự hóa biển khơi mà mình ngồi đó “tụng kinh niệm Phật” hay cầu nguyện thì giống như con cọp đã vào tới sân mà con lợn vẫn ngồi ca “sáu câu vọng cổ”. 


Do đó, hầu như khắp thiên hạ, ngoài việc ngoại giao con thoi, tập trận, chạy đua vũ trang và mua sắm vũ khí...thì không còn con đường nào khác. Nó giống như tác động của “nghiệp”,  hay mê hồn trận, rút ra không được. Liên Hiệp Quốc ngày nay cũng giống như “Ông Phỗng Đá”, như ông Khổng Tử năm xưa chạy đôn chạy đáo khắp nơi khuyên thiên hạ “tu thân” và làm việc “nhân nghĩa” chẳng ai thèm nghe cho nên thầy trò đói dài dài. Còn Thương Ưởng, Lý Tư, Tô Tần, Trương Nghi…khuyên nên đánh nước này, nên chiếm nước kia, nên luyện tập binh mã, nên lập “liên minh” chống lại kẻ này kẻ kia…thì các vua nghe ầm ầm. Lịch sử chỉ là sự lập lại. 


Thế giới Ta Bà này vốn Vô Thường và Luân Hồi. Hết trị rồi loạn. Hết chinh chiến rồi lại chiến chinh. Hết vui rồi lại buồn. Hết bạo chúa rồi lại độc tài. Một đế quốc vừa xụp đổ thì một đế quốc khác lại mọc lên. Một gian thần vừa chết đi thì một gian thần khác lại lộng hành. Một anh hùng vừa ngã xuống lại có anh hùng khác đứng dậy. Một dâm phụ vừa bị nguyền rủa thì một ác phụ khác lại lên ngôi … giống như bài kệ tụng của Thiền Sư Tuyết Đậu (980-1052):

Ngưu đầu một mã đầu hồi.

Tào Khê (*)kính lý tuyệt trần ai.

Đả cố khán lai quân bất kiến.

Bách hoa xuân chí vị thùy khai?

Dịch nghĩa:

Đầu trâu vừa vào, thì đầu ngựa lại ra (giống như trên sân khấu)

Trong khi tấm gương của người Tào Khê không dính một bụi trần.

Đánh trống mời mọi người tới xem sao chẳng thấy?

Trăm hoa xuân đến, nở vì ai?


Cứ thử tưởng tượng Thời Xuân Thu Chiến Quốc, một người dân bình thường làm được gì? Có lẽ chỉ có nước cày cấy, đóng thuế cho vua quan, gửi con đi lính để rồi “Đống xương vô định đã cao bằng đầu”. Rồi trong Đệ I, Đệ II Thế Chiến người dân bình thường làm được gì? Rồi trong cuộc Chiến Tranh Lạnh người dân bình thường làm được gì? Và ngày nay, cả tỷ người bình thường trên thế giới này và kể cả hằng trăm quốc gia nhỏ bé rồi sẽ làm được gì? 


Có lẽ rồi cũng đành “nhắm mắt đưa chân”. Số phận của chúng ta không do chúng ta định đoạt mà do các “ông kẹ” định đoạt. Muôn đời vẫn là như thế. Cho nên vui được ngày nào cứ vui. Tâm địa lúc nào cũng vẫn cứ trắng trong như người Tào Khê. Nghĩ tới ngày mai thêm mệt giống như cụ Cao Bá Quát nói, “Thế sự thăng trầm quân mạc vấn” và như câu nói rất bình dân của Miền Nam trước đây, “Xin đừng hỏi tại sao”.

Đào Văn Bình
(California  ngày 31/8/2016)

(*) Ở Quảng Đông là nơi tọa lạc Chùa Hoa Nam, sau Lục Tổ Huệ Năng tới đây hoằng pháp.
__._,_.___

Posted by: Binh Dao 

Tổng thống Philippines sẵn sàng « tạm gác » phán quyết Biển Đông

Than huu
SAIGON2016comeback
Kinh chuyen tiep,

Tổng thống Philippines sẵn sàng « tạm gác » phán quyết Biển Đông

Đăng ngày 29-08-2016 Sửa đổi ngày 29-08-2016 16:29
mediaTổng thống Philippine Rodrigo Duterte phát biểu nhân ngày Anh hùng Dân tộc tại Manila, 29/08/2016.REUTERS/Erik De Castro

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte phải chăng đang áp dụng sách lược vừa cứng, vừa mềm với Trung Quốc ? Sau khi cho biết là sẽ dùng phán quyết của Tòa Án Trọng Tài Thường Trực La Haye về Biển Đông khi đàm phán với Trung Quốc, vào hôm nay, 29/08/2016, ông lại tung ra tín hiệu trái ngược khi cho biết sẵn sàng tạm gác phán quyết qua một bên khi giải quyết tranh chấp Biển Đông với Bắc Kinh.

Theo báo chí Philippines, trong bài phát biểu của mình nhân một buổi lễ ở Libingan, có mặt đại sứ Trung Quốc Triệu Kiến Hoa, ông Duterte đã nói thẳng với vị khách mời rằng ông không muốn đi đến chiến tranh với Trung Quốc, và ông sẽ giữ im lặng trên vấn đề tranh chấp Biển Đông vì điều đó có thể dẫn đến việc đình chỉ các cuộc đàm phán với Trung Quốc.

Báo Philippine Star trích nguyên văn lời ông Duterte như sau : « Tôi sẽ không sử dụng phán quyết trọng tài vào lúc này, nhưng một ngày nào đó tôi sẽ ngồi trước mặt đại diện của quý quốc hay chính ngài, và khi đó tôi sẽ bộc lộ quan điểm của tôi và tôi sẽ nói rằng tôi không thể nào từ bỏ nội dung của phán quyết đó, và đó là phán quyết trọng tài ».

Ngày 26/08, tổng thống Duterte cho biết là trong cuộc hội đàm nhiều giờ với đại sứ Trung Quốc tại Manila, ông đã nói đến việc không thể từ bỏ nội dung của phán quyết của Tòa Trọng Tài.

Còn hôm nay, tổng thống Philippines đã đề nghị thêm với Trung Quốc là hai bên cùng nên « hạ cánh êm nhẹ » trong mọi lãnh vực. Ông cũng không ngần ngại nói đùa là ông muốn có thêm thời gian để cho Philippines kịp xây dựng lực lượng của mình chống lại Trung Quốc.

Tổng thống Duterte cũng không ngần ngại yêu cầu thẳng đại sứ Trung Quốc là Bắc Kinh phải chú ý đến hoàn cảnh khó khăn mà ngư dân Philippines phải chịu khi đánh bắt quanh các vùng biển tranh chấp.

Tổng thống Philippines kêu gọi Trung Quốc đối xử với người Philippines như là anh em, vì bản thân ông cũng có « dòng máu Trung Hoa » trong người.


__._,_.___

Posted by: Phu Van 

Sunday, 28 August 2016

Đến lúc nên đổi tên gọi của Biển Đông



Đến lúc nên đổi tên gọi của Biển Đông
Trần Văn Giang (sưu tầm)




Lời giới thiệu

Vùng biển chiến lược quan trọng về nhiều mặt (quân sự, mậu dịch quốc tế, tiềm năng dầu hỏa…) đang được tranh chấp rất phức tạp giữa nhiều quốc gia Á châu Thái Bình Dương mà Việt Nam gọi là “Biển Đông” có tên tiếng Anh là “South China Sea” (Biển Nam Trung Hoa) như thường được biết đến rộng rãi hơn trên trường quốc tế.  

Trung hoa vì thiếu hẳn các dữ liệu lịch sử để chứng minh chủ quyền trên vùng tranh chấp, chỉ vin vào một cái phao duy nhất đó là cái tên gọi có dính chữ Trung Hoa – “South China Sea” - rồi ngang nhiên dùng bạo lực để cưỡng chiếm; tự ý ấn định lằn ranh chủ quyền một cách bất hợp pháp qua “9 đường gạch nối” mà Việt nam gọi là đường “lưỡi bò.”  Trung cộng lại còn láo lếu bất chấp cả phán quyết ‘Tháng Bảy” (July Ruling – July 12, 2016) của Tòa án Trọng Tài của Quốc tế (Trụ sở đặt tại Hague, Thụy sĩ) qua vụ Phi Luật Tân Kiện Trung Hoa về đường “Lưỡi Bò”) lớn tiếng đe dọa sẽ “đánh” bất cứ quốc gia nào muốn can thiệp vào vùng tranh chấp này .

Ngày 23/08/2016, ký giả Steve Mollman của trang điện báo chuyên về  chính trị và kinh tế thế giới tên là “Quartz” đã  đưa ra một vài nhận định rất đáng được chúng ta suy gẫm về danh xưng của vùng biển đang có tranh chấp trầm trọng.  

Kính mời quý vị cùng đọc cho biết

TVG

*

Càng ngày càng có nhiều người công nhận rằng sự tranh chấp phức tạp về lãnh hải giữa Trung Hoa và các nước láng giềng trong vùng biển Nam Hải chỉ vì cái tên gọi hiện nay của nó: “Biển Nam Trung Hoa” (South China Sea).

Tuần vừa qua Chính phủ Nam Dương đã đệ trình lên Liên Hiệp Quốc một đề nghị liên quan đến vùng “Đặc quyền Kinh tế” (EEZ – Exclusive Economic Zone) chung quanh quần đảo Natuna của Nam Dương.  Ông Ahmad Santosa, người cầm đầu Cơ quan  “Chống Đánh Cá Trái Phép” của Nam Dương, tuyên bố là:

“Nếu không có ai phản đối (?)… thì vùng biển này nên được đặt lại tên là “Vùng Biển Natuna” (Natuna Sea).”

Trước đây, vào năm 2012, Phi Luật Tân cũng chính thức đặt lại tên của “Biển Nam Trung hoa” trên bản đồ và các văn bản quốc gia của Phi Luật Tân.  Chính phủ Manila và Tổng thống Bengino Aquino gọi vùng biển nằm trong vùng “Đặc quyền Kinh tế” là “Vùng Biển Tây Phi Luật Tân” (West Philippine Sea) và nói thêm là: “Đây là một bước quan trọng làm sáng tỏ vấn đề lãnh hải của Phi Luật Tân.”  Phi Luật Tân đã đệ trình một yêu cầu hành chánh và một bản đồ chính thức lên Liên Hiệp Quốc.

Dĩ nhiên, các yêu cầu đổi tên được đệ trình lên Liên Hiệp Quốc là một chuyện, cộng đồng quốc tế có công nhận các tên mới đặt ra hay không là một vấn đề khác.  Chính phủ Manila có thể sử dụng tên “Vùng Biển phía Tây Philippine,” và chính phủ Nam dương  có thể dùng “Vùng Biển Natuna;” nhưng bên ngoài Phi luật Tân và Nam Dương cái tên “Biển Nam Trung Hoa” vẫn được dùng như thường lệ.

Vế phần Việt Nam, từ lâu vẫn gọi vùng biển này là “Biển Đông” (The East Sea).  Riêng Mã Lai mặc dù vẫn tiếp tục gọi là “Biển Nam Trung Hoa,” nhưng sau Phán quyết “Tháng Bảy” của Tòa án Trọng Tài Quốc tế phủ quyết quyền công nhận ẩu của Trung Hoa thì dân Mã Lai bắt đầu thắc mắc tại sao lại phải gọi là “Biển Nam Trung Hoa?”

Trung Hoa đòi chủ quyền trên hầu như toàn bộ vùng biển tranh chấp qua “đường 9 đoạn” vạch ra sau Thế Chiến II.  Dù Tòa án Quốc tế đã phán xét “đường 9 đoạn” này không có cơ sở pháp lý, Trung Hoa vẫn tiếp tục áp đặt yêu sách bành trướng lãnh hải của mình. 

Có một “Chiến dịch” kêu gọi đổi tên trên trang mạng “Change.org” khởi xướng từ 5 năm qua đề nghị đổi phần biển này thành “Biển Đông Nam Á” (Southeast Asia Sea).  Chiến dịch đã đưa ra một số nhận xét thú vị đáng lưu ý như sau:

- Các quốc gia Đông Nam Á bao bọc gần như toàn bộ vùng biển này với các bờ biển cộng lại dài khoảng 130.000 cây số (81.250 dặm), trong khi bờ biển phía nam của Trung Hoa chỉ dài độ 2.800 cây số (1.750 dặm). 

- Một số đề nghị khác còn đưa ra vài tên mới như “Biển Đông Dương” (Indochina Sea) hoặc “Biển Đông Á” (Asean Sea).   Nên biết thêm, tên mới “Biển Đông Á” gặp phải sự chống đối của Cam Bốt, một nước hội viên của ASEAN, không liên can đến tranh chấp nhưng luôn luôn đứng về phe Trung Hoa. 

Qua lịch sử, vùng biển này đã từng có hang loạt các tên gọi khác nhau, trong đó “South China Sea” chỉ là tên được đặt ra mới đây thôi – được sử dụng từ trong thập niên 1930 - dùng để phân biệt với “Vùng Biển phía Đông Trung Hoa” (The East China Sea) nằm phía đông Thái Bình Dương từ Trubg Hoa trông ra Đại Hàn, quần đảo Nhật Bản, và Đài Loan.

Trung Hoa cũng chơi trò chơi chữ như thế này: Trong tiếng tàu, vùng biển tranh chấp còn có tên “Nam Hải” / “Biển ở phía Nam” (Nanhai - South Sea).  Một số người (Trung hoa) còn đề nghị là đổi tên tỉnh Hải Nam, một tỉnh ở cực Đông Nam của Trung Hoa nhìn ra biển Đông, thành ra “Nam Hải,” để làm cho chuyện đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông được mạnh mẽ hơn (?!)

Đầu năm nay (2016), Bà Ellen Frost, một cố vấn cao cấp của “Trung Tâm Đông-Tây” (The East-Wesr Center - có trụ sở đặt tại Honolulu Hawaii chuyên nghiên cứu về ngoại giao của các quốc gia vùng Thái Bình Dương) cho là trong Anh ngữ, việc đổi tên “Biển” (Sea) thành “Biển phía Nam” (Nam Hải - South Sea) có thể được; còn nếu đổi thành “Biển Đông Nam Á” (Southeast Asia Sea) thì sẽ bị người Trung hoa phản đổi.   Tuy nhiên người Trung hoa cũng khó mà chống đối tên “Biền Phía Nam” (South Sea) – dù cho chữ “Trung hoa” đã bị lấy ra – vì cái tên “Nam Hải” (Nanhai) đã có vài trăm năm rồi.

Việc thay đổi tên này, theo như Bà Frost, “sẽ là dấu hiệu về một đóng góp nhỏ, có tính chất kỹ thuật nhưng đầy ý nghĩa cho hòa bình.”



TB: Đây là  "Bản dịch mau" (quick translation) thuộc loại "mì ăn liền" còn phiến diện.   Xin quý vị vui lòng sửa chữa hoặc bổ túc thêm (xem bản gốc ở phần tham khảo).  Đa tạ. 


Trần Văn Giang (dịch)



__________
Tham khảo

(Nguyên bản Anh Ngữ)

It is time to rename the South China Sea


For all the complexities of the territorial struggle between China and its neighbors in the South China Sea, there’s a growing recognition that part of the problem is simply the name of the place.

Indonesia became the latest country to propose a renaming last week, when the government announced it will submit a proposal to the United Nations regarding the exclusive economic zone (EEZ) surrounding its Natuna Islands. “If no one objects… then it will be officially the Natuna Sea,” said Ahmad Santosa, who heads an agency combating illegal fishing.

In 2012 the Philippines officially renamed part of the South China Sea on its own maps and government correspondence. Manila declared that waters falling within its EEZ would be called the West Philippine Sea, an important step to clarifying “which portions we claim as ours,” president Benigno Aquino said at the time. The nation submitted its administrative order and an official map to the United Nations.

Of course, getting the international community to go along with a name change is another matter. Government agencies in Manila might use “West Philippine Sea,” but “South China Sea” is still common usage. UN submission or no, “Natuna Sea” might be similarly ignored outside of Indonesian government circles.

Vietnam, for its part, has long called the waterway the East Sea. Malaysia goes with South China Sea, although after the tribunal’s ruling some are questioning why that is.

China claims nearly all the strategic waterway as its own territory, based on a nine-dash line drawn up after World War 2. Though an international tribunal invalidated the line in a July ruling, Beijing continues to uphold its expansive claims.

A contested sea.

A ‘Change.org’ campaign started about five years ago that proposes a name change to the “Southeast Asia Sea” brings up some interesting points. Among them:

The countries of Southeast Asia encompass almost the entire South China Sea with a total coastline measuring approximately 130,000 km (81,250 miles) long; whereas the Southern China’s coastline measured about 2,800 km (1,750 miles) in length.

Other proposals have included the “Indochina Sea” and the “Asean Sea,” though that last one bumps into the problem of Cambodia, a member of ASEAN, siding more with China (and earning Beijing’s appreciation along the way).

The sea has had a variety of names throughout history, with “South China Sea” being a relatively recent invention (paywall), coming into use in the 1930s as a way to distinguish the waterway from the East China Sea.

China can play the name game, too. In the Chinese language, the sea is called simply Nanhai, or the South Sea. Some have proposed renaming the southern Hainan Province, which faces the sea, to “Nanhai Province.” Proponents contend the name change would help fortify China’s claims to the sea.

In English, changing the name of the sea to “South Sea” might work, argued Ellen Frost, a senior adviser at the East-West Center, earlier this year. Chinese nationalists would surely reject the “Southeast Asia Sea,”she noted (pdf). But they’d have a harder time arguing against the “South Sea”—even though it removes “China”—since in Chinese the name “Nanhai” has been around for centuries.

That change, she contended, “would signal a small, seemingly technical, but meaningful contribution to peace.”


Trần Văn Giang (sưu tầm)




__._,_.___

Posted by: truc nguyen 

Thursday, 25 August 2016

25.000 QUÂN MỸ VÀ 50.000 QUÂN NAM HÀN TẬP TRẬN BẮN ĐẠN THẬT TỪ 22/8 ĐẾn 02/9/2016 KHIẾN BẮC HÀN VÀ TRUNG QUỐC LO SỢ


Mời đọc tin tổng hợp vô cùng hấp dẫn của Hạnh Dương. Hình ảnh và các Videos tập trận bắn đạn thật Mỹ-Hàn Quốc làm Bắc Hàn và Trung Quốc lo sợ:

25.000 QUÂN MỸ VÀ 50.000 QUÂN NAM HÀN TẬP TRẬN BẮN ĐẠN THẬT TỪ 22/8 ĐẾn 02/9/2016 KHIẾN BẮC HÀN VÀ TRUNG QUỐC LO SỢ
Monday, August 22, 2016:

Thiết giáp Mỹ từ Hạm Đội Thái Bình Dương tham gia tập trận

Hàng không mẫu hạm Nguyên tử USS John C. Stennis cũng được lưu lại từ cuộc tập trận tháng 3/2016

Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ tham gia cuộc tập trận
Pháo đài bay B52 từ căn cứ Andersen Air Base ở đảo Guam cũng được điều động
VietPress USA  (22/8/2016): Hôm nay Thứ Hai 22/8/2016, một cuộc tập trận quy mô phối hợp giữa 25.000 quân thiện chiến Mỹ và 50.000 quân của Nam Hàn được bắt đầu bằng các đợt bắn đạn thật và sẽ kéo dài đến hết ngày 02/9/2016 trong kế hoạch tập trận liên minh gọi là "Ulchi Freedom Guardian (UFG) 2016".


Một thông cáo của Bộ Chỉ Huy Lực Lượng Kết Hợp Quân sự Mỹ và Hàn Quốc gọi tắt là CFC (The Republic of Korea and United States Combined Forces Command (CFC) tại Nam Hàn hôm nay vừa gởi đi từ Yongsan Garrison, Seoul đề ngày 22/8/2016 gỏi cho Ủy Ban Liên Hiệp Quốc Đình Chiến Quân sự Bán Đảo Triều Tiên (The United Nations Command Military Armistice Commission (UNCMAC) để báo tin cho Bắc Hàn và các quốc gia biết về cuộc tập trận quy mô "Ulchi Freedom Guardian 2016nầy giữa Hoa Kỳ và Nam Hàn với sự tham dự 25.000 quân Mỹ, trong đó có 2.500 quân Mỹ đến từ bên ngoài, số còn lại 22.500 đang hiện diện thường trực tại Nam Hàn. Phía Nam Hàn có ít nhất 50.000 quân và các chuyên gia, chuyên viên và cả viên chức chính phủ tham gia.


Thông cáo của CFC cho biết có 9 Quốc gia khác gởi lực lượng quân sự tham gia gồm: Australia, Canada, Colombia, Denmark, France, Italy, Philippines, United Kingdom và New Zealand. (http://www.usfk.mil/LinkClick.aspx?fileticket=qPgtNB5aYr8%3d&portalid=105).


Video Hàng Không Mẫu Hạm Nguyên Tử của Mỹ đến Hàn Quốc:


Ngoài ra các quốc gia trung lập cũng được mời gởi quan sát viên đế giám sát cuộc tập trận qui mô nầy hoàn toàn phù hợp với Hiệp định Đình chiến và phục hồi Hàn Quốc được quốc tế ký kết công nhận năm 1953.


Ulchi-Freedom Guardian (을지 프리덤 가디언, Eulji peulideom gadieon) là tên của cuộc tập trận quân sự hỗn hợp lớn nhất giữa Hoa Kỳ và Nam Hàn (thường gọi là Hàn Quốc để phân biệt với Bắc Hàn hay Bắc Triều Tiên). Trước đây cuộc tập trận nầy gọi là Ulchi-Focus Lens. Cuộc tập trận nầy được xem là Tập trận điều khiển bằng các chương trình Vi tính hiện đại và lớn nhất thế giới; dàn trận trên Computers nhưng thực hiện trên diện địa; phối hợp từ bộ binh, pháo binh, không quân, hải quân, pháo đài bay B52, hỏa tiễn, vệ tinh, máy bay tiêm kích, máy bay không người lái, tàu ngầm, hàng không mẫu hạm, các hạm đội, chiến hạm, phi đạn, v.v... Cuộc tập trận hỗn hợp nầy lần đầu thực hiện vào năm 1976 và được tiếp tục hằng năm vào tháng 8 và tháng 9 Dương lịch. "Ulchi" là tên của vị Tướng nỗi danh và được yêu mến trong lịch sử Hàn Quốc, đó là Tướng "Eulji Mundeok", vị tư lệnh quân đội thời vua Goguryeo trị vì vào năm 37 trước Công nguyên (BCE).


Ngày 20/8/2012 Bắc Hàn lên án kịch liệt cuộc tập trận hỗn hợp UFG nầy vì cho rằng đó là âm mưu của Mỹ và Nam Hàn muốn tấn công chiếm Bắc Hàn. Bộ trưởng Ngoại giao Bắc Triều tiên công bố tình hình nguy kịch phải đối phó với âm mưu tập trận Mỹ-Nam Hàn bằng cách Bắc Hàn cần phải phát triển vũ khí hạt nhân để sẵn sàng đáp trả.


Cuộc tập trận UFG năm nay 2016 diễn ra trong lúc tình hình vô cùng phức tạp và căng thẳng giữa hai miền Nam và Bắc Hàn. Cuộc chiến tranh giữa hai miền Nam và Bắc Hàn từ năm 1950 đế 1953 chỉ tạm thời ký kết Hiệp định đình chiến chứ không phải là Hiệp Định Hòa Bình nên hai Miền vẫn xem nhau là kẻ thù. Tuy nhiên vì Nam Hàn phát triển và giàu có không muốn dây vào thằng hủi khi quá đói thì làm liều để xin viện trợ. Nam Hàn thường nhẫn nhịn và giúp đỡ nhưng Bắc Hàn càng làm tới.


Khi Kim Jong-un lên nắm quyền, còn trẻ và hiếu thắng, độc ác nên đã bất chấp luật lệ quốc tế, đẩy mạnh sản xuất các vũ khí hạt nhân và liên tiếp cho nổ nguyên tử để thử nghiệp. Liên Hiệp Quốc cảnh cáo nhiều lần nhưng vẫn bất chấp. 


Bắc Triều Tiên đã bị Liên Hiệp Quốc ra lệnh trừng phạt vào tháng 10/2006 về các vụ thử đầu đạn nguyên tử. Vào tháng 1/2016 Kim Jong-un cho nổ thử đầu đạn nguyên tử khiến Liên Hiệp Quốc áp đặt thêm lệnh trừng phạt nặng nề nhất và cấm Bắc Hàn thủ đắc vũ khí nguyên tử.


Video Mỹ và Nam Hàn tập trận bắc đạn thật:
Nhưng đến tháng 2/2016 Bắc Hàn lại thử nghiệm bom Nhiệt Hạch (Hydro Bomb) và ngày 09/3/2016 Kim Jong-un tuyên bố Bình Nhưỡng đã thành công chế tạo đầu đạn nguyên tử nhỏ để gắn vào các phi đạn đạn đạo tầm trung và tầm xa có thể bắn hủy diệt đến Hoa Kỳ.


Các nhà khoa học cho rằng Kim Jong-un nói phét chứ Bắc hàn chưa thể làm được. Các căng thẳng về đe dọa tấn công nguyên tử vào Nam Hàn và Hoa Kỳ của chế độ Bắc Triều Tiên đã làm cho tình hình bán đảo Triều Tiên căng thẳng.


Trong những ngày gần đây, sự căng thẳng lên cao tột độ khi Phó Đại sứ Bắc Hàn tại Luân-Đôn của Anh quốc là Thae Yong-ho và gia đình đã đào tỵ an toàn qua sống tại Seoul của Nam Hàn. Trong ngày hôm qua 21/8/2016, Lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong-un kêu gọi tấn công khủng bố đến các nhân viên Ngoại giao Nam Hàn cũng như công dân, thương nhân Nam Hàn tại Trung Quốc và các nước Đông Á để trả thù vụ Phó Đại sứ Bắc Hàn Thae Yong-ho từ Luân-Đôn trốn qua Hàn Quốc (http://www.vietpressusa.com/2016/08/lanh-tu-bac-trieu-tien-kim-jong-un-chi.html). Vụ đào tỵ nầy tiếp theo vụ một học sinh Bắc Hàn đi thi Toán Quốc tế tại Hong Kong đã trốn thoát xin tỵ nạn tải Nam Hàn; và vụ 12 nữ tiếp viên cùng với cô quản lý nhà hàng Bắc Hàn tại Trung Quốc cũng đào thoát qua Nam Hàn tỵ nạn.


Cuộc tập trận hằng năm UFG giữa Quân đội Mỹ và Nam Hàn diễn ra sáng nay càng làm cho Bắc hàn lên cơ sốt giận dữ. Kim Jong-un tiếp tục tuyên bố nếu Mỹ và Nam Hàn có bất cứ hành động nhỏ nào gây phương hại cho Bắc Hàn thì sẽ bị trả đũa bằng bom nguyên tử.


Bộ trưởng Ngoại giao Bắc Hàn Ri Su-yong trước đây nói với Thông tấn AP rằng "Bắc Hàn không thể bị đe dọa bằng các lệnh trừng phạt quốc tế. Bắc Hàn sẽ ngừng các cuộc thử hạt nhân nếu Hoa Kỳ ngưng các đợt tập trận thường niên với Hàn Quốc."


Trong cuộc họp với Hội đồng An ninh Quốc gia hôm 22/8/2016, bà Tổng thống Hàn Quốc Park Guen-Hye nói rằng cuộc tập trận hôm nay giữa Hàn Quốc và Hoa Kỳ không nhắm vào ai cả, chỉ là luyện tập tính nhanh nhạy để bảo vệ đất nước và nhân dân Hàn Quốc cũng như có trách nhiệm với tình hình ổn định khu vực. Bà Tổng thống Hàn Quốc cũng nói vụ Phó Đại sứ Bắc Hàn tại Anh quốc xin tỵ nạn đã cho thấy “các rạn nứt nghiêm trọng” trong giới thượng lưu cầm quyền ở Bình Nhưỡng. Bà cũng yêu cầu “chính phủ và quân đội Hàn Quốc phải trong tư thế sẵn sàng chuẩn bị cho khả năng Bình Nhưỡng sử dụng cuộc diễn tập để làm cái cớ khiêu khích”.


Video Mô Phỏng "Ngày Tận Thế cho Bắc Triều Tiên" do Mỹ và Nam Hàn thực hiện:

Quân đội Bắc Hàn hôm nay 22/8/2016, ra thông cáo tuyên bố rằng các đơn vị tấn công của nước này đang trong tư thế sẵn sàng biến Hoa Kỳ và Washington “thành một đống tro tàn với một cuộc tấn công phủ đầu bằng hạt nhân theo kiểu Triều Tiên”, nếu chủ quyền của Bắc Hàn bị đe dọa.


Về phản ứng của Bắc Hàn, phát ngôn viên Bộ Thống nhất Hàn QuốcJeong Joon-hee nói rằng “đáng tiếc” là Bắc Hàn đã “bóp méo thực tế”, và “đáng lẽ không nên đưa ra những lời đe dọa nghiêm trọng như thế”.


Mặc cho các lời đe dọa của Bắc Triều Tiên, Hoa Kỳ và Hàn Quốc hôm nay đã tập trận trên diện rông kể cá bắn đạn thật tại nhiều nơi và tại cả thành phố Paju nằm sát Bàn Môn Điếm vùng phi quân sự giữa Nam và Bắc Hàn.


Thông cáo của CFC nói rằng việc tập trận để rèn luyện tính nhanh nhạy và sẵn sáng chiến đấu bảo vệ Hàn Quốc và thực hiện các cam kết của Hoa Kỳ với các đồng minh.


Bắc Hàn là đồng minh duy nhất của Trung Quốc nên cuộc tập trận quy mô hằng năm của Hoa Kỳ và Hàn Quốc đã làm cho cả Bắc Hàn lẫn Trung Quốc đầy lo ngại.


Kèm theo đây là một số hình ảnh về cuộc tập trận UFG cùng với các Videos cho thấy vụ tập trận bắn đạn thật của UFG năm vừa qua.















 Hình ảnh phản ứng của Lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong-un:

Mời đọc tiếp tại Link:
__._,_.___

Posted by: VietPress USA News Agency 

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List