Sàn giao dịch bất động sản Biển Đông

Sàn giao dịch bất động sản Biển Đông

>

Thursday, 11 September 2014

Trung Quốc bênh vực hoạt động xây đảo ở Trường Sa



Trung Quốc bênh vực hoạt động xây đảo ở Trường Sa

Ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đang tiến hành công tác đào đắp, xây đảo nhân tạo ở Biển Đông.
  •  
  •  
  •  

Tin liên hệ

10.09.2014
Trung Quốc ngày 9/9 một lần nữa khẳng định các hoạt động xây cất của Bắc Kinh trên quần đảo Trường Sa nằm hoàn toàn trong khu vực thuộc chủ quyền của Trung Quốc.

Đáp câu hỏi về tường thuật cùng ngày của phóng viên BBC ghi nhận từ Trường Sa rằng Trung Quốc đang tiến hành công tác đào đắp, xây đảo nhân tạo ở Biển Đông, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hoa Xuân Oánh, nhấn mạnh Bắc Kinh đã nhiều lần tuyên bố có chủ quyền không thể tranh cãi đối với Trường Sa và vùng biển xung quanh.

Bà Hoa nói công tác thi công đang được thực hiện trên một số đảo trong khu vực nhằm mục đích cải thiện điều kiện sinh sống và làm việc của công dân Trung Quốc cư trú tại đây.  

Cuối tháng 8 vừa qua, Manila công bố các hình ảnh cho thấy Trung Quốc đang khai hoang tại bãi đá Gạc Ma, Gaven, Châu Viên, và rạn san hô Ke Nan còn gọi là Chigua.

Thời điểm đó, báo chí Philippines loan tin Trung Quốc đã khai hoang toàn bộ bãi đá Gạc Ma và các thiết bị-vật liệu xây dựng cũng được phát hiện tại các bãi đá và san hô khác.
Chuyến đi thực tế của ký giả BBC tận mắt mục kích tại Trường Sa cho thấy Trung Quốc đang xúc tiến các kế hoạch kế tiếp mà Philippines khó đường đáp trả ngoài đơn kiện nhờ sự can thiệp phân định của tòa án trọng tài quốc tế.

Theo tường trình của ký giả Wingfield-Hayes, Trung Quốc đang xây dựng đảo mới trên 5 bãi đá ngầm khác nhau và ông đã tận mắt nhìn thấy các hòn đảo mới xuất hiện không có trên bản đồ hay trong hệ thống định vị vệ tinh GPS toàn cầu.

Chưa rõ Bắc Kinh dự tính làm gì với các đảo mới này, nhưng chính phủ Philippines đã bày tỏ quan ngại rằng bãi đá Gạc Ma sẽ được biến thành  một căn cứ không quân mới của Trung Quốc ở Biển Đông.

Cũng có khả năng Bắc Kinh sẽ đưa dân ra các đảo mới này sinh sống để tăng cường xác quyết chủ quyền.

Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose tố cáo Trung Quốc đang tìm cách thay đổi nguyên trạng trước khi tòa trọng tài Liên hiệp quốc ra phán quyết về vụ Manila kiện bản đồ đường lưỡi bò của Bắc Kinh trên Biển Đông.
Nguồn: Global Times, Want Daily, Breitbart News


Trung Quốc kêu gọi Hoa Kỳ giảm tuần tra trên biển Đông

RFA-28-08-2014

  • In trang này
  • Chia sẻ
  • Ý kiến của Bạn
  • Email
Máy bay hải quân P8 Poseidon của Hoa Kỳ bay tuần tra trên Thái binh Dương
Online WSJ


Trung Quốc hôm nay lên tiếng hối thúc Hoa Kỳ giảm bớt hoặc thậm chí nên ngưng hẳn việc theo dõi Hoa Lục sử dụng máy bay tuần tiễu nếu Mỹ thực sự muốn cải thiện mối quan hệ đang có rạn nứt với họ.
Mối quan hệ giữa 2 cường quốc trở nên căng thẳng khi những tranh chấp trong việc tuyên bố chủ quyền biển đảo của Trung Quốc và một số nước đồng minh của Hoa Kỳ ở Biển Đông và biển Hoa Đông tiếp tục leo thang.
Trong khi đó, chỉ trong vài ngày vừa qua cả Hoa Kỳ và Trung Quốc đều lời qua tiếng lại đổ lỗi cho nhau trong sự kiện máy bay hải quân của Mỹ và chiến đấu cơ của TQ suýt va chạm nhau trên vùng trời Biển Đông.
Được biết, trong một tuyên bố trên website của Bộ Quốc Phòng Hoa Lục  hôm nay nêu rõ nếu Hoa Kỳ thực sự muốn tránh những ảnh hưởng đến quan hệ song phương thì Hoa Kỳ nên giảm bớt hoặc ngừng hẳn việc theo dõi Trung Quốc, thậm chí người phát ngôn này còn khẳng định chính Mỹ là bên đang làm phương hại đến lợi ích an ninh của Trung Quốc.


Xây dựng ‘nguy hiểm hơn giàn khoan’
Cập nhật: 03:38 GMT - thứ năm, 11 tháng 9, 2014

An ninh Việt Nam sẽ bị đe dọa nếu Trung Quốc xây xong căn cứ ở Gạc Ma?

Một chuyên gia theo dõi tình hình Biển Đông từ trong nước cho rằng việc Trung Quốc đang tiến hành xây dựng trên các bãi cạn thuộc Quần đảo Hoàng Sa là ‘cực kỳ nguy hiểm’ đối với Việt Nam.
Vị chuyên gia này cũng nói Việt Nam sẽ kiên trì đấu tranh với Trung Quốc về hành động này.
Các bài liên quan
  • Trung Quốc làm gì ở Trường Sa?
  • 'VN không nên tin vào lời nói TQ'Nghe06:02
  • ‘Nguyên tắc ba điểm’ quan hệ Việt–Trung
Chủ đề liên quan
  • Quan hệ Việt Trung
  • Tranh chấp lãnh thổ
  • Biển Đông
Trước đó, phóng viên BBC News đã chứng kiến tận mắt Trung Quốc đang đổ hàng triệu tấn đá và cát để biến một số bãi đá mà họ chiếm giữ ở Quần đảo Trường Sa thành đảo nổi và dường như đang xây cả đường băng đủ dài cho máy bay chiến đấu.

‘Cực kỳ nguy hiểm’
Trao đổi với BBC, Tiến sỹ Trần Công Trục, cựu trưởng Ban Biên giới Chính phủ Việt Nam, cho rằng đây là ‘hành động, âm mưu cực kỳ nguy hiểm’ của phía Trung Quốc.
“Nó nguy hiểm, nghiêm trọng hơn rất nhiều so với việc Trung Quốc đưa giàn khoan (xuống Biển Đông),” ông nói và cho biết vị trí Trung Quốc đang xây cất gần bờ biển và thềm lục địa Việt Nam, gần nơi Việt Nam khai thác dầu khí và tiến hành các hoạt động kinh tế của mình.

"Việc biến đảo chìm thành đảo nổi thì mục tiêu pháp lý là muốn mở rộng vùng biển để tạo thành chồng lấn, biến vùng không tranh chấp thành vùng có tranh chấp, biến không thành có."
Tiến sỹ Trần Công Trục

“Vị trí này Trung Quốc đang muốn biến thành căn cứ quân sự để triển khai chiến lược của họ trong việc độc chiếm Biển Đông,” ông giải thích, “Nó hết sức nguy hiểm xét về địa chính trị của khu vực này.”

Ông cũng cho biết việc xây dựng này của Trung Quốc là một phần của kế hoạch ‘tạo ra vùng biển (thuộc chủ quyền của Trung Quốc) để chứng minh cho yêu sách đường lưỡi bò là hoàn toàn có cơ sở’.
“Việc biến đảo chìm thành đảo nổi thì mục tiêu pháp lý là muốn mở rộng vùng biển để tạo thành chồng lấn, biến vùng không tranh chấp thành vùng có tranh chấp, biến không thành có,” ông phân tích.
Ông Trục nhắc lại rằng Trung Quốc đã từng vạch đường cơ sở của Quần đảo Hoàng Sa ‘theo tiêu chí của một quốc gia quần đảo’.
“Họ muốn mở rộng tất cả các thực thể trong hai quần đảo ra tới những vị trí xa nhất, thậm chí có những bãi cạn không nằm trong phạm vi hai quần đảo đó họ vẫn muốn lấy để sử dụng vạch đường cơ sở bao bọc toàn bộ theo tiêu chuẩn quốc gia quần đảo,” ông nói.
Phản ứng yếu ớt?
Trước câu hỏi tại sao phản ứng của Việt Nam trước việc xây cất này của Trung Quốc yếu ớt hơn rất nhiều so với khi Trung Quốc đưa giàn khoan ra vùng biển tranh chấp trên Biển Đông, Tiến sỹ Trục nói:
“Việc Trung Quốc xâm chiếm Trường Sa, chúng tôi đã phản đối mạnh mẽ rồi. Việc họ làm bất kỳ hành động nào trên đó dù là nhỏ nhất thì phía Việt Nam đều có những tuyên bố phản đối để ghi nhận rằng Việt Nam không chấp nhận hành động của họ.”
“Về mặt sách lược, Việt Nam muốn cố gắng giữ tình hình ổn định và không để cho tình hình phức tạp hơn lên tạo ra những mâu thuẫn dẫn tới đụng độ trong khu vực,” ông nói thêm.

"Về mặt sách lược, Việt Nam muốn cố gắng giữ tình hình ổn định và không để cho tình hình phức tạp hơn lên tạo ra những mâu thuẫn dẫn tới đụng độ trong khu vực."
Tiến sỹ Trần Công Trục

Ông giải thích rằng hành động giàn khoan là ‘một hình thức mới’ của Trung Quốc trong việc ‘tranh giành các quyền vô lý của họ đối với chúng tôi’ nên Chính phủ Việt Nam đã đấu tranh mạnh mẽ.

Riêng việc xây dựng ở Trung Quốc thì ‘đã xảy ra trong quá khứ’ chứ không phải là hành động mới mẻ như giàn khoan, ông Trục nói và cho biết Việt Nam ‘đã phản đối và tiếp tục phản đối’.

Về cách đối phó của Việt Nam, ông Trục cho rằng Chính phủ và người dân Việt Nam ‘luôn đấu tranh phản đối để thể hiện ý chí của người Việt Nam không bao giờ từ bỏ chủ quyền’.
“Việc dùng vũ lực phải tính đến tình hình chung của khu vực và thế giới và nó sẽ dẫn đến hậu quả rất lớn mà Việt Nam không muốn trong tình hình hiện nay,” ông nói.

“Mặt khác việc làm của Trung Quốc không chỉ đe dọa an ninh của Việt Nam mà còn ảnh hưởng chung đến tình hình an ninh của khu vực và thế giới,” ông nói thêm, “Chúng tôi sẽ làm sao để các nước có tiếng nói góp sức cùng chúng tôi ngăn chặn sự ngang ngược của Trung Quốc.”





1 comment:

  1. không hiểu sao mà Trung Quốc lại có hành động như vậy. Không biết phải nói sao nữa, hành động như một đứa con nít.
    .................................................................................
    Minh Tuấn
    Chuyên viên kinh doanh máy nước nóng năng lượng mặt trời
    Click xem chi tiết: Máy nước nóng năng lượng mặt trời hoặc may nuoc nong nang luong mat troi

    ReplyDelete

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List