DIỄN ĐÀN AN NINH CHÂU
Á -
Bài đăng : Chủ nhật 01 Tháng Sáu
2014 - Sửa đổi lần cuối Chủ nhật 01 Tháng Sáu
2014
Shangri-La : Trung Quốc lên án Mỹ-Nhật "khiêu khích"
Trưởng đoàn Trung Quốc tại Đối thoại Shangri-La, tướng Vương Quán Trung
(Wang Guanzhong).
AFP
Thanh Hà / Tú Anh
Phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Vương Quán Trung (Wang Guanzhong) cực lực lên án bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ và
thủ tướng Nhật Bản đã có lời lẽ « khiêu khích », khi hai nhân vật này
tố cáo Bắc Kinh « gây bất ổn » trong vùng Biển Đông và Hoa
Đông. Thực sự là Vương Quán Trung đã quên lời cam kết của Tập Cận Bình.
Tại Diễn đàn An ninh khu
vực Đông Nam Á Shangri-La (Singapore), quy tụ hàng trăm nhân vật lãnh đạo chính trị, ngoại giao, quân sự và chuyên gia quốc tế, bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel trong
bài phát biểu ngày hôm qua
31/06 tuyên bố Hoa Kỳ không chấp nhận « thái
độ gây bất ổn » của Trung Quốc và « sẽ không điềm nhiên tọa thị » nếu trật tự thế giới bị đe dọa. Hoa Kỳ « mạnh mẽ chống lại bất kỳ hành động đe dọa, cưỡng chế, uy hiếp bằng vũ lực để khẳng định yêu sách », bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nhấn mạnh.
Trước đó, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe kêu gọi « mọi quốc gia phải tôn trọng luật pháp », khi nói về tình hình căng thẳng ở Biển Đông và Hoa
Đông, một cách để gián tiếp để lên án Trung Quốc lấy sức mạnh đè người.
Hôm nay, trong phần phát biểu của phái đoàn Trung
Quốc, trưởng đoàn Vương Quán Trung,
Tham mưu phó quân đội Trung Quốc đáp trả một cách giận dữ : « Hai
ông Chuck Hagel và Shinzo Abe có những lời tuyên bố không thể chấp nhận được, là một hành động khiêu khích có phối hợp để thách thức Trung Quốc ».
Từ Singapore, đặc phái viên Cléa
Broadhurst tường thuật
« Phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc, Vương Quán Trung, lần đầu tiên lên tiếng kể từ khi Đối thoại Shangri-La khai
mạc hôm thứ Sáu 30/05/2014. Trước hết ông nhấn mạnh đến nhu cầu cấp thiết duy trì ổn định trong khu vực. Tuy nhiên liền sau đó trung tướng Vương Quán Trung đã đi xa hơn trong bài diễn văn của mình để trả lời những chỉ trích nhắm vào Trung Quốc suốt trong hai ngày vừa qua.
Đại diện Trung Quốc giải thích ông ngỡ ngàng trước bài diễn văn khai mạc cuộc họp của thủ tướng Nhật Bản, Shinzo Abe. Theo ông, đó là một bài diễn văn đầy rẫy những tình cảm bài Trung Quốc. Cho dù thủ tướng Abe không nêu đích danh quốc gia này, nhưng Trung Quốc trở thành mục tiêu tấn công của lãnh đạo Nhật Bản.
Sau khi nhắm vào bài thuyết trình của thủ tướng Nhật Bản, viên trung tướng họ Vương đề cập tới phát biểu của bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Chuck Hagel. Ông nhận xét là ông Hagel
đã tỏ thái độ thẳng thắn hơn so với thủ tướng Abe. Dù vậy, đại diện của Trung Quốc nêu lên câu hỏi phải chăng Hoa Kỳ và Nhật Bản đã phối hợp với nhau để cùng chĩa mũi dùi
vào Bắc Kinh.
Phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc cho rằng, chính hai ông Abe và Hagel, qua bài diễn văn của họ đã khiêu khích
Trung Quốc, trong lúc mà Bắc Kinh không khi
nào đi bước đầu để tấn công bất kỳ một ai. Vẫn theo trưởng đoàn Trung Quốc tại hội nghị Shangri-La, thái
độ khiêu khích của Mỹ và Nhật Bản trái ngược với tinh thần đối thoại với mục đích giải quyết các xung đột bằng con đường đối thoại ».
Có thật sự Bắc Kinh không gây hấn trước như tướng Vương Quán Trung khẳng định hay không ?
Không phải tự nhiên mà Mỹ và Nhật Bản phải lên tiếng mạnh mẽ tại Diễn đàn đối thoại Shangri-La. Ngay
vào giờ phút « đối thoại », Trung Quốc lại đưa tàu tuần duyên áp sát quần đảo Senkaku, mà Trung Quốc tranh giành với tên gọi Điếu ngư. Ở Biển Đông, Trung Quốc đưa giàn khoan dầu vào thăm dò ngay
trong vùng thềm lục địa của Việt Nam, huy động 100 tàu tuần biển, 40 tàu quân sự bao vây, tấn công gây hư hại cho hàng chục tàu cảnh sát biển và tàu cá Việt Nam.
Những hành động này đi ngược lại những gì mà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã cam kết với các quốc gia láng giềng.
Từ Thượng Hải, thông tín viên Delphine Sureau tường thuật
« Khi tiếp thủ tướng Malaysia Najib Razak khi ông viếng thăm Trung Quốc, chủ tịch Tập Cận Bình đã hứa không khuấy động tình hình tại Biển Đông. Tuy nhiên
nếu như Việt Nam hay
Philippines gây hấn, thì khi đó Bắc Kinh sẽ có phản ứng. Trên thực tế, Trung Quốc không ngần ngại sử dụng sức mạnh để kiểm soát những vùng lãnh thổ mà Bắc Kinh luôn khẳng định là thuộc chủ quyền của Trung Quốc từ nhiều thế kỷ qua.
Cụ thể là qua việc Trung Quốc vào đầu tháng 5/2014 đã
đưa giàn khoan
dầu đến ngoài khơi quần đảo Hoàng Sa, một vùng biển mà Hà Nội khẳng định là thuộc chủ quyền của Việt Nam. Một thí dụ khác cho thấy thái độ bành trướng của Trung Quốc được thể hiện qua việc Bắc Kinh đã cho xây một phi đạo trên một bãi đá thuộc khu vực quần đảo Trường Sa, nơi Manila khẳng định là thuộc chủ quyền của Philippines.
Bắc Kinh khẳng định quyền kiểm soát đối với cả một khu vực chiến lược như Biển Đông, nhưng đồng thời lại luôn tuyên bố là không muốn để xảy ra xung đột trong vùng. Về mặt chính thức, Trung Quốc luôn hô hào duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực. Ông Tập Cận Bình luôn chủ trương giải quyết xung đột bằng đàm phán song
phương, nhưng không bao giờ chấp nhận đưa vấn đề ra quốc tế.
Từ nhiều năm qua, Trung
Quốc luôn tố cáo Hoa Kỳ đổ thêm dầu vào lửa, với chính sách xoay
trục sang Châu Á. Giờ đây Bắc Kinh hất lại quả bóng về sân của Washington và
khuyên Hoa Kỳ không nên can thiệp vào quan hệ giữa Bắc Kinh với các nước láng giềng chung quanh ».
TQ tố cáo Nhật và Mỹ 'khiêu khích'
Cập nhật: 10:10 GMT - chủ nhật, 1 tháng 6, 2014
Tướng Vương Quán Trung lên
án Nhật và Mỹ 'khiêu khích' TQ tại Shangri-La 13.
Trung Quốc tố cáo Thủ tướng Nhật Bản và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ có những bài phát biểu "khiêu
khích" Trung Quốc tại một diễn đàn an ninh châu
Á ở Singapore.
Tướng quân đội Trung Quốc Vương Quán Trung nói bình luận của các ông Chuck
Hagel và Shinzo Abe tại Đối thoại Shangri-La là “không thể chấp nhận”.
Các bài liên quan
- Nhật
sẽ 'ủng hộ tối đa' cho Đông Nam Á -
BBC Vietnamese - Thế
giới
- TQ đang 'gây bất ổn' trên Biển Đông
- 'VN đã sẵn sàng kiện TQ vụ giàn khoan'
Chủ đề liên quan
Bộ trưởng Quốc phòng Hagel trước đó nói rằng Trung Quốc "gây mất ổn định" ở Biển Đông.
Trong khi đó, Thủ tướng Shinzo Abe của Nhật Bản tuyên bố sẽ hỗ trợ nhiều hơn cho các nước Đông Nam Á.
Diễn đàn, sự kiện đưa Mỹ và các nước Đông Nam Á gặp gỡ, diễn ra giữa lúc căng thẳng gia tăng giữa Trung Quốc, Việt Nam và Philippines, cùng với mối quan hệ Nhật - Trung cũng tiếp tục căng thẳng trên quần đảo tranh chấp ở Biển Đông.
'Phối hợp, khuyến khích’
"Không thể tưởng tượng có thể nhận được những lời chỉ trích không đáng
có như thế chống lại Trung Quốc"
Tướng TQ Vương Quán Trung
Với những gì có vẻ khác đi từ bài diễn văn chuẩn bị sẵn của mình, Trung tướng Vương Quán Trung, Phó
Tổng tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc, buộc tội Thủ tướng Nhật Bản Abe và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Hagel đã ‘phối hợp và khuyến khích’ nhau để tấn công Trung Quốc trong các bài phát biểu của họ.
Tướng Vương nói "không
thể tưởng tượng" có thể nhận được "những lời chỉ trích không đáng có như thế chống lại Trung Quốc".
Trong bài phát biểu hôm thứ Sáu, Thủ tướng Shinzo Abe vạch ra tầm nhìn của Nhật Bản về một vai trò mạnh mẽ hơn trong việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ trong khu vực.
Ông cũng đưa ra đề nghị cung cấp tàu thuyền tuần duyên cho các nước láng giềng để cảnh giác với các chiến thuật của Bắc Kinh.
Thủ tướng Nhật Bản bắt tay Chủ tịch Hội đồng Tham mưu Liên quân Mỹ tại Shangri-La 13.
Giới chức Trung Quốc phản ứng ngay lập tức bằng việc nói rằng ông Abe đã sử dụng "huyền thoại" về một mối đe dọa mang tên Trung Quốc để tăng cường chính sách an
ninh của Nhật Bản.
'Bồi thêm cáo buộc'
Ông Chuck Hagel sau đó đã ‘bồi thêm’ cáo buộc rằng Trung Quốc đe dọa tiến trình dài hạn của khu vực bằng cách tiến hành "gây mất ổn định, hành động đơn phương khẳng định các yêu sách chủ quyền của mình ở Biển Đông".
Ông cảnh báo nước Mỹ sẽ "không ngoảnh mặt đi" khi có
các quốc gia cố tình phớt lờ các quy tắc và luật pháp quốc tế.
"Nước Mỹ sẽ không ngoảnh mặt đi khi có các quốc gia cố tình phớt lờ các quy tắc và luật pháp quốc tế"
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel
Các căng thẳng đã bùng lên gần đây, với việc Trung Quốc tuyên bố một vùng phòng không
trên Biển Hoa Đông và áp dụng một lập trường đối đầu với các quần đảo tranh chấp ở Biển Đông, theo các phóng viên.
Mặc dù một số quốc gia thành viên
ASEAN sẽ miễn cưỡng đối kháng với Trung Quốc vì quan hệ kinh tế và chính trị, những quốc gia còn lại có khả năng ‘chào đón’ một vai trò gia tăng
từ Nhật Bản, vẫn theo các phóng viên.
Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền dựa trên một khu vực rộng hình chữ U (còn được biết đến là Bản đồ hình chữ U hoặc Đường chín đoạn) trên Biển Đông, bao gồm nhiều khu vực mà các quốc gia khác ở Đông Nam Á nói là lãnh thổ của họ.
Tàu thuyền Trung Quốc và Việt Nam đã đối đầu trong suốt một tháng qua ở Biển Đông.
Bản đồ đường 'Lưỡi bò' mà TQ công bố để tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment