Sàn giao dịch bất động sản Biển Đông

Sàn giao dịch bất động sản Biển Đông

>

Tuesday 17 June 2014

Trung Quốc bác tố cáo của Việt Nam tại các diễn đàn quốc tế


Trung Quốc bác tố cáo của Việt Nam tại các diễn đàn quốc tế

3/6/14 - BÌNH LUẬN TIN TỨC: Trung Cộng càng hung hãn thì CSVN càng lộ rõ bản chất bán nước  https://www.youtube.com/watch?v=jChqBWrE-_w

Ảnh chụp từ video của tàu Tuần duyên Việt Nam 2016 cho thấy tàu Tuần duyên Trung Quốc 46001 đuổi theo tàu của Việt Nam gần địa điểm giàn khoan 981.
  •  
  •  
  •  

Tin liên hệ

  • TS Hà Vũ: ‘TQ chiếm nốt Trường Sa, chính thể VN thay đổi mới có liên minh quân sự Việt-Mỹ’
  • Trung Quốc nói sẽ không đưa tàu chiến ra bảo vệ giàn khoan
  • Thêm 14 người bị khởi tố sau vụ biểu tình bạo động chống Trung Quốc
  • TQ đưa sách giáo khoa VN ra làm chứng về chủ quyền Biển Đông
  • Biểu tình chống TQ trước sứ quán TQ ở Philippines

Ðường dẫn

CỠ CHỮ 
16.06.2014
Trung Quốc mạnh mẽ bác bỏ trước các diễn đàn quốc tế tất cả các cáo giác về xâm phạm chủ quyền Việt Nam ở Biển Đông khi Bắc Kinh đưa giàn khoan 981 và lực lượng bảo vệ trên biển, trên không vào vùng biển Hà Nội nói thuộc vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.

Tại Hội nghị Các nước thành viên Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển hôm 14/6 ở New York, trưởng phái đoàn Bắc Kinh nhấn mạnh những tố cáo của Việt Nam là ‘vô căn cứ’ và rằng Bắc Kinh có ‘chủ quyền hoàn toàn’ tại quần đảo Hoàng Sa.

Truyền thông Trung Quốc dẫn phát biểu của Phó đại diện thường trực Trung Quốc tại Liên hiệp quốc, Vương Dân, nói sự dối trá của Việt Nam không thể che dấu được sự thật và việc thổi phồng sự thật không thể hợp pháp hóa cách hành xử bất hợp pháp.

Ông Vương tố cáo ngựợc lại rằng Việt Nam quấy nhiễu hoạt động bình thường của giàn khoan 981 trong vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa cũng như cho phép các cuộc biểu tình bạo động chống Trung Quốc diễn ra nhắm mục tiêu vào công dân, doanh nghiệp Trung Quốc khiến 4 người Trung Quốc thiệt mạng và 300 người khác bị thương.

Đại diện của Trung Quốc cũng phủ nhận sự tranh chấp vì, theo lời ông Vương, trước 1974 Việt Nam đã công khai thừa nhận Hoàng Sa thuộc về Trung Quốc.

Ông Vương tuyên bố tại diễn đàn này rằng ‘nếu Việt Nam quay ngược lại với chính những tuyên bố của họ thì làm sao thu phục được lòng tin của cộng đồng quốc tế? Không ai có thể tin vào những lời hứa hẹn của Việt Nam.’

Phó đại diện thường trực của Trung Quốc tại Liên hiệp quốc yêu cầu Việt Nam tôn trọng chủ quyền của Trung Quốc và ngừng ngay các hành động ‘gây rối’ để xoa dịu căng thẳng.

Mới tối qua, Trung Quốc một lần nữa bác các tố cáo của Việt Nam trước cộng đồng quốc tế khi đại diện của Bắc Kinh tại thượng đỉnh nhóm G77+Trung Quốc chỉ trích Hà Nội là bên khơi mào căng thẳng Biển Đông.

Trong phiên bế mạc cuộc họp ở Bolivia, đại diện thường trực của Việt Nam ở Liên hiệp quốc, đại sứ Lê Hoài Trung, tố cáo việc Trung Quốc vận hành giàn khoan 981 trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam và gửi tàu chiến tới xua đuổi tàu Việt Nam là xâm phạm chủ quyền Việt Nam.

Ông Trung cũng yêu cầu đưa các cáo giác này vào bản tuyên bố chung cuộc của 2 ngày họp thượng đỉnh. Tuy nhiên, theo Tân Hoa xã, yêu cầu này đã bị các thành viên tham gia cuộc họp khước từ.

Phó Vụ trưởng Vụ các Tổ chức và Hội nghị Quốc tế thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Lạp Dực Phàm, nói tất cả các chính phủ Việt Nam trước năm 1974 đã chính thức thừa nhận Hoàng Sa là một phần của lãnh thổ Trung Quốc từ ngàn xưa.

Ông Lạp chỉ trích việc đại sứ Việt Nam nêu vấn đề tại thượng đỉnh G77+Trung Quốc là ‘không thích hợp’.

Ông Lạp nói đây là diễn đàn để phát huy hữu nghị-hợp tác giữa các nước đang phát triển, chứ không phải là nơi để khuấy động tranh cãi và yêu cầu các tranh chấp nên được giải quyết song phương với Trung Quốc.

Những tuyên bố của Trung Quốc kịch liệt phản pháo Việt Nam trước công luận quốc tế được đưa ra giữa lúc có tin Việt-Trung chuẩn bị đối thoại cấp cao trong tuần này.

Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng loan tin Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc phụ trách đối ngoại, ông Dương Khiết Trì, sẽ sang dự phiên họp của Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc diễn ra tại Hà Nội.

Đây là giới chức cấp cao nhất của Trung Quốc tới Việt Nam kể từ khi Bắc Kinh đặt giàn khoan 981 gần Hoàng Sa, làm leo thang căng thẳng đôi bên ở Biển Đông. Việt Nam nói đã nhiều lần đề nghị đối thoại với Trung Quốc để xoa dịu căng thẳng liên quan đến giàn khoan 981, nhưng không được Bắc Kinh hồi đáp.

Chưa thấy Bộ Ngoại giao hai nước thông báo về sự kiện này, nhưng tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng dẫn nguồn tin từ Tiến sĩ Trần Trường Thủy thuộc Học Viện Ngoại giaocủa Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết dịp này ông Dương Khiết Trì sẽ hội đàm với Ngoại trưởng Phạm Bình Minh.

Vẫn theo lời ông Thủy, nội dung chính của cuộc gặp lần này dự kiến sẽ tập trung vào vấn đề Biển Đông.

Nguồn: Xinhua, CCTV


Vụ giàn khoan HD981 là cơ hội Việt Nam đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế

Vũ Hoàng, phóng viên RFA
2014-06-16

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
06162014-kinhte-vhoang.mp3Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
000_Hkg9841532-600.jpg
Từ trái sang: Tổng thống Philippines Benigno Aquino, Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và Phó Tổng Thống Myanmar U Nyan Tun tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới về Đông Á tại Manila hôm 22/5/2014.
AFP photo




T.S Ngô Trí Long đánh giá về tin tức mới đây mà tờ Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng phổ biến rằng Chính phủ TQ tạm thời cấm các công ty quốc doanh nước này tham gia đấu thầu dự án ở Việt Nam:
Nói chung hiện nay khả năng về quan hệ thương mại, đầu tư và du lịch trước tình hình biển Đông như vậy với Trung Quốc, câu hỏi đặt ra là liệu Trung Quốc có khả năng cấm vận (Việt Nam) hay không là điều đặt ra. Báo Bưu Điện Hoa Nam Trung Quốc nêu lên là Bộ Thương Mại TQ khuyên, quyết định các doanh nghiệp TQ sẽ không tham gia đấu thầu đối với Việt Nam. Trước hết, phải xem tin đấy có phải là tin thật hay đó chỉ là động tác để thăm dò hay áp lực đối với nền kinh tế Việt Nam. Đó không phải là nguồn tin chính thức vì tờ Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng chỉ là tờ báo có tính chất lá cải, không phải là cơ quan ngôn luận chính thống của TQ, nhưng tại sao họ lại đưa ra vấn đề này, có thể thứ nhất họ thăm dò, thứ hai họ áp lực kinh tế để trả đũa Việt Nam trong việc họ hạ đặt giàn khoan trái phép ở biển Đông. Theo phân tích, mình cũng cần phải cảnh giác và dự báo: Dự báo thứ nhất là liệu Trung Quốc có dám làm điều này hay không? Thực chất trong quan hệ đối tác làm ăn thương mại, đầu tư, du lịch giữa Việt Nam và Trung Quốc thì hai bên cùng có lợi, mà Trung Quốc lại lợi nhiều hơn.
Trong buôn bán, Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc rất nhiều, thường họ tuồn hàng hóa sang đây phần lớn là sản phẩm kém chất lượng, máy móc công nghệ cũ, lạc hậu. Cho nên, nếu cấm vận thực sự thì Việt Nam mất ít hơn Trung Quốc, Trung Quốc tuy là một nước lớn, đông dân nhưng lại nhiều dân nghèo nhất thế giới.
Thực chất trong quan hệ đối tác làm ăn thương mại, đầu tư, du lịch giữa Việt Nam và Trung Quốc thì hai bên cùng có lợi, mà Trung Quốc lại lợi nhiều hơn.
- T.S Ngô Trí Long 
Vấn đề thứ hai về đầu tư, thực chất đầu tư của TQ vào Việt Nam hiện nay rất ít, về đầu tư trực tiếp, vốn đăng ký chỉ vào khoảng 7,6 tỷ đô la nhưng vốn thực hiện chỉ là khoảng 4,3 tỷ đô la. Đầu tư trực tiếp và gián tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam không nhiều, đặc biệt, họ đưa công nghệ lạc hậu vào Việt Nam. Thường thường họ bỏ thầu giá thấp, mà Việt Nam trong giai đoạn đầu lại chủ yếu coi trọng về giá, hơn nữa thủ đoạn của Trung Quốc làm ăn, theo cách hối lộ, mua chuộc “có nghề” của họ. Thường tiền lệ của nhà thầu Trung Quốc đối với Việt Nam là: bỏ giá thấp, thi công chậm trễ, kéo dài, rồi yêu cầu đội vốn lên, đưa công nghệ lạc hậu vào, đưa lao động phổ thông vào nhiều, gây bất lợi cho Việt Nam.
Vũ Hoàng: Vậy thưa T.S, phía Việt Nam đã chuẩn bị đối phó với những tình huống này như thế nào ạ?
T.S Ngô Trí Long: Việt Nam đã chuẩn bị rồi, đối với những giải pháp thì Chính phủ và các doanh nghiệp luôn luôn sẵn sàng, thực tế, quan điểm của chính phủ VN là không bài kích Trung Quốc, giao thương bình thường, duy trì ổn định cùng nhau phát triển, hợp tác để cùng nhau có lợi.
Vũ Hoàng: Theo như chúng tôi tìm hiểu, thì nhiều vị chuyên gia kinh tế cho rằng VN cần thực hiện nhanh chóng việc tái cấu trúc, trong đó chuyển hướng tập trung vào thị trường nội địa nhưng vẫn theo đuổi chính sách ưu đãi cho xuất khẩu, đồng thời cân bằng với sản xuất tiêu thụ nội địa, T.S nghĩ thế nào về vấn đề này?
T.S Ngô Trí Long: Nói chung là xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ của Việt Nam trong điều kiện toàn cầu hóa, hội nhập là một vấn đề đặt ra thường trực đối với VN. Không phải bây giờ khi có chuyện xảy ra trục trặc với Trung Quốc thì mới đưa vấn đề này ra mà đã có từ lâu rồi, nhưng thời điểm này là một cú huých, tạo điều kiện để đẩy nhanh hơn. Mọi người nói rằng đây là cái họa, nhưng trong họa có phúc, trong rủi có may mà Việt Nam đã đặt ra từ lâu rồi. Nếu muốn hội nhập sâu, muốn cạnh tranh trên thương trường, Việt Nam phải tái cơ cấu, nâng cao năng suất chất lượng hiệu quả, đặc biệt, trong bối cảnh này buộc Việt Nam phải đẩy nhanh tiến trình đó.
Vũ Hoàng: Xin được hỏi T.S cụ thể những biện pháp đó là gì trong ngắn hạn và trung hạn ạ?
Nếu muốn hội nhập sâu, muốn cạnh tranh trên thương trường, Việt Nam phải tái cơ cấu, nâng cao năng suất chất lượng hiệu quả, đặc biệt, trong bối cảnh này buộc Việt Nam phải đẩy nhanh tiến trình đó.
- T.S Ngô Trí Long
T.S Ngô Trí Long: Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam chống nhập siêu trong đó có chống nhập siêu từ Trung Quốc, hiện nay có rất nhiều chương trình, nhưng phần lớn hiện nay là không đi vào gốc vấn đề như: rào cản kỹ thuật, chống buôn lậu, nâng cao tính cạnh tranh…quan trọng nhất là phải phát huy nội lực, cải cách làm sao nâng cao năng suất chất lượng và hiệu quả, điều đó mới là vấn đề quan trọng cốt lõi để chống nhập siêu Trung Quốc. Điều này, chính phủ đã đặt ra từ lâu là tái cơ cấu doanh nghiệp, tái cơ cấu kinh tế, thay đổi mô hình tăng trưởng, trước đây là tăng trưởng theo chiều rộng thì giờ phải tăng trưởng theo chiều sâu. Tái cơ cấu, nâng cao năng suất chất lượng, thay đổi mô hình tăng trưởng cần phải làm thật nhanh.
Đối với quan hệ thương mại đầu tư, hiện nay, Việt Nam đã ký 8 hiệp định thương mại tự do rồi, sắp tới đang soạn thảo, đang bàn thêm 6 hiệp định thương mại tự do nữa. Tranh thủ lúc này, Việt Nam nên phát huy các hiệp định thương mại này để đa dạng hóa các thị trường, đồng thời, trong hoạt động đấu thầu thì phải thay đổi và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, để tăng cường đầu tư thì phải cải tiến môi trường đầu tư, nhằm thu hút đầu tư nước ngoài, đặc biệt phải chọn lựa kỹ càng. Trong hoạt động đấu thầu, phải đặt ra những điều kiện, yêu cầu cải cách quy định nội địa hóa rất cao, có chế tài xử phạt thật nghiêm nạn tham nhũng hay nhận hối lộ, đó là điều cực kỳ quan trọng, theo tôi, đấy là những giải pháp cụ thể cả trước mắt lẫn lâu dài.
Vũ Hoàng: Xin cám ơn T.S rất nhiều đã dành thời gian cho cuộc phỏng vấn với chúng tôi.

HD-981 : Việt Nam tố cáo hành vi vu khống của Trung Quốc

Áp phích kiện Trung Quốc về vụ Giàn khoan dầu Hải Dương 981 - RFI / Trọng Nghĩa
Áp phích kiện Trung Quốc về vụ Giàn khoan dầu Hải Dương 981 - RFI / Trọng Nghĩa
RFI / Trọng Nghĩa

Trọng Nghĩa

Chiều nay 16/05/2014, chính quyền Việt Nam đã tổ chức cuộc họp báo quốc tế lần thứ năm về vụ giàn khoan HD-981. Mở ra sau khi Bộ Ngoại giao Trung Quốc lần đầu tiên công bố các hình ảnh được cho là tàu Việt Nam tấn công tàu Trung Quốc, cuộc họp báo hôm nay nhằm vạch trần các lập luận vu cáo cũng như thủ đoạn bịa đặt lịch sử của Bắc Kinh liên quan đến chủ quyền Trung Quốc tại Biển Đông.

Theo tường trình của báo Thanh Niên trên mạng, cuộc họp báo đã tập hợp được khoảng 200 ký giả trong và ngoài nước. Nhân dịp này, ông Trần Duy Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam đã tố cáo Trung Quốc làm ngơ trước các nỗ lực của Việt Nam muốn giải quyết vụ giàn khoan HD-981 một cách hòa bình.
Theo ông Hải : « Việt Nam đã nỗ lực liên lạc với Trung Quốc qua nhiều hình thức, nhiều cấp, yêu cầu chấm dứt các hành vi vi phạm, tiến hành hơn 30 lần tiếp xúc các cơ quan có thẩm quyền. Trái lại, Trung Quốc vu cáo vô căn cứ tàu Việt Nam đâm tàu Trung Quốc hơn 1500 lần. »
Đối với ông Trần Duy Hải, Trung Quốc hoàn toàn không có bằng chứng về các cáo buộc vô căn cứ của họ, trong khi Việt Nam đã cung cấp vô số các bằng chứng về việc tàu Trung Quốc tấn công tàu Việt Nam. Theo nhân vật này, Trung Quốc hoàn toàn « không có thiện chí » giải quyết tranh chấp theo biện pháp hòa bình ».
Tiếp lời quan chức Bộ Ngoại giao, ông Hà Lê, Phó Cục trưởng Cục Kiểm ngư đã nêu bật một sô thủ đoạn của Trung Quốc như : « Duy trì 120 tàu hàng ngày để vây ép, húc đẩy, đâm va tấn công tàu Việt Nam ; dùng loa âm thanh lớn, đèn pha ngăn cản lực lượng chấp pháp của Việt Nam ; thực hiện âm mưu giăng bẫy tạo bằng cớ giả rằng tàu Việt Nam đâm vào tàu Trung Quốc ».
Đối với ông Hà Lê : « Các tàu cá vỏ sắt của Trung Quốc có mặt tại vùng biển Việt Nam không nhằm mục đích đánh bắt thủy hải sản mà để tấn công tàu cá Việt Nam, cắt lưới, ngăn cản tàu Việt Nam sản xuất ». Hệ quả là đã có đến 17 tàu cá của Việt Nam và hàng chục ngư dân bị thương do tàu Trung Quốc gây ra.
Cục phó Cục Kiểm ngư Việt Nam tố cáo : « Trung Quốc ngang nhiên vu cho tàu Việt Nam đâm vào tàu Trung Quốc, ngăn cản tàu của nước này vào cứu hộ tàu cá của ngư dân Việt Nam. Những luận điệu này là hoàn toàn sai trái, chúng tôi có đầy đủ bằng chứng để chứng tỏ tàu Trung Quốc tấn công tàu Việt Nam trong đó, có các tàu cá ».
Trong cuộc họp báo, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã cho công bố rộng rãi các đoạn video cho thấy tàu Trung Quốc dùng vòi rồng, đâm va, tấn công quyết liệt vào các tàu công vụ của Việt Nam.
Việt Nam đồng thời chính thức bác bỏ các luận điểm của Bắc Kinh theo đó Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Trung Quốc và đã được Hà Nội thừa nhận từ lâu.
Các luận điệu vu cáo Việt Nam đã được Trung Quốc nhắc lại hôm 13/06 vừa qua trong một cuộc họp báo tại Bắc Kinh, với các số liệu như tàu Việt Nam đã đâm vào tàu Trung Quốc hơn 1.500 lần ở vùng biển gần giàn khoan Hải Dương 981 kể từ đầu tháng 5 đến nay, hay là việc Việt Nam có 61 tàu ở khu vực trên, trong khi số tàu của Trung Quốc chỉ là 71 chiếc. Nhân dịp đó, Bắc Kinh đã đưa ra video và hình ảnh gọi là ghi lại các vụ tàu Việt Nam tấn công tàu Trung Quốc vào các ngày mồng 2 và 3 tháng 5.
Giới chuyên gia đang tự hỏi là vì sao mà mãi đến hơn một tháng sau Bắc Kinh mới trưng ra các hình ảnh gọi là ghi được trên hiện trường về các sự cố trên.




__._,_.___

Posted by: hung vu 

No comments:

Post a Comment

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List