Sàn giao dịch bất động sản Biển Đông

Sàn giao dịch bất động sản Biển Đông

>

Thursday 31 March 2016

Obama và Tập Cận Bình sẽ găp nhau nói chuyện Biển Đông vào ngày mai Thứ Năm 31/3/16.



From: Nguyen bac ninh <
Sent: Wednesday, March 30, 2016 3:11 PM
To: KVVNNCVC DD QLVNCH
Subject: SƠ LƯỢC VÈ LỰC LƯỢNG HẢI QUÂN CỦA HOA KỲ

Obama và Tập Cận Bình sẽ găp nhau nói chuyện Biển Đông vào ngày mai Thứ Năm 31/3/16.

Kính mời quý vị tham khảo bài viết về Lực Lượng HQ / HOA KÝ trên toàn thế giới.
page0001.jpg
KÍNH MỜI QUÝ VỊ XEM TOÀN BỘ TRONG FILE ĐÍNH KÈM



Sơ lược về
HẢI QUÂN HOA KỲ

150pxNavySeal
                                                             
      Đại Dương và Biển chiếm 72% diện tích trái đất và giữ khoảng 90% sinh quyển (biosphere) điạ cầu. Dân số gia tăng, đất đai ngày càng trở nên hạn hẹp, cằn cỗi, con người đang chuyển hướng tranh dành vùng nước mặn bao la, thuận tiện giao lưu hàng hải, đầy rẫy tài nguyên từ sinh vật, khoáng sản đến dưỡng khí và ánh nắng mặt trời...Vì vậy, Trung Cộng xem Biển Đông Việt Nam là mục tiêu cốt lõi phải chiếm đoạt để sống còn và vươn lên vị thế đệ nhất siêu cường.
Trong khi chính quyền cộng sản Việt Nam im lặng cúi đầu khuất phục trước các hành vi bạo lực cuả Trung Cộng xâm chiếm biễn đảo, các quốc gia trong khu vực đều công khai chống trả. Họ liên kết với Mỹ để đối đầu với Trung Cộng. Chính sách xoay trục cuả Hoa Kỳ và sức mạnh cuả Hải quân Hoa Kỳ là niềm tin cậy cuả các đồng minh Châu Á Thái Bình Dương.


I- TỔNG QUÁT

Hải Quân Hoa Kỳ là một quân chủng cuả quân lực Mỹ có trách nhiệm thực hiện những cuộc hành quân trên biển. Quân số thường trực hiện nay cuả Hải Quân Mỹ gồm 332.000 quân nhân hiện dịch và 124.000 trừ bị. Tính đến tháng 9 năm 2015, Hải Quân điều hành 272 chiến hạm đang hoạt động và hơn 3.700 phi cơ. Ngân sách cuả Hải Quân Mỹ năm 2015 là 148 tỉ USD, trong tỗng số 498 tỉ USD cuả ngân sách Quổc Phòng. Ngày 2/2/2016, Bộ Hải Quân đề nghị ngân khoản 161 tỉ USD, một thành phần trong tổng số ngân sách Quốc Phòng 534,3 ti USD, đã đuợc Tổng Thống Obama chuyển đến Quốc Hội.

Hải Quân Hoa Kỳ bắt nguồn từ Hải Quân Lục Điạ (Continental Navy) thành lập trong cuộc chiến tranh Cách Mạng (1775-1783). Trước tiên, Quốc Hội bàn cải sôi nổi có nên chăng thành lập một đội hải quân. Phe bênh vực lập luận rằng Hải Quân sẽ bảo vệ tàu thuyền, phòng thủ duyên hải, khám phá những xâm nhập từ bên ngoài. Phiá chống đối cho rằng làm như thế là khờ dại vì thách đố với Hải Quân Hoàng Gia Anh (British Royal Navy), một hải lực đệ nhất hùng mạnh. Ngay trong lúc nầy, Tổng Tư Lệnh George Washington điều khiển 7 chiến hạm đánh thắng những tàu tiếp liệu cuả Anh Quốc và gởi thư báo cáo Quốc Hội. Lá thư được Quốc Hội tiếp nhận và đọc trong ngày 13 tháng 10 năm 1775, chấm dứt cuộc tranh luận. Từ đó, ngày 13 tháng 10 trở thành ngày sinh nhật cuả Hải Quân Mỹ.

Hiến pháp Mỹ trao Quốc Hội thẫm quyền “cung ứng và duy trì hải quân”. Quốc Hội thông qua Đạo Luật Hải Quân năm 1794 (Naval Act of 1794) ra lệnh chế tạo và cung cấp thủy thủ cho 6 khu trục hạm và đã thành công trong việc chống hải tặc cướp phá các thương thuyền Mỹ.

Lịch sử Hiệp Chủng Quốc cũng ghi nhận Hải Quân đã giữ một vai trò trong chính sách đối ngoại khi nhắc đến Thiếu Tướng Hải Quân Matthew Perry tiếp xúc với Nhật Bản và ký kết Hiệp Định Kanagawa năm 1854.

Hải Quân Mỹ có khả năng khiêm tốn trong Thế Chiến I, nhưng phát triển mạnh trong Thế Chiến II, nhất là sau cuộc tấn công bất ngờ cuả quân đội Nhật Bản vào Trân Châu Cảng năm 1941. Tại chiến trường Thái Bình Dương, Hải Quân Mỹ là thành phần chủ yếu cuả lực lượng đồng minh thành công trong chiến dịch tiến chiếm từng hải đảo. Hải quân Mỹ tham dự nhiều trận đánh vang dội như là : trận đánh Đảo San Hô, trận đánh Midway, trận đánh trên biển Phi Luật Tân (Battle of the Philippine Sea), trận đánh Vịnh Leyte, trận đánh Okinawa. Sau cùng, Douglas MacArthur vị tướng năm sao, tư lệnh tối cao của quân đội Đồng Minh (supreme commander for the Allied Powers) chấp nhận sự đầu hàng cuả Nhật, văn bản đuợc ký kết trên chiến hạm USS Missouri ngày 2 tháng 9 (tức ngày 1/9 tại Mỹ) năm 1945.

Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, Hải Quân Mỹ chịu trách nhiệm sẵn sàng đối phó với những cuộc khủng hoảng và chuẩn bị một trận thế chiến có thể bùng nổ với Liên Xô. Thập niên 1990, tầm vóc cuả Hải Quân Mỹ lớn nhất thế giới, hơn bảy lần tổng số Hải quân cuả các cường quốc khác gộp lại.

Kể từ biến cố 9/11/2001, Hải Quân Mỹ cải tiến để đương đầu với những đe dọa mới bằng cách tân tạo hình thể và trang bị vũ khí các loại chiến hạm như là khu trục hạm loại Zumwalt (Zumwalt class destroyer) và loại tàu chiến ven biển (littoral combat ship) để có đủ khả năng thi hành những nhiệm vụ khó khăn, phức tạp mà không phải gia tăng số lượng.

Năm 2007, Hải Quân Mỹ tiếp nhận thêm binh chủng Thuỷ Quân Lục Chiến (US Marine Corp) và Lực Lượng Duyên Phòng (US Coast Guard) tạo ra một chiến lược hải quân mới gọi là Chiến Lược Phối Hợp Hải Lực Thế Kỷ 21 (A Cooperative Strategy for 21st Century Seapower).

Chiến Lược nhận định rằng những liên kết kinh tế cuả hệ thống toàn cầu và sự đổ vở cuả hệ thống nầy vì các khủng hoảng trong khu vực – do thiên nhiên hoặc con người tạo ra – có thể tác động bất lợi đến nền kinh tế và phẩm chất đời sống cuả Hoa Kỳ. Chiến Lược mới nầy hoạch định một lộ đồ cho Hải Quân, Lực Lượng Duyên Phòng, Thủy Quân Lục Chiến kết hợp với nhau và với các đối tác quốc tế để ngăn ngừa những cuộc khủng hoảng xảy ra hoặc đối phó kịp thời khi cuộc khủng hoảng xuất hiện, nhằm tránh những tác động tiêu cực đối với Hoa Kỳ.

Trong thế kỷ 21, Hải Quân Mỹ vẫn tiếp tục duy trì sự hiện diện đúng tầm mức trên khắp thế giới, triển khai tại một số khu vực như là Đông Á, Điạ Trung Hải, Trung Đông. Hải quân biển xanh (blue water navy) - với khả năng phóng ra những lực lượng vào những vùng ven biển, bám vào những khu vực tiền tiêu, đáp ứng kịp thơì những khủng hoảng trong khu vực - giữ một vai trò tích cực cho chính sách quốc phòng và ngoại giao cuả Hiệp Chủng Quốc. Hải Quân Mỹ có số trọng tấn nặng nhất thế giơí, kinh phí 127.3 tỉ đô la của tài khoá 2007. Hải Quân Mỹ cũng sở hữu những hàng không mẫu hạm lớn nhất với 10 hàng không mẫu hạm đang xử dụng và 1 hàng không mẫu hạm đang chế tạo.

Hải Quân đươc quản trị bởi Bộ Hải Quân mà Bộ Trưởng là dân sự. Bộ Haỉ Quân là phân bộ cuả Bộ Quốc Phòng. Chỉ Huy Trưởng Hành Quân Hải Lực (Chief of  Naval Operation) là sĩ quan hải quân cao cấp nhất.
Không quân cuả hải quân gồm các loại :
 
   - Không chiến và oanh kích : F/A - 18A/B/C/D/E/F, F35C, S3.
   - Chiến tranh tin học : E-2C, EP-3E, E-6, EA-6B, EA-18G.
   - Trực thăng : UH-1, SH-3 , CH-53D, MH-53E, SH-60, MH-60, CH-60.
   - Tuần tiểu : P-3, P-8.
   - Quan sát : RQ-2.
   - Nhiều phi cơ huấn luyện và phi cơ vận tải.

Lực lượng chính của hải quân Mỹ là các loaị chiến hạm, bố trí khắp các vùng biển và đại dương nhằm bảo vệ chính quốc và quyền lợi của nước Mỹ trên toàn thế giới..

II- CÁC HẠM ĐỘI   

Hải Quân Mỹ điều hành sáu hạm đội, gồm có:        

1) Đệ Nhị Hạm Đội (The 2nd Fleet): Đệ nhị hạm đôị chịu trách nhiệm huấn luyện những kỹ năng chiến tranh, phát triển và lượng định những chiến thuật hải quân tân kỳ và sẵn sàng ứng chiến.
2nd_flt_USSLittleRock01_1965

Đệ nhị hạm đội hoạt động trong Đại Tây Dương từ Bắc Cực đến Nam Cực, từ bờ biển Hiệp Chủng Quốc đến phiá tây Âu Châu. Hạm đôị cũng tuần tiểu dọc theo hai bên bờ biển Nam Mỹ và một phần bờ biển Trung Mỹ. Tóm laị, hạm đôị nhận trách nhiệm một vùng biển 38 triệu hải lý vuông. Khả năng cuả hạm đôị gồm có hàng không mẫu hạm, chiến hạm, tiềm thuỷ đỉnh, bộ phận thám sát, lực lượng thuỷ bộ, thuỷ quân lục chiến và những đơn vị tiếp vận lưu động. Đệ nhị hạm đôị đặt bản doanh tại Norfolk, tiểu bang Virginia.
         
2) Đệ Tam Hạm Đội (The 3rd Fleet) : Nhiệm vụ chính cuả Đệ tam hạm đôị là tuần tiểu và kiểm soát vùng biển Trung và Đông Thái Bình Dương. Trong thời bình, hạm đội không có lực lượng thuỷ bộ và hàng không mẫu hạm. Đệ tam hạm đôị được thành lập ngày 15/3/1943 như là một lực lượng chiến đấu, đặt bản doanh taị Trân Châu Cảng, tiểu bang Hạ Uy Di.
3eme_flt_USS_Coronado_(AGF-11)
         
3) Đệ Tứ Hạm Đội (The 4th Fleet) : Đệ tứ hạm đôị được thành lập năm 1943 và giải tán năm 1950. Hạm đôị được tái lập ngày 24/4/2008 và Phó Đô đốc Joseph D Kernar được bổ nhiệm làm Tư lệnh hạm đôị. Đệ tứ hạm đôị gồm có nhiều chiến hạm, hàng không mẫu hạm, tiềm thuỷ đỉnh...phụ trách tuần hành vùng biển Caribbean, Trung Mỹ và Nam Mỹ. Hạm đôị có nhiệm vụ phối hợp với hải quân các quốc gia bạn, chống bọn buôn lậu ma túy, giữ gìn an ninh khu vực, phản ứng quân sự hỗn hợp, huấn luyện song phương hoặc đa phương. Hạm đôị đặt bản doanh tại Mayport, tiểu bang Florida .
4th_flt_U
         
4) Đệ Ngũ Hạm Đội (The 5th Fleet) : Đệ ngũ hạm đôị duy trì một lực lượng hùng mạnh để ngăn chặn hoặc đánh trả những đe doạ từ vùng Vịnh Ba Tư.
5eme_flt_US
Khởi đầu, Đệ ngũ hạm đôị được thành lập ngày 26/4/1944 từ lực lượng trung tâm Thái Bình Dương và giải tán vài năm sau thế chiến (1947). Tuy nhiên vào đầu thập niên 1980, nhiều tuần dương hạm, khu trục hạm, tàu vét mìn...được tăng viện đến vùng Trung Đông. Sau cuộc chiếm đóng Kuwait của Iraq năm 1990, một hạm đội lớn nhất kể từ Đaị chiến thứ hai được thành hình để yểm trợ cho cuộc hành quân Lá Chắn Sa Mạc (Operation Desert Shield) và tiếp theo là cuộc hành quân Bão Sa Mạc (Operation Desert Storm) 1991. Do nhu cầu chiến lược, tháng 7 năm 1995, Đệ ngũ hạm đôị sau 48 năm ngủ yên, đuợc tái lập để đảm nhận công tác tuần hành trong vùng Vịnh gồm Hồng Haỉ, Biển Á Rập và vịnh Ba Tư. Hạm đôị đặt bản doanh taị Manama thủ đô Bahrain. (Ghi chú : Bahrain là một đảo quốc sa mạc bằng phẳng và cằn cỗi, sản xuất dầu hoả, nằm trong vịnh Ba Tư giữa Qatar và Saudi Arabia . Tổng diện tích cuả quần đảo 665 km2, lớn hơn đảo Phú quốc (Việt Nam) khoảng 100 km2, dân số năm 2007 là 1.046.814 người ) .

5) Đệ Lục Hạm Đội (The 6th Fleet) : Đệ lục hạm đôị là thành phần chủ yếu cuả hải quân Âu châu. Lực lượng tấn công cuả hạm đôị phải kể đến các phản lực cơ tối tân trên các hàng không mẫu hạm, tiềm thuỷ đỉnh, những tiểu đoàn thuỷ quân lục chiến với những tàu thuỷ bộ. Việc chỉ huy hạm đội là trách nhiệm cuả quốc gia Hoa Kỳ và cuả Minh Ước Bắc Đaị Tây Dương (NATO). Bộ tư lệnh hạm đôị đặt trên soái hạm USS Mount Whitney và bản doanh đồn trú tại Naples, Italy.
6eme_flt_USS_MountWhitney_Soái%20hạm
Đệ lục hạm đôị tổ chức nhiều lực lượng đặc nhiệm có chức năng chỉ định :

- Đặc nhiệm 60 : Đây là lực lượng chiến trường cuả hạm đôị gồm một hoặc nhiều hàng không mẫu hạm. Mỗi mẫu hạm được kèm theo 6 tuần dương hạm và khu trục hạm. Mỗi mẫu hạm mang từ 65 đến 85 phi cơ gồm các loai tấn công, không chiến, chống tiềm thuỷ đỉnh và quan sát. Các chiến hạm hộ tống mẫu hạm cũng dùng để tấn công, tự vệ chống không kích, chống chiến hạm và diệt tiềm thuỷ đỉnh địch.

- Đặc nhiệm 61 : Đặc nhiệm 61 là Nhóm Ứng Chiến Thuỷ Bộ Điạ Trung Haỉ (MARG  Mediterranean Amphibious Ready Group). Đặc nhiệm nầy gồm có 3 chiến hạm với tàu đổ bộ. Từ những chiến hạm, thuỷ quân lục chiến Mỹ di chuyển vào bờ với nhiệm vụ xung kich khẩn cấp. Sau khi đổ bộ, các chiến hạm vẫn giữ vai trò yểm trợ cho đến khi mục tiêu được hoàn tất, đón các chiến binh TQLC trở về chiến hạm.

- Đặc nhiệm 62: là Đơn Vị TQLC Viễn Chinh (MEU: Marine Expeditionary Unit) với quân số 1.800 ngươì có trang bị thiết giáp, trọng pháo và trực thăng để thực hiện những cuc hành quân ven bờ hoặc di tản nhân viên dân sự taị những khu vực rối loạn.

- Đặc nhiệm 63 : là lực lượng tiếp liệu gồm những tàu dầu, tàu thực phẩm, tàu sửa chữa cho toàn hạm đôị.

- Đặc nhiệm 64 : gồm những tiềm thuỷ đỉnh trang bị hoả tiễn liên lục điạ. Trong thập niên 1970 các tiềm thuỷ đỉnh nầy có căn cứ tại Rota, Tây Ban Nha. Bộ Tư Lệnh Hạm Đội không có ảnh hưởng trong việc chọn lựa mục tiêu tấn công. Những mục tiêu tấn công được tuyển chọn hàng năm bởi Nhóm Kế Hoạch Mục Tiêu Nguyên Tử (Nuclear Target Planning Group) cuả Minh Ước Bắc Đaị Tây Dương.

- Đặc nhiệm 66/69 : Đặc nhiệm 66/69 phụ trách kế hoạch hành quân tiềm thuỷ đỉnh và chống tiềm thuỷ đỉnh trong vùng Điạ Trung Hải. Đặc biệt, Đặc nhiệm 69 gồm các tiềm thuỷ đỉnh tấn công có khả năng tiêu diệt chiến hạm và tiềm thuỷ đỉnh địch quân cũng như bảo vệ Đệ lục hạm đôị.

- Đặc nhiệm 67 : gồm những phi cơ có căn cứ tại đất liền, phụ trách tuần tra khắp mặt biển Điạ trung hải với nhiệm vụ chống tàu ngầm, trinh sát, giám sát và rải mìn.

6) Đệ Thất Hạm Đôị (The 7th Fleet) : Đệ thất hạm đôị, thành lập ngày 19 tháng 2 năm 1943 từ những lực lượng Tây Nam Thaí Bình Dương, là hạm đôị lớn nhất vơí 50 - 60 chiến hạm, 350 phi cơ và 60.000 hải quân và thuỷ quân lục chiến. Đệ thất hạm đội hoạt động trong vùng Tây Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và vùng Vịnh Á rập. Với sự yểm trợ cuả những Chỉ huy trưởng đặc nhiệm, Đệ thất hạm đôị thực hiện ba nhiệm vụ :

a/ Cứu trợ các thiên tai hoặc phôí hợp hành quân
b/ Chỉ huy các lực lượng hành quân trong khu vực
c/ Chỉ huy các thành phần haỉ quân phôí hợp để bảo vệ bán đảo Triều Tiên.
7th_flt01

USSCorpusChristi_Sub

Trong tình trạng chiến tranh, các hải lực đồng minh trên chiến trường đều chịu dưới sự kiễm soát cuả Đệ thất hạm đôị. Bất cứ ngày tháng nào, 50 % chiến hạm lênh đênh trên biển cả thuộc vùng trách nhiệm, trong đó khoảng 18 chiến hạm tuần hành từ Nhật Bản đến đảo Guam. Tư lệnh hạm đội hiện taị là Phó Đô Đốc John M. Bird và Soái hạm là chiến hạm USS Blue Ridge trú đóng taị Yokosuka, Nhật Bản.

Các đơn vị đặc nhiệm của Đệ Thất hạm đôị gồm có :

- Đặc nhiệm 70 : là nhóm đặc nhiệm chiến trường cuả Đệ thất hạm đôị.
- Đặc nhiệm 71 : phụ trách kế hoạch và phôí hợp các hoạt động cuả  Hạm đôị.
- Đặc nhiệm 72 : tuần tra và trinh sát.
- Đặc nhiệm 73 : phụ trách tiếp liệu.
- Đặc nhiệm 74 : chỉ huy các tiềm thuỷ đỉnh.
- Đặc nhiệm 75 : chỉ huy các chiến hạm nổi.
- Đặc nhiệm 76 : chỉ huy các lực lượng ứng chiến thuỷ bộ và những tàu thuỷ bộ tăng phái trong vùng hành quân.
- Đặc nhiệm 77 : là một phần cuả Đặc nhiệm 70 và chỉ huy các mẫu hạm.
- Đặc nhiệm 79 : là lực lượng đổ bộ được chuyển vận bằng phương tiện cuả Đặc nhiệm 76 .

III-  ĐỆTHẤT HẠM ĐỘI và VÙNG TÂY THÁI BÌNH DƯƠNG

Thaí Bình Dương được các tài liệu điạ dư quốc tế  chính thức chia làm  hai phần là Bắc Thaí Bình Dương và Nam Thaí Bình Dương tuy nhiên Hải Quân Mỹ do nhu cầu kỹ thuật, qui định đaị dương rộng lớn nầy theo hướng Đông Tây. Tây Thái Bình Dương trải rộng từ khoảng kinh tuyến 180o đến eo biển Malacca tiếp giáp với Ấn Độ Dương và kéo dài từ Bắc đến Nam.

Sự hiện diện và ảnh hưởng quân sự cuả hải quân Mỹ trong khu vực Tây Thái Bình Dương được dự liệu như sau :

- Duy trì sự hiện diện thường trực cuả chiến hạm Mỹ trên khắp khu vực. Điều nầy liên quan đến số lượng chiến hạm, vị trí trú đóng ở Nhật, Guam, Hawaii và cả Singapore, kéo dài thời gian luân chuyển thuỷ thủ đoàn.
- Thường xuyên ghé thăm các hải cảng trong khu vực.
- Tập trận với hải quân các quốc gia trong khu vực.
- Bảo đảm sự tương hợp hệ thống liên lạc giữa chiến hạm hải quân Mỹ và chiến hạm các quốc gia đồng minh hoặc thân hữu.
- Trao đổi nhân viên, sĩ quan, binh sĩ giữa Haỉ Quân Mỹ và Hải Quân các quốc gia trong vùng.

Thật sự, trong khu vực trách nhiệm của Đệ thất hạm đội vẫn âm ỉ những ngòi nổ dễ dàng bộc phát như là bán đảo Triều Tiên, eo biển Đaì Loan, tứ giác Việt-Trung-Phi-Mã.

Eo biển Đaì Loan và bán đảo Triều Tiên là nơi tập trung sự quan tâm cuả chính quyền và dư luận Mỹ thường được thảo luận một cách công khai. Bộ Quốc phòng dự liệu những kế hoạch sẵn sàng can thiệp khi có những biến cố quan trọng, tuy nhiên nếu vì nguyên nhân chính trị những căn cứ quân sự taị Nam Hàn và Nhật không còn được xử dụng trong việc hành quân hoặc trường hợp các căn cứ đó kể cả căn cứ taị đảo Guam bị hoả tiển liên lục điạ đánh phá, vai trò cuả haỉ quân Mỹ với các hàng không mẫu hạm và tiềm thuỷ đỉnh trở nên vô cùng cần thiết.

Tứ giác Việt-Trung-Phi-Mã là khu vực đang bộc phát những xáo trộn trong vaì thập niên gần đây và phản ứng cuả các quốc gia Đông Nam Á và các cường quốc kinh tế vẫn còn dè dặt. Dù được che đậy bằng nhiều thủ đoạn, mưu đồ truyền thống cuả Hán tộc nhằm khống chế và chiếm lĩnh Vùng Đông Nam Á, bắt đầu từ bàn đạp Việt Nam tiến ra biển Đông hay là Nam Hải đều được thế giới theo dõi và kế hoạch quốc phòng cuả Mỹ luôn luôn đặt Trung Cộng vào đôí tượng quan tâm ưu tiên cao nhất.

Bộ Quốc phòng Mỹ đã lượng định đầy đủ về kế hoạch hiện đaị hoá quân đôị cuả Trung Cộng tương quan vơí cuộc chiến Iraq, Afghanistan và khủng bố. Mặc dù chiến trường Iraq và Afghanistan bắt buộc gia tăng nhu cầu bộ binh và thuỷ quân lục chiến nhưng Bộ Quốc Phòng cũng gia tăng ngân khoản cho Hải Quân và Không Quân.

Hiện nay 2016, Hải quân Mỹ có tất cả 272 chiến hạm kể cả 10 hàng không mẫu hạm và dự liệu sẽ tăng lên 313 chiến hạm vơí 12 HKMH trong những năm sắp đến. Trong những cuộc điều trần, Quốc hôị đã có những nhận định rõ ràng về số lượng chiến hạm có thể đương đầu vơí những thử thách do kế hoạch hiện đaị hoá cuả haỉ quân Trung cộng đồng thơì vẫn khai triển được lực lượng ở vùng Vịnh Ba Tư, Ấn Độ Dương và những cuộc hành quân đột xuất trong phần còn lại cuả thế giơí như là vùng Điạ Trung Hải, Carìbbean, Nam Mỹ Châu, Tây Phi Châu. Như vậy, đề nghị 313 chiến hạm bao gồm 12 hàng không mẫu hạm, có đủ khả năng chu toàn những nhiệm vụ trong thời bình cũng như trong chiến tranh đã được chuẩn thuận.

Những năm trước, hoạt động cuả Hải Quân Trung Cộng trên vùng Tây Thái Bình Dương có tính cách thăm dò, dè dặt nhưng thời gian gần đây chúng tiến xa hơn và tỏ thái độ thách thức. Tiêu biểu nhất là sự kiện ngày 8 tháng 3 tại  biển Nam Hải năm tàu Trung cộng quấy nhiểu tàu USNS Impeccable và sau đó phát ngôn viên Ngủ giác đài Bryan Whitman tuyên bố rằng tàu Mỹ sẽ tiếp tục di chuyển trong hải phận quốc tế .
impeccable Chinese_vessels_impede_USNS_Impeccable_in_South_China_Sea
Bộ Quốc Phòng Mỹ và các quốc gia trong khu vực đều có sự quan tâm và giải pháp.

Mỹ tiếp tục gia tăng chiến hạm và nâng số tiềm thuỷ đỉnh tấn công trong khu vực Thái Bình Dương lên đến 31 tiềm thủy đình vào cuối năm 2009, một sự xoay chiều nghịch đảo so với thời kỳ  chiến tranh lạnh . Ngày 22 tháng 4 năm 2009 vừa qua, một phái đoàn sĩ quan cộng sản Việt Nam được mơì thăm viếng Hàng Không Mẫu Hạm John C. Stennis.
USS_John_C

Các nuớc Indonesia, Malaya, Singapore trang bị thêm nhiều tiềm thuỷ đỉnh . Cộng sản Việt Nam cũng mua thêm 6 tiềm thuỷ đỉnh loại Kilo cuả Nga, xử dụng diesel, ít gây tiếng động, có khả năng do thám, truy lùng và tấn công  tàu chiến địch ; hình thể gọn nhỏ nên  tiềm thuỷ đĩnh Kilo dễ dàng hoạt động trong vùng biển hẹp, biển Đông.
kilo

SUB_KILO

Mới đây, một Bạch thư cuả Bộ Quốc Phòng Úc Đại Lơị kêu gọi tăng ngân sách hải quân, đầu tư vào 12 tiềm thủy đỉnh và nhấn mạnh rằng : “ Úc không xem Trung cộng như là mối đe doạ mà là một yếu tố trong quá trình kế hoạch chiến lược”. Bạch thư cũng đưa ra nhận xét : “ Quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh có tẩm quan trọng đặc biệt cho sự ổn định chiến lược cuà Châu Á – Thái Bình Dương ” và đánh giá rằng : “ Hoa  Kỳ vẫn sẽ là nưóc hùng mạnh nhất và ảnh hưởng nhất về mặt chiến lược trong giai đoạn từ nay tới 2030 ”.

IV- HẠM ĐỘI THÁI BÌNH DƯƠNG (US Pacific Fleet) và BỘTƯ LỆNH THÁI BÌNH DƯƠNG (US Pacific Command).

1/ Hạm đội Thái Bình Dương là một bộ máy chiến tranh cuả Hải Quân Mỹ lớn nhất thế giới, bao gồm Đệ Tam Hạm Đội, Đệ Thất Hạm Đội, Không Lực Hài Quân Thái Bình Dương, Lực Lượng Chiến Hạm Thái Bình Dương, Lưc Lượng Tiềm Thủy Đỉnh Thái Bình Dương và những lưc lượng khác. Tính đến tháng 3/2016 Hạm Đội Thái Bình Dương điều hành 200 các loại chiến hạm, 2.000 các loại phi cơ, 250.000 hải quân và thủy quân lục chiến, nhận trách nhiệm khoảng 100 triệu dặm vuông biển và đại dương, hơn 50% diện tích điạ cầu, từ bờ biển phía Tây nước Mỹ đến bờ biển phiá Đông Phi Châu, từ Bắc Cực xuống Nam Cực, bao gồm ba đại dương: Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và sáu lục điạ : Á châu, Phi châu, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Nam Cực, Úc châu. Những Bộ Chỉ huy Hải Lực tại Nam Hàn, Nhật Bản, quần đảo Marianas cũng trực thuộc thẫm quyền cuả Hạm Đội Thái Bình Dương.

Tư Lệnh Hạm Đội Thái Bình Dương (US Pacific Fleet) hiên nay là Đô Đốc Scott H. Swift và Tồng hành dinh đóng tại Trân Châu Cảng, tiểu bang Hạ Uy Di.

Theo tổ chức và cơ cấu chỉ huy, Hạm Đội Thái Bình Dương báo cáo theo hệ thống hành chánh về Chỉ Huy Trưởng Hành Quân Hải Lực (Chief of Naval Operations) thuộc Bộ Hải Quân và theo hệ thống quân giai đến Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương (US Pacific Command), Tổng hành dinh đặt tại căn cứ H.M. Smith, tiểu bang Hạ Uy Di.

2/ Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương (U.S.Pacific Command, viết tắt: USPACOM) là Bộ Tư Lệnh tác chiến hợp nhất cuả Quân Lực Hoa Kỳ. Bộ Tư Lệnh nhận trách nhiệm phần lảnh thổ hơn phân nửa điạ cầu, trài dài từ bờ biển phiá Tây nước Mỹ đến biên giới phiá Tây Ấn Độ và từ Nam Cực đến Bắc Cực. Đây là khu vực có sự khác biệt lẫn nhau về văn hoá, xã hội, kinh tế, điạ lý chính trị. Nơi đây cũng là quê hương của 36 quốc gia, chiếm hơn 50% dân số nhân loại với 3.000 ngôn ngữ, nhiều quân lực hùng mạnh cuả thế giới, năm quốc gia đồng minh với Hoa Kỳ với những hiệp ước hổ tương quốc phòng. Trong khu vực cũng có hai cường quốc kinh tế trong số bốn cường quốc kinh tế ( Mỹ, Nhật, Trung Cộng, Anh Quốc), những quốc gia đông dân nhất thế giới, quốc gia theo thể chế dân chủ lớn nhất, quốc gia đa số là tín đồ Hồi Giáo lớn nhất. Hơn một phần ba những quốc gia cuả khu vực Châu Á Thái Bình Dương là những quốc gia hải đảo nhỏ bé trong đó có Cộng Hoà bé nhất thế giới và quốc gia nhỏ nhất ở Á Châu.

Các quốc gia trong khu vực Á Châu Thái Bình Dương được liệt kê như sau : Australia, Bangladesh, Bhutan, Brunei, Burma, Cambodia, China, Fiji, India, Indonesia, Japan, Kiribati, Laos, Malaysia, Maldives, Marshall Islands, Micronesia, Mongolia, Nauru, Nepal, New Zealand, North Korea, Palau, Papua Guinea, Philippines, Samoa, Singapore, Solomon Islands, South Korea, Sri Lanka, Thailand, Timor-Leste, Tonga, Tuvalu, Vanuatu, Vietnam.

Đô Đốc Harry B.Harris Jr , một người Mỹ lai Nhật sinh tai Yokosaka, được bổ nhiệm Tư Lệnh Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương ngày 27 tháng 5 năm 2015

Một cách tổng quát, Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương USPACOM cam kết sẽ là một đối tác tích cực và đáng tin cậy nhằm bảo đảm an ninh, ổn định và tự do làm nền tảng cho sự phồn vinh cuà khu vực Á Châu Thái Bình Dương. Tiêu Lệnh cuả Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương :
                                                         
-      Ưu Tiên Quân Sự

Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương USPACOM là Bộ Tư Lệnh Tác Chiến, là một lực lượng sẵn sàng và hiện diện, cam kết duy trì ưu thế quân sự về nhiều phương cách hành quân.

-      Tiếp Xúc Đa Phương Tiến Đến An Ninh                                 

USPACOM nhận thức sâu sắc tầm quan trọng cuả những giải pháp song phương và đa phương để vượt qua những thách thức về an ninh và duy trì sự ổn định trên toàn vùng. USPACOM sẽ hành động phối hợp với những nước nào xem trọng sự hợp tác và cọng tác để đem lại an ninh và ổn định.

-      Di Chuyển Tự Do Và Tiếp Cận An Toàn

Di chuyển tự do và tiếp cận an toàn trên mọi lĩnh vực cho tất cà các quốc gia là điều tối cần thiết cho an ninh và thịnh vượng cuả toàn vùng . USPACOM không chấp nhận những điều kiện lảm cản trở di chuyển và tiềp cận và cũng không tha thứ những hành vi làm gián đoạn những đường dây tiếp trợ toàn cầu hoặc những đe doạ đối với những tuyến đường giao thông và thương mại.

-      Nổ Lực Của Toàn Bộ Chính Phủ

Sự thành công trong hoạt động hỗ tương cuả USPACOM trong môi trường phức tạp của vùng Á Châu Thái Bình Dương đòi hỏi một sự hợp tác cao độ, đồng bộ và thống nhất bên trong Bộ Quốc Phòng Mỹ và xuyên suốt các Bộ và các cơ quan khác cuả chính phủ. Sự vận dụng toàn bộ chính phủ nầy cho phép chúng ta xem như là một đòn bẩy hữu hiệu đối với các cơ quan thẩm quyền của quốc gia.

Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương cũng qui định rõ bảy nhiệm vụ như sau :

·        Bảo vệ Tổ Quốc .
·        Duy trì một khả năng quân sự hùng mạnh.
·        Phát triển những thoả hiệp hợp tác an ninh.
·        Tăng cường và mở rộng sự quan hệ với đồng minh và đối tác.
·        Giảm thiểu tính nhạy cảm đối với chủ nghiả cực đoan bạo lực.
·        Ngăn chận gây hấn quân sự.
·        Ngăn chận những kẻ thù đich xử dụng vũ khí giết người hàng loạt.

V- HÀNG KHÔNG MẪU HẠM.

Mỗi khi một cuộc khủng hoảng xảy ra trên thế giới, câu hỏi đầu tiên cuả người Mỹ là Hàng Không Mẫu Hạm đang ở đâu. H.K.M.H. được điều động đến những nơi xung yếu trên biển và đại dương để yểm trợ cho quyền lợi và sự cam kết cuả nước Mỹ. Hàng Không Mẫu Hạm là chiến hạm đuợc chế tạo để chuyên chở phi cơ. Hàng Không Mẫu Hạm kết hợp với các chiến hạm khác là một cơ cấu tác chiến quan trọng nên các cường quốc cố gắng tạo lập các H.K.M.H. để duy trì sức mạnh trên mặt biển.

Mười Hàng Không Mẫu Hạm cuả Hoa Kỳ đang thi hành nhiệm vụ:

-         1/ USS Nimitz (CVN-68) :  101,000 tấn, siêu mẫu hạm vận hành bằng nguyên tủ năng, nhận nhiệm vụ 3 tháng 5 năm 1975.
-         2/ USS Dwight D. Eisenhower :  101,000 tấn, siêu mẫu hạm vận hành bằng nguyên tử năng, nhận nhiệm vụ 18 tháng 10 năm 1977.
-         3/ USS Carl Vinson : 101,000 tấn, siêu mẫu hạm vận hành bằng nguyên tử năng, nhận nhiệm vụ 13 tháng 3 năm 1982.
-         4/ USS Theodore Roosevelt :  101,000 tấn, siêu mẫu hạm vận hành bằng nguyên tử năng, nhận nhiệm vụ 13 tháng 3 năm 1982.
-         5/ USS Abraham Lincoln :  102,000 tấn, siêu mẫu hạm vận hành bằng nguyên tử năng, nhận nhiệm vụ 11 tháng 11 năm 1989.
-         6/ USS George Washington :  102,000 tấn, siêu mẫu hạm vận hành bằng nguyên tử năng, nhận nhiệm vụ 4 tháng 7 năm 1992.
-         7/ USS John C. Stennis :  102,000 tấn, siêu mẫu hạm vận hành bằng nguyên tử năng, nhận nhiệm vụ 9 tháng 12 năm 1995.
-         8/ USS Harry S. Truman :  102,000 tấn,  siêu mẫu hạm vận hành bằng nguyên tử năng, nhận nhiệm vụ 25 tháng 7 năm 1998.
-         9/ USS Ronald Reagan :  104,000 tấn, siêu mẫu hạm vận hành bằng nguyên tử năng, nhận nhiệm vụ 12 tháng 7 năm 2003.
-         10/ USS George H.W. Bush : 104,000 tấn, siêu mẫu hạm vận hành bằng nguyên tử năng, nhận nhiệm vụ 10 tháng 1 năm 2009.
         
          Các HKMH nêu trên có chiều dài 333 met.

Ngoài ra, Hải Quân Hoa Kỳ cũng đang xữ dụng 9 Mẫu Hạm chuyên chớ phi cơ trực thăng, đó là : 1/ America (LHA-G), 2/ Wasp (LHD-1), 3/ Essex (LHD-2), 4/ Kearsarge (LHD-3), 5/ Boxer (LHD-4), 6/ Bataan (LHD-5), 7/ Bonhomme Richard (LHD-6), 8/ Iwo Jima (LHD-7), 9/ Makin Island (LHD-8).
Loại Mẫu Hạm dành cho trực thăng có chiều dài 257 met và trọng tải trên 40.000 tấn.



VI - TIỀM THỦY ĐĨNH.

Tiềm thủy đỉnh cuả Hải Quân Hoa Kỳ dùng vào chiến tranh tất cả đều vận hành bằng năng lượng nguyên tử và chia làm hai nhóm: nhóm tiềm thủy đỉnh mang hoả tiễn đạn đạo và nhóm tiềm thủy đỉnh tấn công.

1/ Tiềm thủy đỉnh trang bị hoả tiển đạn đạo đầu đạn nguyên tử thi hành một nhiệm vụ chiến lược duy nhất là đánh vào những mục tiêu chiến lược cuà đối phương : các đô thị, các căn cứ hỏa tiển.

Hải Quân Mỹ đang điều hành 18 tiềm thủy đỉnh loại nầy gọi là Ohio class submarines với những đặc tính như sau: chiều dài 560 ft hoặc 170 m, chiều ngang 42 ft hoặc 13 m, hoạt động vô giới hạn ngoại trừ khi cần tiếp tế lương thực, trang bị 24 hoả tiển Trident II D5 SLBM (Submarine Launched Ballistic Missile).
Sub_Ohio_02 

Hoả tiển Trident D5 có tầm  bắn tối đa 7.456 dặm hoặc 12.000 km, tương đương với tầm bắn cuả loại hoả tiển tàng trử trong các hầm trên lục điạ, mang theo từ 8 đến 12 đầu đạn (MIRV : Multiple, Independently, Targeted, Re-entry, Vehicle) . Khi hoả tiển tiến đến gần vị trí, các đầu đạn cuả hoả tiển tách ra thành 8 hoặc 12 trái bom nguyên tử và được hệ thống điện toán điều khiển đến các mục tiêu khác nhau một cách chính xác .
Theo ước tính cuả các chuyên viên, mỗi đầu đạn W88 có sức nổ 475 kT, so với quả bom ném xuống Hiroshima chỉ với 12 kT đã giết hại 150.000 sinh mạng, thì một Tiềm thủy đỉnh chiến lược khai hoả đủ 24 hoả tiển Trident tạo ra một sự kiện khủng khiếp: huỷ diệt hoàn toàn một quốc gia trên điạ cầu ! Tuy nhiên, Thoả Ước START I, Strategic Arms Reduction Treaty giới hạn MIRV chỉ còn 8 đầu đạn)

Tiềm thủy đỉnh chiến lược là xương sống cuả lực lượng nguyên tử Hoa Kỳ, là một trong ba mũi tấn công bằng vũ khí nguyên từ (nuclear triad) bao gồm oanh tạc cơ chiến lược có căn cứ trên mẫu hạm hoặc trên mặt đất và hoả tiễn liên lục điạ bố trí tại nhiều nơi xung yếu. Tiềm thủy đỉnh mang hoả tiển Trident có nhiều ưu điểm vượt trội vì có thể khai pháo vào các mục tiêu thù địch ngay từ lảnh hải cuả nước Mỹ hoặc tại một nơi bí ẩn thuộc hải phận quốc tế hoặc ngay cả trong vùng biển cuà địch và chỉ cần khoảng thời gian từ 10 đến 15 phút để đi đến đích, so với 30 phút nếu xử dụng hoả tiển liên lục điạ từ các hầm chứa (silo).

Hiện nay, Hoa Kỳ, Nga, Trung Cộng là ba siêu cường có đủ ba mũi tấn công nguyên tử, các cường quốc quân sự khác như là Ấn Độ, Pháp, Anh, Do thái, Pakistan có vũ khí nguyên tử nhưng thiếu một hoặc hai loại phương tiện chuyên chở nói trên.

Cũng có những dự kiến về những loại vũ khí đặt trên quỉ đạo (orbital weapons) hay trên phi thuyền (spacecraft), tuy nhiên điều nầy bị nghiêm cấm theo Thỏa Ước Ngoại Tầng không Gian (Outer Space Treaty) và Thoả Ước SALT II.

2/ Tiềm thủy đỉnh tấn công có nhiệm vụ tìm kiếm và tiêu diệt tiềm thủy đỉnh địch, chiến hạm địch, bắn hoà tiển Tomahawk, đổ bộ lực lượng đặc biệt, thu thập tin tức, giám sát, trinh sát, yễm trợ hàng không mẫu hạm, chống mìn.

Hải Quân Hoa Kỳ hiện đang điều hành 56 tiềm thủy đỉnh tấn công, gồm có :
-         49 tiềm thủy đỉnh loại Los Angeles với những đặc tính tổng quát : chiều dài 360 feet (109,73 met), chiều rộng 33 feet (10,06 met), trang bi hoả tiển Tomahawk, thuỷ lôi loại MK48 với 4 ống phóng.
-         3 tiềm thủy đỉnh loại Seawolf với những đặc tính tổng quát : chiều dài 353 feet (107,6 met), chiều rộng 40 feet (12,2 met), trang bị hoả tiển Tomahawk, thuỷ lôi loại MK48 với 8 ống phóng.
-         4 tiềm thủy đỉnh loại Virginia và đang chế tạo thêm 6 tiềm thủy đỉnh với những đặc tính : chiều dài 377fêet (114,8 met), chiều rộng 34 fêet (10.4 met), trang bị hoả tiển Tomahawk với 12 ống phóng thẳng đứng (Vertical Launching System), thuỷ lôi MK48 với 4 ống phóng.

Tomahawk là loại hoả tiển dùng để tấn công các mục tiêu trên mặt đất với nhiều loại đầu đạn, từ đầu đạn qui ước TLAM-C với 450 kg chất nổ, bom chùm TLAM-D (bomblet-dispensing) đến đầu đạn nguyên tử TLAM –A  (200 kT) hoặc TLAM-N. Hiện nay, đầu đạn nguyên tử bị cấm do Thoả Ước SALT. Tomahawk cũng là hoả tiển chống chiến hạm TASM (Tomahawk Anti-Ship Missile), chiều dài căn bản: 5,56 mét, đường kính : 0,52 mét, tốc độ 880 km/h, tầm xa : 2.500 km, hệ thống định vị toàn cầu (GPS) tối tân hướng dẫn hoả tiễn đánh trúng mục tiêu sai biệt khoàng 10 mét .
                                              
oOo



Hoa Kỳ là một siêu cường kinh tế và quân sự, diện tích hàng thứ ba thế giới (9.826.630 km2) nằm trên vùng ôn đới cuả lục địa Bắc Mỹ Châu. Lãnh thổ Hoa Kỳ ngăn cách với cựu lục điạ (Á, Âu, Phi) nơi thường xảy ra những những xáo trộn, bằng hai đại dương: Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Tuy nhiên kể từ cuộc chiến Trân Châu Cảng năm 1941 và những phát minh vũ khí tầm xa hiện đại, Hoa Kỳ đã thấy rõ sự an nguy cuả nước Mỹ không thể ngăn chận từ bờ biển California hoặc Hạ Uy Di mà phải nới rộng xa hơn nưã, chạm vào bờ Tây Thái Bình Dương từ eo biển Bering kéo dài xuống Nam, vượt khỏi xích đạo.

Giấc mơ vuơn lên cuả Trung Cộng dưạ trên hai động lực bất khả phân ly : phát triễn kinh tế và làm chủ Đông Nam Á. Tin tức hiện nay cho thấy kinh tế Trung Cộng đang trong tinh trạng bất ỗn và suy thoái. Họ chưa thật sự có đủ trình độ khoa hoc, kỹ thuật trong việc chế biến, phụ thuộc vào nhiều yếu tố ngoại lai; vẫn gian dối hoặc duy y chí, không tôn trọng những qui luật cung, cầu, giá trị tiền tệ... Họ xoay qua bày tỏ mưu lược chiếm cứ biển Đông như toa thuốc an thần vuốt ve lòng tự hào dân tộc, tạo lập một đầu cầu xuât phat con đường tơ luạ trên biển, một căn cứ bàn đạp cuả hạm đội tiến quân vượt khỏi chuỗi đảo thứ hai. Biển Đông là thế lợi ích sinh tử trường kỳ cuả nuớc Trung Hoa “vĩ đại”.

Theo tài liệu Sức Mạnh Vũ Trang Thế Giới năm 2016 (Global Fire Power 2016), Mỹ được xếp hạng đầu và Trung Cộng xếp hạng ba trong 10 quốc gia, thứ tự như sau : Mỹ, Nga, Trung Cộng, Ấn Độ, Anh Quôc, Pháp, Nam Hàn, Đức, Nhật, Thổ Nhĩ Kỳ. Như vậy, trong khu vuc Thái Binh Dương hiện nay, Trung Cộng cũng phải đối diện với cac lực lượng quân sự cuả Mỹ, Nhật, Ấn Độ, Nam Hàn. Ngoài ra, những bản tin hàng ngày cho thấy các quôc gia Uc Đại Lợi, Nam Dương, MaLai, Singapore, Phi Luật Tân đang tích cực gia tăng tiềm năng quân sự, bày tỏ thái độ cương quyết, sẵn sàng đáp trả những hành động vi phạm hải phận, xâm chiếm biển Đông cuả Hải quân Trung Cộng.

Trải qua kinh nghiệm cuả hai trận thế chiến, chiến tranh lạnh, chiến tranh khủng bố và dự liệu đến sự tồn tại và phát triển mai hậu trong khung cảnh thế giới ngày càng mở rộng, Hải Quân Hoa Kỳ được quan tâm và đầu tư đúng mức là một lực lượng bảo vệ đất nước, chiến thắng các cuộc chiến tranh phù hợp với việc ngăn chận chiến tranh. Từ quan niệm rằng sự an ninh, sự phồn vinh cuả nước Mỹ được gia tăng song hành với những quốc gia khác cũng trong những lĩnh vực nầy, Hải quân Mỹ cam kết sẽ là lực lượng bảo vệ hũu hiệu những quyền lợi sinh tử cuả nước Mỹ và những quốc gia đồng minh để giữ gìn sự ổn định chung và gia tăng sự thịnh vượng chung trải khắp điạ cầu.

Cộng sản Việt Nam nếu không dự mưu bán nước cho Trung Cộng phải ý thức rõ chiến lược Á châu Thái Bình Duơng cuả Hoa Kỳ, dứt khoát liên minh quân sự với Hoa Kỳ và các quôc gia Đông Nam Á Thái Bình Dương.


Thế Việt    
  (3/16)


--
bacninh


__._,_.___

Posted by: =?UTF-8?Q?

No comments:

Post a Comment

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List