From:
Daploisongnui
Date: Wed, 9 Mar 2016 15:36:04 +0000
Subject: [Daploisongnui] Mỹ-Úc bàn về việc triển khai oanh tạc cơ giữa tranh chấp Biển Đông
Date: Wed, 9 Mar 2016 15:36:04 +0000
Subject: [Daploisongnui] Mỹ-Úc bàn về việc triển khai oanh tạc cơ giữa tranh chấp Biển Đông
Than huu
SAIGON2016comeback
Kinh chuyen tiep
Mỹ-Úc bàn về việc triển khai oanh tạc cơ giữa
tranh chấp Biển Đông
'Tàu lạ' đâm chìm tàu
cá của ngư dân Khánh Hòa, 5 người mất tích
Một tàu của ngư dân
Khánh Hòa đang đánh bắt trong vùng biển Hoàng Sa vào sáng 7/3 thì bị tàu TC húc
chìm, tàu đã phát tín hiệu kêu cứu và sau đó bị mất tích
- TQ: Biển Đông là
hải lộ tự do nhất thế giới
- Nhóm tàu sân bay
Hoa Kỳ rời Biển Đông
- ‘Tứ trụ’ trên Biển
Đông: Việt Nam hưởng lợi gì?
- Tàu chiến Nhật ‘sẽ tới
căn cứ Cam Ranh’
- Australia cân nhắc chiến
lược gồm 4 nước nhằm ứng phó với TQ
- Mỹ đưa thêm tàu chiến vào Biển Đông
Ðường dẫn
09.03.2016
Các quan chức quốc phòng Mỹ cho hay Mỹ đang đàm phán về việc triển
khai oanh tạc cơ tầm xa ở Australia, trong tầm tấn công Biển Đông nơi đang có
nhiều tranh chấp. Động thái này có thể làm bùng lên căng thẳng với Trung Quốc.
Trung tá Damien Pickart, phát ngôn viên Không lực Hoa Kỳ ở Thái
Bình Dương, hôm 8/3 nói các oanh tạc cơ B-1 có thể được triển khai, sau đó mở rộng
ra với các hoạt động của B-52. Ông nhấn mạnh đàm phán vẫn đang tiếp tục và chưa
đi đến quyết định nào.
Ông Pickart nói: “Việc triển khai luân phiên oanh tạc cơ mang lại
cơ hội cho các phi công của chúng tôi nâng cao và củng cố các liên minh trong
khu vực của chúng tôi và mang lại cho các chỉ huy của Bộ Tư lệnh Thái Bình
Dương cũng như Không lực Hoa Kỳ năng lực tấn công toàn cầu đáng tin cậy để giúp
duy trì hòa bình và an ninh ở vùng châu Á-Thái Bình Dương-Ấn Độ Dương”.
Hiện nay Mỹ không có oanh tạc cơ B-1 xuất kích từ Australia nhưng
thỉnh thoảng có các phi vụ của B-52 cất cánh từ đó.
Cùng ngày 8/3, Tướng Lori Robinson, chỉ huy Không lực Hoa kỳ ở
Thái Bình Dương, tiết lộ cuộc đàm phán với Australia bàn về việc cho oanh tạc cơ
B-1 và các phi cơ tiếp dầu của Mỹ được trú đóng tạm thời ở Lãnh thổ phía Bắc
của Australia. Mặc dù nằm trong tầm tấn công Biển Đông, Tướng Robinson nhấn
mạnh nhiều hơn đến khía cạnh huấn luyện và điều hành của việc triển khai.
Ông nói với các phóng viên tại Canberra rằng hai nước đang thảo
luận về việc triển khai các oanh tạc cơ và phi cơ tiếp dầu ở Tindal và Darwin.
“Điều này mang lại cho chúng tôi cơ hội huấn luyện với Australia,” ông nói, và
bổ sung rằng động thái này “tăng cường mối quan hệ chặt chẽ vốn có” cũng như
giúp “các phi công hiểu được vùng tác chiến”.
Tin tức này xuất hiện không lâu sau khi có tin Bắc Kinh đưa hỏa
tiễn, radar và chiến đấu cơ ra các đảo có tranh chấp ở Biển Đông, nơi Việt Nam,
Philippines và một số bên khác cũng có tuyên bố đòi chủ quyền.
Thủ tướng Australia Malcolm Turnbul từ chối bình luận về cuộc đàm phán.
Ông nói với các nhà báo hôm 9/3: “Tôi chỉ có thể bảo đảm với các bạn rằng tất
cả những gì chúng tôi làm trong khu vực này đều được quyết định rất cẩn thận để
đảm bảo rằng các lực lượng quân sự của chúng tôi làm việc chặt chẽ với nhau
nhất có thể được vì lợi ích quốc gia chung”.
Ông Euan Graham, giám đốc Chương trình An ninh Quốc tế thuộc Viện Lowy
ở Sydney, nhận xét các phi cơ B-1 của Mỹ đã từng bay đến các căn cứ của
Australia nhưng lần này có sự khác biệt vì “đây là một phần trong sáng kiến về
nhằm gia tăng khả năng không quân và hải quân Mỹ tiếp cận với các căn cứ của
Australia trong khuôn khổ chiến lược của Mỹ tái cân bằng sang châu Á”. Chiến
lược này cũng bao gồm cả việc Mỹ tiến hành các chuyến tuần tiễu vì “tự do hàng
hải” ở các vùng biển có tranh chấp, trong đó lần gần nhất là hồi tháng 1, sát
đảo Tri Tôn hiện do Trung Quốc kiểm soát ở quần đảo Hoàng Sa, nơi Việt Nam cũng
tuyên bố có chủ quyền.
Về mặt chiến lược, triển khai được các oanh tạc cơ ở các căn cứ
của Australian sẽ là một cú hích lớn với Washington. Ông Andrew Davies, nhà phân
tích kỳ cựu đồng thời là giám đốc nghiên cứu tại Viện Chính sách Chiến lược
Australia nói: “Việc có các địa điểm để tác chiến xa hẳn khỏi Trung Quốc so với
các căn cứ hiện có ở Nam Triều tiên, Nhật Bản và Guam mang lại chiều sâu lớn
hơn về tác chiến, vì kế hoạch tăng cường sức mạnh của Trung Quốc làm cho các
địa điểm gần hơn nêu trên gặp nguy cơ”.
Ông Graham thuộc Viện Lowy cũng đồng ý. Ông cho răng dù B-1 không phải
là phi cơ mới, nhưng tốc độ, tầm bay và khả năng bay thấp của nó là những lợi
thế lâu dài trong việc đối phó với khả năng phòng không và chống xâm nhập đường
không mà Trung Quốc triển khai ở khu vực để đương đầu với Mỹ và đồng minh.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã bày tỏ quan ngại. Phát ngôn viên Hồng
Lỗi phát biểu tại một cuộc họp báo hàng ngày rằng “Hợp tác giữa các nước liên
quan cần phải bảo vệ hòa bình và ổn định trong khu vực và không nhắm vào lợi
ích của các bên thứ ba”.
Theo Sbs.com, Reuters, Presstv.ir
__._,_.___
No comments:
Post a Comment