LIÊN PHÒNG BẮC THÁI BÌNH DƯƠNG,
"NATO A-CHÂU":
TỔ CHỨC HỮU LÝ CHO AN NINH LÂU DÀI TRONG VÙNG
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC
LIÊN, Kinh tế
Geneva, 12.06.2014. Cập nhật 05.07.2014. Cập
nhật 21.07.2015
Web
: http://VietTUDAN.net
Cập nhật 21.07.2015:
Bài này viết ngày 27.03.2014
và được cập nhật ngày 05.06.2014. Chúng tôi dựa trên Thông Tin về cuộc
gặp gỡ Uc và Nhật để thảo luận về khả năng tiến tới một Phòng Thủ chung cho
vùng Biển Đông trước bành trướng của Trung quốc.
Hôm nay 21.07.2015, chúng
tôi lại cập nhật một lần nữa nhân nhận được một Bài tựa đề là "NATO CHÂU
Á"SẮP THÀNH HIỆN THỰC (phổ biến kèm dưới đây)
Ý tưởng tiến tới một LIÊN
PHÒNG BẮC THÁI BÌNH DƯƠNG là hoàn toàn hữu lý và mang tính cách trường kỳ bảo
vệ An Ninh trong khu vực trước tham vọng bành trướng của Trung quốc. Hoa kỳ
cũng không nhận trách nhiệm chỉ riêng mình đứng bao thầu toàn diện An Ninh cho
cả vùng Thái Bình Dương, nhất là vùng Biển Đông và các nước thuộc ASEAN.
Tham vọng bành trướng của
của Trung quốc, nhất là vùng Biển Đông, đụng chạm trức tiếp đến các nước gần kề
trong vùng, từ Nam Hàn, Nhật... đến ASEAN và ngay cả Uc châu. Vì vậy vấn đề An
Ninh trong vùng này phải do một Tổ chức chính yếu gồm những nước trong vùng,
không thể để Hoa kỳ một mình đứng bao thầu.
Một Tổ chức LIÊN PHÒNG BẮC
THÁI BÌNH DƯƠNG giống kiểu NATO Au châu là điều hữu lý và có tính cách lâu dài
vậy.
Nguyễn Phúc Liên
Chúng tôi lấy từ OTAN/ NATO
(Organisation du Traité de l’Atlantique Nord/ Nord Atlantic Traity Organization)
để dễ cắt nghĩa sự thành hình tương tự của một Liên Minh Phòng Thủ “Bắc Thái
Bình Dương“. Sự hình thành OTAN/NATO tại Au châu do một hoàn cảnh Lịch sử mà
những nước Tây Au phải chống đỡ sự bành trường của Khối Liên Xô. Cũng vậy, Á
châu Thái Bình Dương đang phải đối chọi với tham vọng bành trướng của Khối Hán
Cộng. Đây là những đòi hỏi của Lịch sử.
Chúng tôi xin trình bầy
những điểm sau đây:
=>
Trước tham vọng bành trướng của Khối Liên Xô,
OTAN/ NATO được thành hình
=>
Trước tham vọng bành trướng của Khối Hán Cộng, buộc phải tiến tới
“LIÊN MINH PHÒNG THỦ BẮC
THÁI BÌNH DƯƠNG
=>
Việt Nam lựa chọn đứng về phía Khối Hán Cộng hay
về phía Liên Minh Phòng Thủ Bác Thái Bình Dương ?
Trước tham vọng bành
trướng của Khối Liên Xô,
OTAN/ NATO được thành hình
Sau Thế Chiến thứ II, Tây
phương chia ra hai phía rõ rệt: (i) Nga và các nước chư hầu Đông Aâu theo Thể
chế Cộng sản độc tài; (ii) Mỹ và các nước Tây Au theo Thể chế Tự do Dân chủ.
Hai khối đã kéo dài trong những năm trường một cuộc Chiến Tranh lạnh về cả mặt
Kinh tế/Thương mại và Quân sự:
*
Phía Nga và các nước chư hầu Đông Au có hai Tổ chức sau đây:
=>
Tổ chức Kinh tế/Thương mại gọi là COMECOM
=>
Tổ chức Quân sự gọi là PACTE DE VARSOVIE
*
Phía Mỹ và các nước Tây Au cũng có hai Tổ chức song song với hai Tổ chức trên
của khối Cộng sản:
=>
Tổ chức Kinh tế/Thương mại Thị Trương Chung (Marché Commun) gồm 6 nước lúc đầu
. Đây là tiền thân của Liên Hiệp Au châu ngày nay.
=>
Tổ chức Quân sự Liên Phòng Bắc Đại Tây Dương OTAN/ NATO
Trước tham vọng bành
trướng của Khối Hán Cộng, phải tiến tới
“LIÊN MINH PHÒNG THỦ BẮC
THÁI BÌNH DƯƠNG
Việc Khối Hán Cộng đang leo
thang tham vọng xâm lăng ra phía Biển, Đảo tạo ra một bầu không khí Chiến Tranh
lạnh.
Leo thang xâm lăng của Khối
Hán Cộng
Tác giả Rich SMITH (Dịch giả
TRẦN NGỌC CƯ) đã viết một bài như sau về tình trạng leo thang bành trướng này:
Những hành động bành trướng
hiếu chiến của Bắc Kinh trên các vùng biển trong khu vực châu Á – Thái Bình
Dương đòi hỏi các nước láng giềng của Trung Quốc phải khẩn trương chỉnh đốn lại
kho vũ khí của mình.
Trung Quốc có một tàu sân
bay – và đang làm các nước láng giềng lo ngại.
Khắp Đông Nam Á hiện nay,
từ Đài Loan đến Nam Hàn, và từ Australia đến Philippines, đến Nhật Bản, các
nước đang lên kế hoạch đẩy mạnh ngân sách quốc phòng để đối trọng lại một hải
quân Trung Quốc ngày càng hiếu chiến. Vào thời điểm này, có vẻ như một trong
những quốc gia nói trên, là Nhật Bản, sẵn sàng đứng ra lãnh đạo một liên minh
quân sự.
Bối cảnh
Trong mấy tuần qua, một hạm
đội hỗn hợp gồm các chiến hạm và tàu đánh cá thương mại Trung Quốc đã và đang
xô xát với tàu địa phương Việt Nam trong vùng biển Hoa Nam [Biển Đông], cố
giành lấy vị trí chung quanh một giàn khoan dầu mà Công ty Dầu khí Hải Dương
Trung Quốc đã hạ đặt trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Tuần trước,
cuộc giằng co đã leo thang khi một tàu Trung Quốc húc và làm chìm một tàu cá
Việt Nam. (Thủy thủ trên tàu này được các tàu cá Việt Nam khác gần đó cứu sống,
nhưng dù sao đi nữa vụ việc này đã đẩy các xung đột thêm một bước leo thang).
Cách đó không xa, bên ngoài
duyên hải Philippines, các chiến hạm Trung Quốc đang hàng ngày đe dọa tàu cá
ngư dân và đang phong tỏa một tiền đồn Philippines tại một bãi đá ngầm địa
phương, không cho tàu Philippines vào tiếp tế lương thực cho binh lính của họ.
Và về phía Bắc, sự phẫn nộ của các nước láng giềng tiếp tục bùng lên khi Trung
Quốc tuyên bố một “khu nhận diện phòng không” trùm lên gần hết biển Hoa Đông –
gồm lãnh thổ mà Nam Hàn và Nhật Bản tuyên bố chủ quyền.
“Đường chín đoạn” khét
tiếng của Trung Quốc, một tuyên bố chủ quyền coi gần hết biển Đông như một lãnh
hải độc quyền của Trung Quốc. Những vùng đóng khung biểu thị những vùng Trung
Quốc đang có tranh chấp chủ quyền với Việt Nam và Philippines.
Khi các tin tức thuộc loại
này ngày một lan tràn, các nhà phân tích thị trường hải quân tại công ty tư vấn
AMI International tiên đoán rằng các nước láng giềng của Trung Quốc sẽ đầu tư
khoảng 200 tỷ USD vào việc mua thêm trên 1000 tàu ngầm, các chiến hạm loại nhỏ,
và cả các tàu sân bay để củng cố sức mạnh quân sự của mình trong vòng 20 năm
tới – biến khu vực này thành một thị trường chiến hạm đứng thứ nhì thế giới,
chỉ sau Hoa Kỳ. Thậm chí đã có dư luận cho rằng những nước này sẽ liên minh với
nhau để “bao vây ngăn chặn” ảnh hưởng của Trung Quốc.
Những Tổ chức Kinh tế/
Thương mại đang hình thánh
Viễn Đông và vùng Thái Bình
Dương đang đi đến phân chia ra hai phía: (i) Khối Hán Cộng theo thể chế Độc
tài; (ii) Phía Mỹ và những nước theo thể chế Dân chủ thuộc Viễn Đông và vùng
Đông Nam Á. Cũng như giai đoạn phân chia của Au châu sau Thế chiến thứ II, vùng
Thái Bình Dương đang tiến hành những Tổ chức Kinh tế/Thương mại và Quân sự:
*
Phía Khối Hán Cộng tăng cường leo thang về cả Kinh tế/Thương mại và Quân sự như
sau:
=>
Tổ chức Tự do Mậu dịch nhằm chọc thẳng xuống những nước thuộc ASEAN. Đó là Tổ
chức CAFTA (CAFTA (China-Asean Free Trade Agreement/ Thỏa thuận Trung quốc-Đông
Nam Á về Tự do Mậu dịch).
=>
Về mặt Quân sự, Khối Hán Cộng tăng ngân sách Quốc phòng tới 150 tỷ Mỹ Kim,
trong đáo phần dành cho Hải quâng tăng gấp ba)
*
Phía Khối Mỹ và các nuớc Dân chủ Thái Bình Dương cũng tiến hành:
=>
Tổ chức Tự do Mậu dịch TPP : Quan Hệ Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) từ 11 quốc
gia, Australia, Brunei, Canada, Chile, Singapore, Mexico, New Zealand, Peru, Mỹ
và Việt Nam tham dự cuộc họp báo chung tại Singapore vào ngày 13 tháng 3 năm
2013.
=>
Về phương diện Quân sự, đã có cuộc tham khảo tuần vừa qua giữa Nhật và Uc Châu trong
ý hướng tiến tới một LIÊN PHÒNG BẮC THÁI BÌNH DƯƠNG. Một Tổ chức như OTAN/ NATO
Á châu phải được mau chóng thành hình để đối trọng với sự tăng ngân sách
Quốc phòng, nhất là Hải quân của Khối Hán Cộng. Đây là là việc phải đến của
tình hình Lịch sử.
Việt Nam lựa chọn đứng về
phía Khối Hán Cộng hay
về phía Liên Minh Phòng
Thủ Bác Thái Bình Dương ?
Về Tổ chức CAFTA, Trương
Tấn Sang đã đi Bắc Kinh tháng 6/2013 và đã ký kết 10 thỏa ước với Khối Hán
Cộng. Nhưng rồi Giàn Khoan HD-981 của Khối Hán Cộng đã tự tiện vào xâm lăng Lãnh
hải, đặc khu Kinh tế của Việt Nam, vào tháng 5/2014. CSVN đã quá tin tưởng vào
16 chữ vàng và 4 tốt để ngày nay những Lãnh đạo chóp bu của đảng phải câm họng
như hến. Nguyễn Tấn Dũng chạy lang thang kêu cứu của ASEAN và Mỹ. Các Quốc gia
để Việt Nam cô đơn vì chính CSVN đã tự nhận làm tay sai của Khối Hán Cộng.
Vậy thì khi Tổ chức LIÊN
PHÒNG BẮC THÁI BÌNH DƯƠNG hình thành, Việt Nam phải chọn lựa dứt khoát đứng về
phía nào ?
Có hai trường hợp:
*
Nếu đảng CSVN vẫn ham quyền và vẫn cố thủ
đứng về phía Khối Hán Cộng để làm khuyển chó phục vụ mong Khối Hán Cộng bảo đảm
cho quyền hành, thì tất yếu Dân Tộc Việt Nam sẽ NỔI DẬY CÁCH MẠNG.
*
Theo bài học của dân Ukraine, Dân Tộc Việt
Nam NỔI DẬY CÁCH MẠNG chôn vùi đảng CSVN như Dân Ukraine đã đứng lên xua đuổi
Tổng thống của họ vì ông này chọn Nga. Dân Ukraine đã lựa chọn Liên Au về Kinh
tế/Thương mại và chọn OTAN/ NATO về Quân sự. Dân Tộc Việt Nam, sau khi đã chôn
vùi CSVN đi rồi, sẽ lấy quyết định chọn Khối Mỹ và những nước Tự do Dân chủ để
có Thị trường phát triển Kinh tế. Tất nhiên Dân tộc Việt Nam cũng sẽ chọn phía
LIÊN PHÒNG BẮC THÁI BÌNH DƯƠNG để có những bảo đảm về an ninh Quân sự trước đe
dọa xâm lăng truyền kiếp của Khối Hán Tộc.
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC
LIÊN, Kinh tế
Geneva, 27.03.2014. Cập
nhật 05.06.2014. Cập nhật 21.07.2015
Web
: http://VietTUDAN.net
Chú thích :
Một
số những tay chân của đám bưng bô CSVN viết bịa đặt sai lệch về Lý Lịch của
tôi, nên xin phép cho cái Link về Lý Lịch Nguyễn Phúc Liên như sau :
http://www.viettudan.net/36984/index.html
"NATO CHÂU Á" SẮP THÀNH HIỆN THỰC
11/07/2015
Theo Tin của Reuters & AP
Nhật Bản sắp có quyền lực khiến Trung Quốc phải
e sợ
Hãng Reuters hôm 10/7 đưa tin, Nhật Bản đang có ý định gia nhập
liên minh phát triển tên lửa SeaSparrow của NATO.
Điều này sẽ cho phép Tokyo lần đầu được thể nghiệm nhiều kế hoạch
quốc phòng.
Động thái của Nhật cũng nhận được sự ủng hộ của Hải quân Mỹ, bởi
đây chính là "bước đệm" để nước này lãnh đạo các mối quan hệ đối tác
quân sự tương tự ở châu Á-Thái Bình Dương.
Theo Reuters, đại diện Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản (JMSDF)
cho biết, các quan chức Hải quân nước này đã tham gia hội nghị của NATO tại The
Hague, Hà Lan hồi tháng 5 nhằm tìm hiểu rõ hơn về liên minh tên lửa nói trên.
Liên minh phát triển tên lửa của NATO được thiết lập vào năm 1968
bao gồm 4 quốc gia trong đó có Mỹ và việc có thêm Nhật Bản tham gia sẽ giúp
giảm mức đóng góp của các nước cho dự án này.
Bên cạnh vấn đề chi phí, điều quan trọng mà Washington nhận thấy
là trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng hiện đại hóa quân sự, cũng như ngoan cố
với chủ trương bành trướng khiến nhiều nước trong khu vực lo ngại, Tokyo có thể
phát huy vai trò dẫn dắt các đối tác quân sự của Mỹ-Nhật.
"NATO châu Á" sắp thành hiện thực?
Trên thực tế, từ năm 2001, chuyên gia các vấn đề châu Á Sol
Sanders đã đề cập tới khái
niệm "NATO châu Á".
Ông nhận định sai lầm lớn của Mỹ sau Thế chiến II là việc nước này
chưa thể thiết lập một cơ chế bảo đảm an ninh đa phương giống như NATO tại châu
Á.
Một trong những nguyên nhân chính là Washington chưa giải quyết
được sự đối đầu giữa 2 đồng minh thân cận nhất trong khu vực là Hàn Quốc và
Nhật Bản, cho phép Mỹ thiết lập một liên minh đa phương đúng nghĩa.
Ý tưởng về liên minh này, không cần nghi ngờ, là
sự phản ứng trực tiếp đối với sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Shigeru Ishiba - một chính khách bảo thủ thuộc đảng Tự do dân chủ
cầm quyền của Nhật Bản - đã nói hồi tháng 3/2014 rằng nếu quyền tự vệ tập thể
được giải phóng, ông này sẽ tìm cách cản trở "NATO châu Á" đối đầu và
kiềm chế Trung Quốc
Dù vậy, dưới sự cầm quyền của Nội các Thủ tướng Shinzo Abe, triển
vọng Nhật Bản giải phóng quyền tự vệ tập thể đang rõ rệt hơn bao giờ hết. Và ý tưởng "NATO châu Á" cũng bắt đầu trở
nên khả thi.
Học giả Sanders cũng dự đoán: "Dù xét trên cơ sở quan hệ song
phương hay khả năng Tokyo phát huy tác dụng lớn hơn trong một cơ cấu đa phương,
Nhật vẫn là quốc gia
đóng vai trò trung tâm trong hệ thống an ninh của Mỹ tại châu Á."
Quan điểm của Sanders vào năm 2001 không hề tạo được bất kỳ phản
ứng nổi bật nào trong dư luận. Nhưng 14 năm sau, khi Tổng thống Mỹ Barack Obama thực thi chiến
lược "xoay trục châu Á", khái niệm này một lần nữa được nhắc tới, và
Nhật Bản vẫn là cái tên mấu chốt.
Năm 2012, cựu Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Richard Lee Armitage và
giáo sư ĐH Harvard Joseph Nye đã cùng nhau đưa ra bản báo cáo có sức nặng mang
tên "Liên minh Mỹ-Nhật
- Chỗ dựa để ổn định châu Á".
Báo cáo liệt kê hàng loạt thay đổi về chính sách an ninh mà
Washington kỳ vọng ở Tokyo, trong đó nội dung cốt lõi là Mỹ yêu cầu Nhật giải
trừ những rào cản quân sự trong Hiến pháp nước này và đóng vai trò tích cực hơn
trong cục diện an ninh châu Á-Thái Bình Dương.
Giới quan sát cho rằng, những cải cách chính sách an ninh của
Shinzo Abe như dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí, giải phóng quyền tự vệ tập thể,
tăng cường hợp tác an ninh với Mỹ, tham gia giải quyết vấn đề Biển Đông... đa
phần dựa trên báo cáo của Armitage/Nye.
Ông Shinzo Abe đang biến ý tưởng "NATO châu
Á" mà Washington thúc đẩy thành hiện thực.
Nhật sẽ có quyền chủ động "khai
chiến"
Tờ Nhật báo Phương Nam (Southern) của Trung Quốc cho hay, Hiệp hội
xúc tiến văn hóa chiến lược Trung Quốc (CSCPA) hôm 30/6 đã công bố "Báo
cáo đánh giá quân lực Nhật Bản 2014".
Theo đó, chính sách an ninh và phòng thủ của Nhật Bản đang có
những điều chỉnh quan trọng nhằm tìm kiếm bước đột phá kể từ Thế chiến II tới
nay.
Southcn cho hay, trong rất nhiều nội dung cải cách quân đội Nhật
Bản, quyền quyết sách được trao cho Hội đồng tham mưu (JSC) là một chi tiết đặc
biệt đáng chú ý.
JSC trực thuộc Bộ quốc phòng Nhật Bản, là cơ quan tham mưu và chỉ
huy tối cao mà Bộ quốc phòng nước này sử dụng để chỉ huy, quản lý JSDF.
Nhiệm vụ chủ yếu của JSC là thống nhất và điều chỉnh việc chỉ huy,
vận hành, điều động các Lực lượng phòng vệ trên bộ, trên biển, trên không của
Nhật.
Theo CSCPA, phương án sửa đổi "Luật bố trí Bộ quốc phòng"
do Nội các của Thủ tướng Abe đề xuất năm 2014 đã được Quốc hội Nhật Bản thông
qua.
Theo phương án này, quyền quyết định tác chiến sẽ được trao cho
một lãnh đạo của JSC có vai trò tương đương phó Tổng tham mưu trưởng.
Điều này có nghĩa là, nếu các dự luật an ninh của Nội các Thủ
tướng Abe được thông qua, quân đội Nhật Bản hoàn toàn có thể điều động lực
lượng ra nước ngoài mà không cần thông qua Quốc hội.
Nói cách khác, Thủ tướng Nhật Bản sẽ là người trực tiếp ra lệnh,
sau đó JSC chấp hành nhiệm vụ thực hiện quy trình tác chiến.
Giới phân tích hầu hết đều ghi nhận, những động
thái quân sự rõ rệt nói trên của Tokyo đang mở đường để Nhật "thay mặt
Mỹ" trở thành đối trọng với Trung Quốc tại châu Á-Thái Bình Dương.
"NATO châu Á" - nếu trở thành hiện thực
- sẽ chính là "cái tát" mà Mỹ và đồng minh đánh thẳng vào những ảo
tưởng bá quyền khu vực của Bắc Kinh.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment