Sàn giao dịch bất động sản Biển Đông

Sàn giao dịch bất động sản Biển Đông

>

Sunday 19 July 2015

Dân Nhật Biểu Tình Lớn Chống Sửa Đổi Điều 9 Hiến Pháp

Dân Nhật Biểu Tình Lớn Chống Sửa Đổi Điều 9 Hiến Pháp
Ngô Văn

        Cùng tác giả:
Từ Điếu Ngư đến Hoàng – Trường Sa và Con Đường Tơ Lụa 
Bao giờ thì đồng tiền nguyên trở thành ngoại tệ mạnh? 
Nhật Bản và G7 trong vụ Biển Đông
         xem tiếp

Sau hàng chục cuộc thảo luận kéo dài trên 116 tiếng đồng hồ về việc sửa đổi một số điều khoản trong điều 9 Hiến pháp tại Quốc hội Nhật; nhưng vẫn chưa đạt sự thỏa thuận giữa chính quyền liên hiệp và các đảng đối lập.



Ngày 13 tháng 7 vừa qua, trong cuộc họp báo của ông Tanigaki, Tổng thư ký đảng Tự do Dân chủ (Tự Dân), cho biết là trong phiên thảo luận sắp tới vào 2 ngày nữa, tức 15/7 thì Ủy ban An ninh & Hòa bình thuộc Hạ viện, các dân biểu thuộc hai đảng cầm quyền Tự Dân-Công Minh sẽ bỏ phiếu cho thông qua việc sửa đổi điều 9 Hiến pháp để đem ra biểu quyết trong phiên họp khoáng đại Quốc hội.
media
Biểu tình tai Tokyo ngày 14/06/2015 chống dự án tăng cường vai trò quân sự của Nhật Bản trên thế giới.REUTERS/Yuya Shino


Khi biết được tin này, lập tức các tổ chức, hội đoàn và nhiều người dân Nhật đã kêu gọi tham gia cuộc biểu tình phản đối trước tiền đình Quốc hội và dinh Thủ tướng. Lúc cao điểm số người biểu tình lên đến 6 vạn người, còn bên trong phòng họp Quốc hội thì các đảng đối lập đứng lên la hét và dương cao các tấm bảng phản đối, nhưng vì số phiếu của hai đảng cầm quyền chiếm đa số nên việc sửa đối điều 9 Hiến pháp được thông qua.

Tại phiên khoáng đại Quốc hội ngày 16/07 pháp án này cũng được biểu quyết thông qua bằng số phiếu thuận của các dân biểu hai đảng cầm quyền cộng thêm 2 phiếu của đảng đối lập Jisedai, còn các đảng đối lập khác tẩy chay không vào họp. Số Pháp án này sẽ được chuyển sang Thượng viện để phê chuẩn mà tại Thượng viện số ghế của hai đảng cầm quyền cũng trên quá bán nên việc thông qua chỉ là vấn đề thời gian.

Kể từ ngày thua trận trong Thế Chiến II, đây là lần đầu tiên một nội các Nhật được sử dụng quyền ‘’Tự vệ tập thể’’, nghĩa là cho phép tự vệ đội Nhật được nổ súng yểm trợ đồng minh trong lúc tuần tra hỗn hợp khi quân bạn bị địch tấn công ở trong cũng như ngoài lãnh thổ Nhật.

Về phía chống đối thì cho đây là một đạo luật ‘’chiến tranh’’ nên phản đối đến cùng và Bắc Kinh đã lợi dụng điều này để lên tiếng chỉ trích nặng nề chính quyền Thủ tướng Abe muốn trở lại thời đại quân phiệt. Đặc biệt Bắc Kinh tạm thời ra lịnh cho các tàu bè, máy bay của họ tránh xa quần đảo Điếu Ngư (Senkaku) để tạo ấn tượng cho người dân Nhật thấy ông Abe là người diều hâu, thích chiến tranh.

Trong khi đó, những người khởi xướng cuộc biểu tình ở Nhật chỉ đưa ra một lập luận duy nhất là phản đối chiến tranh, muốn duy trì tình trạng hòa bình như hiện nay chứ không đề cập gì đến chuyện Trung quốc luôn xâm phạm không phận, lãnh hải để mong chiếm đoạt quần đảo Senkaku của Nhật. Khi được hỏi với tình trạng như hiện nay thì làm sao bảo vệ được sự toàn vẹn lãnh thổ trước sự xâm lược của Trung quốc thì những người phản đối chỉ trả lời rằng có nhiều cách giải quyết chứ không cần phải sửa đổi điều 9 Hiến pháp, nhưng cách nào thì không giải thích hoặc giải thích rất hời hợt cho qua chuyện.

Về phần Thủ tướng Abe, tuy cố gắng giải thích rằng Nhật cần phải thích nghi với môi trường an ninh đang thay đổi ở vùng châu Á-Thái bình dương và dẫn chứng các dữ kiện thực tế cho thấy sự vẹn toàn lãnh thổ của Nhật đang bị đe dọa; nhưng đang bị mất dần sự ủng hộ của người dân từ 43% xuống còn 39%.

Theo các bình luận gia thì bất cứ một Thủ tướng Nhật nào nếu muốn sửa đổi điều 9 Hiến pháp đều bị người dân phản đối vì nó đe dọa “không khí chiến tranh”. Cái dở của ông Abe là trong chuyến công du Hoa Kỳ vào cuối tháng 4 vừa qua, khi nói chuyện trước lưỡng viện Quốc hội Hoa Kỳ, đã hứa rằng trong năm 2015 Nhật sẽ sửa đổi điều 9 Hiến pháp khiến cho người ta có ấn tượng là Thủ tướng Abe phải làm theo yêu cầu của Washington hơn là nguyện vọng chung của dân Nhật, trong lúc vấn đề sửa đổi này đang thảo luận sôi nổi tại Quốc hội Nhật hay trên các diễn đàn.

Sau Thế Chiến Thứ II, dân Nhật đã có một thời gian dài sống trong hòa bình, dưới điều 9 Hiến pháp, để quên đi những hãi hùng gây ra bởi quân đội Thiên Hoàng.

Cũng dưới điều 9 Hiến pháp, tuy quân đội được tái lập nhưng chỉ mang danh nghĩa là lực lưọng tự vệ và không được có bất cứ hoạt động quân sự nào nằm ngoài lãnh thổ của Nhật Bản. Nói cách khác, là chính phủ Nhật không được gửi quân đội của mình đi ra khỏi nước.
Do đó, nếu không tu sửa điều 9, việc ông Abe đưa lực lượng hải quân hợp tác với Hoa Kỳ và các quốc gia khối ASEAN tuần tra trên biển Đông sẽ trở nên vi hiến.

Những cuộc biểu tình chống đối nội các ông Abe chắc chắn sẽ kéo dài và lên cao điểm vào giữa tháng 8 năm nay khi Nhật tổ chức lễ tưởng niệm các nạn nhân bị hai quả bom nguyên tử của Hoa Kỳ thả xuống Hiroshima và Nagasaki vào năm 1945.

Nhà cầm quyền Bắc Kinh sẽ khai thác biến cố này để kích lên làn sóng chống Nhật và nhất là tố cáo chính quyền Abe đang tìm cách phá vỡ nguyên trạng hòa bình, hầu đánh lạc hướng dư luận về sự bành trướng của Bắc Kinh trên biển Đông.
Do đó chính quyền Abe một mặt phải giải thích cho người dân hiểu rõ ý hướng của chính quyền trong việc sửa điều 9 Hiến pháp, một mặt khác là phải đối đầu những kích động từ phía Trung Quốc để có thể hợp tác với Hoa Kỳ và ASEAN tuần tra, bảo vệ hòa bình trên Biển Đông.
http://www.viettan.org/Dan-Nhat-Bieu-Tinh-Lon-Chong-Sua.html


 media
 Tư lệnh Hải quân Nhật Bản, đô đốc Katsutoshi Kawano (phải) và chỉ huy quân đội Mỹ tại Nhật BảnReuters

Hãng tin Reuters ngày 17/07/2015 dẫn lời Tư lệnh Hải quân Nhật Bản, Đô đốc Katsutoshi Kawano cho rằng Trung Quốc sẽ ngày càng quyết đoán hơn tại Biển Đông, do đó trong tương lai Nhật Bản có thể tiến hành các hoạt động tuần tra và giám sát tại vùng biển này.

Phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế ở Washington, Đô đốc Kawano cho biết có đề cập đến việc tuần tra Biển Đông, kể cả các hoạt động chống tàu ngầm. Nhưng theo quan điểm của Nhật, đây chỉ là một khả năng trong tương lai, tùy theo diễn biến thực tế. Trước đó ông Kawano đã gặp gỡ đồng nhiệm Mỹ, tướng Martin Dempsey, Tổng tham mưu liên quân Hoa Kỳ và thảo luận việc tiến hành các phương hướng quốc phòng song phương đã được đôi bên nhất trí năm 2015.

Các yêu sách của Trung Quốc và việc Bắc Kinh nhanh chóng xây dựng các đảo nhân tạo tại Trường Sa, gây căng thẳng tại Biển Đông - tuyến đường hàng hải huyết mạch trong vùng, đã khiến Tokyo và Washington phải lên tiếng chỉ trích. Bắc Kinh đòi chủ quyền hầu như toàn bộ Biển Đông, và tranh chấp với Tokyo tại Biển Hoa Đông. 

Đô đốc Katsutoshi Kawano cho rằng Trung Quốc sẽ còn cứng rắn hơn, và tìm cách mở rộng phạm vi xâm lấn. Ông nói : « Tôi cảm thấy xu hướng này sẽ tiếp tục trong tương lai, khi Trung Quốc đi xa hơn chuỗi đảo ở Thái Bình Dương. Do đó nếu có chuyện gì xảy ra, tôi tin rằng tình hình sẽ còn tệ hại hơn ».

Bắc Kinh đã tăng cao chi tiêu quốc phòng trong những năm gần đây, và nhắm đến việc phát triển một lực lượng hải quân có thể bảo vệ các lợi ích ngày càng tăng của nền kinh tế thứ nhì thế giới. Việc tiếp tục các hành động xác quyết chủ quyền đã gây lo ngại cho các nước láng giềng, dù Trung Quốc nói rằng không có ý định thù địch. Đô đốc Kawano cho biết thêm, số vụ phi cơ Nhật xuất kích để ngăn trở máy bay Trung Quốc xâm phạm không phận trong năm 2014 tương đương với thời kỳ chiến tranh lạnh trước đây.

Phát biểu của Tư lệnh Hải quân Nhật Bản được đưa ra sau khi Thủ tướng Shinzo Abe xúc tiến dự luật quốc phòng, được Hạ viện thông qua hôm 16/07/2015. Với dự luật này, lần đầu tiên kể từ sau Đệ Nhị Thế Chiến, Tokyo có thể gởi quân đi chiến đấu ở nước ngoài. Tuy vấp phải những phản đối, nhưng ông Kawano nói ông tin rằng Lực lượng phòng vệ Nhật Bản rồi sẽ chinh phục được dư luận.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150717-nb-bd-qp/

 media
 Một tàu ngầm Ấn Độ neo đậu tại cảng quân sự Port Blair.REUTERS/Sanjeev Miglani


Hải quân Ấn Độ vừa thông báo một kế hoạch đầy tham vọng : Bổ sung thêm 200 tàu chiến từ nay đến năm 2027. Như vậy, New Delhi sẽ có số tàu chiến cao gấp đôi so với hiện nay là 137 tàu.
Đồng thời, các quan chức Hải quân Ấn Độ cũng khẳng định việc trang bị thêm 6 tàu ngầm và 3 máy bay vận tải quân sự, bổ sung cho ba trung tâm chỉ huy Hải quân của nước này. Trả lời phỏng vấn Thời báo Kinh tế Ấn Độ, ngày hôm qua, 16/07/2015, Phó Đô đốc P Murugesan cho biết : « Chính phủ đã đồng ý cho dự án trang bị 6 tàu ngầm hạt nhân SSN hồi đầu năm nay ».

Thông thường, Ấn Độ ít nói về chủ đề này và từ chối bình luận về dự án phát triển tàu ngầm nguyên tử. Giờ đây, quan chức Hải quân nước này công khai khẳng định sự tồn tại của dự án. Phó Đô đốc P.Murugesan nói là Ấn Độ đã bắt tay vào dự án, nhưng đòi hỏi có nhiều thời gian. Hải quân Ấn Độ có thể rút ngắn được thời gian. Cho đến nay, loại dự án này thường phải mất khoảng 15 năm.

Hiện nay, mỗi năm, Ấn Độ có thể đóng được 4 – 5 tàu. Để đạt được mục tiêu đã đề ra là 200 tàu vào năm 2027, ngành đóng tàu Ấn Độ phải gia tăng gấp bội khả năng sản xuất. Theo giới chuyên gia, có thể Ấn Độ sẽ phải mua tàu của nước ngoài để bổ sung cho lực lượng Hải quân. Ấn Độ vẫn là một trong những nước nhập khẩu tàu lớn nhất thế giới.

Trong quá khứ, Nga là nước bán vũ khí nhiều nhất cho Ấn Độ và trong tương lai có thể là đối tác quan trọng trong việc cung cấp tàu chiến cho nước này. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, Hoa Kỳ cũng đẩy mạnh xuất khẩu vũ khí sang Ấn Độ. Theo giới quan sát, kế hoạch bổ sung tàu chiến, phát triển mạnh mẽ lực lượng hải quân của Ấn Độ nhằm đối phó với việc Trung Quốc tăng nhanh chi tiêu quân sự và có nhiều tham vọng.

Các đòi hỏi lãnh thổ của Trung Quốc ở biển Hoa Đông và Biển Đông làm cho nhiều nước Châu Á và các đồng minh phương Tây của họ lo ngại. Do vậy, Ấn Độ ngày càng trở nên lo ngại vì có đường biên giới chung với Trung Quốc, có tranh chấp lãnh thổ và đã từng xung đột quân sự với nước láng giềng này.

No comments:

Post a Comment

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List