Mỹ lộ vẻ “cọp giấy”
trước Trung Quốc, đồng minh châu Á lo ngại
Tuần dương hạm USS Lassen của hải quân Mỹ vừa thực hiện chuyến
tuần tra ở Biển Đông. Ảnh chụp hồi tháng 11/2009.REUTERS/US Navy
Vụ Hải Quân Trung Quốc lấy đi một chiếc tàu lặn không người lái
của Mỹ tại Biển Đông vào hôm nay, 20/12/2016 đã được giải quyết ổn thỏa. Tuy nhiên,
trước một hành động bị coi là « táo tợn » của Trung Quốc, phản ứng yếu ớt của
Mỹ đã gây quan ngại nơi các đồng minh của Hoa Kỳ tại châu Á, thấy rằng
Washington đã hành xử như một con « cọp giấy », đúng như Trung Quốc thường rêu
rao.
Theo ghi nhận của nhật báo Mỹ New York Times ngày 18/12, hành động
của Hải Quân Trung Quốc rất táo tợn vì diễn ra trong vùng hải phận quốc tế ở Biển
Đông, chỉ cách Philippines 50 hải lý, một nước từng là đồng minh thân thiết của
Washington.
Hơn thế nữa, như New York Times nêu bật, hành động của Trung Quốc
còn diễn ra bên ngoài « đường chín đoạn » mà Bắc Kinh dùng để đánh dấu yêu sách
chủ quyền của họ ở Biển Đông.
Theo các chuyên gia phân tích, khi làm như vậy, Bắc Kinh như muốn
cảnh cáo các nước khác, kể cả Mỹ, rằng toàn bộ vùng biển này thuộc thẩm quyền
của Bắc Kinh, bất chấp về mặt pháp lý, Hoa Kỳ hoàn toàn có quyền tiến hành các
hoạt động quân sự trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Philippines.
Trung Quốc táo tợn như vậy nhưng Hoa Kỳ hầu như không có phản ứng.
Các nhà ngoại giao và chuyên gia phân tích đều ghi nhận là chính quyền Obama đã
không có được một phản ứng mạnh dạn trước hành động thách thức của Bắc Kinh.
Thậm chí Hải Quân Mỹ còn không dám gởi chiến hạm của mình đến hiện trường để
xem xét tính hình.
Một số nguồn tin thông thạo cho biết là Hội Đồng An Ninh Quốc Gia
Mỹ đã họp lại để thảo luận về cách đối phó với vấn đề này, nhưng chỉ quyết định
đòi lại chiếc tàu lặn mà thôi, điều mà Bắc Kinh cho biết là sẽ thực hiện, và họ
đã làm vào hôm nay.
Mỹ nói mạnh nhưng hành động thiếu kiên quyết
Vấn đề đặt ra là Hoa Kỳ trong thời gian qua đã nói rất dữ về quyết
tâm chống lại các hành vi trái với luật pháp quốc tế ở Biển Đông, nhưng lần này,
rõ ràng là Bắc Kinh làm càn, nhưng Washington lại làm ngơ.
Theo ông Douglas H. Paal, nhà nghiên cứu tại Quỹ Carnegie vì Hòa
bình Quốc tế, hệ quả của việc này rất rõ : « Các
quan sát viên và các đồng minh của Mỹ không thể không kết luận rằng điều đó cho
thấy là uy quyền của Mỹ trong khu vực đã giảm sút ».
Điều này lại càng đáng ngại khi Trung Quốc trong thời gian gần
đây, đã không ngần ngại khẳng định quyền thống trị mà họ cho là «
vốn có » của mình trong khu vực, và không ngần ngại gây sự cố để
thách thức sự hiện diện của Mỹ, và thách thức cả các đồng minh và đối tác của
Hoa Kỳ.
Theo ông Alexander Vuving, một chuyên gia về Việt Nam tại Trung
Tâm Nghiên Cứu An Ninh Châu Á-Thái Bình Dương ở Hawaii, sự cố tàu lặn Mỹ bị
Trung Quốc tịch thu nghiêm trọng ở chỗ nó đánh thẳng vào nguyên tắc tự do hàng hải
trong vùng biển quốc tế.
Chuyên gia này lo ngại rằng điều đó có thể dự báo cho việc Trung
Quốc áp đặt luật lệ riêng của họ tại Biển Đông. Trả lời New York Times ông
Vuving xác định : « Trung Quốc cho thấy rằng họ đang
trong quá trình thiết lập các quy tắc ở Biển Đông, áp đặt quan điểm riêng của
họ ở Biển Đông và nói rằng Biển Đông là sân sau của họ ».
Theo ông Vuving, «nếu Trung Quốc không bị hề hấn gì sau
vụ này, điều đó sẽ gửi một thông điệp đáng sợ đến các nước trong khu vực »,
và một số lãnh đạo, như Tổng thống Rodrigo Duterte của Philippines, sẽ cảm thấy
được khích lệ khi quyết định xa rời Mỹ để kết thân với Trung Quốc.
Còn đối với với Việt Nam, ông Vuving cho rằng Hà Nội « sẽ
phải xem xét lại toàn cảnh khu vực ».
__._,_.___
No comments:
Post a Comment