Lần
đầu tiên thủ tướng Nhật đến Trân Châu Cảng tưởng niệm nạn nhân
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đặt vòng hoa tại đài tưởng niệm trước
nghĩa trang ở Honolulu, Hawai, Mỹ, ngày 26/12/2016.REUTERS/Hugh Gentry
Trong một chuyến thăm được đánh giá là lịch sử, thủ tướng Nhật Bản
Shinzo Abe đã đến Hawaii từ hôm qua để chuẩn bị cho một sự kiện trọng đại hôm
nay 27/12/2016 : Ông là thủ tướng Nhật Bản đầu tiên đến tưởng niệm các nạn nhân
trong trận Trân Châu Cảng (Pearl Harbor) cách nay 75 năm, khi không quân Nhật
bất ngờ tấn công vào hạm đội Mỹ tại cảng này, thúc đẩy Mỹ lào vào cuộc Thế
Chiến Thứ II. Cùng tham gia buổi tưởng niệm là tổng thống Mỹ sắp mãn nhiệm
Barack Obama.
Vào lúc mà tổng thống Mỹ tân cử Donald Trump sắp bước vào Nhà
Trắng (ngày 20/01/2017), và có những tuyên bố bất ngờ cũng như trái ngược nhau
về đường lối đối ngoại tương lai, hai ông Abe và Obama như muốn nhấn mạnh trên
liên minh rất đặc biệt giữa Mỹ và Nhật.
Từ Tokyo, thông tín viên RFI, Frédéric Charles phân tích :
Trước khi đến viếng Đài Tưởng Niệm Arizona, đặt theo tên của thiết
giáp hạm Mỹ đã bị máy bay Nhật đánh chìm ngay tại Trân Châu Cảng vào năm 1941, ông
Shinzo Abe có cuộc tiếp xúc lần cuối với tổng thống Mỹ Obama.
Theo theo tin từ Tokyo, tổng thống Mỹ mãn nhiệm sẽ cố vấn cho thủ
tướng Nhật về thái độ cần có đối với tổng thống Mỹ tương lai Donald Trump liên quan
đến hiệp định an ninh Mỹ-Nhật.
Trong suốt cuộc vận động tranh cử của mình, ông Donald Trump nhiều
lần đánh giá là Tokyo chưa sẵn sàng chi trả thêm cho sự hiện diện của các căn
cứ Mỹ tại Nhật. Theo ông Trump, Tokyo phải nghĩ đến việc tự lo phòng thủ, và có
thể tự trang bị vũ khí nguyên tử.
Ông Donald Trump có vẻ không biết là Tokyo đã trả toàn bộ chi
phí sinh hoạt của số 50.000 lính Mỹ trên lãnh thổ Nhật – 2 tỷ đô la/năm- thậm
chí các hóa đơn tiền điện cũng thanh toán.
Dù đang tìm cách diễn giải lại Hiến Pháp chủ hòa của Nhật, cấm
nước này tiến hành chiến tranh, ông Shinzo Abe cũng biết là dẫu sao thì Nhật
Bản và các láng giềng cũng vẫn cần đến Mỹ cho vấn đề an ninh, trong bối cảnh
khu vực không có một định chế kiểu như NATO Châu Á, và nhất là trước một nước
Trung Quốc ngày càng bị coi là một mối đe dọa.
Theo giáo sư André Kaspi, một chuyên gia Pháp về Hoa Kỳ, « Mỹ và
Nhật trước hết muốn có một quan hệ thương mại cân bằng, nhưng mặt khác, hai bên
cũng cần có một mặt trận chung trước tham vọng bành trướng của Trung Quốc. Hai
nước cùng quan điểm trên vấn đề này. »
__._,_.___
Posted
by: Dien bien hoa binh <dienbienhoabinh@ymail.com>
No comments:
Post a Comment