Sàn giao dịch bất động sản Biển Đông

Sàn giao dịch bất động sản Biển Đông

>

Thursday 9 June 2016

Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ tập trận ở Tây Thái Bình Dương


Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ tập trận ở Tây Thái Bình Dương

mediaChiến hạm INS Satpura của Ấn Độ bên cạnh hàng không mẫu hạm Mỹ USS Carl Vinson trong cuộc tập trận Malabar 2012.@usnavy

Trong 8 ngày kể từ thứ Sáu 10/06/2016 tới đây, chiến hạm của Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ sẽ tham gia đợt tập trận chung trên quy mô lớn ở khu vực Tây Thái Bình Dương, gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp giữa Tokyo và Bắc Kinh. 

Cuộc tập trận mang tên Malabar, là sự kiện được tổ chức hàng năm giữa Hoa Kỳ và Ấn Độ, nhưng năm nay có thêm Nhật Bản tham gia, lần đầu tiên từ năm 2007 đến nay.
Theo thông cáo của bộ Quốc Phòng Nhật Bản được Reuters trích dẫn, cuộc tập trận lần này sẽ bao gồm các bài tập truy đuổi tàu ngầm và phòng chống máy bay. Trong số các chiến hạm Nhật tham gia, sẽ có tàu Hyuga, một trong ba chiếc tàu sân bay trực thăng thế hệ mới của Nhật.

Trong bối cảnh Trung Quốc đẩy mạnh các hoạt động tranh giành chủ quyền ở vùng Biển Đông lân cận, Tokyo và Washington, theo giới quan sát, đang rất lo ngại trước việc Bắc Kinh gia tăng ảnh hưởng ở miền Tây Thái Bình Dương với đội tàu ngầm và tàu chiến càng lúc càng được triển khai đông đảo.

Chuỗi đảo phía tây nam Nhật Bản, nơi tập trung lực lượng Mỹ đông nhất ở Châu Á, có vị trí chiến lược là án ngữ đường đi từ bờ biển phía đông Trung Quốc ra khu vực Tây Thái Bình Dương. Quân đội Nhật Bản đã tăng cường hệ thống phòng thủ các hòn đảo miền tây nam này với các trạm radar và các dàn hỏa tiễn chống chiến hạm.

Vào hôm qua, 07/06, Trung Quốc đã nói với Hoa Kỳ là nên có một vai trò xây dựng, giữ gìn hòa bình ở vùng tranh chấp Biển Đông, trong lúc ngoại trưởng Mỹ John Kerry kêu gọi đàm phán và giải quyết tranh chấp một cách hòa bình.
Trung Quốc đòi chủ quyền trên phần lớn Biển Đông, nơi mà hàng năm có hơn 5.000 tỉ đô la hàng hóa qua lại. Philippines, Việt Nam, Malaysia, Đài Loan và Brunei cũng đòi hỏi chủ quyền tại đấy, và thắt chặt hơn quan hệ quân sự với Hoa Kỳ.


Thượng đỉnh Obama-Modi : Mỹ và Ấn Độ gia tăng hợp tác quốc phòng

mediaThủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tại Nhà Trắng hôm 07/06/2016.REUTERS/Jonathan Ernst
Nhân cuộc gặp thượng đỉnh tại Nhà Trắng vào hôm qua, 07/06/2016, tổng thống Mỹ Barack Obama và thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã cam kết biến quan hệ an ninh quốc phòng Mỹ-Ấn Độ hiện còn sơ khai, thành một cực « ổn định ». Một bước tiến cụ thể là ông Obama đã hậu thuẫn cho việc Ấn Độ muốn có công nghệ tên lửa hiện đại và gia nhập nhóm nước được quyền buôn bán nguyên liệu hạt nhân.
Trong một bản tuyên bố chung công bố sau cuộc gặp, hai bên đã xác định rằng « Quan hệ quốc phòng Mỹ-Ấn có thể trở thành một ‘cái neo’ giúp duy trì ổn định ».Hai bên cũng đã đúc kết các thỏa thuận song phương về hậu cần quân sự và chia sẻ « thông tin về việc thanh lọc khủng bố. »

Theo một thỏa thuận tháng Tư vừa qua, quân đội Mỹ-Ấn có thể sử dụng các căn cứ của nhau để sửa chữa tàu thuyền và tiếp liệu. Hai bên cũng thảo luận về việc hợp tác sản xuất thiết bị quân sự tối tân. Một tầm nhìn chiến lược chung đã được thông qua, có đề cập đến vấn đề bảo đảm tự do hàng hải, kể cả ở Biển Đông.

Riêng về mong muốn của Ấn Độ là được kết nạp vào nhóm các nước được phép kinh doanh vật liệu hạt nhân nhạy cảm, tổng thống Obama hôm qua xác nhận rằng Mỹ « ủng hộ việc Ấn Độ trở thành thành viên của nhóm các nhà cung cấp hạt nhân ».
Theo AFP, tuyên bố ủng hộ công khai của tổng thống Mỹ chắc chắn sẽ bị Trung Quốc ghi nhận vì Bắc Kinh không muốn kết nạp New Delhi vào nhóm Quốc Gia Cung Ứng Hạt Nhân. Trung Quốc cũng không muốn Washington và New Delhi thắt chặt quan hệ, xem đấy là một mối đe dọa đối với Bắc Kinh.

Ngoài vấn đề hợp tác an ninh và hạt nhân, hai lãnh đạo Mỹ-Ấn còn thảo luận về việc thúc đẩy thực thi Hiệp Ước Paris về khí hậu.



__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

No comments:

Post a Comment

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List