Chưa bao giờ
thấy Mỹ có đủ ba yếu tố thiên thời ,địa lợi,nhân hòa như ngày
hôm nay để dạy một bài học về tánh hung hăng,ngang ngược ,làm... cướp
biển của Trung cộng? Trước khi xử tội thì phải có bản án hợp lý
với đầy đủ chứng cớ để cho thiên hạ đều khẩu phục, tâm phục
,theo như hệ thống luật pháp của Mỹ.
Đó là phán quyết của tòa án
trọng tài thế giới về lãnh hải vào đầu tháng Bảy tới đây.Bởi
vậy,tuy ngoài miệng...nói ngon,TC vẫn rối rí́t tranh thủ sự ũng hộ
của nhiều nước mà đa số không ai biết và không liên hệ gì đến đường
lưỡi bò tưởng tượng ở biển Đông cả,kể cả việc chia rẽ khối
Asean,Miên Lào không dám ra bản thông cáo chung vào phút chót về biển
Đông tại hội nghị Sangrila vừa qua tại thành phố Côn Minh(họp ở bên
Tầu mà chống thì TC sẽ bỏ thuốc độc cho chết thì ai dám chống?)
Đã
tự xưng là siêu cường và leo lên lưng cọp rồi,TC mà rút lui thì mất
mặt,làm sao ăn nói với đàn em dể ăn hiếp nhất là VC, nên chỉ có
cách là...thí mạng với Mỹ thôi,như tướng lãnh TC từng tuyên bố.Nhưng
chắc cũng chẳng có chuyện gì xảy ra vì TC và Mỹ sẽ không có ai
chịu... tấn công trước cả,mặc dầu Mỹ có quyền ưu tiên thi hành luật
pháp quốc tế?
Mỹ chọc cho anh Tầu bấn xúc xich,ăn ngủ không yên vì
làm hải tặc quốc tế cũng thấy vui rồi.Nội cái việc chi tiền để
bảo trì tàu chiến sản xuất cho nhiều cũng đủ làm bể thùng nước
lèo của chú Ba rồi.Xin bàn bá láp cho vui.
On Wednesday, June 22, 2016 2:17 PM, "Gia Cao [DienDanCongLuan]" <>
wrote:
Monkey Tập Cận Bình rung cây nhát Eagle OBAMA.
Nếu chiến tranh diễn ra ngay lúc nầy giữa 2 nước (Tàu - Mỹ) thì
con khỉ đột Tập Cận Bình làm miếng mồi ngon cho Đại Bàng OBAMA
chỉ trong vòng 24 tiếng đồng hồ mà thôi!
Tập Cận Bình thừa nước đục thả câu vào những tháng chót mãn nhiệm
TT của Obama và mùa bầu cử TT
Mỹ vào tháng 11 sắp tới. Nhứt cử lưỡng kế; 1)- Tập tạo cơ hội
thuận lợi cho UCV/TT Hillary (DC) yếu xìu được thắng cử thì có cơ may cho Tập
thực hiện giấc mơ "Bá đồ vương" nuốt chửng biển Đông.
2)- Tập "lên gân" để thành phần phản chiến, chủ bại bài
xích UCV/TT Trump (CH) không thắng cử. Nếu CH Diều Hâu thắng cử thì Tập xếp vó
"hết thời" tan ngay giấc mộng.
Chờ xem "Mưu sự tại nhân. Thành sự tại
Thiên"
Biển
Đông “căng”, Trung Quốc bất ngờ gọi
hàng loạt sĩ quan hải quân tái ngũ.
Hồng
Thủy
18-6-2016
Lực lượng sĩ quan vừa
được hạm đội Nam Hải hải quân Trung Quốc gọi tái ngũ tham gia tập trận trên
Biển Đông ngày 13/6 vừa qua, ảnh: China News.
(GDVN)
– Tình báo Hoa Nam nhận định, lần này người Mỹ sẽ không nói suông ở Biển Đông
khiến Quân ủy trung ương Trung Quốc hết sức lo lắng.
Tờ Quân giải phóng Trung
Quốc ngày 17/6 đưa tin, ngày 13/6 một biên đội chiến hạm hạm đội Nam Hải đã
triển khai tập trận bắn đạn thật 4 ngày đêm liên tục ở Biển Đông. Lực lượng này
đã diễn tập các nội dung tấn công tàu ngầm, phòng ngự phòng không, bắn đạn
thật.
Đáng chú ý là khác với
các cuộc tập trận trước, đợt tập trận này của hạm đội Nam Hải ngoài lực lượng
sĩ quan, binh sĩ trong biên chế sẵn sàng chiến đấu còn có hơn 120 sĩ quan đã
xuất ngũ trong 2 năm qua mới được gọi tái ngũ tham gia.
Theo một lãnh đạo của
hạm đội Nam Hải, các quân nhân được gọi tái ngũ lần này hầu hết là sĩ quan,
quân nhân chuyên nghiệp đã từng phục vụ tại ngũ trong 5 năm qua.
Lực lượng này được đánh
giá có trình độ nghiệp vụ cao, kỹ chiến thuật vững chắc, chỉ cần qua một vài
hoạt động huấn luyện sau khi tái ngũ là có thể điều khiển, sử dụng vũ khí trang
bị, khí tài quân sự mới bao gồm các chiến hạm.
Cuộc tập trận lần này
diễn ra là do “yêu cầu nhiệm vụ” mới của công tác dự bị động viên quân sự, tăng
cường năng lực sẵn sàng chiến đấu.
Đa Chiều ngày 18/6 bình
luận, hôm 16/6 người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng tuyên bố “sắp
kết thúc bồi lấp, xây dựng (bất hợp pháp) đảo nhân tạo và chuẩn bị xây dựng cơ
sở hạ tầng phục vụ mục đích quân sự, dân sự đã định” khiến dư luận cho rằng
Trung Quốc đang “xuống thang” ở Biển Đông.
Hạm
đội Nam Hải tập trận bắn đạn thật trên Biển Đông từ 13/6, ảnh: China News.
Nhưng việc hải quân
Trung Quốc phát thông báo khẩn cấp gọi tái ngũ lực lượng sĩ quan vừa xuất ngũ
trong 2 năm qua cho thấy Bắc Kinh đang chuẩn bị đối phó với diễn biến mới căng thẳng
trên vùng biển này (bởi chính các hành động leo thang của Trung Quốc – PV).
Tổng hợp tin tức hôm nay
trên truyền thông Trung Quốc về động thái này Đa Chiều cho biết, thông báo gọi
tái ngũ của Bộ Tư lệnh hải quân Trung Quốc yêu cầu các sĩ quan xuất ngũ trong 2
năm qua trở về đơn vị cũ, hạn cuối cùng là cuối tháng 6 này.
Lý do gọi tái ngũ được
Lầu Bát Nhất đưa ra là vài năm gần đây hải quân được biên chế nhiều chiến hạm
mới, lực lượng sĩ quan – quân nhân chuyên nghiệp chuyên trách không đủ nên phải
gọi lực lượng sĩ quan tái ngũ để bổ sung.
Tuy nhiên có nguồn tin
nói với Đa Chiều, đợt gọi tái ngũ khẩn cấp này liên quan đến tình hình Biển
Đông, đặc biệt liên quan đến phản ứng của Mỹ – Nhật – Úc trước hoạt động bồi
lấp, xây dựng (bất hợp pháp) đảo nhân tạo của Trung Quốc trên Biển Đông.
Hạm
đội Nam Hải Trung Quốc tập trận bắn đạn thật trên Biển Đông từ 13-17/6, ảnh:
China News.
Nguồn tin từ quân đội
Trung Quốc nói với Đa Chiều, thông báo gọi tái ngũ lực lượng sĩ quan hải quân
được Bộ Tư lệnh hải quân phát đi qua 2 đường.
Một là cơ quan chính trị
các đơn vị trong quân chủng trực tiếp liên hệ với các sĩ quan xuất ngũ từng
phục vụ tại đơn vị mình, hai là thông qua cơ quan động viên – tuyển quân thuộc
các đơn vị quân sự địa phương nơi có sĩ quan hải quân xuất ngũ cần gọi tái ngũ
đang cư trú.
Một sĩ quan vừa được gọi
tái ngũ cho biết, quân chủng hải quân Trung Quốc sẽ thương lượng với họ về thời
gian phục vụ tại ngũ lần này rồi mới quyết định.
Đa Chiều bình luận, Mỹ
vô cùng phẫn nộ trước hoạt động bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo (bất hợp pháp)
quy mô lớn của Trung Quốc ở Biển Đông.
Mỹ đã quyết định bất
chấp mạo hiểm, bằng mọi giá phải ngăn chặn hoạt động (phi pháp, bành trướng)
này của Trung Quốc. Lầu Năm Góc đã phát lệnh sẵn sàng chiến đấu đến toàn bộ lực
lượng hải – không quân đang đồn trú tại các căn cứ quân sự Mỹ ở Nhật Bản và
Philippines.
Tình báo Hoa Nam nhận
định, lần này người Mỹ sẽ không nói suông ở Biển Đông khiến Quân ủy trung ương
Trung Quốc hết sức lo lắng.
Lực
lượng sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp hạm đội Nam Hải vừa tái ngũ tham gia tập
trận trên Biển Đông, ảnh: China News.
Theo Đa Chiều, từ năm
2013 đến nay Trung Quốc đã bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo (bất hợp pháp) trên
ít nhất 8 bãi đá ở Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam, 8 bãi đá Trung Quốc bồi
lấp bất hợp pháp bao gồm 6 bãi đá Gạc Ma, Chữ Thập, Xu Bi, Ga Ven, Tư Nghĩa,
Châu Viên xâm lược năm 1988, riêng đá Én Đất thì cho đến nay mới chỉ có Đa
Chiều đưa tin rằng Trung Quốc đang bồi lấp tại đây và đá Vành Khăn năm 1995 –
PV). Tốc độ bồi lấp của Trung Quốc lên tới hàng ngàn mét vuông mỗi ngày.
Nguồn tin nói với Đa
Chiều, tuyên bố của Lục Khảng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm
16/6 về việc “sắp bồi lấp xong” thực chất chỉ là đối sách “hoãn binh tạm thời”
của Ủy ban An ninh quốc gia Trung Quốc đưa ra mà thôi.
Quân ủy trung ương Trung
Quốc đã chỉ thị cho Bộ Tư lệnh hải quân lập tức chiêu tập binh mã, bổ sung binh
lực sẵn sàng chiến đấu.
Năm nay số chiến hạm mới
Trung Quốc hạ thủy ra Biển Đông theo Đa Chiều miêu tả là “nhiều như há cảo thả
nồi”. Số chiến hạm này bao gồm 2 chiếc tàu khu trục mang tên lửa lớp 052D,
052C; 2 tàu hộ vệ mang tên lửa lớp 054A; 5 tàu hộ vệ hạng nhẹ mang tên lửa lớp
056; 2 tàu ngầm thông thường, 1 tàu ngầm hạt nhân, 1 tàu quét ngư lôi.
Theo Đa Chiều, trong vài
năm trở lại đây hải quân Trung Quốc đứng đầu thế giới trong việc chế tạo, hạ
thủy các chiến hạm với mục tiêu 1 năm trang bị 1 hạm đội, hạ thủy 1 hạm đội và
khai công chế tạo 1 hạm đội (tức số chiến hạm đủ trang bị cho 1 hạm đội –
PV)
KẾ HOẠCH CỦA TT OBAMA DẬP TẮT NGAY MƯU ĐỒ CỦA
TẬP CẬN BÌNH, NẾU GÂY HẤN.
|
Báo Mỹ tiếp tục hé lộ kế hoạch B của nước này trong trường hợp chiến tranh với Trung Quốc xảy ra.
Trước những hạn chế nhìn thấy rõ, Không quân Mỹ đã chuyển chiến lược sang bao vây Trung Quốc bằng các căn cứ không quân nhỏ và các quân cảng. Trong đó, Tinian, một hòn đảo nhỏ, nằm gần đảo Guam là một lựa chọn trong phương án B của Không quân Mỹ.
Ngày 10/2 vừa qua, không quân Mỹ thông báo đã chọn Tinian như một điểm trung chuyển trong trường hợp các căn cứ không quân lớn như Andersen, Guam hoặc các căn cứ ở vị trí tây Thái Bình Dương bị hạn chế, hoặc bị từ chối.
Trong kế hoạch ngân sách quốc phòng năm 2017, Washington yêu cầu bổ sung 9 triệu USD để mua thêm 17,5 mẫu đất trong việc hỗ trợ các hoạt động chuyển hướng bay và các sáng kiến tập trận.
Sân bay ở Tinian có thể tổ chức khoảng 12 máy bay tiếp dầu và đội ngũ nhân viên hỗ trợ liên quan đến hoạt động chuyển hướng.
Đánh giá về kế hoạch dự phòng của Lầu Năm Góc, nhà phân tích quốc phòng Alan Vick cho rằng, luân chuyển máy bay trên các địa điểm khác nhau tạo ra nhiều cơ sở vật chất và điều hành, giúp tăng cường an toàn bay trong điều kiện thời tiết xấu hay các tình huống khẩn cấp.
Việc phân tán này cũng làm tăng số lượng các sân bay mà đối phương phải theo dõi và có thể gây khó khăn cho hoạt động nhắm mục tiêu. Nếu xảy ra xung đột, kẻ thù phải huy động nguồn lực lớn để tấn công trên nhiều địa điểm khác nhau.
Ngoài ra, các cơ sở dự phòng sẽ cung cấp thêm nhiều đường băng cho máy bay cất cánh chống lại đối phương.
Nhiều kịch bản xung đột Mỹ - Trung Quốc
Thực tế đây không phải là lần đầu tiên kịch bản chiến tranh xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc được các đại diện từ phía Washington đưa ra.
Các chuyên gia phân tích quân sự Mỹ đã xây dựng một kịch bản chiến tranh quy mô lớn để phản công Trung Quốc trong trường hợp bị "gây chiến" trước.
Bí mật này được giữ kín trong một thời gian khá dài, nhưng nó đã được "hâm nóng" trong năm 2012 sau khi Tổng thống Mỹ Obama kêu gọi quan tâm sâu sắc đến tình hình quân sự tại châu Á - Thái Bình Dương.
Kịch bản chiến tranh quy mô lớn với Trung quốc là công sức của rất nhiều các chuyên gia Lầu Năm Góc. Họ đã cộng tác cùng nhau trong gần 20 năm để xây dựng lên kế hoạch quân sự chống lại Trung Quốc, và tất nhiên là chỉ khi Trung Quốc gây chiến trước.
Để triển khai cuộc phản công, Mỹ sẽ ưu tiên “hủy diệt các hệ thống radar và hệ thống tên lửa mà Trung Quốc xây dựng để chống lại các chiến hạm của Mỹ”.
Cũng theo kế hoạch, lực lượng “tiên phong” trong những giờ đầu của cuộc chiến gồm các máy bay ném bom chiến lược tàng hình và tàu ngầm của Quân đội Mỹ. Sau đó, sẽ là các cuộc tập kích với quy mô lớn từ biển và không mà Lầu Năm Góc gọi đó là "học thuyết không - hải chiến".
|
Tổng thống Mỹ Obama kêu gọi quan tâm sâu sắc đến tình hình quân sự tại châu Á - Thái Bình Dương.
Uy lực
pháo đài nổi Mỹ điều đến Biển Đông
Với lượng choán nước tới hơn 100.000 tấn, mang theo 90 máy bay
chiến đấu, tàu sân bay USS John C. Stennis là một trong những cỗ máy chiến
tranh trên biển đáng sợ nhất thế giới.
Hải quân Mỹ đã điều động hàng không mẫu hạm USS John C.
Stennis (CVN-74)
đến Biển Đông được cho là nhằm đáp trả những hành động gây lo ngại liên tiếp của Trung Quốc ở khu vực thời gian qua. |
CVN-74 là tàu thứ 7 thuộc siêu hàng không mẫu hạm lớp Nimitz.
Tàu được đặt
theo tên thượng nghị sĩ John C. Stennis, bang Mississippi. CVN-74 được đưa vào sử dụng từ năm 1995. Tàu có cảng chính tại Bremerton, Washington, Mỹ. |
Kích thước và sự đồ sộ của hàng không mẫu hạm này khiến nhiều
người phải giật
mình. CVN-74 có chiều dài tới 332,8 m (gấp 3 lần chiều dài sân bóng đá), chiều rộng lớn nhất 76,8 m, nhỏ nhất 40,8 m, lượng choán nước toàn tải tới 103.300 tấn. |
CVN-74 nói riêng và hàng không mẫu hạm lớp
Nimitz nói chung được đánh giá
là "tuyệt tác công nghệ" tác chiến mặt nước số một thế giới. Đó là minh chứng cho nền công nghiệp đóng tàu hàng đầu của Mỹ. |
|
Mỗi tàu sân bay hoạt
động như một căn cứ không quân nổi di động. Chúng cho
phép Mỹ triển khai lực
lượng tấn công ở bất kỳ nơi đâu trên thế giới.
|
Mỗi tàu sân bay hoạt
động như một căn cứ không quân nổi di động. Chúng
cho phép Mỹ triển khai
lực lượng tấn công ở bất kỳ nơi đâu trên thế giới.
|
USS John C. Stennis có thể mang theo 90 máy
bay chiến đấu các loại. Trong đó, lực lượng tấn công chủ lực là các tiêm kích
trên hạm F/A-18 E/F Super Hornet.
Các tiêm kích này có thể thực hiện nhiệm vụ tuần tra chiến đấu, ngăn chặn với bán kính 722 km từ tàu mẹ. |
Năng lực hàng không của CVN-74 gồm 4 phi đội tiêm kích tấn công, một phi đội tác chiến điện tử, một phi đội cảnh báo sớm trên không, 2 phi đội trực thăng và một phi đội hậu cần. |
Năng lực hàng không của CVN-74 gồm 4 phi đội tiêm kích tấn công, một phi đội tác chiến điện tử, một phi đội cảnh báo sớm trên không, 2 phi đội trực thăng và một phi đội hậu cần. |
Để điều phối toàn bộ hoạt động trên tàu cần đến 3.200 thủy thủ và 2.480 nhân viên hàng không. Nhiệm vụ của họ được nhận biết qua màu sắc đồng phục. |
Hàng không mẫu hạm là
căn cứ nổi khổng lồ trên biển, do đó, mỗi
khi làm nhiệm vụ, chúng
luôn được sự hộ tống của ít nhất một tuần
dương hạm, 3-4 tàu khu
trục và một tàu ngầm.
Các
chuyên gia nhận định sự hiện diện của các tàu, cụ thể là tàu Stennis, là tín
hiệu rõ ràng gửi đến Trung Quốc và khu vực. “Hải quân và Lầu Năm Góc đang
chứng tỏ cam kết của họ về sự hiện diện và tự do hàng hải trong khu vực. Với
đội tàu sân bay và tàu chiến, hải quân đang phô diễn quy mô quan tâm và khả
năng hiện diện trong khu vực và trên thế giới”, nhà phân tích tại Trung tâm
An ninh Mỹ mới (CNAS) Jerry Hendrix nói.
|
__._,_.___
No comments:
Post a Comment