Thursday, 28 April 2016

Ảnh hưởng việc Nga hậu thuẫn cho Trung Quốc về Biển Đông

Ảnh hưởng việc Nga hậu thuẫn cho Trung Quốc về Biển Đông
Nguyễn Ngọc Bảo
        Cùng tác giả:
Vụ “Panama Leaks”
Chống công an bạo hành tại Việt Nam
Khả năng điều hành của Bộ Tứ mới
        xem tiếp
Vào ngày 12/4/2016 vừa qua, Bộ Trưởng Ngoại Giao Nga Sergey Lavrov đã tuyên bố tại Mạc Tư Khoa, trước khi đi công du Trung Quốc, Nhật Bản và Mông Cổ rằng Nga không muốn quốc tế hoá vấn đề tranh chấp trên Biển Đông. Nga cũng cho biết mọi quốc gia liên hệ đến vấn đề Biển Đông đều phải tuân thủ nguyên tắc không dùng võ lực và cần tìm kiếm các giải pháp chính trị và ngoại giao ôn hòa. 
Ông Lavrov cũng kêu gọi các đệ tam quốc gia (ám chỉ Hoa Kỳ) ngưng can thiệp vào Biển Đông, đồng thời đề nghị Trung Quốc và Khối ASEAN tiến hành thương thuyết nhằm đạt đến thỏa thuận chung. 

Lời tuyên bố chính thức của Nga với nội dung hậu thuẫn rất rõ cho lập trường của Trung Quốc không phải là một vấn đề gì mới lạ, khi người ta xét qua các tương quan rất căng thẳng hiện nay giữa Nga và Hoa Kỳ, đặc biệt là cuộc thử gân giữa khu trục hạm Hoa Kỳ Donald Cook và phi cơ chiến đấu Nga SU-24 trên Biển Baltic. Mối căng thẳng này bắt nguồn từ việc Nga đã có những bất đồng lớn với Liên Minh Bắc Đại Tây Dương (NATO) về vấn đề Ukraine, các quốc gia thành viên NATO ven bờ biển Baltic giáp ranh với Nga (Estonia, Latvia and Lithuania), Syria. 


Chiến đấu cơ Nga Sukhoi SU-24 bay qua khu trục hạm Hoa Kỳ Donald Cook trên Biển Baltic hôm 12-4-2016. Ảnh: AFP
Sau khi xâm chiếm bán đảo Crimea ngày 18/3/2014, công khai ủng hộ phe đòi tự trị trong vùng Ukraine phía Đông, với sự xâm nhập và tham chiến của một số đơn vị quân đội Nga, gởi quân đội qua tham chiến tại Syria, nhằm hỗ trợ cho chế độ Assad, chính sách Phục Hồi Lại Tư Thế của Nga trên chính trường thế giới của Tổng Thống Nga Putin đã gia tăng tình trạng căng thẳng với Hoa Kỳ. 
Để đối phó lại Hoa Kỳ đã hỗ trợ quân sự cho quân đội Ukraine, cũng như gởi một lữ đoàn với quân trang, quân cụ, võ khí nặng đến trú đón thường xuyên tại vùng biển Baltic. Đồng thời Hoa Kỳ và Liên Hiệp Âu Châu đã ban hành các biện pháp chế tài Nga như phong tỏa tài sản, trương mục ngân hàng, dịch vụ ngân hàng bán dầu hỏa của hơn 30 thành phần lãnh đạo cao cấp nhất của Nga trong vòng đại thân cận của Putin. Cũng như ngăn cấm không cho các ngân hàng, các công ty mua bán giao dịch với Nga trả cho Nga bằng tiền Mỹ Kim. 

Việc này đã làm cho Nga khốn đốn trong 2 năm qua. Thứ nhất là lượng dự trữ Mỹ Kim suy giảm nặng nề (từ 500 tỷ MK xuống còn 387 tỷ MK, mất 22%) khiến cho nền kinh tế Nga bị khựng lại (kinh tế suy thoái 3,7% trong 2015). Thứ hai là mức xuất cảng dầu hỏa (một nguồn lợi quan trọng của Nga) suy giảm 5,5% liên tục trong 2 năm 2014-2015, do sự sản xuất và xuất cảng dầu trở lại của 2 nước Ba Tư và Irak, cũng như sự suy giảm của mức nhập cảng dầu của Hoa Kỳ (vì mức sản xuất dầu schiste nội địa gia tăng), khiến cho giá dầu hỏa đã luôn ở mức thấp (dưới 40 MK một thùng dầu) từ hơn 1 năm nay. Do đó, việc Nga tuyên bố ủng hộ cho lập trường và các hành động trên Biển Đông của Trung Quốc là một việc dễ hiểu, nhằm trả đũa lại thái độ của Hoa Kỳ.

Tuy nhiên sự hậu thuẫn này của Nga đối với Trung Quốc không làm thay đổi tình hình đang càng ngày càng bất lợi cho Trung Quốc.
Thứ nhất, vấn đề quốc tế hóa Biển Đông đã trở thành một thực tế hiển nhiên trong dư luận thế giới, trên báo chí, truyền thông, trên mạng Internet (khoá chữ Biển Đông tăng hơn 100% trong vòng 1 năm qua trên Internet; south china sea news, dispute, philippines,...). 
Các trang mạng chuyên về chính trị, bang giao thế giới luôn có tin tức, bình luận và còn cho Biển Đông là mầm mống của một Thế Chiến Thứ Ba trong tương lai gần. Trung Quốc đã phải bỏ tiền ra mua bồi bút để viết lại một số bài phản bác, bảo vệ lập trường của Trung Quốc. Trong lúc dư luận Phi, Nhật Bản đều quyết liệt phản đối hành động hiếu chiến của Trung Quốc. Không còn mấy ai tin vào hình ảnh trổi dậy trong hòa bình của Trung Quốc.
Thứ hai, Liên minh giữa Úc, Nhật, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Phi Luật Tân đã trở thành một thực tế trên Biển Đông, với các căn cứ quân sự mới của Hoa Kỳ tại Phi, các cuộc tập trận chung giữa hải quân Nhật, Phi, Hoa Kỳ. 

Indonesia và Trung Quốc tranh chấp chủ quyền quần đảo Natuna.
Ấn Độ hỗ trợ huấn luyện quân sự và khả năng kiểm báo của Việt Nam. Trong lúc Nam Dương, Mã Lai đe đọa sẽ kiện Trung Quốc, tăng cường hải quân phòng thủ các quần đảo bị Trung Quốc nhắm tới (quần đảo Natuna).





Thứ ba, Hoa Kỳ bày tỏ thái độ và hành động quân sự đối đầu công khai với âm mưu bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông. Gần nhất với việc thiết lập 5 căn cứ tại Phi, dồn trú quân thường xuyên và bày tỏ quan tâm khi Trung Quốc bắt đầu nhắm tới bãi cạn Hoàng Nham (Scarborough) tại Biển phía Động Phi Luật Tân; cũng như cho khu trục hạm, các Hạm Đội Tấn Công (Carrier Strike Group) của hải quân Hoa Kỳ (mới nhất, Hạm Đội Tấn Công chung quanh Hàng Không Mẫu Hạm J.Stennis) tiến hành quyền tự do lưu chuyển trên hải phận quốc tế, tuần hàng ngay trong vùng hải phận cận 20 hải lý các đảo do Trung Quốc xâm chiếm tại Trường Sa. 

Thứ tư, Nhật Bản ngày càng bày tỏ thái độ đối đầu công khai với Trung Quốc, sau khi bất chấp các lời cảnh giác của Bắc Kinh là không nên nêu vấn đề Biển Động trong Hội Nghị G-7 tại Nhật vừa qua.Thông qua tuyên bố của G-7 tuy không đích danh nêu tên Trung Quốc, nhưng đã nêu rõ là phản đối vấn đề quân sự hóa Biển Đông, và yêu cần tôn trọng Luật Biển UNCLOS 1982 về quyền tự do lưu hành trên hải phận quốc tế. 
Nhật gia tăng mạnh ngân sách quốc phòng, cũng như tối tân hóa hải quân và không quân, ra lệnh quân đội truy đuổi các chiến hạm và phi cơ Trung Quốc vi phạm không, hải phận Điếu Ngư. Đồng thời tập trận chung với Phi, cung cấp tầu tuần duyên cho CSVN.

Cuộc họp của các Ngoại trưởng G7 (Hoa Kỳ, Canada, Ý, Liên Hiệp Âu Châu, Pháp, Nhật Bản và Anh Quốc) diễn ra tại Hiroshima, Nhật Bản ngày 10-11 Tháng Tư vừa qua.

Thứ năm, việc Tòa Trọng Tài Thường Trực (Permanent Court of Arbitration) tại The Hague sắp sửa ra phán quyết sau cùng về đơn kiện Trung Quốc của Phi về đường lưỡi bò 9 điểm vào tháng 6 này. Phán quyết này có nhiều xác xuất sẽ thuận lợi cho lập trường của Phi. 

Lúc đầu Trung Quốc xem thường hiệu lực của phán quyết và nhất định không tham dự phiên tòa. Sau khi bị ASEAN, Nhật, Úc, Ấn Độ lên tiếng phản đối các hành động quân sự hóa Biển Đông của Trung Quốc và hợp tác của Hoa Kỳ, Trung Quốc mới nhìn ra giá trị pháp lý các phán quyết của Tòa, và đang tìm mọi cách để làm giảm tầm hiệu lực của phán quyết, cũng như ra sức chiêu dụ Phi đàm phán song phương.

Thứ sáu, đối với Cộng sản Việt Nam, việc Nga ủng hộ lập trường của Trung Quốc, không thay đổi sự lệ thuộc hoàn toàn của lãnh đạo CSVN vào Trung Quốc, cũng như thái độ chống đối Trung Quốc của đa số tầng lớp dân chúng Việt Nam nhằm bảo vệ chủ quyền và sự tồn vong của dân tộc.

Tóm lại, qua các yếu tố trên, người ta chắc chắn là sự hậu thuẫn của Nga cho Trung Quốc chỉ về mặt lý thuyết, không có tầm ảnh hưởng gì nhiều trước tình trạng bị cô lập của Trung Quốc trên trường quốc tế và hình ảnh hiếu chiến hoàn toàn trái ngược với luận điệu Trổi Dậy Trong Hòa Bình mà các lãnh đạo Trung Quốc thường rêu rao.
Thông Tin Đức Quốc -  http://www.ttdq.de/node/2752
__._,_.___
________________________________________
Posted by: ly vanxuan

Monday, 25 April 2016

Hòa bình rỗng tuếch của Obama trên Biển Đông


Hòa bình rỗng tuếch của Obama trên Biển Đông

Daniel Boone Chua, National Interest, 18-4-2016
Trần Ngọc Cư dịch
Mỹ không thể loại bỏ chiến tranh khỏi bàn nghị sự (Ảnh: Hải quân Mỹ)

Những tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông – liên quan Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Malaysia, Brunei, và Philippines – đang gây bất ổn cho khu vực. 

Dù không có đòi hỏi chủ quyền tại đây, nhưng quyền lợi quốc gia của Hoa Kỳ gắn liền với hậu quả của cuộc tranh chấp này. Hạm đội Bảy của Mỹ đã và đang hoạt động trong vùng này từ thời Chiến tranh Lạnh, đồng thời các tranh chấp trên biển có liên quan trực tiếp tới Philippines, một đồng minh thân cận của Hoa Kỳ. 

Trên thực tế, Hoa Kỳ không phải là một nước chỉ có quyền lợi ngoại biên trong vấn đề Biển Đông; Washington đóng một vai trò then chốt trong việc quyết định hướng đi của các cuộc tranh chấp tại đây. Cả các quan chức chính quyền lẫn các học giả đều khẳng định rằng các nước nhỏ có quyền lợi trong cuộc tranh chấp sẽ phải tùy thuộc vào một cam kết được cả Trung Quốc lẫn Hoa Kỳ môi giới sắp đặt [brokered].

Mặc dù viễn ảnh giải quyết các tranh chấp Biển Đông tùy thuộc hoàn toàn vào quan hệ Mỹ-Trung, một thỏa hiệp do Washington và Bắc Kinh dàn dựng có thể gây ra nhiều rắc rối. Như Bilahari Kausikan, Đại sứ lưu động Singapore, nêu ra trong một bài diễn thuyết công khai vào tháng Ba 2016 là, những điều Bắc Kinh và Washington thoả thuận không nhất thiết có khả năng phục vụ quyền lợi của các quốc gia Đông Nam Á hay Nam Á. 

Hơn nữa, vùng biển tranh chấp chỉ là một trong những lãnh vực tranh chấp giữa hai đại cường này. Các nước ASEAN càng ngày càng lo ngại rằng Chính quyền Obama đã rơi vào chiếc bẫy duy trì hòa bình bằng bất cứ giá nào.

 Lối tư duy này không phải là một điều gì mới mẻ. Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger nhận ra sai lầm này trong thời Chiến tranh Lạnh khi Tổng thống Dwight Eisenhower đi đến kết luận quan hệ Mỹ-Xô đặt cơ sở trên khẩu hiệu “không có giải pháp nào khác hơn thay thế cho hòa bình.” 

Bối cảnh ngày nay đã khác nhưng quan niệm trên vẫn còn nguyên vẹn. Vì chiến tranh có vẻ không còn là một công cụ chính sách có thể nghĩ đến, chí ít đây là điều mà Chính quyền Obama tin tưởng, do đó bất cứ một hành vi xâm lược nào mà không đưa đến chiến tranh đều được Chính quyền này chấp nhận. Tiếc thay, một tình trạng hòa bình mong manh như thế không những đe dọa quyền lợi của những đối tác nhỏ bé của Hoa Kỳ mà còn xói mòn uy tín của Mỹ trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.

Khi Hoa Kỳ nhấn mạnh một cách khập khiễng về nỗ lực tránh chiến tranh và xung đột, một số kịch bản có thể diễn ra; vài kịch bản đã được khởi động. Một là, thái độ này của Mỹ khuyến khích Trung Quốc thay đổi nguyên trạng của cuộc tranh chấp và tạo ra một sự đã rồi [a fait accompli] về các đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh. Vì phản ứng của Hoa Kỳ đối với việc Trung Quốc tăng cường cải tạo các đảo trên Biển Đông chỉ giới hạn trong phạm vi các tuyên bố và những hoạt động tự do hàng hải tránh khiêu khích [unprovocative freedom of navigation operations], Trung Quốc tiếp tục đẩy các giới hạn xa hơn được chừng nào hay chừng nấy. 

Cho đến nay, Washington chưa thể hiện một điều gì gọi là làm chậm bước tiến của Bắc Kinh trong việc cải tạo các đảo nhân tạo và triển khai các khí tài quân sự trong vùng biển tranh chấp. Càng ngày người ta càng thấy rõ hơn khả năng Bắc Kinh sẽ tuyên bố Vùng Nhận diện Phòng không trên Biển Đông.

Hai là, việc Mỹ muốn tránh né chiến tranh buộc các nước Đông Nam Á có đòi hỏi chủ quyền phải dựa vào sức mình là chính và lao vào xu thế chạy đua vũ trang trong khu vực. Việt Nam và Philippines đã bắt đầu cải tiến các lực lượng hải quân của mình. 

Trong khi đó, người ta còn thấy các cơ quan hải giám hay cảnh sát biển [của các nước tranh chấp] nâng cấp trang bị và gia tăng ngân sách. Những số liệu thống kê được Viện Nghiên cứu Hoà bình Stockholm công bố gần đây cho thấy trong năm 2015 chi tiêu quốc phòng tại châu Á và châu Đại Dương đã tăng 5,4 phần trăm so với gia tăng toàn cầu là 1 phần trăm. 

Mức gia tăng này gồm cả chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc, là nước đã châm ngòi cho đợt chi tiêu quân sự hào phóng của cả khu vực. Nếu chiếc ô an ninh của Mỹ không chịu bung ra trong dự kiến có những đám mây đen vần vũ, các quốc gia Đông Nam Á phải tự củng cố quân đội của mình.

Ba là, các cường quốc ở ngoài khu vực cảm thấy cần phải can thiệp trước khi Trung Quốc quyết đoán các đòi hỏi chủ quyền của mình thêm nữa. Australia và Nhật Bản, là những nước có lợi ích chính trị, kinh tế và chiến lược tại Biển Đông, gần đây đã công bố ý định triển khai một số khí tài quân sự và tham dự các cuộc tập trận với Philippines. 

Cũng gần đây, Nhật Bản đã tu chính Hiến pháp và tham gia với Hoa Kỳ và Philippines trong cuộc tập trận song phương quan trọng hàng năm, mang tên “Balikatan”, vào tháng Tư 2016. Sách trắng Quốc phòng Australia, công bố tháng Hai 2016, cho thấy mối quan tâm ngày một gia tăng của nước này về các diễn biến trên Biển Đông. Khi có thêm nhiều nước dính líu đến cuộc tranh chấp, thì tình hình càng trở nên phức tạp hơn, thậm chí càng khó đi đến một giải pháp cho vấn đề Biển Đông.

Điều có ý nghĩa nhất là, việc Washington thiếu nỗ lực trong vấn đề này có khả năng bào mòn uy tín của Hoa Kỳ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương một cách vô phương cứu chữa. Mặc dù sự can dự của Nhật Bản và Australia vào cuộc tranh chấp hàng hải nằm trong quan hệ đồng minh với Mỹ, nhưng chủ trương đối đầu mới mẻ của họ tại Biển Đông phát xuất từ sự cận kề với các tranh chấp đang diễn ra tại đây. 

Nỗi lo sợ rằng Mỹ sẽ rút ảnh hưởng của mình ra khỏi khu vực châu Á-Thái Bình Dương không phải là một điều bóng bảy mới mẻ trong tư duy chiến lược của Tokyo và Canberra. Mặc dù Lầu Năm Góc từng bác bỏ các báo cáo về những tiếng nói phản biện từ các vị tư lệnh thuộc Hạm đội Bảy, nhưng sự thật hiển nhiên vẫn là Chính quyền Obama đang thiếu một sách lược Biển Đông. Sự thể Hoa Kỳ vẫn chưa phê chuẩn Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển là một vết bẩn khác trong tính khả tín của Mỹ.

Với dự kiến Trung Quốc vẫn tiếp tục triển khai các khí tài quân sự và phát triển các căn cứ quân sự trên Biển Đông, cái giá phải trả cho thứ hòa bình rỗng tuếch này sẽ lên rất cao. Liệu Tổng thống Obama và các cố vấn của ông đã cân nhắc đầy đủ cái giá phải trả cho việc tránh né chiến tranh của họ chưa? 

Khi một nền hòa bình bấp bênh trở nên mong manh đến độ không thể duy trì được nữa và có vẻ sẽ gây ra nhiều tổn thất cao hơn một cuộc xung đột vũ trang, các nhà làm chính sách tại Washington không được loại bỏ hành động quân sự như một phương án lựa chọn. 

Cảnh báo của Kissinger trong một bài báo đăng trên tạp chí Foreign Affairs năm 1956 rất đáng ghi nhớ: “Nếu cụm từ ‘không có một phương án nào khác hơn thay thế cho hòa bình’ trở thành học thuyết được chấp nhận, tư duy này có thể dẫn đến một tình trạng tê liệt về chính sách [a paralysis of policy].” Hiện nay, Bắc Kinh có vẻ hiểu rõ lôgic này hơn cả Washington.

 D. B. C.
Daniel Wei Boon Chua là một học giả trong Chương trình Nghiên cứu Quân sự tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam (RSIS), thuộc Đại Học Công nghệ Nanyang (NTU), Singapore.

Dịch giả gửi BVN.



__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Hội Nghị Quốc Phòng ASEAN mở rộng kết thúc tại Lào


Hội Nghị Quốc Phòng ASEAN mở rộng kết thúc tại Lào

RFA
2016-04-24
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
000_7Y8YD.jpg
Hội nghị thượng đỉnh hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)ngày 15 tháng hai năm 2016 tại California.
AFP PHOTO

Hôm qua (24/4/2016), Hội Nghị Các Giới Chức Quốc Phòng ASEAN mở rộng đã kết thúc tại thủ đô Vientiane, Lào, với cam kết sẽ thành lập nhóm chuyên gia công tác mạng để cùng phòng chống tin tặc.

Tại Hội Nghị, các phái đoàn đại biểu đã thảo luận những vấn đề liên quan đến tình hình an ninh và quốc phòng khu vực, trong đó 3 điểm quan trọng nhất được nói tới là nạn khủng bố,tình hình bất ổn ở Bán Đảo Triều Tiên và cuộc tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.

Trích dẫn lời Thiếu Tướng Vũ Tiến Trọng, Trưởng Đoàn Đại Biểu Việt Nam, tờ Nhân Dân cho hay những hành động ứng xử không theo đúng luật pháp quốc tế, nguy cơ quân sự hóa Biển Đông, quyền tự do hàng hải, hàng không đã được nói tới, và tất cả các nước tham dự đều mong muốn thấy các nước liên quan giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng bạo lực cũng như không đe dọa sử dụng bạo lực.

Ngoài 10 nước ASEAN, các nước tham dự Hội Nghị Quốc Phòng ASEAN mở rộng còn có Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Nam Hàn, Nga, Australia, New Zealand và Hoa Kỳ.
Cũng liên quan đến Biển Đông, thứ Sáu tuần trước (22/4/2016), bản thông cáo do Bộ Tư Lệnh Quân Đội Hoa Kỳ Tại Thái Bình Dương phổ biến cho hay 6 chiếc phi cơ quân sự Hoa Kỳ đã bay sát bãi cạn Scarborough mà Việt Nam gọi là Hoàng Nham.

Thông cáo cho hay 6 phi cơ quân sự Mỹ, gồm 4 chiếc chiến đấu cơ và 2 chiếc trực thăng đã cất cánh từ căn cứ không quân Clark ở đảo Luzon, Philippines hôm thứ Ba vừa rồi.
Đại Tá Larry Card của không quân Hoa Kỳ cho hay công tác được thực hiện nhằm đảm bảo quyền tự do hàng hải và hàng không theo đúng luật pháp quốc tế, nói thêm đây là điều cực kỳ quan trọng cho nền kinh tế toàn cầu.

Bãi cạn này nằm ở Trường Sa, nơi Philippines nói là có chủ quyền nhưng đang do Trung Quốc kiểm soát.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Biển Đông: Bắc Kinh khoe đồng thuận với Lào, Cam Bốt và Brunei


Ngưu tầm ngưu,mã tầm mã!

Biển Đông: Bắc Kinh khoe đồng thuận với Lào, Cam Bốt và Brunei

mediaNgoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (T) và Thủ tướng Hun Sen (P). Ảnh chụp tại phủ thủ tướng ở Phnom Penh ngày 22/04/2016.Reuters

Trung Quốc ngày 24/04/2016 đã phô trương kết quả mà ngoại trưởng Trung Quốc vừa đạt được nhân chuyến ghé thăm ba nước Đông Nam Á : Lào, Cam Bốt và Brunei. Theo Bắc Kinh, cả ba nước vừa kể đều đã đồng ý với Trung Quốc rằng Biển Đông không phải là một vấn đề giữa Trung Quốc với ASEAN, cho nên không được để cho hồ sơ này ảnh hưởng đến quan hệ ASEAN-Bắc Kinh.

Trong một bản thông báo, bộ Ngoại Giao Trung Quốc đã trích lời ngoại trưởng Vương Nghị, phát biểu với nhà báo vào hôm qua tại Vientiane, theo đó thì Trung Quốc đã đạt được một « đồng thuận quan trọng » với Lào, Cam Bốt và Brunei.
Đó là việc các nước trên đều cho rằng Biển Đông không phải là một vấn đề tranh chấp giữa Hiệp Hội Đông Nam Á với Trung Quốc, và không nên để cho hồ sơ đó tác động đến quan hệ giữa Bắc Kinh và ASEAN.

Đài truyền hình Trung Quốc CCTV còn cho biết thêm là ngoại trưởng Trung Quốc còn nhắc đến một số đồng thuận khác chẳng hạn như việc các bên đồng ý là tranh chấp Biển Đông phải được giải quyết bằng đối thoại song phương giữa các nước liên quan trực tiếp, cũng như việc các nước bên ngoài khu vực « nên đóng một vai trò xây dựng thay vì ngược lại ».

Tất cả những điểm được nêu lên bên trên đều thể hiện lập trường của Trung Quốc, đặc biệt là quan điểm luôn luôn được Bắc Kinh nêu bật là chống lại việc đưa hồ sơ Biển Đông ra trước các diễn đàn đa phương, kể cả ra trước ASEAN, như yêu cầu của các nước có tranh chấp với Trung Quốc, nhất là Philippines và Việt Nam.

Theo ghi nhận của hãng tin Anh Reuters, việc Cam Bốt ủng hộ Trung Quốc không đáng ngạc nhiên, vì cho đến nay, Phnom Penh đã nổi tiếng là luôn đi theo Bắc Kinh trên vấn đề Biển Đông, thậm chí sẵn sàng phá hỏng Hội Nghị Ngoại Trưởng ASEAN vào năm 2012 khi Cam Bốt làm chủ tịch khối Đông Nam Á, để khỏi làm phiền lòng Trung Quốc.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh <

Saturday, 23 April 2016

Biển Đông: Nổ súng có thể đánh bại chiến lược xâm chiếm biển của Trung Quốc


Biển Đông: Nổ súng có thể đánh bại chiến lược xâm chiếm biển của Trung Quốc

Tác giả: Joshua Philipp, Epoch Times | Dịch giả: Phạm Duy 
21 Tháng Tư , 2016
   
Một trong 7 chiếc tàu đánh cá đã bị cho nổ tung bởi chính quyền Indonesia tại Batam, thuộc tỉnh Riau Kepulauan vào ngày 22 tháng 2 năm 2016. Indonesia đã phá hủy 23 tàu đánh cá sau một tranh chấp trên biển gần đây với chính quyền Trung Quốc. (Sei Ratifa / AFP / Getty Images)

Lực lượng bảo vệ bờ biển của Argentina đã chạm trán với một tàu đánh cá bất hợp pháp của Trung Quốc trong lãnh hải của mình vào giữa tháng 3. Những kẻ đánh bắt trộm người Trung Quốc đã phớt lờ các cuộc gọi loa và bắn cảnh báo nhiều lần, và họ đã tìm cách đâm vào tàu của Argentina.

Cuối cùng, lực lượng bảo vệ bờ biển Argentina đã làm những gì mà ít nước nào dám làm. Theo tờ Bưu điện New York, họ đã bắn đạn vào thân tàu cá [Trung Quốc]. Họ đã cứu 4 thành viên thủy thủ [Trung Quốc] từ con tàu đang chìm, trong khi những những người còn lại của toàn bộ đoàn thủy thủ gồm 28 người, đã được vớt lên bởi một con tàu đánh cá Trung Quốc khác ở gần đó.

Chính quyền Trung Quốc đã bày tỏ sự phẫn nộ trước vụ việc, nhưng Argentina đã không chùn bước, và bằng cách làm như vậy, họ có thể thiết lập một tiền lệ mà các quốc gia khác có thể áp dụng khi phải đối mặt với sự hiếu chiến của Trung Quốc trong các tranh chấp hàng hải.

Indonesia đã sớm sử dụng một cách tiếp cận cứng rắn trước sự gây hấn của Trung Quốc. Các nhà chức trách Indonesia đã bắt giữ một ngư dân Trung Quốc vào ngày 19 tháng 3 ở biển Natuna, gần quần đảo Natuna của Indonesia, và đã lai dắt chiếc thuyền cá Trung Quốc.

http://vietdaikynguyen.com/v3/97102-bien-dong-no-sung-co-danh-bai-chien-luoc-xam-chiem-bien-cua-trung-quoc/


Biển Đông : Vương Nghị ca ngợi Cam Bốt ủng hộ Trung Quốc


Biển Đông : Vương Nghị ca ngợi Cam Bốt ủng hộ Trung Quốc

mediaNgoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (T) được thủ tướng Cam Bốt Hun Sen tiếp tại Phnom Penh ngày 22/04/2016.REUTERS/Samrang Pring
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (Wang Yi) hôm nay 22/04/2016 khi kết thúc chuyến viếng thăm Cam Bốt, đã ca ngợi quốc gia đồng minh thân cận nhất Đông Nam Á vì sự ủng hộ của Phnom Penh đối với lập trường của Bắc Kinh trên hồ sơ Biển Đông.
Trung Quốc bất đồng với nhiều nước cùng là thành viên trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) với Cam Bốt. Các nước này lên án Bắc Kinh bành trướng lãnh thổ một cách bất hợp pháp tại Biển Đông.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và đồng nhiệm Cam Bốt Prak Sokhon trong cuộc họp báo chung ở Phnom Penh tuyên bố, Cam Bốt ủng hộ lời kêu gọi của Bắc Kinh về việc tìm kiếm một giải pháp trong đó không có nước ngoài can thiệp. Tuy không nói cụ thể, nhưng tuyên bố này ám chỉ việc Hoa Kỳ hỗ trợ cho một số quốc gia đang phải đối phó với các hành động hung hăng của Trung Quốc tại Biển Đông.
Vương Nghị nói rằng, việc Bắc Kinh xây dựng cơ sở hạ tầng trên các đảo nhỏ trong vùng biển tranh chấp không ảnh hưởng đến lợi ích của các nước khác, và cũng không gây trở ngại cho tàu bè đi qua khu vực.
Cam Bốt lâu nay nhận được nguồn viện trợ và đầu tư hào phóng từ Trung Quốc. Vương Nghị tái khẳng định Bắc Kinh sẽ tiếp tục hỗ trợ Phnom Penh trong giáo dục, du lịch, y tế và gỡ mìn. Hãng tin AP cho biết, ngoại trưởng Trung Quốc cũng gặp gỡ quốc vương Nordom Sihamoni và thủ tướng Hun Sen trong chuyến công du hai ngày này.
AP nhận định, ảnh hưởng của Trung Quốc lên Cam Bốt rất lớn, dù Bắc Kinh từng hỗ trợ mạnh mẽ chế độ diệt chủng Khmer Đỏ đã làm cho 1,7 triệu người chết trong thập niên 70.
Việt Nam phản đối Trung Quốc đáp máy bay xuống Đá Chữ Thập
Hôm qua 21/04/2016 phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Việt Nam Lê Hải Bình đã lên tiếng phản đối việc Trung Quốc cho máy bay quân sự đáp xuống phi đạo mới xây dựng trên Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa hôm 18/4, lấy cớ là đưa người bệnh đi chữa trị.
Ông Lê Hải Bình tuyên bố : « Hoạt động nói trên của Trung Quốc là một diễn biến mới, làm phức tạp tình hình tại Biển Đông. Mọi hoạt động của nước ngoài ở khu vực này dù với bất kỳ lý do gì mà không được phép của Việt Nam đều là phi pháp ». Ông cũng cho biết thêm, ngày 20/4 đại diện bộ Ngoại Giao Việt Nam đã gặp đại diện đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội để trao công hàm phản đối.
__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Friday, 22 April 2016

'Quả tim lỗi' khiến tiêm kích Trung Quốc hụt hơi ở Biển Đông


Thứ năm, 21/4/2016 | 15:23 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebookChia sẻ bài viết lên twitterChia sẻ bài viết lên google+|

'Quả tim lỗi' khiến tiêm kích Trung Quốc hụt hơi ở Biển Đông

Mang vẻ ngoài ấn tượng, tiêm kích J-11D Trung Quốc lại gắn động cơ nhiều lỗi, khó giúp nó thích ứng với thời tiết khắc nghiệt ở Biển Đông.
Ngày 14/4, Việt Nam đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ sau khi Trung Quốc có động thái "chưa từng có tiền lệ", triển khai phi pháp tới 16 chiến đấu cơ J-11D ra đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Giới quan sát cho rằng việc Trung Quốc điều máy bay tiêm kích J-11D đến sân bay trên đảo Phú Lâm là hành động nhằm phô trương sức mạnh không quân của nước này, với mong muốn tiêm kích J-11D đóng vai trò chính trong việc kiểm soát bầu trời biển Ðông.

Trong bài viết gửi tới VnExpress, kỹ sư Trần Thắng, người từng tốt nghiệp và làm việc lâu năm trong lĩnh vực thiết kế và lắp ráp động cơ máy bay tại Mỹ, phân tích rằng J-11D là một loại máy bay quân sự hiện đại, nhưng khi triển khai xuống Biển Đông, yếu tố "địa lợi" sẽ làm hạn chế rất nhiều khả năng tác chiến của nó, khiến J-11D khó có thể thực hiện được việc kiểm soát bầu trời. 

Theo đó, Biển Đông là khu vực có điều kiện thời tiết rất khắc nghiệt, dễ ảnh hưởng đến tính năng của các loại vũ khí, khí tài quân sự. Mùa mưa bão từ tháng 8 đến tháng 11 là thời gian thử thách lớn đối với các chiến đấu cơ, khi gió mạnh mang theo cát, đá, san hô, vỏ ốc bay trong không trung, có thể ảnh hưởng lớn đến hoạt động của động cơ WS-10 của J-11D.

qua-tim-loi-khien-tiem-kich-trung-quoc-hut-hoi-o-bien-dong
Kỹ sư Trần Thắng.
Hành trình phát triển động cơ WS-10
Ðộng cơ WS-10 trang bị trên chiến đấu cơ J-11D do Viện Nghiên cứu Động cơ hàng không Thẩm Dương, thuộc Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc (AVIC) nghiên cứu từ năm 1986 với sự chấp thuận của lãnh đạo cao nhất Trung Quốc. Bắc Kinh đã huy động hơn 21 nhà máy và viện nghiên cứu để sản xuất động cơ này.

WS-10 được phát triển từ động cơ CFM-56, mua lại của công ty GE (Mỹ), từng được phát triển thành động cơ quân sự F101 để trang bị cho máy bay ném bom B-1 Lancer. 

Kỹ sư Thắng cho rằng Trung Quốc không lựa chọn phát triển từ động cơ AL-31F turbofan của Nga vì động cơ này không phải là sản phẩm được thiết kế từ các phần mềm ứng dụng tân tiến trên máy tính. Trung Quốc không tìm ra được chất liệu để thiết kế cánh quạt hoạt động ở nhiệt độ cao, chính vì thế cánh quạt hay bị vỡ khi động cơ hoạt động.

Ðến năm 2015, sau gần 30 năm phát triển và thử nghiệm, động cơ WS-10 chính thức đi vào hoạt động trong không quân Trung Quốc.
qua-tim-loi-khien-tiem-kich-trung-quoc-hut-hoi-o-bien-dong-1
Chiến đấu cơ J-11D của Trung Quốc. Ảnh: Wikipedia.

Cùng thời gian đó, Trung Quốc mua 176 chiếc máy bay Su-27 và Su-30 từ Nga, nhờ đó, có thể tìm cách nghiên cứu, chế tạo chiếc máy bay nội địa của mình.

Tháng 4/2015, lần đầu tiên Trung Quốc trình làng tiêm kích J-11D trang bị hai động cơ WS-10, có thể bay xa 3.500 km và đạt tốc độ 2.500 km/h, được xem là máy bay chiến đấu hiện đại nhất của nước này. Ngoài 100 chiếc J-11D, Trung Quốc còn sản xuất một số dòng chiến đấu cơ khác như J-10, J-15, J-16.

Là bản sao của tiêm kích Su-27 Flanker (Nga), J-11D được phát triển hiện đại để có thể sánh hàng với Su-35 của Nga và F-15C Eagle hoặc F/A 18E/F Super Hornet của Mỹ.
Tuy có thiết kế ấn tượng, chiếc J-11D lại không làm giới chức quân sự Trung Quốc hài lòng về công nghệ động cơ máy bay, và các chuyên gia phương Tây cũng nhìn thấy vấn đề này.

Trái tim lỗi
Trung Quốc có nhiều tiền và sẵn sàng chi tiêu để phát triển năng lực quốc phòng. Trung Quốc cũng chấp nhận sao chép, làm nhái công nghệ từ nước ngoài để rút ngắn thời gian phát triển, kỹ sư Trần Thắng nhận định.

Là một chuyên gia trong lĩnh vực động cơ máy bay, anh Thắng cho rằng, về bản chất, động cơ WS-10 chính là sản phẩm của quá tình nghiên cứu mẫu và thiết kế lại (reserve engineered) từ động cơ CFM-56 của Mỹ. 

Theo tính kỹ thuật, các kỹ sư Trung Quốc có thể thiết kế được mô hình, nhưng lại không tìm ra chất liệu gốc và các tính chất vật lý liên quan. Vì thế mô hình có thể hoạt động trong phòng thí nghiệm nhưng ra đến sản phẩm lại bị hỏng do các cánh quạt bị gẫy ở nhiệt độ cao và tốc độ quay lớn.

Chỉ một thời gian ngắn sau khi Trung Quốc loan báo lắp động cơ "sản xuất nội địa" WS-10 cho tiêm kích J-11D, một loạt vấn đề kỹ thuật xuất hiện, buộc họ phải liên tục điều chỉnh. Đến năm 2014, tại triển lãm hàng không quốc tế Chu Hải, người phát ngôn của Viện nghiên cứu Hàng không 606 mới tuyên bố rằng "động cơ đã hoạt động đầy đủ và chín chắn".
qua-tim-loi-khien-tiem-kich-trung-quoc-hut-hoi-o-bien-dong-2
Đồ họa: Trần Thắng.

Kỹ sư Thắng cho hay quy trình sản xuất động cơ máy bay là sự kết hợp 4 khâu chính: nghiên cứu, thiết kế, lắp ráp, thử nghiệm. Nền công nghệ sản xuất động cơ máy bay cần có hàng nghìn kỹ sư xuất sắc và có kinh nghiệm. Dường như Trung Quốc không có đầy đủ lực lượng kỹ sư và chuyên gia nghiên cứu để thiết kế động cơ máy bay.

Theo Bộ Giáo dục Mỹ, trong năm 2015 có 305.000 học sinh và sinh viên Trung Quốc theo học tại đây, trong đó có 20% sinh viên tham gia học ngành kỹ sư. Tuy nhiên, ngành cơ khí hàng không thuộc ngành đặc biệt, chỉ dành cho công dân Mỹ làm việc, và có thể các công ty hàng không tại Anh và Pháp cũng áp dụng chính sách tương tự. 

Chính vì thế, sinh viên Trung Quốc không có nhiều kinh nghiệm làm việc trong ngành hàng không trước khi trở về nước, khiến động cơ WS-10 không được thiết kế hoàn hảo. Theo tác giả Dave Majumdar viết trên tờ The National Interest ngày 29/10/2015, động cơ WS-10 chính là "gót chân Asin" của chiếc tiêm kích J-11D.

Ðộng cơ máy bay giống như trái tim con người, một khi trái tim không khỏe thì chiếc máy bay không thể nào phô trương được sức mạnh của nó. Ðiều này cũng có nghĩa trong vòng 10 năm tới, những chiếc máy bay J-11D với động cơ "made in China" khó có thể bay thoải mái trên bầu trời Biển Đông, theo anh Thắng.
Trần Thắng
__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Biển Đông: Manila kiện Bắc Kinh, Trung Quốc tìm kiếm hậu thuẫn của Nga


Biển Đông: Manila kiện Bắc Kinh, Trung Quốc tìm kiếm hậu thuẫn của Nga

mediaNgoại trưởng Vương Nghị (Trung Quốc), Sergei Lavrov (Nga) và Sushma Swaraj (Ấn Độ) tại Matxcơva, ngày 18/04/2016.REUTERS/Maxim Zmeyev

Trong bối cảnh Tòa Án Trọng Tài Thường Trực La Haye chuẩn bị ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc bành trướng tại Biển Đông, Bắc Kinh nỗ lực vận động Matxcơva, tránh “quốc tế hóa” những tranh chấp chủ quyền. Lợi ích chiến lược và kinh tế vế với Trung Quốc đã thúc đẩy Matxcơva nghiêng về phía Bắc Kinh

Trong vòng một tuần lễ, ngoại trưởng Nga đã hai lần lên tiếng ủng hộ giải quyết các vấn đề tranh chấp trên Biển Đông bằng biện pháp đàm phán và đồng thuận song phương, tức là giữa Trung Quốc với từng nước có tranh chấp. Hôm 12/04/2016, lãnh đạo ngành ngoại giao Nga, Serguei Lavrov đã tuyên bố cần chấm dứt các hành vi “quốc tế hóa” tranh chấp Biển Đông. 

Trong thông cáo chung kết thúc hội nghị ngoại trưởng ba nước Ấn Độ, Nga và Trung Quốc, được tổ chức tại Matxcơva trong hai ngày 18-19/04/2016, các bên lần đầu tiên công bố một bản thông cáo chung kêu gọi giải quyết vấn đề Biển Đông bằng “đồng thuận” giữa các nước liên quan.
Ngoại trưởng Vương Nghị tại Matxcơva tuyên bố : “Trung Quốc và Nga cần phải cảnh giác trước những hành động lợi dụng hình thức trọng tài ràng buộc”.

Theo giới phân tích, Trung Quốc đã lôi kéo Nga về phía mình trên hồ sơ Biển Đông do Bắc Kinh ngày càng bị cô lập trên hồ sơ này. Quốc vụ khanh bộ Ngoại Giao Anh, Hugo Swire, vừa tuyên bố là các nước cần tôn trọng phán quyết của Tòa Án Trọng Tài Thường Trực La Haye và Luân Đôn ủng hộ lập trường của Washington trong việc buộc các nước có liên quan phải tuân thủ phán quyết của tòa án quốc tế.
Trước đó, Liên Hiệp Châu Âu cũng đã đưa ra lập trường tương tự. Còn tại hội nghị các ngoại trưởng của nhóm G7 tổ chức tại Hiroshima (Nhật Bản), bẩy nước công nghiệp phát triển cũng đã mạnh mẽ lên án mọi hành động khiêu khích đe dọa ổn định và hòa bình trong vùng Châu Á-Thái Bình Dương.
Nói cách khác, Trung Quốc đang chịu áp lực ngoại giao ngày càng lớn, trong lúc Phlippines đã được đồng minh thân thiết nhất là Hoa Kỳ ủng hộ. Mỹ không đối đầu với Trung Quốc, nhưng khẳng định bảo về quyền tự do lưu thông hàng hải tại khắp mọi nơi. Đây cũng là lập trường của nhiều nước phương Tây, Nhật Bản và kể cả Úc.
Nga cũng không công nhận vai trò của tòa án trọng tài
Về phía Nga, tuy không trực tiếp liên quan đến tranh chấp Biển Đông nhưng Matxcơva đã đứng về phía Bắc Kinh do bản thân nước Nga của tổng thống Putin cũng đang phải đối mặt với vụ kiện của một doanh nhân Ukraina ra trước tòa án La Haye về quyền điều hành một sân bay dân sự của ông tại bán đảo Crimée, sau khi vùng lãnh thổ này bị sáp nhập vào Nga. Matxcơva cũng từng tuyên bố Tòa Án Trọng Tài Liên Hiệp Quốc không có thẩm quyền xét xử vụ việc.
Ngoài yếu tố chính trị và chiến lược, Trung Quốc còn là đối tác kinh tế, quân sự, năng lượng hàng đầu của Nga trong lúc Matxcơva đang bị phương Tây cấm vận. Nga vừa thông báo sẽ sớm chuyển giao cho Trung Quốc máy bay tiêm kích Su-35 tối tân đầu tiên nội trong năm 2016.
Sau cùng, theo như ghi nhận của một chuyên gia Nga về quan hệ quốc tế, trong chính sách đối ngoại của Matxcơva, Châu Á-Thái Bình Dương là trục ưu tiên thứ ba, sau các nước thuộc cộng đồng Liên Xô cũ và Liên Hiệp Châu Âu.


Biển Đông: Nga-Ấn Độ-Trung Quốc kêu gọi đàm phán song phương

media
Ba ngoại trưởng Vương Nghị (Trung Quốc), Sergei Lavrov (Nga) và Sushma Swaraj (Ấn Độ) chụp ảnh chung trước cuộc họp thường niên tại Matxcơva, ngày 18/04/2016.REUTERS/Maxim Zmeyev

New Delhi bất ngờ ủng hộ Bắc Kinh trên hồ sơ Biển Đông. Ấn Độ, Nga và Trung Quốc chủ trương “không nên quốc tế hóa tranh chấp về Biển Đông”. Đây là lần đầu tiên, cuộc họp cấp ngoại trưởng giữa ba nước công bố thông cáo chung. Các bên trực tiếp đề cập đến tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, một hồ sơ không trực tiếp liên quan đến Ấn Độ và Nga.

Hai ngày sau khi cuộc họp kết thúc tại Matxcơva, tờ The Diplomat của Nhật Bản số ra ngày 21/04/2016 tiết lộ, trong bản thông cáo chung cuộc họp hôm 19/04/2016, ở điều khoản 21, ngoại trưởng Ấn Độ, Nga và Trung Quốc lưu ý : “Tất cả những tranh chấp phải được giải quyết bằng con đường đối thoại giữa các bên liên quan. Thể theo tinh thần này, bộ trưởng ba nước kêu gọi tôn trọng đầy đủ các điều khỏan của Công Ước Liên Hiệp Quốc Về Luật Biển - UNCLOS, cũng như Tuyên Bố Chung về Cách Ứng Xử - DOC liên quan đến khu vực Biển Đông, và nguyên tắc thực thi DOC”.

Từ năm 2002, ngoại trưởng Nga, Ấn Độ và Trung Quốc vẫn tổ chức một cuộc họp thường niên. Được tổ chức tại Matxcơva, trong hai ngày 18 và 19/04/2016, đây là lần đầu tiên ngoại trưởng ba nước công bố bản tuyên bố chung kết thúc cuộc họp. 

Trong khi đó, như ghi nhận của báo The Diplomat, tại cuộc họp hồi năm 2015, New Delhi, Bắc Kinh và Matxcơva đã hoàn toàn im lặng về các tranh chấp chủ quyền, cho dù Trung Quốc tới tấp xây dựng đảo nhân tạo ở khu vực Trường Sa, nơi có tranh chấp chủ quyền.

Vẫn theo tờ báo này, trong khóa họp lần thứ 14 giữa ngoại trưởng ba nước, Ấn Độ, Trung Quốc và Nga, các bên lên tiếng về Biển Đông vào lúc Tòa Án Trọng Tài Thường Trực La Haye chuẩn bị ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc vì bản đồ đường lưỡi bò ở Biển Đông.

Giới quan sát không ngạc nhiên trước việc Bắc Kinh đã thuyết phục được Matxcơva đứng về phía Trung Quốc trên hồ sơ Biển Đông nhưng thái độ của New Delhi đang gây nhiều nghi vấn. 

Cho tới nay, Ấn Độ vẫn nghiêng về phía lập trường các đối tác như Mỹ, Việt Nam, Philippines, Úc và Nhật Bản, các nước này vốn ủng hộ quyền tự do lưu thông hàng hải. Thậm chí, tuần trước, trong tuyên bố chung giữa bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Ấn Độ, New Delhi đã đặc biệt quan tâm tới vấn đề “an ninh và quyền tự do lưu thông hàng hải, trong đó có Biển Đông”.

Câu hỏi đặt ra đối với giới phân tích : Liệu quan điểm Mỹ-Ấn và lập trường của New Delhi trong bản tuyên bố chung với Nga và Trung Quốc về Biển Đông có mâu thuẫn hay đó chỉ là hai khía cạnh của cùng một vấn đề ?


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh

Thursday, 21 April 2016

21 photos that show just how imposing US aircraft carriers are. Source : US Navy.



Sent: Wednesday, April 20, 2016 10:06 PM
Subject: 1 DĐKTTG 21 photos that show just how imposing US aircraft carriers are. Source : US Navy.   

21 photos that show just how imposing US aircraft carriers are. Source : US Navy.






US navy aircraft carrier san francisco
The Nimitz-class aircraft carrier USS Carl Vinson (CVN-70) departs San Francisco.


The USS Nimitz conducts an aerial demonstration.
The USS Nimitz conducts an aerial demonstration.






An aircraft director guides an F/A-18C Hornet onto a catapult aboard the USS Harry S. Truman.
USS Harry S. Truman.



The Nimitz-class aircraft carrier USS Carl Vinson (CVN-70) transits the Strait of Hormuz.
The Nimitz-class aircraft carrier USS Carl Vinson (CVN-70) transits the Strait of Hormuz.



Sailors scrub down the flight deck of the USS George Washington (CVN-73).
Sailors scrub down the flight deck of the USS George Washington (CVN-73).



Sailors man the rails of the Nimitz-class aircraft carrier USS Ronald Reagan (CVN-76) while departing Naval Base Coronado.
Sailors man the rails of the Nimitz-class aircraft carrier USS Ronald Reagan (CVN-76) while departing Naval Base Coronado.



The USS George H.W. Bush is underway.
The USS George H.W. Bush is underway.



PCU Gerald R. Ford is floated for the first time.
PCU Gerald R. Ford is floated for the first time.



Blue Angels fly over the USS George H.W. Bush in the Atlantic Ocean.
Blue Angels fly over the USS George H.W. Bush in the Atlantic Ocean.



The USS John C. Stennis conducts flight operations.
The USS John C. Stennis conducts flight operations.



Sailors man the rails as the USS Nimitz (CVN-68) enters Pearl Harbor.
Sailors man the rails as the USS Nimitz (CVN-68) enters Pearl Harbor.



The USS Carl Vinson is underway in the Arabian Sea.
The USS Carl Vinson is underway in the Arabian Sea.



Sailors observe as the USS John C. Stennis sails alongside the USS Ronald Reagan.
Sailors observe as the USS John C. Stennis sails alongside the USS Ronald Reagan.



The USS George Washington (CVN-73) leads the George Washington Carrier Strike Group.
The USS George Washington (CVN-73) leads the George Washington Carrier Strike Group.



The USS Ronald Reagan transports sailors' vehicles.
The USS Ronald Reagan transports sailors' vehicles.



The USS Harry S. Truman (CVN-75) performs a full-power run-and-rudder swing check during sea trials.
The USS Harry S. Truman (CVN-75) performs a full-power run-and-rudder swing check during sea trials.



F/A-18 Hornets demonstrate air power over the USS John C. Stennis (CVN-74).
F/A-18 Hornets demonstrate air power over the USS John C. Stennis (CVN-74).



The USS Carl Vinson (CVN-70) transiting the Strait of Hormuz.
The USS Carl Vinson (CVN-70) transiting the Strait of Hormuz.



The USS Enterprise is underway with the Enterprise Carrier Strike Group in the Atlantic Ocean.
The USS Enterprise is underway with the Enterprise Carrier Strike Group in the Atlantic Ocean.



The Nimitz-class aircraft carrier USS John C. Stennis (CVN-74) returns to Joint Base Pearl Harbor-Hickam.
The Nimitz-class aircraft carrier USS John C. Stennis (CVN-74) returns to Joint Base Pearl Harbor-Hickam.



The USS Abraham Lincoln and USS John C. Stennis join for a turnover of responsibility in the Arabian Sea.
The Nimitz-class aircraft carrier USS John C. Stennis (CVN-74) returns to Joint Base Pearl Harbor-Hickam. ./.


Hết.



--
__._,_.___

Posted by: <vneagle_1