Shangri-La 2015 và an ninh Biển
Đông
·
28 tháng 5 2015
Việt Nam có
quyền xây cất 'rào dậu' trên biển Đông ở những nơi thuộc chủ quyền của Việt Nam
và việc xây cất, củng cố này có quy mô 'không đáng kể', một nhà nghiên cứu quan
hệ quốc tế và bang giao Trung- Việt nói với tọa đàm Bàn tròn Thứ năm của
BBC nhân dịp Diễn đàn Đối thoại Shangri-La 2015nhóm
họp tại Singapore từ ngày 29-31/5/2015.
Từ Hà Nội, hôm
28/5/2015, Tiến sỹ Vũ Cao Phan nói:
"Việc Việt
Nam có xây cất hay rào dậu quanh nhà mình cho tốt hơn, việc này đã diễn ra từ
lâu rồi, thậm chí trước khi có Tuyên bố ứng xử năm 2002, Trung Quốc không có ý
kiến gì về chuyện này cả.
"Và thứ
hai, có thể nói là xây cất của Việt Nam theo các tài liệu chính thức chỉ bẳng
1,9 (%?) sự xây cất của Trung Quốc thôi và nếu nói như Giáo sư Carl Thayer từ
Đại học New South Wales, Úc, thì nó bằng 9,5% của riêng cái Trung Quốc xây cất
ở đảo Gạc Ma.
"Tôi cũng
đã đến Trường Sa, ở Đá Tây và tôi cũng đã thấy người Việt Nam làm gì ở đấy? Có
lẽ Đá Tây nhìn trên không ảnh có vẻ được xây cất, được mở mang, thực ra đấy là
một khu vực hậu cần hoàn toàn cho nghề cá.
Các bạn có thể đến đó tham quan để
thấy.
"Thứ hai,
đó là sự xây cất rất nhỏ. Sau khi không ảnh máy bay của Mỹ công bố có một số
khu vực Việt Nam xây cất, Trung Quốc mới lên tiếng, họ không lên tiếng từ
trước, vì họ cũng thống nhất là việc Việt Nam gọi là xây cất ở đấy hoàn toàn
hợp pháp, theo tôi, chỉ là be bờ, đắp dậu ở nhà mình, không làm cái gì lớn.
"Như Giáo
sư Carl Thayer có nói là sân bay trực thăng ở trên đảo Trường Sa lớn thì cũng
là có trước, từ năm 2002, họ (Trung Quốc) không có ý kiến và cái thứ hai là so
sánh tỷ lệ xây cất mở rộng giữa Việt Nam với Trung Quốc, không đáng kể."
Điểm mới của Shangri-La 2015?
Khi được hỏi
liệu Đối thoai Shangri-La năm nay có mang lại hiệu quả, biển chuyển gì mới cho
tình hình trong khu vực và trên Biển Đông, từ Hoa Kỳ, Tiến sỹ Jonathan London
nói với Tọa đàm:
"Tôi nghĩ
Shangri-La lần này cho thế giới biết là tình trạng ở Biển Đông đã thay đổi hẳn
và vấn đề từ trước không phải là vấn đề pháp luật, vấn đề là cộng đồng quốc tế
sẽ làm những gì để đối phó với tình trạng hiện nay.
Năm nay sẽ là một năm quyết
định, bởi vì sự quan trọng của nó rất lớn, chúng ta sẽ thấy những thay đổi rất
cụ thể đối với hành động của Mỹ và các nước khác trong khu vực kể cả có Việt Nam
"Dù Việt
Nam đến nay chưa nói nhiều, chủ yếu là nghe, nhưng tôi tin rằng hiện nay ở Việt
Nam và giữa Việt Nam và các nước đối tác ở trong khu vực đang có những đối
thoại rất sôi nổi và trong những tháng tới sẽ có những kết quả cụ thể của lần
đối thoại này."
Tiến sỹ Vũ Cao
Phan đưa ra nhận định:
"Sự căng
thẳng trên Biển Đông mấy bữa nay thì các anh chị cũng biết rồi, còn nếu hỏi có
gì mới ở Shangri-La thì tôi thấy rằng Đối thoại An ninh khu vực này tôi cho là
rất quan trọng và lâu nay đã được sự tôn trọng của nhiều quốc gia và năm nay
theo thông tin được biết sẽ có khoảng 30 đoàn Bộ Quốc phòng các nước tham gia.
"Một lực
lượng khá hùng hậu gồm Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter, hai Thượng nghị
sỹ trong đó có ông John McCain là người Việt Nam rất biết. Ông là Chủ tịch Ủy
ban Quân vụ của Thượng viện Mỹ.
"Còn Trung
Quốc cũng phải thấy rằng họ cũng đưa đến một đoàn cũng rất quan trọng. Lần đầu
tiên có một Đô đốc Hải quân, Phó Tổng Tham mưu trưởng Tôn Kiên Quốc đến dự. Ông
này từng là Thuyền trưởng Tàu ngầm và nghe nói rất rành về hàng hải cũng như
luật biển quốc tế.
"Đoàn Việt
Nam năm nay không có Bộ trưởng Quốc phòng, nhưng Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh
cũng là một người rất sành trong quan hệ quốc tế. Tôi thấy điểm đầu tiên có thể
nói là chuẩn bị cho Shangri-La, các nước năm nay đều hết sức chú ý cử một đoàn
quan trọng đến.
"Để có thể
trình bày được những vấn đề liên quan, thuyết phục mọi người theo quan điểm của
mình. Tại sao các nước cử các đoàn mạnh đến như vậy, thì đến bây giờ có thể nói
rằng chính tình hình Biển Đông vừa qua có căng thẳng lên. Căng thẳng lên có nhiều
lý do. Lý do thứ nhất là Trung Quốc xây dựng, tôn tạo, mở rộng các khu vực đảo
và đá ở quần đảo Trường Sa.
"Thêm vào
đó, Mỹ gần như có sự thách thức về việc tự do hàng hải bằng việc đáp cử máy bay
P8 đến trinh sát ở khu vực này..."
'TQ, Việt Nam sẽ lắng nghe?'
Từ Bangkok,
phóng viên Hồng Nga của BBC nêu nhận xét vì sao tại Shangri-La 2015, đoàn đại
biểu Bộ Quốc phòng Việt Nam có thay đổi nhân sự trong cấp dẫn đầu đoàn.
Trung Quốc lần này cũng như
lần trước, họ cử Phó Tổng tham mưu Trưởng Giải phóng quân Trung Quốc, lần này
có khác hơn là đúng là ông tướng này phụ trách về hải quân. Nhưng điều đó không
có nghĩa là họ sẽ mạnh mồm hơn là những lần trước
"Vì vậy
tôi nghĩ là đoàn Việt Nam giữ một thái độ là sẽ lắng nghe để xem ý kiến của tất
cả các nơi để ghi nhận và có một cách hành xử tương thích, chứ tôi không nghĩ
lần này đoàn Việt Nam sẽ có những tuyên bố mạnh dạn gì.
"Tất nhiên
là các quý vị vừa nói là đoàn Mỹ cử một đoàn rất hùng hậu, về phía Trung Quốc
lần này cũng như lần trước, họ cử Phó Tổng tham mưu Trưởng Giải phóng quân
Trung Quốc, lần này có khác hơn là đúng là ông tướng này phụ trách về hải quân.
"Nhưng
điều đó không có nghĩa là họ sẽ mạnh mồm hơn là những lần trước và đoàn Trung
Quốc cũng như đoàn Việt Nam tôi nghĩ là họ sẽ nghe nhiều hơn và tất nhiên họ
cũng phản bác những lý luận về xây dựng đảo nhân tạo v.v..."
Từ Canada, Luật
sư Vũ Đức Khanh, nhà quan sát tình hình bang giao quốc tế nhận xét Shangri-La
ngày càng trở thành một diễn đàn được quốc tế quan tâm, kể cả các quốc gia
trong khối EU lẫn khối Hiệp ước Quân sự Bắc Đại Tây dương (NATO).
Riêng với phía
Mỹ tại Shangri-La lần này, ông nhận xét:
"Đây là
một cơ hội mà Hoa Kỳ chuyển một thông điệp hết sức mạnh mẽ đến khu vực bằng
những hành động cụ thể, như là tuần vừa rồi, cũng như cách đây khoảng 10 ngày
chúng ta thấy rằng Mỹ đã có những phản ứng rất mạnh mẽ đối với những khu vực mà
Trung Quốc đang bồi đắp những đảo nhân tạo.
"Mỹ cũng
đang có một chính sách muốn liên kết tất cả các quốc gia trong khu vực để trở
thành một liên minh về vấn đề an ninh, quốc phòng, theo những nguồn tin mà tôi
có, khả năng lần này có thể có một thông điệp rất mới từ phía của ông Ashton
Carter (Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ)," ông Vũ Đức Khanh nói với Tọa
đàm của BBC.
Khách mời tọa đàm
Mỹ cũng đang có một chính sách
muốn liên kết tất cả các quốc gia trong khu vực để trở thành một liên minh về
vấn đề an ninh, quốc phòng, theo những nguồn tin mà tôi có, khả năng lần này có
thể có một thông điệp rất mới từ phía của ông Ashton Carter
Chính sách của
các quốc gia có liên quan trực tiếp, gián tiếp có gì khác so với những lần
trước? Trong đó có chính sách của các đại cường như Trung Quốc, Hoa Kỳ và của
Việt Nam.
Xung đột Trung
- Mỹ liệu có thể xảy ra hay chỉ tạm dừng lại với các diễn biến có ý nghĩa như
những phép thử của các siêu cường này, đâu là giới hạn của sự 'đối đầu'?
Liệu chính
chính sách của Hoa Kỳ 'xoay trục' mà không 'giữ khoảng cách' hoặc làm 'nhà quan
sát, trung gian', bên cạnh việc Trung Quốc 'quyết tâm khẳng định chủ quyền' ở
các khu vực trên Biển Đông và trong vùng, cũng là một nguồn liên quan căng
thẳng ở khu vực?
Các quốc gia
nhỏ có quyền lợi liên quan, trong đó có Việt Nam cần có đối sách gì trước tình
hình đó?
Các khách mời
tham gia chương trình có:
- Tiến sỹ
Jonathan London, nhà nghiên cứu Đông Nam Á, học giả từ Đại học Hong Kong City
University.
- Tiến sĩ Vũ
Cao Phan từ Hà Nội
- Luật sư Vũ
Đức Khanh, nhà quan sát từ Canada.
- Nhà báo Hồng
Nga, BBC.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment