Sàn giao dịch bất động sản Biển Đông

Sàn giao dịch bất động sản Biển Đông

>

Tuesday 19 May 2015

Mỹ phải cứng rắn ... ở Biển Đông


On Sunday, May 17, 2015 10:31 PM, Truc Nguyen > wrote:
 

---------- Forwarded message ----------
From: BAN DIEU HOP VNSN



Mỹ phải cứng rắn ... ở Biển Đông


Chính phủ Mỹ đang tìm cách đối phó sự hung hăng của Trung Quốc, sẽ có lập trường cứng rắn với Trung Quốc, sẽ hiện diện quân sự mạnh nhất ở Biển Đông.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russell

Biển Đông: Trung Quốc phá hoại phong thủy Đông Nam Á

Trang mạng "Quan sát" Trung Quốc dẫn tờ "Washington Post" Mỹ ngày 13 tháng 5 đưa tin, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách vấn đề Đông Á Daniel Russell trả lời phỏng vấn cho rằng: “Việc bồi đắp, tôn tạo (bất hợp pháp) không nhất định vi phạm công ước quốc tế, nhưng chắc chắn sẽ phá hoại phong thủy, hài hòa của khu vực Đông Nam Á”.

“Hơn nữa đi ngược lại chủ trương nhất quán của Trung Quốc, không phù hợp với thái độ nhất quán 'muốn làm một láng giềng tốt, một lực lượng tốt, không uy hiếp' của Trung Quốc”.

Cùng với việc tình hình căng thẳng giữa hai nước Trung-Mỹ ở vùng biển quan trọng leo thang, vào thứ Tư vừa qua, Trung Quốc bày tỏ quan ngại sâu sắc đối với thông tin Mỹ đề nghị điều tàu chiến và máy bay đến đảo nhân tạo ở Biển Đông.

Vài tháng gần đây, Trung Quốc bồi đắp, tôn tạo, cải tạo (bất hợp pháp) các đá ngầm thành đảo có thể cung cấp sân bay đơn giản và cơ sở quân sự sử dụng cho tuyến đường hàng hải bận rộn nhất thế giới.

Tháng trước, Tổng thống Mỹ Barack Obama bày tỏ lo ngại Trung Quốc sử dụng cường quyền ép các nước nhỏ thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc ở vùng biển tranh chấp. Nhưng, những phản đối này của Mỹ bị Trung Quốc để ngoài tai.

Có chuyên gia cho rằng, quan chức Chính phủ Mỹ đang cố gắng tính toán làm thế nào để ngăn chặn Trung Quốc, hơn nữa muốn làm cho tình hình căng thẳng sẽ không tiếp tục leo thang.

Đến nay, Washington cũng không muốn mạo hiểm phá hoại phương diện khác của quan hệ song phương. Nhưng, Chính phủ Mỹ hầu như đang tìm kiếm các phương pháp khác để đối đầu với mối đe dọa gây ra cho lợi ích của Mỹ từ sự “tự tin” (hung hăng hăm dọa) của Trung Quốc.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sắp thăm Trung Quốc; tháng 9, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng sẽ đến thăm Mỹ, giữa hai nước có một cuộc đối thoại cấp cao.

Ông Russell nói, vẫn rất nhiều con đường ngoại giao cởi mở có thể thay đổi quyết sách của Trung Quốc.

Trung Quốc xây dựng tiền đồn quân sự ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam (ảnh nguồn mạng Quan sát, TQ)

Mỹ phải cứng rắn, thậm chí cho Trung Quốc ăn “đấm” ở Biển Đông

Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 15 tháng 5 cũng có bài viết dẫn lời trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Russell cho biết, Mỹ nỗ lực cho tự do hàng hải và tự do bay ở khu vực Biển Đông, khi Ngoại trưởng Mỹ John Kerry thăm Trung Quốc vào cuối tuần, Mỹ muốn làm cho Trung Quốc không thể hoài nghi về vấn đề này.

Gần đây, đứng trước sự trỗi dậy về kinh tế và ngoại giao của Trung Quốc, các quan chức, nghị sĩ và giới học giả Mỹ liên tục có động thái, có ý định sử dụng phương thức phô diễn vũ lực để thể hiện với các đồng minh như Nhật Bản và Philippines về vị thế lãnh đạo của họ hoàn toàn không lung lay.

Hứa Lợi Bình - nhà nghiên cứu Viện nghiên cứu chiến lược toàn cầu và châu Á-Thái Bình Dương, Viện Khoa học xã hội Trung Quốc tuyên truyền cho rằng: “Khu vực Biển Đông tổng thể ổn định, không ảnh hưởng đến đi lại của tàu thuyền, Mỹ không có lý do để can thiệp.

Tàu thuyền và máy bay Mỹ nếu đi vào phạm vi 12 hải lý đảo đá của Trung Quốc sẽ trực tiếp xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc. Mỹ tốt nhất không nên đụng vào giới hạn của Trung Quốc nếu không nếu không một khi lau súng cướp cò, America phải gánh lấy trách nhiệm”.

Mỹ sẽ duy trì sự hiện diện quân sự mạnh nhất ở Biển Đông

Hãng tin Reuters Anh ngày 14 tháng 5 dẫn lời trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Russell ngày 13 tháng 5 nói tại một phiên điều trần của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, cho biết: "Ông Kerry thăm Trung Quốc sẽ đưa ra lập trường cứng rắn trong vấn đề Biển Đông".

Theo ông Russell, khi hội đàm với phía Trung Quốc, ông Kerry sẽ khẳng định Mỹ sẽ bảo đảm tự do hàng hải ở Biển Đông, đồng thời muốn để Trung Quốc "không thể nghi ngờ" đối với vấn đề này.

Bài báo dẫn lời ông Russell cho biết, Ngoại trưởng John Kerry sẽ cảnh cáo Trung Quốc, việc bồi đắp tôn tạo (đảo đá Biển Đông bất hợp pháp của Trung Quốc) sẽ gây ảnh hưởng bất lợi cho ổn định khu vực và quan hệ Trung-Mỹ. Những điều này sẽ là chủ đề gây tranh cãi nhất trong cuộc gặp cấp cao Trung-Mỹ lần này.

Hãng tin Reuters cho rằng, chuyến thăm này của ông John Kerry nhằm mở đường cho Đối thoại chiến lược và kinh tế Trung-Mỹ và chuyến thăm Mỹ của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình, nhưng Trung Quốc và Mỹ ngày càng nhiều đối đầu chiến lược có nghĩa là những chủ đề này sẽ chiếm vị trí chủ yếu.

Một loạt hội nghị của Quốc hội Mỹ gần đây hầu như đều lấy chống lại Trung Quốc làm chủ đề, Thượng viện Mỹ ngày 12 tháng 5 lấy chính quyền Obama chưa xử lý cứng rắn với vấn đề tỷ giá hối đoái đồng nhân dân tệ làm lý do, đã phủ quyết dự luật quyền xúc tiến thương mại của TPP.

Ngày 13 tháng 5, Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ tổ chức phiên điều trần về vấn đề Biển Đông. Phiên điều trần lần này tổ chức ở một phòng điều trần kích cỡ trung bình của Thượng viện. Tại phiên điều trần, ngoài các nghị sĩ và quan chức Chính phủ, còn có rất nhiều học giả Mỹ và phóng viên các nước, đặc biệt phóng viên Nhật Bản chiếm đa số.

Phiên điều trần do Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, nghị sĩ Đảng Cộng hòa Coke và thượng nghị sĩ hàng đầu Ủy ban Đối ngoại của Đảng Dân chủ Cardin chủ trì.

Tại phiên điều trần, ông Russell cho biết: "Sách lược và hành động của chúng ta (Mỹ) đều là để bảo vệ quy tắc. Chúng ta nỗ lực bảo vệ an ninh và lợi ích quốc gia của Mỹ, ngăn chặn xâm lược và đề phòng các mối đe dọa".

Tuy nhiên, ông Russell vẫn nhấn mạnh, Mỹ ưu tiên cân nhắc biện pháp ngoại giao để ứng phó vấn đề Biển Đông, Mỹ không ủng hộ bất cứ bên nào xây đảo ở vùng biển tranh chấp Biển Đông.

Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách các vấn đề an ninh châu Á-Thái Bình Dương David Shear tỏ ra cứng rắn hơn. "Mỹ sẽ duy trì sự hiện diện quân sự mạnh nhất ở Biển Đông”.

“Bộ Quốc phòng Mỹ áp dụng chiến lược mạnh ủng hộ ngoại giao Mỹ ở khu vực này. Nền tảng của chiến lược này là tăng cường năng lực của các đồng minh và đối tác của chúng ta để họ có được khả năng giành lấy lợi ích của mình, đồng thời bảo đảm Mỹ tiếp tục duy trì hiện diện mạnh nhất, nổi bật nhất ở khu vực này, bảo đảm Mỹ có thể triển khai các hành động cần thiết".

Đối thông tin tin tàu chiến và máy bay Quân đội Mỹ triển khai ở vùng biển 12 hải lý tại các đảo đá ở Biển Đông trên tờ "Nhật báo Phố Wall", ông David Shear không đưa ra bình luận gì, nhưng tin tưởng Trung Quốc đã theo dõi chặt chẽ "hành động tự do hàng hải của Mỹ ở Biển Đông, Mỹ sẽ tiếp tục thực hiện quyền lợi này ở trên biển, trên không".

Một số cơ quan nghiên cứu Mỹ cũng chủ trương cứng rắn đối với Trung Quốc. Tại phiên điều trần, chủ nhiệm lâu năm chương trình an ninh châu Á-Thái Bình Dương, Trung tâm an ninh Mỹ mới, Cronin cho rằng, chính sách ngoại giao của Mỹ đối với châu Á-Thái Bình Dương cũng cần có lực lượng quân sự mạnh để hỗ trợ.

Cronin nói: "Chúng ta không cần lo sợ cứng rắn, cho dù là phải cho một nắm đấm vào mũi của Trung Quốc... Chúng ta có thể không khoan nhượng với họ, bởi vì chúng ta có năng lực làm như vậy".

Người phát ngôn các vấn đề châu Á-Thái Bình Dương của Bộ Quốc phòng Mỹ, Poor ngày 13 tháng 5 cho biết, "kế hoạch tự do hàng hải" của Mỹ đã có từ lâu, Mỹ sẽ tiếp tục làm như vậy. Còn về vấn đề Hải quân Mỹ lúc nào đến vùng biển này, ông cho biết, Lầu Năm Góc sẽ không công khai thảo luận kế hoạch nội bộ.

"Kế hoạch tự do hàng hải" do Mỹ xây dựng và bắt đầu thực hiện từ năm 1979, hàng năm Mỹ điều tàu chiến và máy bay quân sự tới vùng biển mà một số nước tuyên bố các biện pháp hạn chế để thể hiện không chấp nhận chủ trương quyền lợi của những nước này.

Báo Trung Quốc dẫn hãng tin VOA Mỹ cho biết, "Kế hoạch tự do hàng hải" năm 2014 của Mỹ đã thách thức chủ trương lãnh hải của 19 quốc gia, trong đó có Trung Quốc. 

Theo GiaoDuc




__._,_.___


Posted by: truc nguyen <

No comments:

Post a Comment

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List