Đăng
ngày 30-05-2015
Biển Đông : Mỹ ủng hộ sáng kiến hòa bình của
Đài Loan
Đảo Ba Bình (Đài Loan gọi là Thái Bình) là đảo lớn nhất trong quần
đảo Trường Sa, Biển ĐôngDR
Theo nhật báo Thời báo Đài Bắc hôm qua, 29/05/2015, phát ngôn viên
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ khẳng định ủng hộ sáng kiến hòa bình của Đài Loan, nhằm
giảm căng thẳng tại Biển Đông. Washington có thể cổ vũ cho việc Đài Bắc đóng một
vai trò quan trọng hơn vì hòa bình ở khu vực này.
Thời báo Đài Bắc cho biết hôm thứ Ba 26/05, phát ngôn viên Bộ
Ngoại giao Mỹ, Jeff Rathke tuyên bố Hoa Kỳ ủng hộ Tổng thống Đài Loan Mã Anh
Cửu (Ma Ying-jeou), trong lúc các lãnh đạo Mỹ đang chuẩn bị trao đổi vấn đề này
với lãnh đạo đối lập Đài Loan, bà Thái Anh Văn (Tsai Ing-wen), Phó chủ tịch
đảng Dân Tiến, sẽ công du Hoa Kỳ tuần tới. Nguồn tin của Thời báo Đài Bắc nói
thêm là Tổng thống Barack Obama quan tâm đến kế hoạch Biển Đông của đảng đối
lập Đài Loan và phía Hoa Kỳ sẽ bàn về chủ đề này với lãnh đạo đảng Dân Tiến.
Cũng vào ngày 26/05, Đài Loan đưa ra đề nghị yêu cầu tất cả các
bên tranh chấp tạm ngưng đòi hỏi chủ quyền tại Biển Đông, để đàm phán phân chia
tài nguyên. Đề nghị của Tổng thống Đài Loan được đưa ra nhân một hội nghị về
luật pháp quốc tế được tổ chức tại Đài Bắc.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ cũng tái khẳng định lập trường của
Hoa Kỳ là mọi tuyên bố chủ quyền trên biển phải phù hợp với luật biển quốc tế,
và Washington không đứng về bên tranh chấp nào trong các đòi hỏi chủ quyền. Mặt
khác đại diện Ngoại giao Hoa Kỳ cũng nhấn mạnh đến việc Trung Quốc mở rộng và
xây cất trên một số đảo tại Biển Đông làm tình hình trong khu vực thêm căng
thẳng.
Cũng theo bản tin của Thời báo Đài Bắc, nhà chính trị học Lynn
Kuok – cộng tác với Viện tư nhân về chính trị quốc tế Brooks Institut, có trụ
sở tại Washington -, vừa công bố một bài phân tích về chính sách của Đài Loan đối
với Biển Đông (« Tide of Change : Taiwan’s Evolving Position in South China Sea
»).
Theo bà Lynn Kuok, lập trường của Đài Loan « có thể tương thích với chính sách
một Trung Quốc », và việc Bắc Kinh ủng hộ vai trò của Đài Bắc – một
bên có quyền lợi liên quan - tham gia vào một giải pháp hòa bình và ổn định cho
Biển Đông, có thể khiến quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan được cải thiện. Bài « Taiwan’s
Evolving Position in South China Sea » ghi nhận cho đến nay, Đài Loan có cùng
lập trường với Trung Quốc trong yêu sách đường 9 vạch (còn gọi là « đường lưỡi
bò » hay « đường chữ U »), chiếm gần trọn diện tích Biển Đông.
Theo nhà chính trị học Lynn Kuok, chính quyền Đài Loan cần tránh
kích động tinh thần dân tộc chủ nghĩa, làm hạn chế các giải pháp chính trị. Mặt
khác Đài Bắc nên hỗ trợ cho việc thúc đẩy Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Và điều đặc biệt quan trọng là Đài Loan không nên tránh né vấn đề đòi hỏi chủ
quyền 9 đoạn, Đài Bắc nên xem xét quan điểm của Hoa Kỳ, muốn Đài Loan « làm
sáng tỏ » hoặc « từ
bỏ » yêu sách « đường
lưỡi bò ».
Đăng ngày 30-05-2015
Trung Quốc rút pháo khỏi đảo nhân tạo ở Trường
Sa
Đảo Sơn Ca, thuộc quần đảo Trường Sa thuộc quyền cai quản của Việt
Nam.REUTERS/CSIS
Theo AFP, hôm qua 29/05/2015, nhiều quan chức quân sự Mỹ khẳng
định Trung Quốc gần đây đã triển khai hai khẩu pháo trên các đảo nhân tạo do họ
bồi đắp trong Biển Đông, nhưng sau đó đã cho rút các vũ khí trên.
Các quan chức Mỹ cho AFP biết cụ thể hai khẩu pháo tự động đã được
phát hiện cách đây khoảng một tháng, nhưng dường như sau đó đã được rút đi. Phát
ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ, Steven Warren nói : « Chúng tôi khẳng định đã có vũ khí » được
triển khai trên một hòn đảo nhân tạo trong quần đảo Trường Sa. Ông nhắc lại « Chúng
tôi phản đối hành động quân sự hóa các đảo đó ».
Các quan chức quốc phòng Mỹ nhận định các loại pháo của Trung Quốc
không gây đe dọa an ninh trực tiếp. Nhưng việc triển khai gây lo ngại Trung Quốc
sử dụng các đảo bồi đắp nhân tạo vào mục đích quân sự. Thời gian gân đây, Hoa
Kỳ cũng như nhiều nước trong vùng đã nhiều lần tỏ bất bình trước việc Trung
Quốc gia tăng các hoạt động cải tạo, bồi đắp các đảo đang có tranh chấp trong
vùng Biển Đông.
Bắc Kinh vẫn luôn khẳng định các công việc bồi đắp cải tạo đảo là
thuộc phạm vi chủ quyền của họ và các công trình xây dựng chỉ mang tính chất
dân sự. Các chuyên gia phân tích nhận định mục tiêu của các công trình cải tạo
đảo trên quy mô lớn của Trung Quốc trước tiên là để khẳng định chủ quyền đối
với các đảo đang tranh chấp, đồng thời biến các đảo mà họ chiếm giữ thành các căn
cứ quân sự tiền tiêu giúp Bắc Kinh kiểm soát vùng Biển Đông.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment