Philippines: Hành động khai phá biển của TQ tác động đến thương mại toàn cầu
Tổng thống Benigno Aquino nói công trình của Trung Quốc nhằm mở rộng 7 bãi đá trong quần đảo Trường Sa thành đảo nhân tạo không phải là vấn đề khu vực mà là của cả thế giới
Simone Orendain
17.04.2015
Sau nhiều hình ảnh mới chụp bằng vệ tinh cho thấy Trung Quốc đã tiến nhanh trong việc xây dựng một phi đạo trong vùng biển Đông có thể sử dụng vào mục đích quân sự, tổng thống Philippin tuyên bố vụ tranh chấp là một vấn đề toàn cầu bởi vì phi đạo này nằm kề cận các tuyến hàng hải quan trọng. Thông tín viên VOA Simone Orendain tường thuật từ Manila.
Tổng thống Philippin Benigno Aquino hôm nay tuyên bố công trình của Trung Quốc nhằm mở rộng 7 bãi đá trong quần đảo Trường Sa thành những hòn đảo nhân tạo không phải chỉ là một vấn đề khu vực. Ông nói đó là một vấn đề của cả thế giới bởi vì 40% thương mại toàn cầu đi qua vùng biển Nam Trung Hoa.
Tuần báo Quốc phòng IHS Jane tuần này đăng các hình ảnh chụp hồi cuối tháng 3 cho thấy một phi đạo đang thành hình ở khu vực khai phá trong Bãi đá Chữ Thập. Tạp chí phân tích an ninh này cũng nói các hình ảnh cho thấy những hòn đảo nhân tạo trên bãi đá Subi đang được nối kết với nhau qua việc đào vét có thể tạo dựng một sân bay khác.
Trung Quốc nói họ có chủ quyền đối với gần như tất cả các hòn đảo và vùng nước ở Biển Hoa Nam. Tại một cuộc họp báo thường lệ hôm nay, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói việc xây dựng đang được tiến hành trong “lãnh thổ thuộc chủ quyền của Trung Quốc.”
((HONG in Mandarin, FADE UNDER // From Reuters 5105AS SOUTHCHINASEA - CHINA/PHILIPPINES))
Ông Hồng nói, “Đó là điều hợp lý, dễ hiểu và hợp pháp, và nó không nhắm mục tiêu hay ảnh hưởng gì đến bất cứ nước nào. Chúng tôi hy vọng các nước liên hệ và các bên liên hệ có thể đánh giá sự kiện cho đúng.”
Tuần trước Bắc Kinh nói việc xây dựng là cần thiết vì mục đích dân sự và “cần cho quốc phòng.” Tuyên bố này đã khiến các giới chức quốc phòng ở Manila lên án Trung Quốc là thay đổi môi trường an ninh vùng biển đang có tranh chấp.
Tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ Đề đốc Samuel Locklear nói với Ùy ban Quân vụ Hạ viện hôm qua rằng các nỗ lực khai phá đất tham lam của Trung Quốc đang gây quan ngại về an ninh và có thể dẫn đến hậu quả là Bắc Kinh nắm quyền kiểm soát thủy lộ quan trọng về mặt chiến lược.
Hôm nay, mấy chục người biểu tình đã phản đối công tác khai phá tại Đại sứ quán Trung Quốc ở Manila.
Philippin và Việt Nam đều đòi chủ quyền các bãi đá đang được mở rộng, cộng với những bãi đá khác trong khắp vùng biển này. Brunei, Malaysia và Đài Loan cũng đưa ra các khẳng định chủ quyền chồng chéo ở đó. Vùng biển này giàu về hải sinh và có tiềm năng trữ lượng về carbon và là những tuyến đường biển chuyên chở hơn 5 ngàn tỷ đôla về thương mại mỗi năm.
Hồi đầu tuần này, các vị ngoại trưởng của 7 quốc gia công nghiệp hóa hàng đầu thế giới đã chỉ trích các nỗ lực khai phá đất của Trung Quốc, mà họ họ là làm gia tăng căng thẳng. Khối G-7 này cũng kêu gọi một bộ Quy ước Ứng xử có tính ràng buộc trong vùng biển Hoa Nam, một đề nghị đã được thảo luận từ lâu và đã khựng lại một phần vì sự chống đối của Trung Quốc.
Tổng thống Philippine Benigno Aquino hôm nay cho biết ông dự tính sẽ lại vận động việc chấp thuận một Bộ Quy ước Ứng xử trong cuộc họp sắp tới của các giới chức cấp cao thuộc Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á nhóm tại Malaysia vào cuối tháng này.
Hồi đầu tuần này, các vị ngoại trưởng của 7 quốc gia công nghiệp hóa hàng đầu thế giới đã chỉ trích các nỗ lực khai phá đất của Trung Quốc, mà họ họ là làm gia tăng căng thẳng. Khối G-7 này cũng kêu gọi một bộ Quy ước Ứng xử có tính ràng buộc trong vùng biển Hoa Nam, một đề nghị đã được thảo luận từ lâu và đã khựng lại một phần vì sự chống đối của Trung Quốc.
==============
Việt Nam phản đối Trung
Quốc xây cất ở Biển Đông
17.04.2015
Việt Nam phản đối việc Trung Quốc mở rộng xây dựng trên các đảo và
bãi đá ở Trường Sa và lên án các hành động đó là ‘phi pháp’ và ‘vô giá trị.’
Phản ứng được đưa ra trong cuộc họp báo thường kỳ hôm 16/4 đáp câu
hỏi của truyền thông quốc tế về việc Bắc Kinh ngày 9/4 tuyên bố sẽ dùng các đảo
nhân tạo đang xây trên Biển Đông cho các mục đích quân sự và dân sự.
Trang web Bộ Ngoại giao Việt Nam dẫn lời phát ngôn nhân Lê Hải
Bình nhắc lại rằng Việt Nam ‘có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử
khẳng định chủ quyền’ tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Ông Bình nhấn mạnh ‘Mọi hành động xây dựng, mở rộng của nước ngoài
trên các đảo, đá ở khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không được phép
của chính phủ Việt Nam là hoàn toàn phi pháp và vô giá trị.’
Hình ảnh vệ tinh do công ty DigitalGlobe công bố 14/4 cho thấy hai
đảo Phú Lâm và Quang Hoà thuộc quần đảo Hoàng Sa đã được Trung Quốc nới rộng
một cách đáng kể.
Người phát ngôn Lê Hải Bình cho biết Việt Nam đang xác minh các
thông tin này.
Việt Nam nói đảo Phú Lâm và Quang Hoà thuộc chủ quyền Việt Nam bị
Trung Quốc chiếm giữ lần lượt vào năm 1956 và 1974.
Các tư liệu thu thập từ vệ tinh trước đó cũng cho thấy Bắc Kinh
cũng đang ồ ạt tiến hành hàng loạt các công trình xây dựng tại ít nhất 7 bãi đá
san hô ở Trường Sa, nơi có tuyên bố chủ quyền chồng chéo giữa các nước bao gồm
Việt Nam, Philippines, và Trung Quốc.
Về các hoạt động xây cất của Trung Quốc ở Trường Sa, ông Bình
khẳng định Việt Nam đã nhiều lần đề cập với Trung Quốc, kể cả trong các cuộc
gặp cấp cao.
Tuy nhiên, ông Bình không nêu rõ chi tiết vấn đề đã được nêu lên ở
cấp nào, tại thời điểm nào, hồi đáp của Trung Quốc và ứng phó của Việt Nam ra
sao; chỉ lặp lại tuyên bố trước nay của Hà Nội rằng ‘Việt Nam kiên quyết phản
đối các hành động trên và yêu cầu các bên liên quan nghiêm túc thực hiện Tuyên
bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và đóng góp thiết thực vào việc duy
trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông.’
Tuần trước, trong khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng của đảng cộng
sản Việt Nam đang thăm Bắc Kinh, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 9/4 lên tiếng
một lần nữa khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi tại Trường Sa, nói rằng
các hoạt động bồi đất-lấp biển tại đây hoàn toàn hợp pháp, trong phạm vi chủ
quyền của họ.
Phát ngôn nhân Hoa Xuân Oánh còn thông báo rằng các đảo nhân tạo
đang được xây sẽ được Trung Quốc dùng cho mục đích phòng vệ quân sự lẫn cung
cấp dịch vụ dân sự.
Việt Nam không lên tiếng phản hồi tức thì sau các tuyên bố tuần
rồi của Trung Quốc trong lúc ông Trọng đang có mặt tại Bắc Kinh và lãnh đạo đôi
bên tiếp tục cam kết giải quyết tranh chấp bằng đối thoại ôn hòa, không làm
phức tạp thêm tình hình.
Sau chuyến thăm Trung Quốc, lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam dự
kiến sẽ công du Mỹ trong nỗ lực thúc đẩy quan hệ bang giao với nước cựu thù
giữa lúc Hoa Kỳ đang đẩy mạnh chính sách chuyển trọng tâm về Châu Á để cân bằng
lực lượng trước các kế hoạch ‘giương oai giễu võ’ của Trung Quốc.
Nguồn: VN’s Foreign Ministry website/Tuoitre
Philippines: Hành động
khai phá biển của TQ tác động đến thương mại toàn cầu
Tổng thống Benigno
Aquino nói công trình của Trung Quốc nhằm mở rộng 7 bãi đá trong quần đảo
Trường Sa thành đảo nhân tạo không phải là vấn đề khu vực mà là của cả thế giới
Simone Orendain
17.04.2015
Sau nhiều hình ảnh mới chụp bằng vệ tinh cho thấy Trung Quốc đã tiến
nhanh trong việc xây dựng một phi đạo trong vùng biển Đông có thể sử dụng vào
mục đích quân sự, tổng thống Philippin tuyên bố vụ tranh chấp là một vấn đề toàn
cầu bởi vì phi đạo này nằm kề cận các tuyến hàng hải quan trọng. Thông tín viên
VOA Simone Orendain tường thuật từ Manila.
Tổng thống Philippin Benigno Aquino hôm nay tuyên bố công trình của
Trung Quốc nhằm mở rộng 7 bãi đá trong quần đảo Trường Sa thành những hòn đảo
nhân tạo không phải chỉ là một vấn đề khu vực. Ông nói đó là một vấn đề của cả
thế giới bởi vì 40% thương mại toàn cầu đi qua vùng biển Nam Trung Hoa.
Tuần báo Quốc phòng IHS Jane tuần này đăng các hình ảnh chụp hồi cuối
tháng 3 cho thấy một phi đạo đang thành hình ở khu vực khai phá trong Bãi đá
Chữ Thập. Tạp chí phân tích an ninh này cũng nói các hình ảnh cho thấy những hòn
đảo nhân tạo trên bãi đá Subi đang được nối kết với nhau qua việc đào vét có thể
tạo dựng một sân bay khác.
Trung Quốc nói họ có chủ quyền đối với gần như tất cả các hòn đảo
và vùng nước ở Biển Hoa Nam. Tại một cuộc họp báo thường lệ hôm nay, phát ngôn
viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói việc xây dựng đang được tiến hành
trong “lãnh thổ thuộc chủ quyền của Trung Quốc.”
((HONG in Mandarin, FADE UNDER // From Reuters 5105AS
SOUTHCHINASEA - CHINA/PHILIPPINES))
Ông Hồng nói, “Đó là điều hợp lý, dễ hiểu và hợp pháp, và nó không
nhắm mục tiêu hay ảnh hưởng gì đến bất cứ nước nào. Chúng tôi hy vọng các nước
liên hệ và các bên liên hệ có thể đánh giá sự kiện cho đúng.”
Tuần trước Bắc Kinh nói việc xây dựng là cần thiết vì mục đích dân
sự và “cần cho quốc phòng.” Tuyên bố này đã khiến các giới chức quốc phòng ở Manila
lên án Trung Quốc là thay đổi môi trường an ninh vùng biển đang có tranh chấp.
Tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ Đề đốc Samuel Locklear nói với Ùy ban
Quân vụ Hạ viện hôm qua rằng các nỗ lực khai phá đất tham lam của Trung Quốc đang
gây quan ngại về an ninh và có thể dẫn đến hậu quả là Bắc Kinh nắm quyền kiểm
soát thủy lộ quan trọng về mặt chiến lược.
Hôm nay, mấy chục người biểu tình đã phản đối công tác khai phá tại
Đại sứ quán Trung Quốc ở Manila.
Philippin và Việt Nam đều đòi chủ quyền các bãi đá đang được mở rộng,
cộng với những bãi đá khác trong khắp vùng biển này. Brunei, Malaysia và Đài
Loan cũng đưa ra các khẳng định chủ quyền chồng chéo ở đó. Vùng biển này giàu
về hải sinh và có tiềm năng trữ lượng về carbon và là những tuyến đường biển
chuyên chở hơn 5 ngàn tỷ đôla về thương mại mỗi năm.
Hồi đầu tuần này, các vị ngoại trưởng của 7 quốc gia công nghiệp hóa hàng đầu thế giới đã chỉ trích các nỗ lực khai phá đất của Trung Quốc, mà họ họ là làm gia tăng căng thẳng. Khối G-7 này cũng kêu gọi một bộ Quy ước Ứng xử có tính ràng buộc trong vùng biển Hoa Nam, một đề nghị đã được thảo luận từ lâu và đã khựng lại một phần vì sự chống đối của Trung Quốc.
Tổng thống Philippine Benigno Aquino hôm nay cho biết ông dự tính
sẽ lại vận động việc chấp thuận một Bộ Quy ước Ứng xử trong cuộc họp sắp tới
của các giới chức cấp cao thuộc Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á nhóm tại Malaysia
vào cuối tháng này.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment