Trong cuộc đấu tiền với Mỹ, Trung Quốc thua ngay trên sân nhà
Những ngày vừa qua có lẽ là thời điểm tầm ảnh hưởng của Trung
Quốc trên thế giới trở nên lớn hơn bao giờ hết. Việc thành lập ngân hàng đầu tư
cơ sở hạ tầng châu Á AIIB là một sự thách thức trực tiếp với hệ thống tài chính
toàn cầu do Mỹ lãnh đạo.
Tuyến đường sắt dài nhất thế giới nối Trung Quốc với nước Đức cũng
bắt đầu khởi động. Những nỗ lực của người Trung Quốc đang đe dọa tạo nên những
sự thay đổi lớn đối với bộ mặt kinh tế thế giới. Nhưng khi mà Trung Quốc đang
vươn ra thế giới xa và rộng hơn bao giờ hết, thì có vẻ như họ lại đang bỏ quên
mất những thứ quan trọng ngay bên cạnh mình. Chưa chính thức đi vào hoạt động,
nhưng có vẻ AIIB đang nhận một trận thua đầu tiên, ngay trên sân nhà.
AIIB được thành lập, với một mục đích rõ ràng không giấu giếm, là
cạnh tranh ảnh hưởng đối với những định chế tài chính trước đó ở châu Á và thế
giới. Đối tượng mà AIIB nhắm đến, là ngân hàng phát triển châu Á ADB vốn nằm
trong tay Nhật Bản và Mỹ, là nơi cung cấp chủ yếu tín dụng và những khoản hỗ
trợ phát triển chủ yếu từ trước đến nay ở khu vực châu Á. Cùng với đó là quỹ
tiền tệ quốc tế IMF.
So với ADB và IMF, thậm chí AIIB được đánh giá là có nhiều lợi thế
hơn. Cụ thể là, nó không đòi hỏi những điều kiện cần thiết và ràng buộc các
nước nhận khoản vay. Trong khi các tổ chức như IMF thường đòi hỏi những cải
cách thể chế và luật phát để đổi lấy các khoản vay, thì AIIB lại không. Nhận
thức được những ưu thế này, có lẽ vì thế mà khá nhiều nước phương Tây, kể cả
các đồng minh của Mỹ, đều tìm cách gia nhập AIIB bất chấp sự phản đối của Mỹ.
Quả thực, thế giới đang trông chờ vào những đổi thay mà AIIB có
thể tạo ra đối với nền kinh tế toàn cầu. Nhiều người thậm chí còn gọi đây là sự
thách thức của thế kỷ, khi mà các định chế như IMF hay ADB đã tồn tại hàng chục
năm nay mà không hề có đối thủ cạnh tranh. Nhưng, có vẻ như sự kỳ vọng ấy đã bị
dội một gáo nước lạnh ngay khi mới vừa chớm nở. Khi mà cơ hội đầu tiên để AIIB
chứng tỏ khả năng của mình, lại lọt vào tay người Mỹ. Điều đáng nói hơn là cơ
hội đầu tiên ấy lại từ chính sân nhà của AIIB – đất nước láng giềng của Trung
Quốc, là Myanmar.
Theo đó, chính phủ Myanmar trong tuần qua đã quyết định thuê
Podesta Group, công ty chuyên vận động hành lang nổi tiếng của Mỹ, để đại diện
cho lợi ích của mình ở Washington. Đây là lần đầu tiên chính phủ Myanmar thuê
một công ty vận động hành lang ở Mỹ trong suốt hơn một thập kỷ qua. Podesta
Group được đánh giá là một trong những công ty vận động hành lang có ảnh hưởng
lớn nhất ở Washington ở thời điểm hiện tại.
Nó được thành lập bởi Tony Podesta và John Podesta, từng là người
tham mưu chính sách cho tổng thống Bill Clinton và là cố vấn cao cấp của tổng
thống Barack Obama. Không khó để nhận ra rằng, Myanmar đang sẵn sàng chơi sang
để đạt được mục đích của mình – mở ra quan hệ kinh tế và thương mại chiến lược
với Mỹ như cách thức hữu hiệu nhất để phát triển nền kinh tế còn non trẻ của
Myanmar.
Trên thực tế, con đường mà Myanmar đang đi cũng là con đường được
nhiều nước đang phát triển lựa chọn trước đó. Mà Việt Nam là một điển hình. Đó
là tìm cách tạo lập được mối quan hệ kinh tế và thương mại với Mỹ càng sâu rộng
càng tốt. Thậm chí điều này đã trở thành một công việc được thiết lập một cách
tuần tự.
Đầu tiên là mở cửa nền kinh tế và yêu cầu những khoản vay mềm từ
phía IMF được Mỹ bật đèn xanh, rồi tìm cách đạt được thỏa thuận hợp tác kinh tế
được Quốc Hội Mỹ thông qua bằng cách vận động hành lang. Chính vì điều này, nên
các công ty vận động hành lang ở Mỹ luôn rất đắt khách, vì đây là mấu chốt để
tạo lập được quan hệ kinh tế thương mại với Mỹ.
Ngoài các khoản vay mềm, Myanmar nếu đạt được một thỏa thuận hợp
tác kinh tế với Mỹ, sẽ đồng nghĩa với việc các tập đoàn lớn của Mỹ sẽ đua nhau
vào Myanmar để đầu tư, và dĩ nhiên là sẽ kéo theo hàng loạt doanh nghiệp của
các nước phương Tây khác. Thỏa thuận kinh tế song phương với Mỹ, vì thế cũng là
thỏa thuận kinh tế với cả thế giới phương Tây – một đòn bẩy kinh tế quan trọng
bậc nhất với những nước mới mở cửa như Myanmar.
Việc Myanmar lựa chọn Mỹ vì thế đang là một gáo nước lạnh dội
thẳng vào sự kỳ vọng đối với AIIB. Không nghi ngờ gì việc các nước mới mở cửa
và đang khát vốn hơn bao giờ hết như Myanmar là đối tượng được AIIB nhắm tới
đầu tiên. Nhất là khi Myanmar lại là láng giềng của Trung Quốc và chịu ảnh
hưởng không nhỏ từ Bắc Kinh.
Vì thế, việc Myanmar chọn Mỹ làm đòn bẩy kinh tế thay vì Trung
Quốc đang là một đòn nặng giáng vào uy tín và thể diện của AIIB cũng như của
Trung Quốc. Đến một Myanmar ở ngay cạnh và khát vốn hơn bao giờ hết mà còn
không thể cho vay nổi, thì AIIB có thể thuyết phục được ai vay vốn của mình
đây?
Đây là điều đã được các nhà phân tích dự báo từ trước. AIIB sẽ chỉ
có lợi thế trong việc cung cấp tài chính cho các dự án đơn lẻ. Còn về việc tạo
đòn bẩy cho cả một nền kinh tế thì Mỹ vẫn chiếm ưu thế hơn hẳn. Nếu vay tiền và
thỏa thuận hợp tác kinh tế với Mỹ, đồng nghĩa với việc sẽ nhận được đầu tư từ
các tập đoàn lớn nhất thế giới của Mỹ và các nước phương Tây, vốn là điều quan
trọng bậc nhất để phát triển nền kinh tế.
Còn nếu vay tiền của AIIB, sẽ chỉ nhận được tiền thôi. Các nước
thành viên của AIIB, kể cả các nước châu Âu như Anh Pháp hay Đức, sẽ không vì
một nước vay tiền của AIIB mà đầu tư vào quốc gia đó. Chỉ đến khi nào Trung
Quốc đạt được sức mạnh kinh tế như Mỹ với các tập đoàn khổng lồ sẵn sàng đầu tư
ở bất cứ đâu, thì AIIB mới có thể cạnh tranh được với Mỹ. Và tương lai đó thì
có lẽ còn lâu mới tới.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment