Đăng
ngày 01-04-2015
Mỹ tố cáo Trung Quốc
xây "vạn lý trường thành" trên Biển Đông
Đá Chữ Thập mà Trung Quốc gọi là Vĩnh Thử Tiều ( Yongshu Reef )
Trường Sa Hoàng Sa Đá Chữ Thập, mà Trung Quốc gọi là Vĩnh Thử Tiều ( Yongshu
Reef ) là đảo đầu tiên có đường băng cho máy bay cất cánh và hạ cánh - DR
Trong một lời đả kích công khai và dữ dội nhất từ trước đến nay
của Mỹ nhắm vào các hoạt động xây dựng của Trung Quốc tại vùng quần đảo Trường
Sa, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ ngày 31/03/2015, đã tố cáo Bắc
Kinh là đang xây dựng một bức « vạn lý trường thành » trên Biển Đông. Theo lãnh
đạo cao cấp này của Hải quân Mỹ, hành vi đó khiến ai cũng phải quan ngại về ý
đồ lấn chiếm biển đảo của Bắc Kinh.
Phát biểu nhân một hội nghị về an ninh hàng hải tại Úc, Đô đốc
Harry Harris Jr. đã so sánh công việc bồi đắp đảo nhân tạo « chưa từng thấy »
mà Trung Quốc đang tiến hành ở vùng quần đảo Trường Sa, với việc xây dựng một
bức « vạn lý trường thành bằng cát » trên biển.
Theo giải thích của Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, « Trung Quốc
xây dựng đảo nhân tạo bằng cách bơm cát vào lấp các rạn san hô vẫn còn sống -
mà một số chìm dưới mặt nước – và phủ bê tông lên nền đó. Trung Quốc hiện đã tạo
hơn 4 cây số vuông đảo nhân tạo ».
Đối với Đô đốc Harris, khu vực có liên quan được biết đến với
những hòn đảo xinh đẹp tự nhiên, thế mà « với tàu nạo vét và xe ủi đất trong
hàng tháng trời, Trung Quốc đang tạo ra một vạn lý trường thành bằng cát ».
Theo nhân vật này, tốc độ xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc đã khiến ai cũng
phải đặt nghi vấn về ý đồ của Trung Quốc.
Tư lệnh Hạm đội Mỹ tại Thái Bình Dương nhắc lại rằng Hoa Kỳ tiếp
tục kêu gọi các bên tranh chấp tự kiềm chế, đúng theo yêu cầu của bản Tuyên bố
Ứng xử của các bên, ký kết giữa ASEAN và Trung Quốc vào năm 2002. Đô đốc Harris
cảnh báo : « Việc Trung Quốc hành xử ra sao sẽ là chỉ dấu quan trọng cho thấy
là khu vực sẽ tiến tới đối đầu hay hợp tác ».
Đối với Đô đốc Harris, tình trạng tranh chấp chủ quyền giữa nhiều
nước tại vùng Biển Đông đang làm cho căng thẳng gia tăng trong khu vực, làm
tăng thêm nguy cơ xẩy ra sự cố do tính toán sai lầm.
Trung Quốc đòi chủ quyền trên hầu như toàn bộ Biển Đông, và các
nước có tranh chấp với Trung Quốc, từ Philippines cho đến Việt Nam…, trong thời
gian qua đã rất quan ngại trước quy mô rầm rộ và tốc độ nhanh chóng của các
công trình cải tạo đất và xây dựng mà Bắc Kinh đang tiến hành tại những nơi bị
họ chiếm đóng ở Trường Sa. Điều gây lo ngại nhất là các tòa nhà, phi đạo, cầu
cảng... đều có thể được sử dụng vào mục tiêu quân sự, và để củng cố yêu sách
chủ quyền của Trung Quốc.
Trung
Quốc 'xây trường thành bằng cát'
- 1
tháng 4 2015
Quan chức Hoa Kỳ nói kế hoạch xây dựng cải tạo đảo của Trung Quốc
ở Biển Đông đang gây nghi vấn nghiêm trọng.
Chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Harry Harris, vừa
đưa ra bình luận trên trong một bài phát biểu tại Australia hôm thứ Ba 31/3.
Ông Harris nói thông qua việc bơm cát lên các rạn san hô và phủ
bê tông, Trung Quốc đã tạo dựng hơn 4 cây số vuông diện tích đảo nhân tạo.
Trung Quốc hiện đang tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông với một
số nước láng giềng.
Bắc Kinh biện hộ rằng công việc cải tạo và xây đảo nhận tạo
của họ là hoàn toàn hợp pháp vì Trung Quốc "giữ chủ quyền ở hầu hết"
Biển Đông.
Trong những tháng vừa qua, xuất hiện nhiều bức ảnh mô tả việc
xây đảo nhân tạo của Trung Quốc tại Trường Sa, trong đó có cả một đường băng,
mà nước này có thể sẽ sử dụng cho mục đích quân sự.
"Chưa có tiền lệ'
Đô đốc Harris nói chương trình xây dựng và cải tạo đảo của Trung
Quốc là "chưa có tiền lệ".
Ông phát biểu: "Trung Quốc đang xây đảo nhân tạo bằng cách
bơm cát lên các rạn san hô, kể cả các đảo chìm, rồi phủ bê tông lên trên. Cho
tới nay, Trung Quốc đã tạo ra trên 4 km vuông đảo nhân tạo".
"Trung Quốc đang dựng lên một Trường Thành bằng cát trong
những tháng vừa qua."
Ông nói rằng nếu tính đến "các hành động khiêu khích đối với
các nước nhỏ hơn" của Trung Quốc tại Biển Đông, thì quy mô xây cất của
nước này đang làm dấy lên các "nghi vấn nghiêm trọng".
Tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông trong những năm qua đã gia tăng
và gây căng thẳng trong khu vực.
Philippines đang kiện yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại Tòa
Trọng tài Liên Hiệp Quốc, nhưng Bắc Kinh từ chối tham gia.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment