Vụ bắt anh Ba Sàm và đường về cố quốc
Kính Hòa, phóng viên RFA
2014-05-08
2014-05-08
- In trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến
của Bạn
- Email
05082014-basam-arrested.mp3
Ông Nguyễn Hữu Vinh - chủ trang web
Basam.info
Files Photos
Nghe bài này
Diễn đàn Bạn trẻ có mục đích nối kết tất cả những người Việt Nam trẻ tuổi khắp nơi trên thế giới để cùng nhau bàn luận về những vấn đề liên quan đến đất nước Việt Nam trong hiện tại, nêu lên ý kiến của những người trẻ tuổi về tương lai của một nước Việt Nam mà mọi người đều mong muốn rằng phát triển trong dân chủ và thịnh vượng.
Vụ bắt giữ blogger Ba Sàm
Nguyễn Hữu Vinh có gây e ngại cho những bloggers đang vận động tự do báo chí cho Việt nam hay không, mời các bạn theo dõi cuộc trò chuyện giữa Kính Hòa và ba
bloggers đến từ Việt nam.
Kính Hòa: Các bạn khách mời của diễn đàn hôm nay có
hai người đã từng tham gia diễn đàn là anh Ngô
Nhật Đăng và anh Nguyễn Đình Hà, hôm nay chúng ta có thêm anh Lê Thanh Tùng.
Cả ba thuộc nhóm bloggers và nhà báo độc lập đến Hoa Kỳ vận động cho một nền tự do báo chí tại Việt nam. Thưa các bạn, hai ngày qua có
tin một blogger nổi tiếng là anh Nguyễn Hữu Vinh, người từng điều phối trang tin Ba Sàm
bị bắt. Các bạn đón nhận thông tin đó như thế nào?
Ngô Nhật Đăng: Tôi cũng có quen anh Vinh ở ngoài đời, tôi biết anh là người hăng hái trong
việc đưa tin và các phong trào đấu tranh chống Trung quốc xâm lược Trường sa, Hoàng sa của Việt nam. Khi nghe
tin anh Vinh bị bắt thì chúng tôi
không bất ngờ vì nghĩ nó thế nào cũng xảy ra. Nhưng điều bất ngờ là tại sao anh bị bắt trước buổi đối thoại về nhân quyền giữa chính phủ Hoa kỳ và chính
phủ Việt nam. Hôm qua trong buổi họp báo tại Quốc hội Hoa kỳ thì Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ
cũng có nêu lên chuyện này, và anh có
kiến nghị rõ ràng rằng phải xóa bỏ điều luật mơ hồ mà chính quyền Việt nam đã dùng để bắt anh Vinh. Đó là
những cảm nhận đầu tiên khi nghe tin một người bạn và cũng là người anh của tôi bị bắt.
Lê Thanh Tùng:
Theo tôi thì chẳng những anh Nguyễn Hữu Vinh mà còn đối với các bloggers và
nhà báo độc lập khác thì chuyện bị bắt bây giờ hay nay mai cũng
là bình thường. Bên cạnh chuyện đối thoại nhân quyền như anh Ngô Nhật Đăng vừa nói thì tôi cũng
thấy có chuyện trong những ngày qua Trung
quốc đưa giàn khoan vào vùng biển Việt nam. Vậy việc bắt anh Ba Sàm có phải chăng là để kéo sự chú ý của mọi người ra khỏi sự việc liên quan tới Trung quốc?
Kính Hòa: Mình điểm lại sự kiện một chút, Trung quốc kéo giàn khoan
vào ngày 2/5, còn anh Ba Sàm bị bắt ngày nào?
Ngô Nhật Đăng: Vào ngày 5/5. Nhân đây tôi cũng xin nói là
theo một số nguồn tin đáng tin cậy thì Trung quốc đã hoạt động giàn khoan này từ trước đó lâu. Từ đó chúng ta thấy chưa chắc đã có sự liên hệ giữa hai vụ này. Mà chúng ta
phải đặt câu hỏi là tại sao nó hoạt động lâu như vậy mà bây giờ công luận mới biết.
Từ trái anh Kính Hòa, anh Nguyễn Đình Hà, anh Ngô
Nhật Đăng, và anh Lê Thanh Tùng tại phòng thu RFA
hôm 7 tháng 5, 2014. RFA
Kính Hòa: Đó là một chủ đề khác nữa, hôm nay thì
chúng ta bàn đến chuyện một người, có thể nói là đồng nghiệp của các bạn bị bắt. Mình quay lại câu hỏi đầu tiên và hỏi bạn Hà.
Nguyễn Đình Hà: Hôm qua cũng có người hỏi em là tại sao người ta lại bắt anh Ba Sàm vào
thời điểm này, ngay trước đối thoại nhân quyền. Thì em trả lời vui rằng cái hệ điều hành của mình khác của họ, có khi họ hành động theo cái kiểu trái khoáy gì đó
mà mình không thể nào hiểu nổi. Trong lúc đáng
lẽ phải tạo hình ảnh đẹp thì họ lại tạo hình ảnh xấu, không thể hiểu được. Có thể sau này khi lịch sử được vén màn bí mật lên thì mình mới hiểu được cái nguyên do.
Kính Hòa: Có một lời đồn đoán nữa là do cái nguồn gốc gia đình chính trị cao cấp của anh Vinh mà người ta nói rằng có một sự xung đột phe phái chính
trị nào đó trong giai tầng lãnh đạo của đảng cộng sản. Các bạn có chia sẻ ý này không?
Ngô Nhật Đăng: Không phải riêng anh, mà cả nhiều người ở Việt nam cũng thắc mắc. Họ hỏi rằng những người tham gia cuộc đấu tranh mà có nguồn gốc tạm gọi là công thần của chế độ, thậm chí đôi khi gọi là thái tử đảng nữa, thì liệu họ có thực tâm! Nhân đây
tôi cũng muốn nhắn đến các bạn trẻ rằng trong chế độ độc trài thì không
có ai là an toàn tuyệt đối cả. Hôm nay bạn có thể là bạn của lãnh tụ, là một công thần thì ngày mai bạn có thể vào tù rồi. Nhìn lại lịch sử một chút thì các bạn thấy là trong cuộc kháng chiến chống Pháp có nhiều trí thức có liên quan nhiều đến người Pháp mà đi theo
kháng chiến, nhưng sau đó thì họ đều bị nghi ngờ. Cho nên tôi muốn nói rằng trong cuộc đấu tranh này chúng
ta đừng bắt chước những người cộng sản mà nghi ngờ những người đã từng giây dưa với chế độ như là anh Ba Sàm, anh Cù Huy Hà Vũ, chị Tạ Phong Tần và nhiều người khác nữa…
Kính Hòa: Như anh Đăng là con của nhà thơ Xuân Sách
Ngô Nhật Đăng: (cười) vâng ạ, bản thân tôi cũng bị nghi ngờ là anh ninh nằm vùng để phá hoại. Cho nên tôi phải đặt mình vào hoàn cảnh ấy mà xem là nó
bình thường mặc dù cũng đau lòng.
Nguyễn Đình Hà; Những tin ấy thì em không bao
giờ để ý. Vì khi đã đấu tranh cho tự do thì bất cứ ai kể cả những người trong bộ máy mà cảm thấy mất tự do đều có quyền lên tiếng. Trong cuộc đấu tranh này chúng ta không nên nghi ngờ vì như thế sẽ làm mất sự đoàn kết.
Kính Hòa: Câu hỏi cuối cùng dành cho
các bạn là các bạn là các bloggers, một đồng nghiệp bị bắt dù rằng anh ta có một vị trí cao như vậy, các bạn đang an toàn ở nước Mỹ, các bạn có nghĩ gì về sự an toàn trên đường về của mình không?
Ngô Nhật Đăng: Tôi nghĩ đơn giản là mọi việc đều có thể xảy ra. Khi tôi đang tìm đường sang Hoa Kỳ thì
tôi muốn là 100% tôi phải đến được Washington DC. Nay tôi cũng muốn chắc là 150% là tôi
phải về được quê nhà.
Lê Thanh Tùng:
Chúng tôi đang được an toàn, tôi nghĩ là chuyện khi trở về chúng tôi bị công an bắt bớ sách nhiễu như thế nào đó là hoàn toàn có thể xảy ra. Khi một blogger dám cất lên tiếng nói của mình nói lên mặt trái của xã hội, nói về tự do thông tin, tự do internet thì chuyện nhà cầm quyền độc tài họ sách nhiễu mình là hoàn
toàn có thể.
Chúng tôi cũng chuẩn bị tâm lý cho mình.
Mọi người có quan ngại cho chúng tôi, nhưng tôi thấy trong quốc nội bây giờ, các bạn trẻ, nhất là các bloggers rất là can đảm dám đương đầu với những hành vi có thể có hại cho họ. Thời gian qua đã có
nhiều bloggers đã bị ngồi tù.
Mà đối với dân tộc Việt nam hiện nay thì cái mác
phản động có thể là một cái mác hot, và được ngồi tù cộng sản có thể là một….
Kính Hòa: (cười) vinh dự!
Lê Thanh Tùng:
vinh dự (cười)
Ngô Nhật Đăng: Xin bổ sung là cái chốn ấy bây giờ nhiều người tử tế quá thành ra cũng
nên đến một lần để biết (cười)
Kính Hòa: (cười) còn người trẻ nhất.
Nguyễn Đình Hà: Đối với em thì chuyến đi này là một cơ hội nên em quyết định phải đi, và cũng vì để cho tương lai của đất nước. Hôm qua có người hỏi em là em có sợ không thì em trả lời đơn giản là em không sợ. Mà em chỉ sợ là con cháu của em sẽ tiếp tục sống trong một xã hội tồi tệ thiếu dân chủ. Còn cái đường về của em thì em chắc chắn sẽ về Việt nam trong thời gian sớm nhất chứ không ở lại.
Có người có hỏi em là tại sao không ở lại để học hành, cơ hội này khác. Em trả lời là em ở lại đây không làm được gì cả, mà em phải về để tiếp tục con đường em đã chọn. Trong cuộc đấu tranh này cần có nhiều người về nước, lực lượng trong nước đã mỏng, lại bị bao vây mà còn
đi nữa thì chẳng làm được gì.
Kính Hòa: Xin cám ơn các bạn tham gia diễn đàn bạn trẻ hôm nay. Hẹn gặp lại quý thính giả trong chương trình lần sau.
Kính Hòa rất vui mừng đón nhận mọi bạn trẻ Việt Nam từ khắp năm châu tham gia Diễn đàn bạn trẻ. Các bạn có thể gửi yêu cầu tham gia Diễn đàn cùng với địa chỉ email, số điện thoại liên lạc đến kinhhoa@rfa.org
hoặc vietweb@rfa.org hay có thể gọi vào hộp thư thoại tại số: 202-530-7775, hoặc liên lạc đến https://www.facebook.com/kinhhoa.rfa
Kính Hòa sẽ liên lạc ngay với các bạn.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment