Monday 16 June 2014

Tranh chấp Biển Đông : Việt Nam và Trung Quốc tìm hậu thuẫn quốc tế


Tranh chấp Biển Đông : Việt Nam và Trung Quốc tìm hậu thuẫn quốc tế

Biểu Tình Chống Trung Quốc ở Sài Gòn, sáng 11-05 -2014

https://www.youtube.com/watch?v=CIrBjFlT00Q



Giàn khoan Hải Dương HD-981 (DR)
Giàn khoan Hải Dương HD-981 (DR)

Thanh Phương

Trong khi ở khu vực giàn khoan Hải Dương 981 trên Biển Đông, tàu của Việt Nam và Trung Quốc tiếp tục đối đầu với nhau, thì trên mặt trận ngoại giao, cả Hà Nội lẫn Bắc Kinh đều đang ráo riết vận động quốc tế ủng hộ lập trường của mình trong vấn đề tranh chấp chủ quyền.

Hôm qua, 13/06/2014, trong một cuộc họp báo đặc biệt, ông Dịch Tiên Lương, Phó Vụ trưởng Vụ Biên giới và Biển đảo Bộ Ngoại giao Trung Quốc, lại cáo buộc là từ đầu tháng Năm đến nay tàu của Việt Nam đã đâm vào tàu của Trung Quốc đến ... hơn 1.500 lần ở khu vực gần giàn khoan Hải Dương 981. 

Trong cuộc họp báo hôm qua của ông Dịch Tiên Lương, phía Trung Quốc cũng đã cho chiếu những bức ảnh và đoạn video của một vài vụ đụng độ nói trên, mà theo ông Dịch Tiên Lương đã xảy ra trong hai ngày 02 và 03/05.

Ba đoạn video, được cho là do thủy thủ đoàn Trung Quốc quay bằng điện thoại di động, chiếu cảnh tàu Việt Nam dường như đâm vào tàu Trung Quốc. Đoạn video thứ tư chiếu cảnh thủy thủ đoàn Trung Quốc vớt lên các lưới cá và các khúc gỗ lớn, được cho là do phía Việt Nam « cố tình » thả xuống biển để cản đường các tàu của Trung Quốc ở khu vực giàn khoan. 

Cuộc họp báo đặc biệt hôm qua là một trong những hành động mới nhất của Trung Quốc nhằm lôi kéo dư luận quốc tế về phía họ và đặc biệt là nhằm đáp lại việc vào tuần trước Hà Nội đã cho công bố một đoạn video chiếu cảnh một tàu rất lớn của Trung Quốc rượt đuổi và đâm vào một tàu đánh cá của Việt Nam khiến tàu này bị chìm vào ngày 26/05. 

Hôm qua, Phó Vụ trưởng Vụ Biên giới và Biển đảo Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã tỏ ý nghi ngờ về vụ nói trên, với lập luận rằng những người trên tàu Việt Nam đã nhanh chóng được vớt lên các tàu khác « chứng tỏ họ hoàn toàn không phải là ngư dân ». 
Về phía Việt Nam cũng đã nhiều lần mở họp báo quốc tế để tố cáo Trung Quốc xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam qua vụ giàn khoan. 

Hành động mới nhất là ngày 12/06 vừa qua, trước Đại hội đồng Liên hiệp quốc, Việt Nam đã đề nghị công bố bản « tuyên cáo lập trường », yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi khu vực mà theo Hà Nội là nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. “Tuyên cáo lập trường” này cũng yêu cầu Trung Quốc lập tức « ngừng các hành động khiêu khích, đe dọa an ninh hàng hải trong khu vực ». 

Bản tuyên cáo nói trên chính là nhằm đáp lại bản « tuyên cáo lập trường » mà Bắc Kinh chuyển đến Đại hội đồng Liên hiệp quốc ngày 09/06, cáo buộc Việt Nam vi phạm chủ quyền của Trung Quốc khi cản trở hoạt động của giàn khoan HD-981. 

Ngoài những cáo buộc nói trên nhằm trình bày Việt Nam như là kẻ gây hấn, trong những ngày qua, Bắc Kinh cũng đã đưa ra những tài liệu nhằm cho thấy là trước năm 1975 chế độ Hà Nội đã ngầm công nhận chủ quyền của Trung Quốc trên quần đảo Hoàng Sa. Chẳng hạn như Tập bản đồ Thế giới do Cục Đo Dạc và Bản Đồ Việt Nam phát hành năm 1972 đã dùng từ Tây Sa, Nam Sa thay vì Hoàng Sa, Trường Sa.
Sách giáo khoa địa lý lớp 9 của Nhà Xuất Bản Hà Nội ấn hành năm 1974 cũng ghi rằng “Vòng cung đảo từ các đảo Nam Sa, Tây Sa đến các đảo Đài Nam, Đài Loan, quần đảo Hoành Hồ, Châu Sơn… làm thành một bức trường thành bảo vệ Trung Quốc…” . Nhưng tài liệu làm cho Việt Nam khó ăn khó nói nhất vẫn là công hàm Phạm Văn Đồng 1958. 

Đối với Bắc Kinh, qua công hàm này, Hà Nội đã mặc nhiên công nhận Tây Sa và Nam Sa là thuộc về Trung Quốc. Vào tháng trước, trong một cuộc họp báo quốc tế, Việt Nam đã chính thức tuyên bố công hàm Phạm Văn Đồng là không có giá trị pháp lý, với lập luận chủ yếu rằng, vào thời gian đó Hoàng Sa và Trường Sa nằm dưới quyền quản lý của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa.

Tờ VietnamNet, hôm nay 14/06/2014, cũng đăng trên mạng bài viết tựa đề « Ông Phạm Văn Đồng không bao giờ tuyên bố bỏ Hoàng Sa », trích dẫn ý kiến nhiều chuyên gia trong và ngoài nước. Nhưng công hàm Phạm Văn Đồng sẽ vẫn giống như một mảnh giấy nợ, vì được ghi không rõ ràng, cho nên nay mới sinh lắm chuyện.


Tàu chiến TQ cải trang thành tàu hải cảnh khiêu khích tàu VN

RFA 14.06.2014


Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
vietnam-ships-2-may-2014-305.jpg
Tàu cảnh sát biển Trung Quốc (phải) sử dụng súng nước tấn công tàu kiểm ngư của Việt Nam trong vùng biển tranh chấp ở Biển Đông hôm 03 tháng 5 năm 2014.
AFP PHOTO



Theo tin từ báo chí Việt Nam, các phóng viên được gửi ra khu vực giàn khoan HD 981 ghi nhận một tàu hải cảnh của Trung Quốc mang số hiệu 13, thực ra là một tàu chiến giả dạng, đã có những hành động khiêu khích tàu cảnh sát biển Việt Nam khi bao vây và dùng loa công suất cao cáo buộc tàu Việt Nam xâm phạm vùng biển của Trung Quốc.
Tàu pháo số hiệu 13 đã tìm cách đe dọa tàu cảnh sát biển 4032 của Việt Nam và phóng viên trên tàu này ghi nhận tàu Trung quốc có trang bị 4 buồng pháo loại 76 ly.
Tàu cảnh sát biển Việt Nam đã tránh tối đa các va chạm cố ý của tàu Trung Quốc và đã rút ra khỏi khu vực giàn khoan 13 hải lý.
Hành động dùng tàu chiến giả trang này của Trung Quốc cho thấy Bắc Kinh đã rất quyết tâm khai thác tại vùng biển đặc quyền kinh tế Việt Nam.
Phóng viên trên tàu cảnh sát biển Việt Nam cũng ghi nhận một máy bay trinh thám Trung Quốc đã xuất hiện tại vùng giàn khoan trong một thời gian ngắn.

Thoát Trung” và “Thoát Cộng” – Nhu cầu cấp bách của Việt Nam ngày nay

Nhà báo Trần Quang Thành phỏng vấn nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai
Thoát Trung” và “Thoát Cộng” hiện nay được coi là con đường duy nhất để Việt Nam tránh khỏi thời kỳ bắc thuộc mới. 

Đây là hai vấn đề cấp bách đang được nhiều  nhà trí thức và các đoàn thể thảo luận trong những ngày vừa qua. Như vậy diễn trình “thoát” ra khỏi cả hai đối tượng Trung Hoa và Cộng sản mang ý nghĩa ra sao? Tại sao phải thoát? Phải bắt đầu từ đâu và trong những lãnh vực nào? Trở ngại lớn nhất cần phải khắc phục trong diễn trình này là gì?

Trong cuộc phỏng vấn sau đây của nhà báo Trần Quang Thành, nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai sẽ đưa ra những nhận định về vấn đề này và trả lời những khúc mắc vừa kể. Mời quý vị cùng nghe.
************
Trần Quang Thành: Thưa nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai, vấn đề thoát Trung hiện nay đang được rất nhiều sự quan tâm của dư luận trong nước, ông có bình luận gì về vấn đề này?

Nguyễn Khắc Mai: Đây là vấn đề lớn mà cũng cấp thiết lại có ý nghĩa chiến lược đối với dân, với nước cho nên mọi người nên quan tâm và tìm mọi cách thực hiện.

Tôi cũng đánh giá rất cao cuộc trao đổi vừa rồi của một số nhà nghiên cứu Chu Hảo, Trần Ngọc Vương, Giáp Văn Dương, Đinh Hoàng Thắng, Vy Khải, v.v.Có nhiều ý kiến khác nhau không phải chống nhau nhưng nhiều ý kiến phong phú về vấn đề này, anh thì nghĩ như thế nào?

TQT: Tôi rất hoan nghênh những nhà nghiên cứu đã quan tâm đến vận mệnh của đất nước và có ý kiến về vấn đề thoát Trung.Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai muốn thoát Trung chúng ta phải làm những việc gì?

NKM: Có mấy ý kiến đặc biệt là về sự cần thiết phải thoát Trung. Mình xác định là thoát Trung thì không phải là bài Hoa cũng không phải là bài văn hóa Trung Hoa, điều đó là vô nghĩa. Hai nữa thoát Trung là dứt bỏ hẳn không có quan hệ gì nữa thì cũng không phải là vậy.

Chúng ta quan hệ với Trung Hoa trên một tư cách hết sức bình đẳng, đàng hoàng và cái chính là thoát khỏi cái sự ràng buộc của một cái vòng kim cô mà họ đến áp đặt cho mình.

 Trước hết là về chính trị không thể trở thành một nhà nước đánh đu theo họ, phụ họa theo họ, làm theo lợi ích của họ. Bởi họ luôn muốn giữ mình, giữ cái đảng cộng sản Việt Nam, giữ cái nhà nước Việt Nam này trong cái vòng kiềm tỏa của họ. 

Chẳng qua là họ lợi dụng thôi và họ đã lợi dụng được do sự yếu kém của mình về sự hiểu biết, về tinh thần về khí phách mình yếu nên họ lợi dụng được. 

Hai nữa là người ta đã đặt vấn đề sự tồn vong của một chính đảng với cái tồn vong của dân tộc nó khinh trọng khác nhau nên nó quá đề cao cái việc nếu không bám vào Trung Hoa thì vị thế của cái đảng cộng sản nó hỏng, nó mất đi, điều đó không đúng. Vị thế của chính đảng nó nằm trong việc anh phục vụ dân tộc anh nhân dân anh như thế nào, họ nghĩ quẩn nghĩ nhầm, nghĩ rất thấp.

Bấy giờ tại hội nghị Thành Đô ngay những người tử tế đàng hoàng như Nguyễn Cơ Thạch và những anh em mà tôi biết. Tôi cũng có những bạn bè ở trong ngành ngoại giao lúc bấy giờ, về sau họ có nói với tôi đấy là sự mở đầu cho một thời kỳ Bắc thuộc mới và họ cay đắng lắm.

 Thế nghĩa là trong cái đất nước này không phải ai cũng đồng tình với những luận điểm như vậy, bám lấy Trung Hoa để giữ gìn một cái chế độ là không đúng. Quan trọng nhất là có cái chế độ cho nó tử tế, nó đàng hoàng để phục hưng dân tộc để phát triển đất nước. 

Kể từ khi bám lấy Trung Quốc thì rõ ràng là mình thua thiệt nhiều, cái gì cũng thua thiệt cả. Từ nhiều năm nay tôi đã suy nghĩ về cái mà tôi gọi là “hiệu ứng bóng đè”. Tôi lấy tên của tác phẩm văn học “Bóng đè” để nói về cái hiệu ứng này. Hiệu ứng này nó lớn lắm, nguy hiểm lắm như một cái bóng lớn nó đè lên thân phận của dân tộc mình trên mọi phương diện: chính trị, văn hóa, ngoại giao… Nguy cơ rất lớn.

Điều tôi rất suy nghĩ là cái mộc mạc mà cha ông mình trao gửi từ hồi vua Hùng đã có câu chuyện là muốn thoát khỏi cái bóng đè này tức thoát khỏi cái xâm lăng đô hộ của họ thì mình phải lớn, lớn nhanh, lớn như thổi thì mình mới thoát được.

 Hiện nay bài học lớn từ thời vua Hùng đặt ra là mình phải lớn nhanh về thể chế, về chính trị để tạo nên một sức mạnh mới của dân tộc, tự chủ, tự cường, độc lập để giúp cho mình có cơ hội hợp tác liên kết với tất cả các dân tộc tiến bộ văn minh trên thế giới, để giúp cho nội lực Việt Nam phát triển. 

Cái bóng đè này nó không bao giờ muốn cho Việt Nam lớn lên, mạnh lên.Nó kìm hãm lại và những chính sách như vậy thật là ngu ngốc và nó chả có ích lợi gì cho dân tộc. 

Lớn nhanh lên về chính trị tức là sự đổi mới thể chế phải mạnh hơn nữa.Không phải là để giữ quyền lực cho nhóm này hay nhóm kia mà vấn đề là để cho dân tộc này nó trưởng thành nhanh có sức mạnh mới để đối phó với mối nguy hiểm từ bên ngoài và có nội lực để phát triển. 

Phải lớn nhanh về kinh tế, một chu kỳ 30 năm thì một dân tộc từ lạc hậu, nhờ công nghệ tin học, nhờ những phát triển mới của khoa học của kinh tế của công nghiệp mà một dân tộc từ chỗ kém cỏi và lạc hậu trong vòng 30 năm có thể xây dựng xong hạ tầng cơ sở về kinh tế.

Họ xây dựng xong hạ tầng giao thông, họ xây dựng xong hạ tầng của giáo dục.Tạo ra một nền giáo dục, một nền khoa học  tiên tiến mạnh mẽ. Họ tạo ra một cơ sở hạ tầng cái mà người ta gọi là vốn xã hội.Chất lượng của con người, chất lượng của xã hội đổi mới trong đó có nhân cách của con người và nhân cách của dân tộc ấy nó cao thượng hẳn lên, nó tốt đẹp hẳn lên. 

Người ta chỉ cần trong vòng 30 năm thì họ phát triển được, nhưng chúng ta cũng có 30 năm, từ 1986 đến nay là 28 năm thì chúng ta chưa tạo dựng được ra những hạ tầng như vậy, giờ cũng vẫn còn tiếp tục loay hoay… 

Hạ tầng cơ sở vật chất, đường xá giao thông liên lạc cũng chưa được, đường sắt vẫn sử dụng của thời Pháp thuộc, còn hạ tầng đặc biệt về giáo dục về khoa học thì ta không làm tốt được. Trong khi đó Hàn quốc họ cho ta cái số liệu chi tiêu về đầu tư thấp hơn chúng ta.

Ta chi tiêu 2 mà không xong, họ chi tiêu 1 mà họ đã hoàn thành, hoàn chỉnh được mọi chuyện. Bây giờ họ trở nên một dân tộc tiến bộ, một nền văn hóa, kinh tế tầm cỡ trên thế giới. Chúng ta chậm trễ như thế nên chúng ta tiếp tục phải  đánh đu và ngày càng lộ rõ. 

Điều này rất nguy hiểm nên phải thoát ra để tiếp nhận năng lực của nhân loại tiến bộ và làm cho nhanh chóng sự trưởng thành phát triển của xã hội Việt Nam. 

Từ đó nỗ lực của Việt Nam tăng trưởng để có thể đối phó với những âm mưu ví dụ như chúng ta đang đứng trước một thách thức nghiêm trọng từ chủ nghĩa bá quyền đại Hán của Trung Hoa. Hiện nay, họ đang hưng phát, họ không tuân theo cái phát triển hòa bình đâu.

 Phát triển hòa bình là cái trò lừa đảo.Người Trung hoa có mặt tốt là họ để lại một nền văn minh rất lớn nhưng họ cũng có mặt xấu là tráo trở, xỏ lá gian xảo  rất lớn. Mình đang đứng trước một tình hình là một Trung Hoa khi phát triển thì rất nhiều biểu hiện của lối hành xử như chủ nghĩa đế quốc. Tức là cũng muốn vẽ lại bản đồ địa chính trị. 

Ngay cả như Nga cũng đang đặt ra cho chúng ta một suy nghĩ… tưởng là nó tử tế nhưng không phải. Nó vẫn tiếp tục cái con đường kiểu chủ nghĩa đế quốc, cũng đòi vẽ lại bản đồ địa chính trị.  

Ucraine là rõ ràng nhất để mà thấy nước Nga vẫn còn trong một tâm thức Đại Nga lạc hậu, mà phía bên này là tâm thức Đại Hán lạc hậu và đấy là rất nguy hiểm cho dân tộc Việt Nam và cho khu vực cho nên là phải thoát thôi chả có cách nào khác.

Nhưng mà muốn thoát thì không phải một sớm, một hôm. Phải nhận thức tại sao ta bị kìm hãm trong một thế yếu kém kéo dài, phải nhìn ra. Giới tinh hoa tức giới trí thức phải tỉnh, phải biết, phải phân tích. Việt Nam có một cái kỳ lạ 50 năm nay có việc gì thì người ta nghĩ phải có một cái nghị quyết của Đảng thì mới làm được.

 Các nước văn minh tiên tiến thì họ không làm như vậy. Bất cứ việc gì của dân tộc họ, của xã hội họ thì việc đầu tiên là của giới trí thức phải phân tích, phải nghiền ngẫm, phải đối chiếu hai ba phương diện, hai ba phương án và cuối cùng mới đem lại kiến thức cho đám chính trị họ lựa chọn. 

Nhưng mình lại làm ngược lại, đem cái tư tưởng hẹp hòi thiển cận, thậm chí rất xấu của cái nhóm chính trị để áp đặt vào trong xã hội. Như thế xã hội mình không phát triển được. Nên giới trí thức phải hành động, phải nghiên cứu vì đây là vấn đề cấp bách, vấn đề lớn của đất nước.

 Kinh tế phải quan hệ với họ như thế nào để không bị lệ thuộc. Chính trị quan hệ với họ nhưthế nào để không bị lệ thuộc. Văn hóa quan hệ với họ như thế nào để không bị lệ thuộc và đặc biệt là chính sách đối ngoại của mình như thế nào để không bị cầm tù, không bị lệ thuộc. 

Nó ép mình, bắt mình là phải chơi với anh này, chơi với anh kia, không được chơi với người nọ không được chơi với người kia hết sức vô lý.

Đấy là vấn đề mà giới trí thức phải hành động và vừa rồi cái hội thảo thoát Trung là một việc làm đầu tiên thôi chứ còn phải tiếp tục phân tích, suy nghĩ, tạo ra một nhận thức xã hội, một dư luận xã hội mới thì mới mong là chúng ta sẽ thoát khỏi cái vòng kim cô bá quyền Đại Hán. 

Cho nên cái ông Nguyễn Tấn Dũng nói gì thì nói ông đặt ra những cái vấn đề rất hay “đừng đánh đổi chủ quyền lấy một cái hữu nghị viển vông lệ thuộc” thế thì tội gì mà mình không làm. 

Thế nhưng tôi biết là trong cái lãnh đạo họ không đồng tình với nhau đâu

Nó có nhiều phe phái lắm cho nên thoát cái lệ thuộc này không phải là đơn giản cho nên là nhân dân phải hành động vượt qua tất cả cái lạc hậu trì trệ, thậm chí cả những cái phản động đang còn tồn tại trong nội tại xã hội của Việt Nam hiện nay. Nhân dân phải vượt lên vượt qua những vấn đề này để khẳng định mình.

TQT:Theo ông thì có những trở lực nào cản trở việc thoát Trung?
NKM: Cái lớn nhất hiện nay là đường lối chính trị của cái Đảng cộng sản Việt Nam. Là cái cản trở trước.Kể cả những người, người ta yêu nước, người ta nhìn thấy những mối nguy hiểm của Trung Hoa rất sớm, cả giới trẻ thì cũng bắt bớ họ, lên án họ, thậm chí định đưa ra xử cái việc là tại sao lại phê phán Trung Hoa, ví dụ như vụ xử cô Phương Uyên. Đấy là giới trẻ nó nhìn rất là sáng tỏ, nó rất là nhạy cảm nó nêu lên. 

Thế mà anh không thấy được vấn đề anh lạc hậu hơn nó anh bị những cái chi phối mà do tâm thức lạc hậu của anh, do có thể có sự ràng buộc về tiền tài, về gái gú nên anh không nhìn thấy, anh bị những lợi ích vật chất đê hèn như thế mà anh không trở thành một cái nhân cách cao thượng để nhìn thấy sáng tỏ vấn đề. Thế thì đáng lẽ những trường hợp ấy thì anh phải phát triển lên anh phải nuôi dưỡng nó, nuôi dưỡng những ý nghĩ tiên tiến tiến bộ, anh để cho nhân dân trao đổi trò chuyện với nhau nhiều ý kiến khác nhau làm sáng tỏ vấn đề.

 Mãi đến khi nó dồn anh vào chân tường tức là nó đem đặt dàn khoan vào ngay trước lỗ mũi của anh, nhân dân quyết định thì anh mới đi theo. Đấy là cái lạc hậu của anh, lạc hậu của kẻ cầm quyền. Cho nên vấn đề lớn nhất là những người cầm quyền phải thức tỉnh nếu họ muốn xứng đáng là bộ phận điều khiển chỉ huy quản lý đất nước, xa hội.

Dứt khoát họ phải nghe theo dân để có đời sống tử tế và có sự phục vụ… có giá trị, còn nếu không thì gương của Lê Chiêu Thống đấy, gương của Trần Ích Tắc đấy. 

Rất là nhiều tấm gương trong lịch sử để lại là trước sự nguy khốn, uy hiếp của Trung Hoa thì trong nội bộ luôn luôn nảy sinh những kẻ Việt gian phản động, bây giờ phải khắc phục cái này.

TQT:Dư luận xã hội nói rằng “muốn thoát Trung trước hết chúng ta phải “thoát Cộng”, ông nghĩ thế nào về vấn đề này?
NKM: Thực ra là cái chủ nghĩa cộng sản nó tỏ ra là một cái sự hổ lốn, hồ đồ. Cho nên thoát Cộng có nghĩa là thoát khỏi một cái tư tưởng hổ lốn, hồ đồ và lạc hậu chả có gì khác. Anh bám víu vào một số cái ý tưởng mơ hồ, không tưởng không ra không tưởng, ảo tưởng không ra ảo tưởng và anh đã nhận thức được là trăm năm nữa không có nó đâu nhưng mà anh vẫn bám theo.

 Thế thì vấn đề là phải từ bỏ ngay cái mà tôi gọi là mô hình Xô viết, mô hình chính trị toàn trị sao chép của Liên xô cũ. Mình bị Nga rồi Tàu nó lôi sang, Mạc Tư Khoa nó lôi sang Bắc kinh mà hiện nay thì nó vẫn lôi sang để nó đào tạo đấy. Đào tạo từ anh lính cho đến những anh cán bộ chính trị tuyên huấn tuyên hiếc. Nó lôi sang nó đào tạo. Mình phải thấy rõ cái điều này là mình đang có nhận thức hồ đồ về một cái thứ chủ nghĩa mà không đâu vào đâu cả và đang thấy đấy ông Trọng nói trăm nữa không có chủ nghĩa xã hội đâu! Nhưng mà ta vẫn đánh đu theo như thế để làm gì? 

Mà rõ ràng cái đường lối này nó không phát triển đối với dân tộc. Cho nên là phải đổi mới, tôi nghĩ là phải đổi mới một cách quyết liệt. Ngay trong lãnh đạo hiện nay cũng có người đã nhận thức ra vấn đề này đấy. Nhưng mà họ đặt ra một cách đang còn dè dặt chưa dám phát động nhân dân suy nghĩ, nghiền ngẫm theo cách ấy, chẳng hạn như ông Dũng ông nêu là phải đổi mới, phải cải cách thể chế. Cải cách thể chế nghĩa là gì, thể chế chính trị, thể chế kinh tế, thể chế văn hóa… và phải để cho giới trí thức bàn luận rõ cái này. Cho nên là nói là muốn thoát Trung nhưng thực chất vấn đề là thoát cái việc hồ đồ hủ lậu hiện nay… 

Cách đây mấy năm thì tôi đang biểu hiện về chữ Việt có nghĩa như là sự thăng hoa siêu việt lên, vượt khỏi cái hoàn cảnh khó khăn nguy hiểm, vượt khỏi cái đối thủ gây cho mình cái cản trở cái khó khăn, gây cho mình cái lạc hậu, đặc biệt là phải thoát để vươn lên siêu việt, vượt lên chính mình để có nhân cách mới. Nhân cách của từng người và nhân cách của cái dân tộc này, trí tuệ sáng suốt, đàng hoàng làm chủ để phát triển…

Mà cái ông Hồ không biết vì thế nào mà ông cũng có một cái cảm nhận cũng là nhạy cảm, trong di chúc ông nói rằng phải có một cuộc chiến tranh để chống lại những hư hỏng cũ kỹ.Càng ngày càng thấy hư hỏng, càng ngày càng thấy cũ kỹ. Thế thì phải hiểu sao về những cái này? 

Cho nên tôi nghĩ là chưa bao giờ mà ý nghĩa của cái chữ Việt cần phải nghiền ngẫm suy nghĩ để mình có thể chọn lựa thái độ, cách ứng xử, đặc biệt là tìm những con đường mới, tìm những giá trị mới tìm những năng lực mới cho từng người cũng như cho từng cộng đồng dân tộc cho từng cái chính đảng cũng như là cho cái bộ máy nhà nước. Tôi có viết một bài gọi là Việt Nam hậu HD981. 

Trong đó tôi nói rõ là sau cái giàn khoan, sau cái ngày 02/05/2014 dân tộc này đã phải sống khác trước.Không đổi mới nhanh, không vượt lên nhanh thì chúng ta sẽ càng ngày càng thua thiệt cho nên thoát Trung chính là vấn đề làm sao cho Việt Nam thăng hoa, Việt Nam siêu việt lên một giai đoạn mới, một sự phát triển mới, tôi cũng xin mạo muội đưa ý kiến như thế.

-        TQT: Xin cảm ơn nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai.
T.Q.T. – N.K.M.

__._,_.___

Posted by: hung vu 

No comments:

Post a Comment