Thursday, 29 March 2018

Tân Cố vấn an ninh “diều hâu” John Bolton của Tổng thống Trump




From: Phuong trinh



                


Subject:   Tân Cố vấn an ninh “diều hâu” John Bolton

Tân Cố vấn an ninh “diều hâu” John Bolton của Tổng thống Trump

Chủ nhật, 25/03/2018 | 07:03 GMT + 7 685.376 lượt xem
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bổ nhiệm ông John Bolton, cựu đại sứ Liên Hiệp Quốc, một người bảo thủ cánh hữu với quan điểm đối ngoại ‘diều hâu’ cứng rắn, làm tân Cố vấn An ninh Quốc gia.
Ông John Bolton, tân cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Trump (Ảnh: wiki)
Một nhà bảo vệ cứng rắn cho quyền lực của Hoa Kỳ và ủng hộ củng cố sức mạnh Mỹ ở nước ngoài, ông Bolton chưa từng ngại bày tỏ quan điểm cá nhân – dù là với tư cách nhân viên chính phủ, trên các trang báo hay bàn phỏng vấn của Fox News.
Dưới đây là một số quan điểm về đối ngoại của ông Bolton.
1. Tấn công phủ đầu Bắc Hàn hoàn toàn thỏa đáng
Quan điểm của ông Bolton về vấn đề Bắc Hàn sẽ được quan tâm nhiều sau khi ông vào Nhà Trắng, trước cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Trump và Kim Jong-un được trông đợi sẽ diễn ra vào tháng Năm.
Ông Bolton khẳng định Bắc Hàn và chương trình hạt nhân của nước này mang đến một ”mối đe dọa trông thấy” cho Mỹ, đồng thời bác bỏ ý kiến cho rằng Washington vẫn còn thời gian cho đàm phán ngoại giao.
”Với những lỗ hổng của tình báo Hoa Kỳ về Bắc Hàn, chúng ta không nên chờ đợi đến những giây phút cuối cùng,” ông viết trên tờ Wall Street Journal hồi tháng Hai về khả năng tấn công phủ đầu có thể xảy ra.
‘Sẽ hoàn toàn hợp pháp nếu Mỹ sử dụng tấn công phủ đầu để đáp trả lại mối đe dọa từ chương trình vũ khí hạt nhân của Bắc Hàn.’
2. Ủng hộ ném bom Iran
Tổng thống Donald Trump đã sa thải ngoại trưởng Rex Tillerson do những quan điểm trái ngược về thỏa thuận hạt nhân tại Iran, điều mà ông Trump đặc biệt quan tâm.
Với John Bolton, ông Trump sẽ tìm được một người có quan điểm tương đồng hơn với ông.
Ông Bolton đã chỉ trích cựu Tổng thống Barack Obama khi đồng ý thỏa thuận chương trình vũ khí hạt nhân Iran hồi năm 2015.
Năm ngoái, ông Bolton viết rằng ngôn từ của thỏa thuận ‘‘tạo ra những lỗ hổng lớn, và Iran giờ đây lái các chương trình tên lửa và hạt nhân bay thẳng qua những lỗ hổng này.
Tháng 3/2015, một vài tháng trước khi thỏa thuận hạt nhân Iran được k‎ý kết, ông Bolton lập luận trên tờ Thời báo New York rằng chỉ có hành động quân sự mới đủ.
”Thời gian rất ngắn, nhưng đánh bom vẫn có thể thành công,” ông viết để bày tỏ hậu thuẫn cho hành động của Israel.
”Một cuộc tấn công như vậy phải đi cùng với sự ủng hộ mạnh mẽ của Mỹ cho phe đối lập của Iran, nhằm mục đích thay đổi chế độ ở Tehran.”
3. Không thích Liên Hợp Quốc
Một câu nói nổi tiếng của ông Bolton là: “Nếu tòa nhà 38 tầng của Liên Hiệp Quốc tại New York có mất đi 10 tầng cũng chả khác gì”. Ông được các nhà ngoại giao khác tại Liên Hiệp Quốc mô tả là “không quan tâm xem người khác có bị tổn thương hay không”. 
‘Không có Liên Hợp Quốc,” ông Bolton tuyên bố trong bài phát biểu năm 1994. “Ở đó là một cộng đồng quốc tế mà thỉnh thoảng có thể được lãnh đạo bởi siêu cường duy nhất còn lại trên thế giới, và đó là nước Mỹ, khi điều đó phù hợp với lợi ích của chúng ta”. 
Phát ngôn này đã được đưa ra cách đây hơn một thập kỷ, trước khi ông được chính quyền Tổng thống George W Bush bổ nhiệm là đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc. Nhưng ông Bolton vẫn hoài nghi về một cơ quan toàn cầu không chịu trách nhiệm về bất cứ chủ quyền của quốc gia nào.
Tờ The Economist gọi ông là ”đại sứ gây tranh cãi nhất mà Hoa Kỳ gửi đến Liên Hợp Quốc’‘, nhưng ông cũng giành được một số lời khen ngợi, khi mạnh mẽ thúc đẩy việc cải tổ tổ chức quốc tế này.
4. Chiến tranh Iraq không phải là một sai lầm
Chỉ vài tuần trước, ông Trump gọi cuộc tấn công Iraq năm 2003 là ”quyết định tồi tệ nhất được đưa ra”. Cùng thời điểm 2003, ông John Bolton, người từng ủng hộ mạnh mẽ cuộc chiến Iraq, từ chối lên án nó.
”Khi anh cho rằng lật đổ Saddam Hussein là một sai lầm, nói thế đơn giản quá,” ông nói trong một lần xuất hiện trên kênh tin tức Fox News.
Năm 2016, khi đang cân nhắc liệu có ra tranh cử chức ứng viên tổng thống của Đảng Cộng hòa, ông Bolton dè dặt hơn.
‘Nếu bạn biết mọi thứ bạn làm hôm nay, chắc hẳn bạn sẽ đưa ra những lựa chọn khác, nhưng tôi vẫn sẽ lật đổ Saddam Hussein vì ông ta là một mối đe dọa với hòa bình và sự ổn định trong khu vực,” tờ Washington Post dẫn lời ông nói.
5. Nga cần phải được xử lý mạnh tay
Ông Bolton miêu tả sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2016 là một ”hành động chiến tranh thực sự, và Washington sẽ không bao giờ dung thứ’.
Tháng 7 năm 2017, khi ông Trump gặp ông Putin và nhà lãnh đạo Nga bác bỏ sự can thiệp của Nga, ông Bolton viết rằng ông Putin “nói dối sau khi đã qua các khóa huấn luyện tốt nhất của KGB.”
Gần đây, sau vụ đầu độc cựu điệp viên Sergei Skripial tại Anh- một cuộc tấn công được cho là do Nga gây ra – ông Bolton cho rằng phương Tây nên đáp trả lại với ”một câu trả lời cứng rắn”.
6. Ủng hộ Đài Loan
Bolton nổi tiếng với việc công khai ủng hộ Đài Loan, nơi ông thường xuyên tới thăm. Ông liên tục kêu gọi các nhà lập pháp Mỹ nối lại quan hệ ngoại giao chính thức với hòn đảo này, một việc mà Bắc Kinh luôn đe dọa Mỹ chớ động vào. 
Đàm phán ngoại giao không nên được lý giải là Washington cho đi và Bắc Kinh thu về. Chúng ta cần có các ưu tiên liền lạc một cách chiến lược để phản ánh tình hình năm 2017 chứ không phải 1972, trong đó bao gồm nhiều hơn chính sách tiền tệ và thương mại, và đặc biệt là bao gồm Đài Loan. Hãy chờ xem một Trung Quốc ngày càng hiếu chiến phản ứng thế nào”, ông Bolton viết trên tờ Wall Street Journal hồi năm 2014. 
Việc ông Trump ký Đạo luật Di trú Đài Loan đã bị chính quyền Bắc Kinh chỉ trích mạnh mẽ, nói rằng việc này vi phạm chính sách “Một Trung Quốc” vốn là cốt lõi trong quan hệ hai bên. Tuy nhiên ông Bolton cho rằng chính sách này vốn đã mơ hồ và Mỹ cần phải tăng cường liên minh với Đài Loan bất chấp phản đối của Trung Quốc. 
(theo BBC)

Thursday, 22 March 2018

HOA KỲ THAY ĐỔI CHIẾN LƯỢC ĐỐI PHÓ TRUNG QUỐC. CỘNG ĐỒNG QUỐC TẾ ĐÃ SẴN SÀNG CHƯA?



----- Forwarded Message -----
From: L. Nguy

HOA KỲ THAY ĐỔI CHIẾN LƯỢC ĐỐI PHÓ TRUNG QUỐC. CỘNG ĐỒNG QUỐC TẾ ĐÃ SẴN SÀNG CHƯA?
                                       Đại-Dương

Bài The China Reckoning đăng trên Tạp chí Foreign Affairs tháng 3 và 4-2018 đã nhìn nhận sự sai lầm của Hoa Kỳ khi đối phó với Trung Quốc từ nhiệm kỳ Tổng thống Richard Nixon (1969-1974) cho đến hết thời trị vì Barack Obama (2009-2017).
Sau Đệ nhị Thế chiến, Hoa Kỳ xây dựng những thiết chế và luật lệ góp phần tạo nên cấu trúc chính trị toàn cầu và Châu Á được chấp nhận rộng rãi như tự do thương mại, tự do hàng hải, giải quyết hòa bình các vụ tranh chấp, hợp tác quốc tế để xử trí thách đố toàn cầu.
Tuy nhiên, kỳ vọng của Hoa Kỳ muốn đưa Trung Quốc vào khuôn khổ trật tự toàn cầu đã hoàn toàn thất bại dù từng trao cho Bắc Kinh củ cà rốt thật ngon và chiếc roi doạ con nít.
Hoa Kỳ nói riêng và Tây Phương nói chung suy nghĩ và giải quyết mọi vấn đề dựa vào duy lý trong khi Trung Quốc duy ý.

   Trong lĩnh vực kinh tế

Năm 1967, Nixon viết trên Foreign Affairs: “Thế giới không thể an toàn khi Trung Quốc chưa thay đổi nên cần tác động đến các sự kiện”. Kể từ đó Hoa Kỳ hành động theo giả thuyết “tăng cường quan hệ thương mại, ngoại giao, văn hoá sẽ làm thay đổi nội bộ Trung Quốc và cách cư xử với bên ngoài của Bắc Kinh”.
Nghe ra rất hợp lý mà chẳng hợp ý Bắc Kinh nên mặt ngoài giới lãnh đạo Trung Quốc vẫn cố tỏ ra an thân thủ phận, không thách đố Hoa Kỳ mà trong nội bộ gìn giữ và bảo vệ cẫn mật nền kinh tế tập quyền và chuyên chính vô sản.
Khi tham gia vào các định chế quốc tế, Trung Quốc bỏ qua điều bất lợi bằng cách biện minh đất nước ở vào giai đoạn đang phát triển hoặc do trình độ dân trí thấp.
Hoa Kỳ cấp quy chế tối huệ quốc (MFN) cho Trung Quốc trong thập niên 1990, cho vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2001, thiết lập đối thoại kinh tế cấp cao và đàm phán đầu tư song phương (2006). Cơ chế Đối thoại Kinh tế Toàn diện do Tập Cận Bình và Donald Trump đồng ý cũng chẳng mang lại kết quả cụ thể..
Do đó, thương mại hàng hoá giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc từ 8 tỉ USD năm 1986 lên mức 578 tỉ vào 2016, tăng hơn 30 lần.
Khi trở nên giàu có, Bắc Kinh đầu tư gấp đôi vào mô hình “tư bản nhà nước”, thúc đẩy các tập đoàn công nghệ hàng đầu lao vào lĩnh vực hàng không, robotics, không gian, hàng hải, vũ khí, chiến cụ, y sinh học trong kế hoạch “Made in China” vào năm 2035.
Các nhà hoạch định chính sách và những quản trị viên của doanh nghiệp Mỹ vẫn ngầm chấp nhận sự phân biệt đối xử tại thị trường Hoa Lục mà quyết đấu tranh để giành những nhượng bộ nhỏ nhoi từng chút một. Nhưng, càng ngày họ càng bị đẩy ra xa nên năm 2017, Phòng Thương mại Mỹ cho biết 8/10 doanh nghiệp không tin Bắc Kinh sẽ mở cửa thị trường Hoa Lục.
Do thuế doanh nghiệp 35% ở Hoa Kỳ so với mặt bằng 20% trong cộng đồng quốc tế cùng với trên 70,000 trang quy định cản trở hoạt động kinh doanh nên các tập đoàn đa quốc, kể cả các công ty nhỏ hơn cũng nhảy vào khai thác thị trường bao la và ít khắc khe về môi trường, luật lệ lao động như Trung Quốc.
Họ để lại một đất nước thiếu công ăn việc làm, cộng với nợ công vọt lên như hoả tiễn thời Tổng thống Barack Obama.
Vì thế, Tổng thống Trump đã khai chiến kinh tế với Trung Quốc khi hạ mức thuế doanh nghiệp xuống 21% và sử dụng hàng rào thuế quan để kéo các công ty Mỹ từ Hoa Lục phải hồi hương. Các công ty ngoại quốc từng đầu tư vào Hoa Lục cũng rục rịch chuyển sang Hoa Kỳ để tránh biện pháp thuế quan và được kinh doanh minh bạch, bình đẳng. Công ăn việc làm được trao lại cho người Mỹ, lợi tức của các công ty Mỹ lớn nhỏ phải đóng thuế cho quốc gia. Hàng hoá do Mỹ sản xuất đủ sức cạnh tranh bình đẳng trên thị trường quốc tế. Dân Mỹ nuôi chính quyền thu gọn chứ không phải chính quyền đồ sộ nuôi dân đến mức mắc nợ như Chúa Chổm.
Châu Âu tức giận Trump vì tương lai hàng hoá của họ không còn lợi thế hơn Mỹ đã được tỉ phú George Soros hiến kế “hãy hạ thuế doanh nghiệp xuống 15 hoặc 12%. Thế thì ngân khố Châu Âu lấy tiền đâu mà điều hành đất nước!
Hãng tin DW của Đức ngày 15-02-2018 nhận định: “Địa vị của Trung Quốc như một siêu cường toàn cầu bất khả tranh cãi. Liên Âu đang đứng trước ngả ba đường giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc”.
Tuy nhiên, Jan Gaspers đứng đầu Viện Nghiên cứu Chính sách Trung Quốc ở Berlin đánh giá phát biểu của Tập Cận Bình tại Hội nghị An ninh Munich năm 2018: “chỉ là lời lẽ cường điệu, họ sẽ chẳng sống như đã nói”.
Bắc Kinh đã tặng cho các nhược tiểu Châu Á củ cà rốt có sâu trong ruột (viện trợ, cho vay để xây hạ tầng kinh tế, thuê đất kinh doanh), và cây gậy to (đe doạ tấn công quân sự) để nhâm nhi từng mãnh chủ quyền và quyền-chủ-quyền... Bài học Sri Lanca, Pakistan, Việt Nam, Phi Luật Tân chưa ráo mực.
Nhờ trữ tệ trên 3,000 tỉ USD mà Bắc Kinh mua đứt hoặc liên doanh với nhiều công ty kỹ thuật cao đang làm ăn phát đạt để tuần tự khống chế nền kinh tế các nước đang phát triển lẫn phát triển.
Như thế, toàn-cầu-hoá sẽ theo điều kiện do Trung Quốc đặt ra.

             Sang lĩnh vực quân sự

Bắc Kinh đẩy mạnh việc chế tạo, mua sắm chiến cụ, vũ khí tối tân để thực thi chính sách bành trướng, bá quyền cố hữu.
Hoạt động quân sự của Trung Quốc không đủ nghiêm trọng (để tránh Hoa Kỳ can thiệp) mà có thể tạo tâm lý nghi ngờ giữa Hoa Kỳ và các đồng minh lẫn đối tác chiến lược, đặc biệt tại Châu Á-Thái Bình Dương.
Hoa Kỳ đã cố tránh chạm trán quân sự với Trung Quốc nên Học giả Joseph Nye, Phụ trách Văn phòng Châu Á của Ngũ Giác Đài thời Bill Clinton giải thích: “Nếu đối đãi với Trung Quốc như kẻ thù thì chúng ta sẽ có kẻ thù tương lai”.
Thực tế, từ kiểu Hoa Kỳ nhượng bộ Trung Quốc mà ngày nay HK có kẻ thù hùng mạnh!
Bắc Kinh đã xây 7 đảo nhân tạo ở Spratly Islands (Trường Sa, Nam Sa), quân-sự-hoá toàn bộ Biển Nam Trung Hoa, đưa chiến đấu cơ J-20 (tương đương F-22) và J-31 (tương đương F-35) lẫn Su-35 do Nga chế tạo (Trung Quốc mua 24 chiếc) phối hợp tuần tiễu tác chiến trên Biển Nam Trung Hoa. Có thể Bắc Kinh đang chờ thời cơ để tuyên bố Vùng Nhận dạng Phòng không.
Các lực lượng Hải Quân, Phòng vệ Duyên hải, Dân quân biển của Trung Quốc phối hợp chặt chẽ để bảo vệ “tuyên bố chủ quyền” của Bắc Kinh trên Biển Nam Trung Hoa.
Chính phủ Trump đã bố trí thường trực hai Hải đội Xung kích Hàng không mẫu hạm trên Biển Đông nhằm duy trì quyền tự do hàng hải trong vùng biển quốc tế và đối phó cấp thời với mọi biến cố quân sự cũng như dân sự.
Siêu Hàng không mẫu Hạm Carl Vinson đang neo trong Vịnh Manila hôm 16-02-2018 để thăm thiện chí trên đường công tác trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và cùng các đồng minh, đối tác chiến lược phát huy quyền tự do trên biển, cải thiện an ninh khu vực. Carl Vinson sẽ thăm Đà Nẵng vào tháng 3-2018.  
Khu trục hạm USS Hopper đã hải hành trong vùng 12 hải lý của Bãi cạn Scarborough do Phi Luật Tân tuyên bố chủ quyền mà Trung Quốc đang kiểm soát.
Lực lượng quân sự của Trung Quốc và Hoa Kỳ ngày càng dày đặc trên Biển Nam Trung Hoa. Tuy nhiên, cuộc chiến tương lai mà hai bên đang nghiên cứu được Tổ hợp RAND trình bày trong báo cáo “Systems Confrontation and System Destruction Warfare: How the Chinese People’s Liberation Army Seeks to Wage Modern Warfare”.
Bản báo cáo cho biết Trung Quốc đang hoàn thiện “học thuyết đối đầu giữa hệ thống điều hành của kẻ thù chứ không phải giữa các quân đội”. RAND sẽ tập trung nghiên cứu: (1) Giải phóng quân Trung Quốc (PLA) biết được bao nhiêu về chiến tranh hệ thống. (2) Các hệ thống phụ của PLA phối hợp thế nào? (3) Xem xét các hệ thống điều hành chọn lọc của PLA.
Bộ Tứ Mỹ-Nhật-Úc-Ấn đang thảo luận khẩn cấp về Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương do Trump công bố tại APEC 2017.
Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch tuyên bố kế hoạch tái cơ cấu Quân đội theo hướng tinh, gọn, mạnh, linh hoạt đến năm 2021, nhưng, căn bản vẫn theo nền tảng “quốc phòng toàn dân”.
Tổng thống Rodrigo Duterte phát biểu trước giới doanh nhân Phi Luật Tân và Trung Quốc và hôm 19-02-2018 “Bắc Kinh xây đảo nhân tạo để chống Mỹ chứ không nhắm vào các nước trong vùng … không để dân chết oan uổng, nếu Bắc Kinh muốn có thể biến Phi Luật Tân thành một tỉnh của Trung Quốc!”.
Phát ngôn viên của Duterte tuyên bố: “Trung Quốc xây đảo nhân tạo là tốt vì sẽ thuộc về Phi Luật Tân khi được yêu cầu” mà quên Bắc Kinh từng hứa tương tự với Hà Nội từ năm 1974, nhưng, tới nay Hoàng Sa vẫn do Trung Quốc chiếm giữ và mở rộng!
Không quốc gia nào trên Biển Đông Á (gồm Biển Đông Trung Hoa và Biển Nam Trung Hoa) có thể vô hại khi chiến tranh Mỹ-Trung bùng nổ, nên chuẩn bị trước sẽ chịu ít thiệt hại hơn.
Manila và Hà Nội không có hành động tự bảo vệ trước hành vi xâm lăng của Bắc Kinh thì đừng mong quốc tế cứu giúp.
Nhật Bản, Đại Hàn sẵn sàng chia sẻ trách nhiệm và nghĩa vụ cùng với Hoa Kỳ nhằm bảo vệ và duy trì chủ quyền, an ninh quốc gia. Liên minh này dù có vài bất đồng ý kiến mà vẫn giải quyết trên căn bản tương nhượng vì họ đặt chủ quyền quốc gia và lợi ích dân tộc lên hàng tối thượng. 
Chủ tịch Tập Cận Bình không còn che đậy chính sách bành trướng và bá quyền toàn cầu đã đặt thế giới trước nguy cơ bị thống trị.
Thời gian hành động đã điểm. Chẳng ai có thể đứng ngoài nếu muốn có một cộng đồng nhân loại biết tôn trọng lẫn nhau, cùng chia sẻ khó khăn và thành quả dựa vào luật pháp quốc tế được đa số chấp nhận và duy trì.

                                      Đại-Dương

Tài liệu tham khảo:
- The China Reckoning (Foreign Affairs)
- Could the United States Have Done – If Anything – To Prevent China's Rise? (Diplomat)
- Admiral warns US must prepare for possibility of war with China (Diplomat)
- As China takes 'center stage,' Europe stands at a crossroads (DW)
USS Carl Vinson arrives in Manila for port visit (Inquirer)


__._,_.___

Posted by: Mike Duong 

Thursday, 15 March 2018

HOA KỲ THAY ĐỔI CHIẾN LƯỢC ĐỐI PHÓ TRUNG QUỐC. CỘNG ĐỒNG QUỐC TẾ ĐÃ SẴN SÀNG CHƯA?

 


----- Forwarded Message -----
From: L. Nguyen <>
Sent: Monday, March 12, 2018, 5:08:19 AM EDT
Subject: PHA^`N II (D-L 182): D-A.I DU*O*NG: HOA KỲ THAY ĐỔI CHIẾN LƯỢC ĐỐI PHÓ TRUNG QUỐC. CỘNG ĐỒNG QUỐC TẾ ĐÃ SẴN SÀNG CHƯA?




HOA KỲ THAY ĐỔI CHIẾN LƯỢC ĐỐI PHÓ TRUNG QUỐC. CỘNG ĐỒNG QUỐC TẾ ĐÃ SẴN SÀNG CHƯA?

                                      
Đại-Dương

Bài The China Reckoning đăng trên Tạp chí Foreign Affairs tháng 3 và 4-2018 đã nhìn nhận sự sai lầm của Hoa Kỳ khi đối phó với Trung Quốc từ nhiệm kỳ Tổng thống Richard Nixon (1969-1974) cho đến hết thời trị vì Barack Obama (2009-2017).
Sau Đệ nhị Thế chiến, Hoa Kỳ xây dựng những thiết chế và luật lệ góp phần tạo nên cấu trúc chính trị toàn cầu và Châu Á được chấp nhận rộng rãi như tự do thương mại, tự do hàng hải, giải quyết hòa bình các vụ tranh chấp, hợp tác quốc tế để xử trí thách đố toàn cầu.
Tuy nhiên, kỳ vọng của Hoa Kỳ muốn đưa Trung Quốc vào khuôn khổ trật tự toàn cầu đã hoàn toàn thất bại dù từng trao cho Bắc Kinh củ cà rốt thật ngon và chiếc roi doạ con nít.
Hoa Kỳ nói riêng và Tây Phương nói chung suy nghĩ và giải quyết mọi vấn đề dựa vào duy lý trong khi Trung Quốc duy ý.

  
Trong lĩnh vực kinh tế

Năm 1967, Nixon viết trên Foreign Affairs: “Thế giới không thể an toàn khi Trung Quốc chưa thay đổi nên cần tác động đến các sự kiện”. Kể từ đó Hoa Kỳ hành động theo giả thuyết “tăng cường quan hệ thương mại, ngoại giao, văn hoá sẽ làm thay đổi nội bộ Trung Quốc và cách cư xử với bên ngoài của Bắc Kinh”.
Nghe ra rất hợp lý mà chẳng hợp ý Bắc Kinh nên mặt ngoài giới lãnh đạo Trung Quốc vẫn cố tỏ ra an thân thủ phận, không thách đố Hoa Kỳ mà trong nội bộ gìn giữ và bảo vệ cẫn mật nền kinh tế tập quyền và chuyên chính vô sản.
Khi tham gia vào các định chế quốc tế, Trung Quốc bỏ qua điều bất lợi bằng cách biện minh đất nước ở vào giai đoạn đang phát triển hoặc do trình độ dân trí thấp.
Hoa Kỳ cấp quy chế tối huệ quốc (MFN) cho Trung Quốc trong thập niên 1990, cho vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2001, thiết lập đối thoại kinh tế cấp cao và đàm phán đầu tư song phương (2006). Cơ chế Đối thoại Kinh tế Toàn diện do Tập Cận Bình và Donald Trump đồng ý cũng chẳng mang lại kết quả cụ thể..
Do đó, thương mại hàng hoá giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc từ 8 tỉ USD năm 1986 lên mức 578 tỉ vào 2016, tăng hơn 30 lần.
Khi trở nên giàu có, Bắc Kinh đầu tư gấp đôi vào mô hình “tư bản nhà nước”, thúc đẩy các tập đoàn công nghệ hàng đầu lao vào lĩnh vực hàng không, robotics, không gian, hàng hải, vũ khí, chiến cụ, y sinh học trong kế hoạch “Made in China” vào năm 2035.
Các nhà hoạch định chính sách và những quản trị viên của doanh nghiệp Mỹ vẫn ngầm chấp nhận sự phân biệt đối xử tại thị trường Hoa Lục mà quyết đấu tranh để giành những nhượng bộ nhỏ nhoi từng chút một. Nhưng, càng ngày họ càng bị đẩy ra xa nên năm 2017, Phòng Thương mại Mỹ cho biết 8/10 doanh nghiệp không tin Bắc Kinh sẽ mở cửa thị trường Hoa Lục.
Do thuế doanh nghiệp 35% ở Hoa Kỳ so với mặt bằng 20% trong cộng đồng quốc tế cùng với trên 70,000 trang quy định cản trở hoạt động kinh doanh nên các tập đoàn đa quốc, kể cả các công ty nhỏ hơn cũng nhảy vào khai thác thị trường bao la và ít khắc khe về môi trường, luật lệ lao động như Trung Quốc.
Họ để lại một đất nước thiếu công ăn việc làm, cộng với nợ công vọt lên như hoả tiễn thời Tổng thống Barack Obama.
Vì thế, Tổng thống Trump đã khai chiến kinh tế với Trung Quốc khi hạ mức thuế doanh nghiệp xuống 21% và sử dụng hàng rào thuế quan để kéo các công ty Mỹ từ Hoa Lục phải hồi hương. Các công ty ngoại quốc từng đầu tư vào Hoa Lục cũng rục rịch chuyển sang Hoa Kỳ để tránh biện pháp thuế quan và được kinh doanh minh bạch, bình đẳng. Công ăn việc làm được trao lại cho người Mỹ, lợi tức của các công ty Mỹ lớn nhỏ phải đóng thuế cho quốc gia. Hàng hoá do Mỹ sản xuất đủ sức cạnh tranh bình đẳng trên thị trường quốc tế. Dân Mỹ nuôi chính quyền thu gọn chứ không phải chính quyền đồ sộ nuôi dân đến mức mắc nợ như Chúa Chổm.
Châu Âu tức giận Trump vì tương lai hàng hoá của họ không còn lợi thế hơn Mỹ đã được tỉ phú George Soros hiến kế “hãy hạ thuế doanh nghiệp xuống 15 hoặc 12%. Thế thì ngân khố Châu Âu lấy tiền đâu mà điều hành đất nước!
Hãng tin DW của Đức ngày 15-02-2018 nhận định: “Địa vị của Trung Quốc như một siêu cường toàn cầu bất khả tranh cãi. Liên Âu đang đứng trước ngả ba đường giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc”.
Tuy nhiên, Jan Gaspers đứng đầu Viện Nghiên cứu Chính sách Trung Quốc ở Berlin đánh giá phát biểu của Tập Cận Bình tại Hội nghị An ninh Munich năm 2018: “chỉ là lời lẽ cường điệu, họ sẽ chẳng sống như đã nói”.
Bắc Kinh đã tặng cho các nhược tiểu Châu Á củ cà rốt có sâu trong ruột (viện trợ, cho vay để xây hạ tầng kinh tế, thuê đất kinh doanh), và cây gậy to (đe doạ tấn công quân sự) để nhâm nhi từng mãnh chủ quyền và quyền-chủ-quyền. Bài học Sri Lanca, Pakistan, Việt Nam, Phi Luật Tân chưa ráo mực.
Nhờ trữ tệ trên 3,000 tỉ USD mà Bắc Kinh mua đứt hoặc liên doanh với nhiều công ty kỹ thuật cao đang làm ăn phát đạt để tuần tự khống chế nền kinh tế các nước đang phát triển lẫn phát triển.
Như thế, toàn-cầu-hoá sẽ theo điều kiện do Trung Quốc đặt ra.

           
  Sang lĩnh vực quân sự

Bắc Kinh đẩy mạnh việc chế tạo, mua sắm chiến cụ, vũ khí tối tân để thực thi chính sách bành trướng, bá quyền cố hữu.
Hoạt động quân sự của Trung Quốc không đủ nghiêm trọng (để tránh Hoa Kỳ can thiệp) mà có thể tạo tâm lý nghi ngờ giữa Hoa Kỳ và các đồng minh lẫn đối tác chiến lược, đặc biệt tại Châu Á-Thái Bình Dương.
Hoa Kỳ đã cố tránh chạm trán quân sự với Trung Quốc nên Học giả Joseph Nye, Phụ trách Văn phòng Châu Á của Ngũ Giác Đài thời Bill Clinton giải thích: “Nếu đối đãi với Trung Quốc như kẻ thù thì chúng ta sẽ có kẻ thù tương lai”.
Thực tế, từ kiểu Hoa Kỳ nhượng bộ Trung Quốc mà ngày nay HK có kẻ thù hùng mạnh!
Bắc Kinh đã xây 7 đảo nhân tạo ở Spratly Islands (Trường Sa, Nam Sa), quân-sự-hoá toàn bộ Biển Nam Trung Hoa, đưa chiến đấu cơ J-20 (tương đương F-22) và J-31 (tương đương F-35) lẫn Su-35 do Nga chế tạo (Trung Quốc mua 24 chiếc) phối hợp tuần tiễu tác chiến trên Biển Nam Trung Hoa. Có thể Bắc Kinh đang chờ thời cơ để tuyên bố Vùng Nhận dạng Phòng không.
Các lực lượng Hải Quân, Phòng vệ Duyên hải, Dân quân biển của Trung Quốc phối hợp chặt chẽ để bảo vệ “tuyên bố chủ quyền” của Bắc Kinh trên Biển Nam Trung Hoa.
Chính phủ Trump đã bố trí thường trực hai Hải đội Xung kích Hàng không mẫu hạm trên Biển Đông nhằm duy trì quyền tự do hàng hải trong vùng biển quốc tế và đối phó cấp thời với mọi biến cố quân sự cũng như dân sự.
Siêu Hàng không mẫu Hạm Carl Vinson đang neo trong Vịnh Manila hôm 16-02-2018 để thăm thiện chí trên đường công tác trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và cùng các đồng minh, đối tác chiến lược phát huy quyền tự do trên biển, cải thiện an ninh khu vực. Carl Vinson sẽ thăm Đà Nẵng vào tháng 3-2018.  
Khu trục hạm USS Hopper đã hải hành trong vùng 12 hải lý của Bãi cạn Scarborough do Phi Luật Tân tuyên bố chủ quyền mà Trung Quốc đang kiểm soát.
Lực lượng quân sự của Trung Quốc và Hoa Kỳ ngày càng dày đặc trên Biển Nam Trung Hoa. Tuy nhiên, cuộc chiến tương lai mà hai bên đang nghiên cứu được Tổ hợp RAND trình bày trong báo cáo “Systems Confrontation and System Destruction Warfare: How the Chinese People’s Liberation Army Seeks to Wage Modern Warfare”.
Bản báo cáo cho biết Trung Quốc đang hoàn thiện “học thuyết đối đầu giữa hệ thống điều hành của kẻ thù chứ không phải giữa các quân đội”. RAND sẽ tập trung nghiên cứu: (1) Giải phóng quân Trung Quốc (PLA) biết được bao nhiêu về chiến tranh hệ thống. (2) Các hệ thống phụ của PLA phối hợp thế nào? (3) Xem xét các hệ thống điều hành chọn lọc của PLA.
Bộ Tứ Mỹ-Nhật-Úc-Ấn đang thảo luận khẩn cấp về Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương do Trump công bố tại APEC 2017.
Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch tuyên bố kế hoạch tái cơ cấu Quân đội theo hướng tinh, gọn, mạnh, linh hoạt đến năm 2021, nhưng, căn bản vẫn theo nền tảng “quốc phòng toàn dân”.
Tổng thống Rodrigo Duterte phát biểu trước giới doanh nhân Phi Luật Tân và Trung Quốc và hôm 19-02-2018 “Bắc Kinh xây đảo nhân tạo để chống Mỹ chứ không nhắm vào các nước trong vùng … không để dân chết oan uổng, nếu Bắc Kinh muốn có thể biến Phi Luật Tân thành một tỉnh của Trung Quốc!”.
Phát ngôn viên của Duterte tuyên bố: “Trung Quốc xây đảo nhân tạo là tốt vì sẽ thuộc về Phi Luật Tân khi được yêu cầu” mà quên Bắc Kinh từng hứa tương tự với Hà Nội từ năm 1974, nhưng, tới nay Hoàng Sa vẫn do Trung Quốc chiếm giữ và mở rộng!
Không quốc gia nào trên Biển Đông Á (gồm Biển Đông Trung Hoa và Biển Nam Trung Hoa) có thể vô hại khi chiến tranh Mỹ-Trung bùng nổ, nên chuẩn bị trước sẽ chịu ít thiệt hại hơn.
Manila và Hà Nội không có hành động tự bảo vệ trước hành vi xâm lăng của Bắc Kinh thì đừng mong quốc tế cứu giúp.
Nhật Bản, Đại Hàn sẵn sàng chia sẻ trách nhiệm và nghĩa vụ cùng với Hoa Kỳ nhằm bảo vệ và duy trì chủ quyền, an ninh quốc gia. Liên minh này dù có vài bất đồng ý kiến mà vẫn giải quyết trên căn bản tương nhượng vì họ đặt chủ quyền quốc gia và lợi ích dân tộc lên hàng tối thượng. 
Chủ tịch Tập Cận Bình không còn che đậy chính sách bành trướng và bá quyền toàn cầu đã đặt thế giới trước nguy cơ bị thống trị.
Thời gian hành động đã điểm. Chẳng ai có thể đứng ngoài nếu muốn có một cộng đồng nhân loại biết tôn trọng lẫn nhau, cùng chia sẻ khó khăn và thành quả dựa vào luật pháp quốc tế được đa số chấp nhận và duy trì.
                                      Đại-Dương

Tài liệu tham khảo:
- The China Reckoning (Foreign Affairs)
- Could the United States Have Done – If Anything – To Prevent China's Rise? (Diplomat)
- Admiral warns US must prepare for possibility of war with China (Diplomat)
- As China takes 'center stage,' Europe stands at a crossroads (DW)
USS Carl Vinson arrives in Manila for port visit (Inquirer)
__._,_.___

Posted by: Alex Tran

Wednesday, 14 March 2018

Triều Tiên sẽ lại một lần nữa lừa dối cả thế giới như đã từng?



----- Forwarded Message -----
From: doan vu 
Sent: ‎Sunday‎, ‎March‎ ‎11‎, ‎2018‎ ‎12‎:‎24‎:‎21‎ ‎AM‎ ‎EST
Subject: Triều Tiên sẽ lại một lần nữa lừa dối cả thế giới như đã từng?

Triều Tiên sẽ lại một lần nữa lừa dối cả thế giới như đã từng?

08:24, 11/03/2018


Triều Tiên
Chương trình tên lửa hạt nhân của Triều Tiên (Ảnh: Getty).
Nhiều thập kỷ qua, cộng đồng quốc tế luôn nỗ lực thúc đẩy tiến trình phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên. Bình Nhưỡng đã hai lần lừa dối quốc tế khi tuyên bố chấm dứt chương trình tên lửa hạt nhân. Phải chăng, lần này ông Kim cũng dùng “chiêu” này?
Theo CNBC, Triều Tiên từng tuyên bố giải trừ vũ khí hạt nhân khi cộng đồng quốc tế gia tăng áp lực lên chính quyền nước này. Tuy nhiên, đó chỉ là “phương pháp chống đối tạm thời” của Bình Nhưỡng để “hạ nhiệt” căng thẳng.
Trong chuyến thăm và làm việc tại Triều Tiên của phái đoàn Hàn Quốc vừa qua, lãnh đạo Kim Jong-un khẳng định họ sẽ “không duy trì vũ khí hạt nhân nếu các mối đe dọa quân sự chống lại nước này được giải tỏa cũng như nhận được sự đảm bảo về an ninh”.
Ông Kim cũng đưa ra đề nghị gặp gỡ nhà lãnh đạo Mỹ để thảo luận về phi hạt nhân hóa mà không cần bất kỳ điều kiện tiên quyết nào.
Để đáp lại lời mời “chân thành” của nhà lãnh đạo Triều Tiên, Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 8/3 đã chấp nhận và có thể sẽ tổ chức buổi gặp lịch sử vào tháng 5. Tuy nhiên, nhiều người lo ngại rằng chính sách lần này của ông Kim Jong-un có thể lặp lại quá khứ.
Triều Tiên sẽ lại một lần nữa lừa dối cả thế giới như đã từng?

Tổng thống Donald Trump sẽ gặp lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vào tháng Năm (Ảnh: MTL Blog).
Năm 1994 và những năm 2000 – là những ví dụ điển hình về chính sách ngoại giao “bất thường” của Bình Nhưỡng.

Năm 1994, chính quyền của cựu Tổng thống Bill Clinton và Triều Tiên đã ký một thoả thuận với mục tiêu “Bình Nhưỡng cam kết đóng băng chương trình vũ khí hạt nhân, đổi lại quan hệ giữa hai nước có thể bình thường hóa. Ngoài ra, Hoa Kỳ cũng cung cấp dầu, nhiên liệu và giúp Bình Nhưỡng xây dựng các lò phản ứng hạt nhân nước nhẹ”.

Tuy nhiên, năm 1998 Bình Nhưỡng đã gửi công nghệ chế tạo tên lửa và các thiết bị cho Pakistan. buộc cộng đồng quốc tế phải tiếp tục áp đặt các lệnh trừng phạt lên Triều Tiên.
Mối quan hệ Hoa Kỳ – Triều Tiên trở nên gay gắt hơn khi Tổng thống Bush lên nắm quyền. Năm 2001, một công ty của Bình Nhưỡng đã gửi tên lửa sang Iran. Năm 2002, ông Bush gia tăng lệnh trừng phạt lên Triều Tiên khi tuyên bố “Triều Tiên, cùng với Iran và Iraq đang tài trợ cho khủng bố và tìm kiếm vũ khí hạt nhân”.

Tuy nhiên, một số nhà lập pháp Triều Tiên cho rằng đó là lỗi của chính quyền Washington. Triều Tiên chỉ nhận được một phần và thậm chí không nhận được các chuyến hàng chở dầu thô và lò phản ứng nước nhẹ sang Bình Nhưỡng mà Hoa Kỳ cam kết hỗ trợ.
Năm 2007, Triều Tiên một lần nữa hứa đóng cửa lò phản ứng hạt nhân của mình để đổi lấy dầu nhiên liệu. Nước này yêu cầu Mỹ trả 25 triệu USD trong các quỹ đã bị đóng băng và cam kết sẽ trở lại “Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân” mà cố lãnh đạo Kim Jong-il, cha của ông Kim Jong-un, tuyên bố rút khỏi năm 2003.

Đồng thời, Bình Nhưỡng cũng tuyên bố sẽ tiết lộ tất cả các hoạt động hạt nhân đang dang dở vào cuối năm 2007, song như lần trước, Triều Tiên lại thất hứa.
Tháng 5/2008, chính phủ Bình Nhưỡng yêu cầu Mỹ xóa tên khỏi danh sách các quốc gia tài trợ khủng bố; đổi lại, nước này sẽ thúc đẩy việc phá hủy nhà máy hạt nhân Yongbyon.

Triều Tiên sẽ lại một lần nữa lừa dối cả thế giới như đã từng?


Một lò phản ứng ở Trung tâm nghiên cứu khoa học hạt nhân Yongbyon của Triều Tiên (Ảnh: Reuters).
Tuy nhiên, vào năm 2009, một lần nữa, Triều Tiên tiếp tục phát triển chương trình tên lửa hạt nhân và cấm các nhà nghiên cứu tên lửa tới quốc gia này. Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã đáp trả các cuộc thử nghiệm tên lửa của Triều Tiên, bằng cách đe dọa tăng cường các biện pháp trừng phạt. Mọi lời hứa của Bình Nhưỡng đã “tan thành mây khói” khi nước này tuyên bố rời khỏi bàn đàm phán 6 bên về vấn đề phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
An Yên


__._,_.___

Posted by: Khai Vo 

Mỹ-Trung trong thế kỷ 21

 

Show original message




 
Mỹ-Trung trong thế kỷ 21

Đoàn Hưng Quốc
20180304-Comic-RRfJTG-Trump_Xi_Jinping_China_President_for_life_Kiss_Soulmates-aa-Rim_YES-Brand_Boxes_YES-1080x1080.jpg
Người Hoa nhận xét mỗi triều đại Trung Hoa thường kéo dài khoảng 270 năm với ngụ ý rằng chế độ Cộng Sản sẽ còn kéo dài thêm 2 thế kỷ nửa, đồng thời ám chỉ nền dân chủ Hoa Kỳ sau 200 năm bắt đầu già nua cằn cổi. Có 4 mốc điểm trong thời gian sắp tới cần được quan tâm và bao gồm:
-       2021: kỷ niệm 100 năm ngày thành lập đảng Cộng Sản Trung Quốc. Để đánh dấu thời điểm này chỉ tiêu của Bắc Kinh là nâng lợi tức đầu người lên 10 ngàn USD, tức là vững vàng trong khối các nước có lợi tức trung bình dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng Sản.
-       2022:  bắt đầu với Thế Vận Hội mùa Đông hoành tráng dọn đường cho Đại Hội đảng lần thứ 20 với quyết định Tập Cận Bình tiếp tục nắm vị trí lãnh đạo hạt nhân sau 10 năm tại chức.
-       2023: GDP Trung Quốc sẽ sát nút hay ngang bằng Hoa Kỳ nếu tiếp tục đà phát triển hiện tại (giả sử Mỹ 2% còn Hoa Lục 6% mỗi năm, và không nước nào bị khủng hoảng bất ngờ hay bị nợ đè sập)
-       2049: kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc. Khi đó GDP nước này sẽ gấp 2 lần của Mỹ.
Dĩ nhiên không ai dự đoán được tương lai. Rất nhiều chuyên viên cho rằng thống kê của Hoa Lục là con số giả và khối nợ khổng lồ sẽ làm chậm lại đà tiến hay khiến sụp đổ nền kinh tế (và đảng Cộng Sản). Nhưng cũng có nhận xét ngược lại là dù con số giả nhưng độ sai số không thay đổi; hơn nửa Trung Quốc còn có thể tăng thêm nợ 30% nhờ vào (a) người Hoa tiết kiệm 40% tiền thu nhập tức là gấp 3 lần dân Mỹ nên số thặng dư này cần được chuyển vào đầu tư [1] [2]; (b) thặng dư trong mậu dịch vẫn là nguồn thu khổng lồ để trả nợ; (c) nhà nước có thể gánh nợ tư thành nợ công nhờ vào khối dự trữ ngoại tệ [3]. Nếu thật sự Trung Quốc mượn thêm nợ mà không làm sập nền kinh tế thì GDP rất có thể qua mặt Hoa Kỳ vào khoảng 2023-2025.
Trở lại với Hoa Kỳ đã không thể phát huy truyền thống dân chủ nếu không có sức mạnh kinh tế và quân đội áp đảo trong thế kỷ 20. Tương lai sẽ như thế nào khi nước Mỹ không những thành cường quốc hạng nhì mà còn bị bỏ xa về cả GDP lẫn ngân sách quốc phòng?
Giáo sư Graham Allison [4] kêu gọi Hoa Kỳ phải xét lại tầm nhìn về vị trí và tương quan Mỹ-Trung trong thế kỷ 21: Hoa Kỳ hoặc chấp nhận thành cường quốc hạng nhì hay phải quyết tâm ngăn chận đà tiến của Trung Quốc trước khi quá trễ [5]. Hoa Kỳ không thể có chính sách hữu hiệu nếu không thống nhất trong quyết định chiến lược này nên giáo sư Allison đã so sánh biện pháp “chuyển trục” theo kiểu vật vờ từ thời Obama đến Trump cũng giống như xức dầu cù-là trị bướu ung thư (use aspirin to cure cancer).
Ở thái cực thứ nhất Mỹ có thể chấp nhận thành cường quốc hạng nhì (giống như Anh Quốc nhường chổ cho Hoa Kỳ vào đầu thế kỷ 20). Dù hạng nhì nhưng Hoa Kỳ vẫn đủ khả năng kinh tế và quốc phòng để tự vệ nên không sợ bị thống trị. Thế giới sẽ chia thành bốn khối thuộc ảnh hưởng của Trung Quốc, Mỹ, Âu Châu và Ấn Độ, cùng các cường quốc khu vực như Nga và Iran, tuy cạnh tranh nhưng không dẫn đến chiến tranh nguyên tử và toàn diện. Vấn đề là Hoa Kỳ phải hiểu mình hiểu người để quyết định và thỏa thuận với Bắc Kinh liệu có một làn ranh đỏ bao gồm Nhật Bản, Nam Hàn, Đài Loan, biển Đông, Trung Đông, Trung Á hay Mỹ sẽ nhường toàn cỏi Tây Thái Bình Dương (như Anh Quốc đã từng nhượng bộ Nam Mỹ theo đà phát triển của chủ thuyết Monroe “châu Mỹ của người Mỹ”). Hoa Kỳ sẽ tiến gần đến mô hình dân chủ xã hội (social democracy) kiếu Âu Châu, một loại ốc đảo hạnh phúc trong thế giới nhiễu nhương để hướng nội nhằm giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, di dân, khoảng cách giàu nghèo, nữ quyền, LGBT, v.v… thay vì làm sen đầm quốc tế giữ gìn trật tự toàn cầu hay phát huy nền dân chủ [6].
Thái cực thứ nhì là chọn đối đầu toàn diện với Trung Quốc về cả thương mại lẫn địa chính trị. Nếu chiến tranh thương mại xảy ra GDP Hoa Kỳ sẽ thiệt hại 10% còn Trung Quốc rơi 40%, dẫn đến một cuộc khủng hoảng toàn diện làm thay đổi thể chế (nhưng chưa biết bên nào chết trước). Mỹ cần tăng cường quân lực cho Đài Loan, công khai thúc đẩy phong trào dân chủ trong Hoa Lục, trang bị vũ khí cho Tibet và ngoại Mông dành độc lập. Bài học của thế kỷ thứ 19 là lẻ ra Anh Quốc phải giúp đỡ cho miền Nam nước Mỹ trong cuộc Nội Chiến để Hoa Kỳ bị xâu xé, còn để yên đến khi nước Mỹ thống nhất thì đã quá muộn cho Anh bắt kịp. Hoa Kỳ sẽ áp lực để các nước tại Á Châu không còn đu dây mà phải chọn phe, vì đu dây chỉ giúp cho Trung Quốc thêm giàu mạnh trong lúc Mỹ phải tốn kém bảo vệ an ninh khu vực; hay ít nhất muốn Hoa Kỳ bảo vệ an ninh thì phải mua hàng hoá và vũ khí Mỹ thay vì buôn bán sanh lời cho các đối thủ như Nga-Trung.
Dù ông Allison có thúc giục nhưng do những quyền lợi chồng chéo từ Trung Đông đến Bắc Á xuống biển Đông nên nước Mỹ sẽ không có một chọn lựa dứt khoát mà cứ để nền ngoại giao, thương mại và quân sự trôi theo nhiều hướng mâu thuẩn (slow drift). Nội bộ Hoa Kỳ quá rạn nứt, chia rẽ giữa các khuynh hướng xã hội về di dân, thuế má, trợ cấp xã hội, LGBT, nữ quyền, màu da v.v… sâu sắc và chiếm quá nhiều thời gian tranh luận để các nhà lãnh đạo có thể đề ra và thuyết phục quần chúng về một hướng chiến lược lâu dài. Sức sáng tạo và xã hội vẫn năng động nhưng nền chính trị dân chủ có vẻ già cổi sau 200 năm lập quốc.
Nổi ám ảnh cho các nước như Nhật, Nam Hàn, Đài Loan, Việt Nam liệu Hoa Kỳ có đủ kiên nhẫn, ý chí và thế lực đương đầu với Trung Quốc ở Thái Bình Dương hay không? Hay cần thêm Úc và Ấn Độ để kết nối thành một vành đai rồi sau đó tìm hậu thuẩn của Mỹ? Trong tất cả các nước này có quốc gia nào không sẳn sàng xé lẻ để hưởng quyền lợi về kinh tế với Trung Quốc? Trong hoàn cảnh Hoa Kỳ bị bỏ xa thành cường quốc hạng nhì thì tương lai và các nền dân chủ Á Châu sẽ đi về đâu?
Riêng về Trung Quốc, Cố Tổng Thống Richard Nixon về cuối đời than rằng “Phải chăng chúng ta đã tạo ra một con quái vật” (We might have created a Frankeinstein[‘s monster]) [7].

NOTES:
[1] Why China’s GDP Growth Rate Tells Us Nothing About Its Economy. Fortune Global Forum, Dec 7, 2017

[2] Nợ tại Trung Quốc là 250% so với Nhật 350%, dân chúng cả hai nước đều có mức tiết kiệm rất cao

[3] Dự trữ ngoại tệ 3500 tỷ USD thấp hơn tổng số nợ 28000 tỷ USD rất nhiều, nhưng có sẽ tạm so sánh như “vốn” nhà nước bảo kê cho nợ. Nhờ đó năm 2016 Trung Quốc dù bị nạn chảy máu ngoại tệ ồ ạt nhưng dân chúng không hốt hoảng rút tiền (bank run).
  
[4] Giáo sư Graham Allison là tác giả quyển Destined for War: Can America and China Escape Thucydides’s Trap? (May 30, 2017). Bài viết này dựa trên nhiều dữ kiện rút từ quyển sách bên cạnh những ý kiến riêng của người viết.

[5] Quan điểm nói trên có phần giống như cựu cố vấn chiến lược Steve Bannon nay bị Donald Trump đuổi việc. Ông Bannon tuy cực đoan nhưng lúc nào cũng nhất trí rằng không có gì quan trọng vào thế kỷ 21 hơn cuộc đối đầu Mỹ-Trung, và Hoa Kỳ chỉ còn 5 năm để quyết định trước khi quá muộn. Bắc Hàn, Biển Đông, Putin, Iran, v.v… chỉ là những khúc dạo đầu hay câu chuyện bên lề. Ông Banon to mồm nên bị Donald Trump thất sủng, sau này bị “trục người lớn” McMaster & Cohn thuộc cánh toàn cầu (internationalist) cùng chánh văn phòng John Kelly và rể Jared Kushner hất văng ra khỏi tòa Bạch Ốc.    

[6] Chủ trương dân chủ xã hội (social democracy) gần với cánh đang lên của Thượng Nghị Sĩ Bernie Sander và Elizabeth Warren trong đảng Dân Chủ.

[7] Nixon trong cuộc phỏng vấn với William Safire năm 1994.


  • Tom Toles Washington Post
  • Steve Sack / Minneapolis Star Tribune
  • Marian Kamensky / Austria
  • Osmani Simanca / Brazil
  •  
  •  
  • Tom Toles Washington Post
  • Steve Sack / Minneapolis Star Tribune
  • Marian Kamensky / Austria
  • Osmani Simanca / Brazil
  •  
  •  
  •  



__._,_.___

Posted by: Truc Chi