----- Forwarded Message -----
From: doan vu
Sent: Sunday, March
11, 2018 12:24:21 AM EST
Subject:
Triều Tiên sẽ lại một lần nữa lừa dối cả thế giới như đã từng?
Triều Tiên sẽ lại một
lần nữa lừa dối cả thế giới như đã từng?
08:24, 11/03/2018
Chương trình tên lửa hạt nhân của Triều Tiên (Ảnh: Getty).
Nhiều thập kỷ qua, cộng đồng quốc tế luôn nỗ
lực thúc đẩy tiến trình phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên. Bình Nhưỡng
đã hai lần lừa dối quốc tế khi tuyên bố chấm dứt chương trình tên lửa hạt nhân.
Phải chăng, lần này ông Kim cũng dùng “chiêu” này?
Theo CNBC, Triều Tiên từng tuyên bố giải trừ
vũ khí hạt nhân khi cộng đồng quốc tế gia tăng áp lực lên chính quyền nước này.
Tuy nhiên, đó chỉ là “phương pháp chống đối tạm thời” của Bình Nhưỡng để “hạ
nhiệt” căng thẳng.
Trong chuyến thăm và làm việc tại Triều Tiên
của phái đoàn Hàn Quốc vừa qua, lãnh đạo Kim Jong-un khẳng định họ sẽ “không
duy trì vũ khí hạt nhân nếu các mối đe dọa quân sự chống lại nước này được giải
tỏa cũng như nhận được sự đảm bảo về an ninh”.
Ông Kim cũng đưa ra đề nghị gặp gỡ nhà lãnh
đạo Mỹ để thảo luận về phi hạt nhân hóa mà không cần bất kỳ điều kiện tiên
quyết nào.
Để đáp lại lời mời “chân thành” của nhà lãnh
đạo Triều Tiên, Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 8/3 đã chấp nhận và có thể sẽ
tổ chức buổi gặp lịch sử vào tháng 5. Tuy nhiên, nhiều người lo ngại rằng chính
sách lần này của ông Kim Jong-un có thể lặp lại quá khứ.
Tổng thống Donald Trump sẽ gặp lãnh
đạo Triều Tiên Kim Jong-un vào tháng Năm (Ảnh: MTL Blog).
Năm 1994 và những năm 2000 – là những ví dụ
điển hình về chính sách ngoại giao “bất thường” của Bình Nhưỡng.
Năm 1994, chính quyền của cựu Tổng thống Bill
Clinton và Triều Tiên đã ký một thoả thuận với mục tiêu “Bình Nhưỡng cam kết
đóng băng chương trình vũ khí hạt nhân, đổi lại quan hệ giữa hai nước có thể
bình thường hóa. Ngoài ra, Hoa Kỳ cũng cung cấp dầu, nhiên liệu và giúp Bình
Nhưỡng xây dựng các lò phản ứng hạt nhân nước nhẹ”.
Tuy nhiên, năm 1998 Bình Nhưỡng đã gửi công
nghệ chế tạo tên lửa và các thiết bị cho Pakistan. buộc cộng đồng quốc tế phải
tiếp tục áp đặt các lệnh trừng phạt lên Triều Tiên.
Mối quan hệ Hoa Kỳ – Triều Tiên trở nên gay
gắt hơn khi Tổng thống Bush lên nắm quyền. Năm 2001, một công ty của Bình
Nhưỡng đã gửi tên lửa sang Iran. Năm 2002, ông Bush gia tăng lệnh trừng phạt
lên Triều Tiên khi tuyên bố “Triều Tiên, cùng với Iran và Iraq đang tài trợ cho
khủng bố và tìm kiếm vũ khí hạt nhân”.
Tuy nhiên, một số nhà lập pháp Triều Tiên cho
rằng đó là lỗi của chính quyền Washington. Triều Tiên chỉ nhận được một phần và
thậm chí không nhận được các chuyến hàng chở dầu thô và lò phản ứng nước nhẹ
sang Bình Nhưỡng mà Hoa Kỳ cam kết hỗ trợ.
Năm 2007, Triều Tiên một lần nữa hứa đóng cửa
lò phản ứng hạt nhân của mình để đổi lấy dầu nhiên liệu. Nước này yêu cầu Mỹ
trả 25 triệu USD trong các quỹ đã bị đóng băng và cam kết sẽ trở lại “Hiệp ước
không phổ biến vũ khí hạt nhân” mà cố lãnh đạo Kim Jong-il, cha của ông Kim
Jong-un, tuyên bố rút khỏi năm 2003.
Đồng thời, Bình Nhưỡng cũng tuyên bố sẽ tiết
lộ tất cả các hoạt động hạt nhân đang dang dở vào cuối năm 2007, song như lần
trước, Triều Tiên lại thất hứa.
Tháng 5/2008, chính phủ Bình Nhưỡng yêu cầu Mỹ
xóa tên khỏi danh sách các quốc gia tài trợ khủng bố; đổi lại, nước này sẽ thúc
đẩy việc phá hủy nhà máy hạt nhân Yongbyon.
Một lò phản ứng ở Trung tâm nghiên
cứu khoa học hạt nhân Yongbyon của Triều Tiên (Ảnh: Reuters).
Tuy nhiên, vào năm 2009, một lần nữa, Triều
Tiên tiếp tục phát triển chương trình tên lửa hạt nhân và cấm các nhà nghiên
cứu tên lửa tới quốc gia này. Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã đáp trả các cuộc
thử nghiệm tên lửa của Triều Tiên, bằng cách đe dọa tăng cường các biện pháp
trừng phạt. Mọi lời hứa của Bình Nhưỡng đã “tan thành mây khói” khi nước này
tuyên bố rời khỏi bàn đàm phán 6 bên về vấn đề phi hạt nhân hóa bán đảo Triều
Tiên.
An Yên
__._,_.___
No comments:
Post a Comment