Thêm một tàu Trung Quốc đưa du
khách đến Hoàng Sa
Thành phố Tam Sa (Sansha), trong vùng quần đảo Hoàng Sa, nơi đang
có tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam, ở Biển Đông (Ảnh chụp ngày
27/01/2012)STR / AFP
Một tàu du lịch mới của Trung Quốc vừa mở chuyến đi đầu tiên đưa
hơn 300 du khách đến quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp với Việt Nam.
Hãng tin Reuters ngày 03/03/2017, trích dẫn Tân Hoa Xã của Trung
Quốc, cho biết là tàu du lịch mang tên Trường Lạc Công Chúa (Changle Princess)
đã khởi hành vào chiều hôm trước từ thành phố Tam Á thuộc tỉnh đảo Hải Nam chở
theo 308 du khách trong một chuyến đi bốn ngày ba đêm đến nhóm đảo Lưỡi Liềm
thuộc quần đảo Hoàng Sa.
Tàu du lịch mới này có thể chuyên chở tổng cộng 499 người, có 82
phòng, với các dịch vụ ăn uống, giải trí, mua sắm, chăm sóc y tế và bưu điện.
Trước đó, phía Trung Quốc đã tiết lộ các dự án khách sạn, biệt thự nghỉ dưỡng
và các thương xá trên nhóm đảo Lưỡi Liềm.
Vào tháng 06/2016, Trung Quốc đã loan báo các kế hoạch đưa tàu du
lịch đến Biển Đông và phát triển các khu nghỉ mát theo kiểu Maldives ở vùng
này. Bộ Ngoại Giao Việt Nam lúc đó đã lên tiếng phản đối, xem đây là hành động
vi phạm chủ quyền của Việt Nam.
Ngày 02/03, một phát ngôn viên của của Chính Hiệp Trung Quốc (Hội
nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân Trung Quốc) đã bác bỏ những chỉ trích của
quốc tế về Bắc Kinh xây dựng các cơ sở quân sự trên những đảo nhân tạo ở Biển
Đông và cho rằng các đảo và đá ở vùng biển này là của Trung Quốc, việc xây dựng
các cơ sở ấy là chuyện « hoàn toàn bình thường ».
Chuyên gia Úc lo ngại Biển Đông « sôi sục » với Donald Trump
Chuyên gia Andrew Davies của Viện Chiến Lược Úc đề xuất Canberra
xem lại chính sách quốc phòng vì tình hình an ninh quốc tế « sẽ xấu đi » với tổng
thống Mỹ Donald Trump. Biển Đông « sôi sục » là vấn nạn số
một của Úc.
Theo nhận định của Andrew Davies, được đài ABC trích dẫn ngày
03/03, thái độ « dương oai » của Washington
về Biển Đông sẽ đưa đến đụng độ với Bắc Kinh. Xung đột tại Biển Đông sẽ cắt đứt
con đường nhập khẩu nhiên liệu của Úc.
Chia sẻ mối lo ngại này, phát ngôn viên của công ty vận chuyển
hàng hải NRMA Peter Khoury nhấn mạnh : Úc lệ thuộc vào nhiên liệu nhập khẩu,
chở từ các nhà máy lọc dầu ở Singapore, đi ngang Biển Đông, về Úc.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment