This message is eligible for Automatic Cleanup! (tranv4741
Subject: Cơn ác
mộng của TC : Đài Loan võ trang với vũ khí nguyên tử.
Đài Loan với vũ khí nguyên tử.
Bài tóm lược: China's Greatest
Nightmare: Taiwan Armed with Nuclear Weapons (Cơn ác mộng của TC : Đài Loan võ trang với vũ khí nguyên tử) với link
Có thể xem như là một khủng hoảng vào thời hậu chiến của châu Á : Tiết lộ về bom nguyên tử của Đài Loan. Với Đài Loan, bom nguyên tử dùng trả đũa chống lại với kẻ địch có sức mạnh vượt trội Với TC, bom nguyên tử của xứ Đài được xem là một hành động chiến tranh, biện hộ cho một cuộc tấn công vào Đài Loan như một tỉnh phản loạn. Hoạt động từ năm 1960 đến 1980, những nỗ lực của Đài Loan để phát triển một vũ khí hạt nhân, cuối cùng đã bị loại bỏ do áp lực ngoại giao của Đồng minh quan trọng nhất của mình, Hoa Kỳ.
Chương trình nguyên tử của Đài Loan ngược trở lại từ năm 1964, khi TC thử nghiệm thiết bị nguyên tử đầu tiên của họ. Thí nghiệm nguyên tử của TC không gây ngạc nhiên cho các nhà Quan sát bên
ngoài lúc đó, nhưng lại là cơn ác mộng đang trở thành sự thật của Đài Loan, vì lực lượng Không quân và Hải quân của TC và Đài Loan thỉnh thoảng đụng độ, và có thể đe dọa biến thành chiến tranh. Đột nhiên Đài Loan phải đối mặt với khả năng của một cuộc chiến tranh nguyên tử. Thật vậy, chỉ cần một thiết bị nguyên tử phát nổ trên một hòn đảo có kích thước chỉ bằng Maryland của Mỹ, sẽ có những hậu quả tai hại cho người dân Đài Loan ngay
Theo quan điểm của Đài Loan, một kho vũ khí nguyên tử sẽ là một bảo lãnh tối thượng cho chủ quyền quốc gia. Ngay nếu Hoa Kỳ chia tay với Đài Loan, mà cuối cùngHoa Kỳ đã làm, vũ khí nguyên tử của Đài Loan sẽ cầm chân quân đội TC tại vịnh, như một răn đe, không chỉ chống lại vũ khí nguyên tử của TC, mà còn chống lại lực lượng quân sự thông thường được nữa. Theo nhận xét, việc này sẽ giúp Đài Loan có một cơ hội thành công, như chương trình vũ khí nguyên tử của CS Triều Tiên đã làm cho Hoa Kỳ và Hàn Quốc miễn cưỡng trả đũa qua những hành động khiêu khích quân sự của nước này.
Chương trình nguyên tử của Đài Loan đã bắt đầu vào năm 1967, dùng viện Chung-Shan Khoa học và Công nghệ Nghiên cứu Năng lượng Nguyên tử như một vỏ bọc ngoài. Năm 1969, Canada đã bán một lò phản ứng nghiên cứu nguyên tử nước nặng cho Đài Loan, như một tiền đề cho một mua bán về sản xuất năng lượng nguyên tử thương mại, sau khi chính phủ Trudeau,
Canada, công nhận TC vào năm 1970. Các lò phản ứng, được biết đến chỉ như là các lò phản ứng để nghiên cứu, nhưng đã hoạt động tích cực trong năm 1973, và Đài Loan quyết tạo ra một kho dự trữ plutonium có cấp độ để chế vũ khí.
Chương trình nguyên tử của Đài Loan đã bị giám sát cẩn thận bởi Hoa Kỳ, một nước đã công nhận Đài Loan là chính phủ hợp pháp, và sẽ bảo vệ Đài Loan khỏi TC. (Hoa Kỳ công nhận TC vào tháng 12/1978). Tuy nhiên, Washington e ngại bom nguyên tử của Đài Loan sẽ gây tức giận không cần thiết cho TC, và năm 1966, đã có những bước ngăn cản quả bom thành hình. Washington bảo đảm rằng: Các
lò hạch nhân của Đài Loan sẽ giảm hoạt động theo hướng dẫn của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế, trong đó sẽ ngăn chặn việc chuyển nhiên liệu nguyên tử tới việc chế tạo một vũ khí nguyên tử.
Tuy nhiên toàn bộ của chương trình xây dựng này là để chế tạo vũ khí, do đó khó tránh khỏi việc Đài Loan sẽ bị bắt quả tang đang thực hiện. Năm 1975, CIA báo cáo: "Đài Loan đang tiến hành một chương trình nhỏ về nguyên tử với một xác định rõ ràng trong đầu là sẽ chế tạo một thiết bị nguyên tử sau 5 năm hoặc hơn !." Tại thời điểm này, Hoa Kỳ, Đức , Pháp, Na Uy, và Israel đã có những hỗ trợ, trong đó có chương trình mua sắm nước nặng từ Mỹ, và uranium từ Nam Phi.
Tới những năm 1976 - 1977,
INEA kiểm tra các hoạt động của Viện Nghiên cứu Năng lượng Nguyên tử, INEA phát hiện ra có sự khác biệt trong các chương trình của Đài Loan, mà năm 1976, Hoa Kỳ đã phản đối các chương trình vũ khí nguyên tử. Đáp lại, Đài Loan hứa: Từ nay về sau, không tham gia vào bất kỳ hoạt động nào liên quan đến tái chế nguyên liệu nguyên tử nữa !
Mặc cho lời hứa, năm 1977 Hoa Kỳ một lần nữa phát hiện hoạt động đáng ngờ tại INEA. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã yêu cầu thay đổi chương trình nghiên cứu của Đài Loan cho phù hợp với nghiên cứu hòa bình, hơn là tạo vũ khí nguyên tử, rồi đòi hỏi Đài Loan phải chấm dứt tất cả các nghiên cứu và phát triển nguyên tử. Năm 1978, Hoa Kỳ một lần nữa phát hiện một chương trình bí mật, lần này là một chương trình uranium-tái chế bí mật, nên buộc Đài Loan phải dừng lại.
Sau khi bị bắt quả tang nhiều lần, chương trình vũ khí nguyên tử của Đài Loan đã đi vào một thời kỳ ngưng nghỉ. Vào giữa những năm 1980, chương trình này bắt đầu tăng trở lại, và INEA bị phát hiện đang xây dựng một cơ sở uranium-tái chế và vi phạm các cam kết của Đài Loan trong năm 1970. Trong tháng 12 năm 1987, Đại tá Chang Hsien-yi, Phó Giám đốc của INEA, người của CIA lâu năm, đào thoát sang Hoa Kỳ với bằng chứng về chương trình nguyên tử của Đài Loan. Các tài liệu tuyệt mật trước đây đã được Hoa Kỳ dùng để đối đầu với chính phủ Đài Loan, buộc kết thúc hoàn toàn chương trình nguyên tử vào năm 1988. Tại thời điểm Đại tá Chang đầu thú Hoa Kỳ, Đài Loan được cho là chỉ một hoặc hai năm nữa, sẽ chế tạo được bom nguyên tử !.
Loại bom gì mà Đài Loan cố gắng chế tạo? Có hai khả năng: là loại vũ khí nguyên tử chiến thuật có năng suất thấp, hoặc là loại có năng suất cao hơn như tiêu diệt cả thành phố. Vũ khí nguyên tử chiến thuật có thể hữu ích khi nhắm vào các cảng của TC, phi trường, Bộ Chỉ huy điều khiển cuộc tấn công vào Đài Loan. Loại này không giúp nhiều chống lại các cuộc đổ bộ của TC lên bờ biển Đài Loan, nhưng nó có thể khiến cuộc xâm lược bị dừng lại. Bom loại này có thể được phóng đi do Ching Feng, còn được gọi là "Green Bee," một hỏa tiễn chiến thuật tầm ngắn, khá giống các hỏa tiễn của Hoa Kỳ do Lance Technology chế tạo. Có tin đồn hỏa tiễn này thực sự có nguồn gốc từ Israel, được cung cấp từ các kho của Hoa Kỳ, dựa trên Lance Techonology. Loại thứ hai, có thể Đài Loan đã phát triển loại bom tiêu diệt thành phố . Điều này có thể dùng để đe dọa Bắc Kinh TC trực tiếp, để đổi lại sự tàn phá ăn miếng trả miếng của một chính quyền từ một chính quyền khác.
DS T.L.
No comments:
Post a Comment