Nhật giao máy bay cho Philippines tuần tra Biển Đông
28/03/2017
Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Hạ viện Philippines, Rodolfo Biazon
(trái), và trưởng phái đoàn của đảng đối lập Đảng vì Thế hệ Tương lai, ông
Hiroshi Nakada, bắt tay sau khi ký văn kiện tái khẳng định đôi bên giải quyết
vấn đề Biển Đông hòa bình ngày 3/9/14
Chia sẻ
Philippines ngày 27/3 nhận 2 máy bay giám sát quân sự của Nhật
giúp Manila tuần tra các hải lộ quan trọng tại Biển Đông dù Philippines đang ngày
càng chứng tỏ quan điểm hòa giải với Bắc Kinh trong tranh chấp lãnh hải.
Nhật sẽ cho Philippines thuê tổng cộng 5 máy bay Beechcraft TC-90,
theo Bộ trưởng Quốc phòng Philippines, Delfin Lorenzana.
Manila nói các máy bay này sẽ được triển khai tới khu vực Benham
Rise và Biển Đông.
Nỗ lực củng cố hợp tác quốc phòng của Nhật với Philippines diễn ra
giữa bối cảnh quan ngại trong khu vực gia tăng liên quan đến các hoạt động của
Trung Quốc tại các vùng biển có tranh chấp bao gồm Biển Đông và Biển Hoa Đông.
Phát biểu tại lễ bàn giao 2 máy bay hôm nay, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật,
Kenji Wakamiya, nhấn mạnh: “Trong khi chúng ta đối mặt với nhiều vấn đề liên
quan tới an ninh ở Châu Á-Thái Bình Dương, kể cả ở Biển Đông, sự hợp tác của
chúng ta với Philippines vì an ninh-ổn định khu vực hiện nay càng thiết yếu.”
Nhật, nước có tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh tại Biển Hoa Đông,
đang nỗ lực tăng cường quan hệ với các nước khác để kiềm chế đối thủ.
Trung Quốc phản đối việc Philippines thuê mướn máy bay Nhật hầu
như ngay lập tức sau khi tin này thoạt đầu được loan báo hồi năm ngoái, dưới thời
cựu Tổng thống Benigno Aquino của Philippines.
Đương kim Tổng thống Philippines, Rodrigo Duterte, đảo ngược quan điểm
cứng rắn của người tiền nhiệm đối với Trung Quốc, hạ thang căng thẳng tranh
chấp với Trung Quốc ở Biển Đông để công khai kêu gọi mậu dịch và viện trợ từ
Bắc Kinh.
Trong tháng này, ông Duterte tuyên bố cởi mở trong vấn đề chia sẻ nguồn
lực với Bắc Kinh tại các vùng biển có tranh chấp, đồng thời cho biết không thể
ngăn chặn Bắc Kinh xây dựng trên bãi cạn Scarborough mà Bắc Kinh chiếm giữ từ
tay Philippines vào năm 2012.
Chiến hạm lớn nhất của
Nhật từ thời Đệ nhị thế chiến sẽ thăm Philippines
Tàu chở trực thăng Izumo tại Yokohama, Nhật Bản.
Ảnh chụp ngày 22/03/2017.Mandatory credit Kyodo/via REUTERS
Tàu chở trực thăng lớn nhất của Nhật từ thời Thế chiến thứ hai sẽ
ghé thăm Philippines vào tháng 6 tới đây, theo tiết lộ của một đô đốc
Philippines với báo chí hôm nay, 27/03/2017.
Theo trang mạng của nhật báo Inquirer, trung tướng hải quân Joseph
Mercado cho biết họ đang chuẩn bị cho chuyến viếng thăm của tàu chở trực thăng Izumo,
nhưng chưa thể cho biết chi tiết vì còn đang phối hợp với hải quân Nhật.
Trước đó hãng tin Reuters cho biết là tàu Izumo sẽ đi một vòng
Biển Đông trong ba tháng, bắt đầu từ tháng 5 và Vịnh Subic của Philippines sẽ
là một trong những chặng dừng của tàu này. Tàu Izumo cũng sẽ ghé Indonesia,
Singapore và Sri Lanka, trước khi tham gia tập trận chung với các chiến hạm của
Ấn Độ và Hoa Kỳ ở vùng Ấn Độ Dương vào tháng 7.
Với trọng tải 27 ngàn tấn, được trang bị để chống tàu ngầm và đổ
bộ, chiếc Izumo đã được đưa vào hoạt động từ năm 2005. Tuần trước, Nhật cũng đã
đưa vào hoạt động tàu chở trực thăng lớn thứ hai, chiếc Kaga, nâng cao khả năng
của quân đội Nhật triển khai lực lượng ra bên ngoài, nhằm đối lại với ảnh hưởng
ngày càng lớn của Trung Quốc ở châu Á.
Trong khi đó, hải quân Philippines hôm nay đã tiếp nhận 2 trong số
5 máy bay huấn luyện TC-90 mà chính phủ Nhật đã đồng ý cho Manila thuê để tuần
tra trên biển. Những chiếc TC90 này sẽ giúp tăng cường khả năng của hải quân
Philippines trong các chiến dịch cứu trợ nhân đạo và cứu hộ thiên tai, cũng như
trong việc tuần tra bảo đảm an ninh và bảo vệ chủ quyền lãnh hải.
Nhật Bản đã đồng ý cho Philippines thuê các máy bay huấn luyện này
vào năm 2016, với hy vọng sẽ giúp Manila xác quyết chủ quyền trên Biển Đông
trước những hoạt động bành trướng của Trung Quốc ở vùng biển này. Hiện giờ
Tokyo chỉ có thể cho thuê các máy bay TC90 trong khi chờ có một đạo luật cho
phép Nhật Bản bán các thiết bị quân sự cho nước ngoài.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment