Phán quyết về
Biển Đông trắc nghiệm sự đoàn kết của ASEAN
Các quan chức tham dự hội nghị đặc biệt Trung
Quốc-ANSEAN, Vân Nam, Trung Quốc, 14/06/2016REUTESR/China Daily
Ngày 12/07 tới đây, Tòa Trọng Tài Thường Trực sẽ ra phán quyết
trong vụ Philippines kiện Trung Quốc về những đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh ở Biển
Đông. Phán quyết này sẽ là một sự trắc nghiệm đối với sự đoàn kết nội bộ của
ASEAN, mà hiện đang bất đồng về hồ sơ Biển Đông.
Vụ kiện đã được Philippines tiến hành từ thời của cựu tổng thống
Begnino Aquino, nhưng vấn đề là hiện chưa ai rõ tân tổng thống Rodrigo Duterte sẽ
có phản ứng như thế nào về phán quyết của tòa, được dự đoán là sẽ có lợi cho
Manila.
Theo nhận định của tờ The Nation ( Thái Lan ) hôm nay, 07/07/2016, thái
độ của ông Duterte sẽ quyết định phản ứng của các nước khác trong ASEAN và cũng
sẽ tác động đến quan hệ tương lai giữa ASEAN và Trung Quốc.
Bắc Kinh đã từ chối tham gia vụ kiện và tuyên bố trước là sẽ không
tuân thủ phán quyết của Tòa, mà họ không công nhận thẩm quyền xét xử. Trung
Quốc vẫn cho rằng việc Philippines “đơn
phương” kiện ra Tòa Trọng Tài là một hành động
“vi phạm” luật pháp quốc tế.
Cụ thể, theo Bắc Kinh, chính quyền của
cựu tổng thống Aquino đã đệ đơn kiện Trung Quốc vào năm 2013 bất chấp thỏa
thuận giữa hai nước về việc giải quyết các tranh chấp chủ quyền Biển Đông bằng thương
lượng song phương.
Trong những tháng vừa qua, càng gần đến ngày tòa ra phán quyết,
Trung Quốc dường như đã càng gia tăng áp lực lên các nước ASEAN. Áp lực này có
lẽ đã gây tác động phần nào. Bằng chứng là trong cuộc họp vào tháng 6 vừa qua
với Trung Quốc tại Vân Nam, các ngoại trưởng ASEAN đã không đưa ra được một
tuyên bố chung, sau khi rút lại một tuyên bố mà phái đoàn Malaysia gởi cho báo
chí.
Sự kiện này cho thấy là 10 nước ASEAN vẫn chưa đạt được đồng thuận thậm
chí cả về việc bày tỏ “quan ngại sâu sắc” về
căng thẳng gia tăng tại Biển Đông.
Cuộc họp của các ngoại trưởng ASEAN vào ngày 21/07 tới tại Viêng
Chăng sẽ có tính chất quyết định sự đoàn kết của khối này, bởi vì các nước Đông
Nam Á lúc đó sẽ phải bày tỏ lập trường về phán quyết của vụ kiện Biển Đông.
Nhưng liệu kịch bản của cuộc họp tại Phnom Penh năm 2012 có sẽ tái
diễn ?
Vào năm đó, nước chủ nhà Cam Bốt, đồng minh thân cận của Trung Quốc, đã ngăn
chận việc đưa ra một tuyên bố chung của ASEAN, trong đó có nêu rõ vấn đề tranh
chấp Biển Đông. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á, khối này không ra được một tuyên bố chung.
Hồ sơ Biển Đông gây chia rẽ cũng là điều dễ hiểu vì trong khối
ASEAN chỉ có bốn nước có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc : Việt Nam, Philippines,
Malaysia và Brunei. Hai nước Indonesia và Singapore tuy không có tranh chấp
nhưng ngày càng trở thành “các bên có liên quan” trong
hồ sơ này. Hai nước Thái Lan và Miến Điện hiện giờ coi như là “quan
sát viên”, còn Cam Bốt và Lào, do có quan hệ rất chặt chẽ với Trung
Quốc, nên dễ ngả theo lập trường của Bắc Kinh.
Cho tới nay Bắc Kinh vẫn tuyên bố là họ sẽ chỉ chấp nhận thương
lượng song phương với các quốc gia có tranh chấp chủ quyền Biển Đông. Nhưng
theo The Nation vào tuần trước, bộ trưởng Quốc Phòng Singapore đã khẳng định rằng
ASEAN có “cơ sở vững chắc” để giúp giải quyết các
tranh chấp một số nước thành viên với Trung Quốc ở Biển Đông, vì đây dầu sao cũng
là một ngõ giao thương quan trọng của quốc tế.
Hơn nữa, theo bộ trưởng
Singapore, vào năm 2002, ASEAN và Trung Quốc đã ký bản Tuyên bố về ứng xử của
các bên ở Biển Đông DOC, như vậy ASEAN đã là một bên “có
liên quan” trong các tranh chấp này rồi. Vấn đề là không phải ai
cũng chia sẻ lập trường nói trên của bộ trưởng Quốc Phòng Singapore và phán
quyết mà Tòa Trọng Tài Thường Trực sẽ đưa ra ngày 12/07 có nguy cơ lại gây chia
rẽ nội bộ ASEAN.
__._,_.___
Posted
by: Dien bien hoa binh <dienbienhoabinh@ymail.com>
No comments:
Post a Comment