Tàu tuần
duyên vũ trang Trung Quốc vào gần Senkaku/Điếu Ngư
Uotsuri, Kitakojima và Minamikojima, ba hòn đảo
thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.REUTERS/Kyodo
Một tàu tuần duyên Trung Quốc dường như có trang bị bốn tháp pháo
đã được phát hiện gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang do Nhật Bản quản lý tại Biển
Hoa Đông. Lực lượng tuần duyên Nhật ngày 23/12/2015 cho biết như trên.
Các tàu Trung Quốc thường xuyên qua lại những vùng biển kế cận
Senkaku/Điếu Ngư, nhưng theo phát ngôn viên lực lượng tuần duyên Nhật Bản, đây
là lần đầu tiên một tàu của Trung Quốc trang bị vũ khí xuất hiện tại đây. Tàu
có vũ trang này được phát hiện vào chiềungày 22/12/2015, ở cách một hòn đảo
thuộc quần đảo Senkaku khoảng 29 km.
Ông Takato Ito, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nhật Bản tuyên bố : «
Chúng tôi cực lực phản đối và yêu cầu phải chấm dứt ngay các hoạt động này tại
các vùng biển gần Senkaku. Nhật Bản sẽ tiếp tục hành động một cách kiên quyết
và bình tĩnh, căn cứ vào chủ trương bảo vệ lãnh thổ trên đất liền, trên biển và
trên không ».
Quan hệ Nhật-Trung trở nên căng thẳng về vấn đề chủ quyền quần đảo
Senkaku/Điếu Ngư từ mùa thu năm 2012.
Tại Bắc Kinh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi lặp lại quan điểm quần đảo này thuộc về Trung Quốc từ thời xa xưa. Ông Hồng Lỗi nói : « Không thể trách cứ chúng tôi về việc các tàu Trung Quốc đi tuần tra tại vùng biển này. Các thiết bị trên tàu tuần duyên Trung Quốc phù hợp với tiêu chuẩn, không khác gì với thông lệ quốc tế ».
Tại Bắc Kinh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi lặp lại quan điểm quần đảo này thuộc về Trung Quốc từ thời xa xưa. Ông Hồng Lỗi nói : « Không thể trách cứ chúng tôi về việc các tàu Trung Quốc đi tuần tra tại vùng biển này. Các thiết bị trên tàu tuần duyên Trung Quốc phù hợp với tiêu chuẩn, không khác gì với thông lệ quốc tế ».
Trung Quốc đòi một phần lớn vùng đặc quyền
kinh tế của Hàn Quốc tại Hoàng Hải
Biển Hoàng HảiWikipedia
Theo báo Telegraph số ra ngày 23/12/2015, Bắc Kinh đang đòi hỏi
Seoul phải nhượng lại một phần lớn vùng đặc quyền kinh tế trên biển Hoàng Hải, trong
đó có cả khu vực núi ngầm Ieo (ieo), nơi có một trung tâm nghiên cứu hải dương
của Hàn Quốc.
Các viên chức hai nước đã bắt đầu thương lượng tại Seoul từ hôm
qua, cho dù các yêu sách về ngọn núi ngầm trên, được Trung Quốc cho rằng thuộc
về mình và gọi là Suyan Rock, là một trở ngại.
Bắc Kinh hiện đang kiểm soát trên thực tế một số rạn san hô và bãi
cạn tại Biển Đông, làm ngơ trước các tuyên bố chủ quyền của các nước láng giềng
như Việt Nam và Philippines.
Telegraph nhận định, Trung Quốc cũng trở nên hung hăng hơn, với
các vụ cho tàu bè và máy bay thường xuyên xâm nhập vùng biển gần quần đảo
Senkaku/Điếu Ngư, mà Bắc Kinh cho rằng mình có chủ quyền lịch sử.
Theo giới phân tích, Trung Quốc đang cố mở rộng biên giới trên
biển ra xa hơn, nhằm trải rộng quyền năng kinh tế và quân sự vừa tìm lại được,
tại phía tây Thái Bình Dương.
Trung Quốc và Hàn Quốc đã xây dựng được quan hệ kinh tế và ngoại
giao chặt chẽ hơn trong những năm gần đây, nhưng các yêu sách chủ quyền trên
biển có thể làm thụt lùi những tiến bộ đạt được.
Trong khi đàm phán, phía Trung Quốc đòi giải quyết những khu vực
chồng lấn tại vùng đặc quyền kinh tế trên Hoàng Hải bằng đường phân thủy
nghiêng về phía đông, gần bờ biển Hàn Quốc ; với lý do là Trung Quốc lớn hơn,
dân số đông hơn và có bờ biển dài hơn.
Theo đề nghị của Bắc Kinh, thì núi ngầm Ieo – do tàu buôn Anh
Socotra tìm ra năm 1900 và đặt tên là Socotra Rock – sẽ thuộc quyền kiểm soát
của Trung Quốc. Thực thể này nằm cách bờ biển Hàn Quốc 93 hải lý và cách Trung
Quốc đến 178 hải lý.
Phía Hàn Quốc cho rằng đường phân thủy phải nằm giữa bờ biển hai
nước, theo thông lệ quốc tế. Thứ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc nói với báo chí sẽ
còn các cuộc đàm phán khác trong tương lai, nhưng sẽ « khó
khăn và kéo dài ».
__._,_.___
No comments:
Post a Comment