Biển Đông: Đến lượt Mỹ cảnh báo
về nguy cơ xung đột
Trọng Nghĩa Đăng ngày 08-11-2015 Sửa
đổi ngày 08-11-2015 15:51
Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Ashton Carter (P) trên chiếc USS Theodore Roosevelt,
ở Biển Đông. Ảnh ngày 05/11/2015; Phía xa là chiếc USS Lassen.Reuters
Hoa Kỳ « quan ngại sâu sắc » về nguy cơ nổ ra một cuộc « xung đột
» tại khu vực Biển Đông vì các yêu sách chủ quyền và xu hướng quân sự hóa khu
vực của nhiều nước, mà trước tiên hết là Trung Quốc. Lời báo động này được
chính Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đưa ra ngày 07/11/2015 trong một cuộc nói chuyện
tại Mỹ, sau tám ngày công du Châu Á.
Nhân một diễn đàn về quốc phòng tại Thư viện Tổng thống Ronald
Reagan ở California, ông Ashton Carter đã xác định rằng mối « quan ngại sâu sắc » của Mỹ về « tốc độ và quy mô yêu sách lãnh thổ ở Biển Đông
» đã được chia sẻ rộng rãi trong khu vực.
Một cách cụ thể, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nói rõ là ông lo ngại
trước đà tăng tốc quân sự hóa trong khu vực, và khả năng các hoạt động quan sự hóa
đó làm tăng nguy cơ tính toán sai lầm hoặc xung đột giữa các quốc gia đang
tranh chấp chủ quyền.
Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông,
đối kháng với 4 láng giềng khu vực là Việt Nam, Philippines Malaysia, và
Brunei.
Ngày 28/10/215, Washington đã khiến Bắc Kinh nổi giận khi phái khu
trực hạm USS Lassen tiến vào bên trong vùng 12 hải lý quanh Đá Xu Bi (Subi
Reef), một hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc mới bồi đắp tại Trường Sa, trong một
hành động được chính quyền Mỹ gọi tuần tra để bảo vệ quyền tự do hàng hải (tiếng
Anh là Freedom of Navigation Operation – FONOP).
Vào lúc ấy, Trung Quốc đã lên tiếng phản đối Hoa Kỳ và đã cảnh cáo
rằng nếu Washington tiếp tục các hành động bị cho là « khiêu khích », thì chiến
tranh có thể nổ ra.
Vào hôm qua, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã tái khẳng định là chiến
hạm Lassen đã thực hiện nhiệm vụ « tuần tra vì quyền tự do hàng hải » để cho
thấy là Mỹ phủ nhận các yêu sách quá đáng của Trung Quốc.
Đối với ông Carter, « Chúng ta (tức là Hoa Kỳ) vẫn thực hiện các
chiến dịch tuần tra này từ trước đến nay ở khắp nơi trên thế giới. Và chúng ta
vẫn sẽ tiếp tục làm như vậy ».
Nhân chuyến công du Châu Á vừa kết thúc, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ
đã có một cử chỉ biểu tượng khi ông đã đích thân lên chiếc tàu sân bay Theodore
Roosevelt đang hoạt động tại Biển Đông và từ đó tố cáo rằng chính việc Bắc Kinh
bồi đắp đảo tại Trường Sa làm cho căng thẳng gia tăng trong khu vực.
Vào hôm qua ông nhắc lại rằng Trung Quốc là nước đã bồi đắp một
diện tích lớn hơn tất cả các nước khác trong khu vực và trong toàn bộ lịch sử
của vùng Biển Đông.
Tàu Lassen tuần tra Trường Sa: Mỹ bị nghi mềm yếu trước Trung
Quốc
Trọng Nghĩa Đăng ngày 08-11-2015 Sửa
đổi ngày 08-11-2015 15:55
Tuần dương hạm USS Lassen của hải quân Mỹ vừa thực hiện chuyến
tuần tra ở Biển Đông.REUTERS/US Navy
Khi tiến vào bên trong vùng 12 hải lý quanh Đá Xu Bi mà Trung Quốc
vừa bồi lên tại Trường Sa, khu trục hạm Mỹ USS Lassen đã cố tránh những hành động
có khả năng gây căng thẳng với Bắc Kinh, kể cả những hoạt động diễn tập quân
sự. Một quan chức cao cấp Mỹ xin giấu tên đã cho biết như trên hôm 06/11/2015, qua
đó xác nhận phần nào các thông tin đã báo chí tiết lộ.
Theo hãng tin Reuters, quan chức Mỹ xin giấu tên đã giải thích : «
Chúng tôi muốn khẳng định quyền của mình theo luật pháp quốc tế, nhưng không
đến mức ‘chọc vào mắt’ Trung Quốc, hoặc vào chỗ nào đó có thể làm cho tình hình
leo thang một cách không cần thiết ».
Nhân vật này nói cụ thể là tàu khu trục Lassen đã tắt hệ thống
radar điều khiển hỏa lực khi di chuyển bên trong vùng 12 hải lý của Đá Xu Bi và
không tiến hành bất kỳ hoạt động quân sự nào trong thời gian đó, bao gồm cả
việc cho trực thăng lên xuống hay tập huấn quân sự.
Theo nhiều chuyên gia, cách làm quá thận trọng kể trên có thể bị
cho là mặc nhiên công nhận các yêu sách lãnh hải của Trung Quốc quanh các đảo
nhân tạo mà họ vừa bồi đắp ở Trường Sa, điều mà Hoa Kỳ muốn phủ nhận qua việc
cử tàu Lassen đến tuần tra trong khu vực.
Quan chức Mỹ được Reuters trích dẫn đã bác bỏ lập luận trên khi
khẳng định rằng điều mà khu trục hạm Lassen vừa thực hiện là một hải vụ bảo vệ quyền
tự do hàng hải, mà mục tiêu không hề là làm cho tình hình nổ to.
Riêng Hạm trưởng Khu trục hạm Lassen Robert C. Francis Jr, hôm
05/11 đã cho báo giới biết là chiếc tàu của ông đã di chuyển ở khu vực cách Đá
Xu Bi từ 6 đến 7 hải lý, trong một hoạt động vừa là tuần tra bảo vệ quyền tự do
hàng hải, vừa là « quá cảnh ».
Đối với các chuyên gia phân tích, nếu chiếc Lassen không tiến hành
các hoạt động quân sự hay thu thập thông tin tình báo khi ở bên trong vùng 12
hải lý quanh đảo Trung Quốc, thì chẳng khác gì việc họ theo đúng thủ tục gọi là
« đi qua vô hại » (innocent passage), được áp dụng khi một chiến hạm tiến vào
lãnh hải của một nước.
Hành động như vậy của chiến hạm Mỹ sẽ củng cố thay vì thách thức
yêu sách chủ quyền của Trung Quốc, cho rằng các đảo nhân tạo của họ có lãnh hải
12 hải lý.
Trên trang blog Lawfare, Julian Ku, giáo sư về luật Hiến pháp tại Đại
học Hofstra, đã cho rằng sở dĩ Hải quân Mỹ đã chọn hình thức tuần tra yếu nhất,
đó là vì theo yêu cầu của Nhà Trắng.
Theo chuyên gia này, đây là một việc làm tai hại : « Khi hạn chế
hoạt động của tàu USS Lassen ở mức ‘đi qua vô hại’, Mỹ đã mặc nhiên công nhận
rằng Trung Quốc được quyền quy định vùng lãnh hải 12 hải lý xung quanh đảo nhân
tạo là Xu Bi ».
__._,_.___
No comments:
Post a Comment