Biển Đông:
Đấu khẩu gián tiếp Obama-Tập Cận Bình trên diễn đàn LHQ
Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Barack Obama tại một diễn đàn
Liên Hiệp Quốc ngày 28/09/2015.REUTERS/Andrew Kelly
Hồ sơ Biển Đông quả là mối bất đồng quan trọng hiện nay giữa Mỹ và
Trung Quốc. Trung thành với chiến lược được triển khai trong thời gian gần đây,
giới lãnh đạo Hoa Kỳ như đã tranh thủ mọi cơ hội để đề cập đến các hành vi bị
cho là quá đáng của Trung Quốc tại Biển Đông trước công luận thế giới.
Trong bài phát biểu hôm qua 28/09/2015 trước Đại hội đồng Liên
Hiệp Quốc, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã không ngần ngại hàm ý chỉ trích Trung
Quốc trong vấn đề Biển Đông, điều đã bị Chủ tịch Trung Quốc phản bác lại một
cách bóng gió ngay sau đó.
Theo Tổng thống Mỹ Barack Obama, Hoa Kỳ không có bất kỳ tuyên bố
chủ quyền nào ở Biển Đông, và cũng không phán xét bên nào về yêu sách biển đảo
trong khu vực. Thế nhưng, theo ông Obama : «
Tương tự như mọi quốc gia tập trung tại đây (tức là tại Liên Hiệp Quốc), chúng
tôi có lợi ích trong việc duy trì các nguyên tắc cơ bản của tự do hàng hải và tự
do thương mại, và trong việc giải quyết tranh chấp thông qua luật pháp quốc tế
chứ không phải là luật lệ của sức mạnh».
Và Tổng thống Mỹ kết luận : «
Do vậy, chúng tôi sẽ bảo vệ những nguyên tắc đó, đồng thời khuyến khích Trung
Quốc và các bên tranh chấp khác giải quyết bất đồng của mình một cách hòa bình
».
Theo ghi nhận của hãng tin Pháp AFP, phát biểu không lâu sau Tổng
thống Mỹ, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dù không trả lời trực tiếp, những đã
đả kích Mỹ một cách bóng gió, khi lên án điều ông gọi là «
tâm lý Chiến tranh Lạnh », và việc các đại cường sử dụng võ lực.
Đối với với ông Tập Cận Bình : «
Luật rừng đã làm cho số phận kẻ yếu nằm trong tay kẻ mạnh. Đó không phải là
cách thức mà các nước nên dùng trong bang giao ». Chủ tịch
Trung Quốc cảnh báo : « Những ai đã chọn cách tiếp cận nặng
tay khi dùng vũ lực sẽ thấy rằng họ đã chỉ nâng một tảng đá lên để thả xuống
chính chân của mình ».
Đấu khẩu Obama-Tập Cận Bình diễn ra trong bối cảnh cho đến nay,
Trung Quốc luôn luôn bị tố cáo là ỷ mạnh hiếp yếu trên vấn đề tranh chấp chủ
quyền ở Biển Đông.
__._,_.___
Đá Chữ Thập : Căn cứ tác chiến lớn nhất của
Trung Quốc ở Trường Sa ?
Ảnh chụp từ vệ tinh đảo Đá Chữ Thập ngày 3/9/2015 do CSIS Asia
Maritime Transparency Initiative/Digital Globe cung cấp ngày 14/9/2015, cho
thấy các coogn trình quân sự của Trung Quốc xây trên đảo đã hoàn tất.REUTERS/CSIS
Ảnh vệ tinh của bộ phận chuyên trách Quốc phòng và Không gian của
tập đoàn Châu Âu Airbus (Airbus Defence and Space) ngày 20/09/2015 đã cho thấy
rõ : Phi đạo dài hơn 3000 mét mà Trung Quốc cho xây trên Đá Chữ Thập (Fiery
Cross Reef) ở vùng quần đảo Trường Sa đã hoàn tất, cùng với nhiều công trình
khác. Theo tạp chí quốc phòng Anh IHS Jane’s Defense, như vậy là hòn đảo nhân
tạo này đã trở thành căn cứ lớn nhất của Trung Quốc trong khu vực, với phi đạo
dành cho chiến đấu cơ đã sẵn sàng hoạt động.
Theo ghi nhận của Jane’s Defense, ảnh vệ tinh chụp được ngày 20/09
đã cho thấy là phi đạo dài 3.125 mét mà Bắc Kinh cho xây trên Đá Chữ Thập đã hoàn
tất. Trên ảnh còn thấy các bãi đáp trực thăng và các chữ số 050° và 230° được
sơn ở hai đầu phi đạo.
Ảnh vệ tinh mới chụp còn cho thấy công nhân Trung Quốc tiếp tục
xây dựng nhiều công trình khác trên đảo, hoàn thành con đê chắn sóng ở cảng và
xây cất mạng lưới đường bê tông. Họ dường như cũng đã đổ đất dọc theo hai bên
phi đạo, có thể là để trồng cây lương thực trên đảo hay để ngăn chặn hiện tượng
đất bồi bị xói mòn.
Căn cứ vào những tấm ảnh chụp trước đó, như vậy là việc hoàn tất
các công trình nói trên đã được Bắc Kinh thực hiện trong một vài tuần lễ gần
đây.
Theo các chuyên gia phân tích của IHS Jane’s Defense, việc Trung
Quốc làm xong phi đạo trên Đá Chữ Thập, sẽ cho phép Bắc Kinh đẩy nhanh tiến độ
xây dựng thêm các cơ sở khác và bắt đầu thực hiện các phi vụ tuần tra trên toàn
vùng Trường Sa, nơi cũng đang bị 4 láng giềng Đông Nam Á khác (Việt Nam,
Philippines, Malaysia, Brunei) và Đài Loan đòi chủ quyền.
Đối với tạp chí Anh, Đá Chữ Thập như vậy đã trở thành căn cứ lớn
nhất của Trung Quốc trong vùng, với phi đạo tác chiến đầu tiên đã sẵn sàng hoạt
động. Tại Biển Đông, Trung Quốc cũng đã có một phi đạo trên đảo Phú Lâm, nhưng
ở tận vùng Hoàng Sa, còn ở Trường Sa thì đây có thể nói là sân bay quân sự đầu
tiên.
Đối với IHS Jane’s, Đá Chữ Thập giữ một vị trí then chốt trong
chiến lược khống chế Biển Đông của Trung Quốc vì đây là hòn đảo to lớn nhất
được Bắc Kinh bồi đắp tại vùng Trường Sa, và đó sẽ trở thành «
trung tâm tương lai cho các chiến dịch (của Bắc Kinh), ở khu vực phía nam Biển
Đông. »
Trong chiến lược của Bắc Kinh, hai phi đạo khác cũng đang trên đà
hoàn tất ở Bãi Xu Bi (Subi Reef) và Đá Vành Khăn (Mischief Reef), cũng đã được Trung
Quốc bồi đắp thành đảo nhân tạo. Cả ba hòn đảo mới Vành Khăn, Xu Bi và Chữ Thập
đều nằm bên trong vùng biển mà Philippines đòi chủ quyền.
Các quan chức Quốc phòng Philippines không che giấu thái độ quan
ngại trước khả năng phi đạo trên các đảo nhân tạo của Trung Quốc tại vùng
Trường Sa sẽ được Bắc Kinh sử dụng để áp lệnh cấm bay trong khu vực một khi Trung
Quốc thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment