Nhật trở lại Biển Đông, VN nên
làm gì?
Lê Nam Trung Hiếu Gửi cho BBC từ Bỉ
- 16 tháng 5 2015
Các tàu của lực lượng phòng vệ trên biển của Nhật Bản đang rời căn cứ hải quân Sasebo thuộc khu vực Nagasaki.
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, sự trỗi dậy của Nhật Bản ở Đông Á
đã gây ra những xáo trộn mạnh về chủ quyền trên Biển Đông.
Thực trạng lúc đó là Trung Quốc chỉ kiểm soát 2 trong số 4 cụm
đảo: Đông Sa (Pratas) và Trung Sa. Nhà Nguyễn Việt Nam thực thi chủ quyền ở
Trường Sa (Spartly) và Hoàng Sa (Paracel) suốt một thời gian dài nhưng bị gián đoạn
bởi sự xâm lược quân sự của Pháp.
Nhà Thanh thất bại nặng trong chiến tranh với Nhật Bản vào năm
1894, buộc phải ký Hòa ước Mã Quan (còn gọi là Hòa ước Shimonoseki). Hòa ước
giao chủ quyền của đảo Đài Loan và Bành Hồ cho phía Nhật Bản, chưa kể nhiều
nhượng bộ khác. Lãnh hải bị thu hẹp nghiêm trọng, người Trung Hoa bắt đầu lo sợ
trước sự bành trướng của hải quân Nhật Bản.
Đầu thế kỷ XX, hoạt động của người Nhật ở vùng biển phía nam Trung
Hoa ngày càng nhiều, cả dân sự lẫn quân sự, có lúc dẫn đến tranh chấp ở Đông Sa
của Trung Hoa. Các tàu cá của Nhật đánh bắt ở Trường Sa và Hoàng Sa ngày càng
nhiều.
Tại hội nghị San Francisco năm 1951, Nhật Bản chính thức tuyên bố
“khước từ mọi chủ quyền, danh nghĩa và đòi hỏi đối với quần đảo Trường Sa và
Hoàng Sa” nhưng lại không chỉ đích danh ai là người kế thừa chủ quyền Lê Nam
Trung Hiếu
Các chuỗi sự kiện này đã đánh động chính quyền Trung Hoa tìm cách
ngăn chặn những xâm lấn tiếp theo của Nhật Bản, dẫn tới việc tuyên bố chủ quyền
một cách vội vã và thiếu cơ sở pháp lý trên quần đảo Hoàng Sa của Đại Nam vào
năm 1909.
Tranh chấp tay ba
Các hoạt động kinh tế của Nhật trên một số đảo ở Trường Sa- Hoàng
Sa sau đó đã khiến cho vấn đề chủ quyền trên Biển Đông trở thành cuộc tranh
chấp tay ba giữa Pháp (đại diện cho quyền lợi của Đại Nam) – Trung Hoa Dân Quốc
– Nhật Bản.
Từ năm 1938 cho đến năm 1945, Nhật Bản từng bước tiến hành chiếm
đóng và kiểm soát toàn bộ các cụm đảo nổi trên Biển Đông: Đông Sa, Hoàng Sa và
Trường Sa. Hoàng Sa, Trường Sa được sát nhập vào Đài Loan thuộc Nhật. Việc kiểm
soát các cụm đảo này chấm dứt sau khi Nhật Bản đầu hàng quân Đồng minh vào năm
1945.
Việc giải quyết các vấn đề hậu chiến của Nhật Bản lại châm ngòi
cho những tranh chấp trên Biển Đông giai đoạn tiếp theo. Tại hội nghị San
Francisco năm 1951, Nhật Bản chính thức tuyên bố “khước từ mọi chủ quyền, danh
nghĩa và đòi hỏi đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa” nhưng lại không chỉ
đích danh ai là người kế thừa chủ quyền - một sự cố tình lảng tránh nếu so sánh
với sự cẩn thận của Nhật Bản khi giải quyết vấn đề chủ quyền đối với Formosa
(Đài Loan), quần đảo Kurils và Sakhalin.
Tàu USS Blue Ridge (LCC-19) của Hải quân Hoa Kỳ vừa hiện diện ở Nhật Bản vào cuối tháng 3/2015.
Sự nghi ngờ này là có cơ sở khi chỉ 7 tháng sau hội nghị San
Francisco, Nhật Bản và Đài Loan ký với nhau một hiệp ước hòa bình riêng rẽ,
trong đó khoản 2 mặc nhiên công nhận hai quần đảo trên thuộc chủ quyền của Đài
Loan, đồng nghĩa với việc chối bỏ chủ quyền được đại diện của Quốc gia Việt Nam
tuyên bố công khai tại hội nghị San Francisco.
Vì lý do này nên về sau, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Trung Hoa
Dân Quốc cùng nhiều nước khác đã lợi dụng sự vắng mặt của mình trong hội nghị
San Francisco và sự thiếu minh bạch trong tuyên bố của Nhật Bản để diễn giải
theo hướng có lợi cho các hoạt động xâm lấn và tranh chấp chủ quyền ở Biển
Đông.
Từ đó tới nay Nhật Bản không có tuyên bố nào giải thích lại quan
điểm về vấn đề chủ quyền trên Biển Đông. Tất nhiên Nhật Bản không hoàn toàn
chịu trách nhiệm cho những xung đột quân sự và ngoại giao diễn ra về sau ở khu
vực này. Nói một cách công bằng, đó là sản phẩm lịch sử của các mối quan hệ giữa
các nước lớn với nhau cũng như giữa các nước lớn với các đồng minh.
Nhật - Mỹ cùng trở lại
Vị thế mới sắp tới của Nhật Bản sẽ tác động lớn đến chính sách
ngoại giao của nhiều nước ở châu Á - Thái Bình Dương, báo hiệu sự chấm dứt của
thời kỳ “người khổng lồ về kinh tế nhưng là anh lùn về chính trị” của Nhật Bản
Lê Nam Trung Hiếu
Tranh chấp về chủ quyền các đảo nhỏ ở Biển Đông hiện nay giữa 6
nước, mà nổi bật là tranh chấp giữa Trung Quốc với Việt Nam và Philippines đang
dẫn tới một tình huống rủi ro chưa từng có tiền lệ cho an ninh thương mại toàn
cầu. Chiến lược của Trung Quốc tại Biển Đông hiện nay là việc thách thức một
cách khéo léo luật pháp quốc tế thông qua việc xâm lấn có định hướng, chậm rãi
nhưng kiên quyết, lãnh thổ của các nước láng giềng, tương tự như cách Nga đang
can thiệp vào Ukraine hiện nay. Các cuộc xâm lấn “mini” không tuyên chiến này
đang là lựa chọn hiệu quả để đối phó với áp lực từ quốc tế. Rõ ràng, các nước
lớn có trách nhiệm không thể liều lĩnh đặt quyền lợi quốc gia của mình vào chỗ
nguy hiểm chỉ vì một bãi đá ngầm của một nước khác hay vì việc đơn phương cải
tạo đảo của Trung Quốc. Tuy nhiên, Washington không thể chỉ bất động nhìn Bắc
Kinh xói mòn dần trật tự thế giới hiện nay.
Rút lui dần sự can dự tại Trung Đông và châu Âu để dồn sức mạnh
sang Đông Á, trọng tâm của chính sách xoay trục rõ ràng nhắm vào việc củng cố
vị trí số một của Mỹ tại Thái Bình Dương, vốn đang bị lung lay với sự trỗi dậy
mọi mặt của Trung Quốc. Bắc Kinh có xu hướng đánh giá sự tăng cường hoạt động
của Mỹ tại Đông Á là hành động nhằm kìm hãm họ và rõ ràng là Trung Quốc có thể
tiến hành trã đũa. Vì vậy, có thể nhận thấy Mỹ đang rất mạo hiểm để can thiệp
vào tình hình ở biến Đông hiện nay nếu thiếu những phương án hiệu quả.
Nhìn tổng thể, Mỹ đang thực hiện những tham vọng lớn lao. Hai hiệp
định tự do thương mại xuyên lục địa như TTIP (Hiệp định Thương mại Tự do xuyên
Đại tây dương) và TTP (Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình
Dương) được dự đoán gây suy giảm tương đối ưu thế kinh tế của Trung Quốc. Mỹ
đang quay trở lại với các đồng minh cũ và tìm kiếm thêm các đồng minh mới trong
khu vực châu Á- Thái Bình Dương, với trọng tâm là quan hệ Mỹ - Nhật.
Sau khi thông qua nghị quyết lịch sử giải thích lại Điều 9 trong
Hiến pháp hồi đầu tháng 7-2014, Nhật Bản cũng đang tăng tốc quá trình thay đổi
luật định để mở rộng hơn nữa khung pháp lý cho hoạt động Lực lượng phòng vệ
Nhật Bản (SDF). Mục đích chính của quá trình cởi bỏ khỏi những ràng buộc pháp
lý từ thời kỳ chiếm đóng của Mỹ sau thế chiến thứ hai không nằm ngoài việc tăng
cường hợp tác an ninh một cách hiệu quả hơn với Mỹ trong môi trường chính trị
mới ở Đông Á.
Tàu Izumo có bãi đáp cho phi cơ với chiều dài 250 mét lần đầu tiên được ra mắt ở Yokohama, mạn nam Tokyo vào đầu tháng 8/2013.
Cơ sở mới về mặt pháp lý cho phép Nhật Bản hỗ trợ Mỹ trong bất cứ
xung đột quân sự nào theo nghĩa vụ phòng vệ tập thể, đồng thời cũng tạo điều
kiện cho Nhật Bản triển khai quân đội ở nước ngoài nếu nhận thức thấy quyền lợi
quốc gia bị đe dọa. Theo đó, việc quân đội Nhật thường xuyên xuất hiện trong
khu vực Biển Đông chỉ còn là vấn đề thời gian. Bộ trưởng quốc phòng Nhật cũng
đã có những phát biểu tuyên bố về lợi ích và an ninh quốc gia của Nhật tại Biển
Đông, đồng thời hưởng ứng đề xuất của Mỹ về các cuộc tuần tra hỗn hợp trên
không và trên biển tại khu vực này. Nhật Bản sẽ góp phần dàn xếp những di sản
lịch sử do chính mình để lại.
Vị thế mới sắp tới của Nhật Bản sẽ tác động lớn đến chính sách
ngoại giao của nhiều nước ở châu Á - Thái Bình Dương, báo hiệu sự chấm dứt của
thời kỳ “người khổng lồ về kinh tế nhưng là anh lùn về chính trị” của Nhật Bản.
VN trước sóng lớn
Sở hữu vị trí địa- chiến lược quan trọng, năng lực quốc phòng được
đánh giá cao và tiềm năng kinh tế lớn, Việt Nam tạm thời có nhiều lựa chọn khi
quan hệ với các cường quốc.
Việt Nam đang duy trì phương châm nhất quán trong chính sách quốc
phòng là không tham gia vào các liên minh quân sự, không cho nước ngoài đặt căn
cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ của mình để chống lại nước khác. Điều đó không
đồng nghĩa rằng chính sách đối ngoại của Việt Nam là hoàn toàn trung lập. Nhiều
nhà nghiên cứu nhận định Việt Nam chỉ đang cố gắng giữ cân bằng tam giác quyền
lực Mỹ- Trung- Nga để bảo vệ chủ quyền, gìn giữ hòa bình và tìm một lối ra cho
cách phát triển riêng của mình.
Cũng cần phải lưu ý rằng Mỹ không phải không có phương án khác
ngoài việc tăng cường quan hệ với Việt Nam để kiềm chế Trung Quốc một khi đã có
Nhật yểm trợ ở Đông Nam Á Lê Nam Trung Hiếu
Sự xuất hiện trở lại của lực lượng quân sự Nhật Bản ở khu vực Đông
Á sẽ khiến cho tam giác trên bị mất cân đối bởi xét về sức mạnh tổng hợp, Nhật
Bản không hề thua kém Trung Quốc. Liên kết với Mỹ dự đoán sẽ sớm quay lại là
chủ lưu ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, ít nhất là trong 1,2 thập niên tới
đây. Đáp lại, Trung Quốc khả năng cao sẽ kiên trì phương án đưa chiến tranh ra
càng xa đại lục càng tốt bằng cách đổ nhân lực, thiết bị và khí tài xuống Biển
Đông. Về kinh tế, những chồng lấn giữa dự định “Một vành đai- một con đường” của
Trung Quốc và chính sách xoay trục của Mỹ cũng sẽ tạo ra nhiều bất ổn chưa thể
dự đoán hết ở tầm khu vực.
Ngay khi Trung Quốc bắt đầu cảm nhận rõ những tổn thương về chính
trị và kinh tế gây ra bởi chính sách xoay trục của Mỹ, nước này có khả năng sẽ
tìm cách trói buộc chặt hơn Việt Nam trong sự kiềm tỏa của mình, hoặc sẽ mở ra
cơ hội cho Việt Nam có một mối quan hệ bình đẳng hơn với Trung Quốc. Tình hình
Biển Đông sẽ trở nên nhạy cảm hơn bao giờ hết, đặt ra cả thách thức lẫn cơ hội cho
Việt Nam.
Tuy nhiên cũng cần phải lưu ý rằng Mỹ không phải không có phương
án khác ngoài việc tăng cường quan hệ với Việt Nam để kiềm chế Trung Quốc một
khi đã có Nhật yểm trợ ở Đông Nam Á. Việt Nam chỉ là một lựa chọn khả dĩ trong
mục tiêu toàn cầu của Mỹ. Vì vậy vấn đề thời cơ rất quan trọng. Bài học vào năm
1978 vẫn còn rất nhiều giá trị tham khảo cho quan hệ giữa hai bên hiện nay.
Bài viết phản ánh quan điểm riêng của tác giả, Giảng viên khoa
Lịch sử, Đại học Khoa học Huế, đang là nghiên cứu sinh chuyên ngành sử quốc tế
tại Bỉ.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment