Wednesday, 13 August 2014

Tại ARF : Mỹ tiếp tục gây sức ép với Trung Quốc trong hồ sơ Biển Đông


Tại ARF : Mỹ tiếp tục gây sức ép với Trung Quốc trong hồ sơ Biển Đông

Trung Quốc vẫn là Trung Cộng


Marching out Luc Quan Vietnam MPEG 4



Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry
REUTERS/Gary Cameron

Đức Tâm

Tại diễn đàn an ninh khu vực (Asia Region Forum – ARF) được tổ chức ngày 10/08/2014 ở Miến Điện, Trung Quốc sẽ chịu sức ép ngoại giao yêu cầu Bắc Kinh kiềm chế các động thái đòi hỏi về chủ quyền lãnh thổ. 


Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tranh thủ diễn đàn này để vận động các nước ủng hộ kế hoạch kêu gọi ngừng mọi hành động khiêu khích tại các vùng biển đang có tranh chấp, như không đưa ra các đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ, đình chỉ việc xây dựng trên các đảo, bãi đá đang có tranh chấp.

Cuộc tấn công ngoại giao của Mỹ tại ARF thể hiện một bước tiến mới trong việc Washington can dự vào các tranh chấp lãnh thổ, trong lúc các nước liên quan trong vùng ngày càng lo ngại về những hành động hung hăng, đơn phương xác quyết chủ quyền của Trung Quốc.

Ngay lập tức, Trung Quốc đã bác bỏ kế hoạch của Mỹ. Tuy vậy, một nhà ngoại giao cao cấp của Hoa Kỳ nói : « Ngoại trưởng Mỹ không tìm cách đọ sức. Đây không phải là cuộc đấu đá giữa các siêu cường » và giải thích, ông Kerry có thể kêu gọi tất cả các bên đang có tranh chấp cần phải kiềm chế.

Thế nhưng, trước đó, Washington đã điểm mặt chỉ tên Bắc Kinh. Ngày 28/07, ông Daniel Russel, quan chức cao cấp của Bộ Ngoại giao Mỹ phụ trách khu vực Bắc Á, đã nói rằng có những bằng chứng cho thấy Trung Quốc đang tiến hành xây dựng trên các đảo nhỏ và bãi đá ở Biển Đông, và quy mô các hoạt động này vượt xa những gì mà các nước cũng có tranh chấp đã làm.

Hôm qua, 07/08, Trung Quốc tuyên bố có kế hoạch xây 5 ngọn hải đăng trong vùng quần đảo Hoàng Sa, nơi đang có tranh chấp chủ quyền với Việt Nam.
Theo giới phân tích, lập trường cứng rắn không bình thường này của Mỹ nhằm gây sức ép với Trung Quốc, đáp ứng những lo ngại ngày càng gia tăng trong khu vực và khuyến khích các nước ASEAN thúc đẩy nhanh chóng đạt được các kết quả trong tiến trình thương lượng xây dựng một bộ luật ứng xử có tính ràng buộc, để làm giảm căng thẳng ở Biển Đông.

Chuyên gia Ernest Bower, thuộc Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược, trụ sở tại Washington, nhận định : « Hoa Kỳ không dựa vào những gì mà Trung Quốc nói mà nhìn vào những gì Trung Quốc làm, và quyết định sẽ can dự » và « lời kêu gọi ngừng các hành động khiêu khích cần được coi như một mức độ can dự ngoại giao mới của Hoa Kỳ trong hồ sơ này ».

Áp lực của Mỹ đối với Trung Quốc sẽ tăng lên gấp bội nếu như sáng kiến do Ngoại trưởng John Kerry đưa ra, có được sự ủng hộ của ASEAN. Thế nhưng, nội bộ ASEAN vẫn thường xuyên bị chia rẽ trong vấn đề Biển Đông. Ngoại trưởng Indonesia, Marty Natalegawa tuyên bố ủng hộ việc ngừng mọi hành động khiêu khích và sẽ hỏi cụ thể các thành viên liên quan xem họ ngừng loại hoạt động nào.

Theo một dự thảo thông cáo chung của Hội nghị các Ngoại trưởng ASEAN, mà phóng viên Reuters tại Miến Điện đọc được thì văn bản này kêu gọi ngừng « các hành động gây mất ổn định ». Chưa rõ một số nước như Cam Bốt, Lào, thậm chí Miến Điện, vốn có quan hệ chính trị và kinh tế chặt chẽ với Trung Quốc, có chấp nhận lời kêu gọi nhắm vào Bắc Kinh hay không.

Về phần mình, chuyên gia về Châu Á, giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện quốc phòng Úc nhận định, như thông lệ, ARF không giúp giải quyết được gì nhiều cho vấn đề Biển Đông : « Các Ngoại trưởng dường như sẽ ra một thông cáo, nhấn mạnh đến các quan ngại, kêu gọi tìm kiếm giải pháp, đó chỉ là một công thức chung chung, luôn được lặp lại và không có hiệu quả ».


Mỹ tố cáo Trung Quốc gây căng thẳng ở Biển Đông

Tàu chiến của Trung Quốc bắn tên lửa trong một cuộc tập trận ở Biển Đông.
  •  
  •  
  •  

Tin liên hệ

  • Ấn Độ kêu gọi tự do hàng hải ở Biển Đông
  • Philippines bác tố cáo vi phạm Kế hoạch 3 hành động ở Biển Ðông
  • Mỹ sẽ giám sát Biển Đông
  • Việt Nam trông chờ gì vào Diễn đàn Khu vực ASEAN?
  • Trung Quốc khảo sát thực địa để xây nhiều ngọn hải đăng tại Hoàng Sa
  • ASEAN kêu gọi hành động để xoa dịu căng thẳng ở Biển Đông

Hình ảnh/Video

Video

TQ khảo sát thực địa để xây nhiều ngọn hải đăng tại Hoàng Sa

Video

ASEAN kêu gọi hành động để xoa dịu căng thẳng ở Biển Đông

Ðường dẫn

Victor Beattie
12.08.2014

Chính phủ Mỹ cho biết Washington đang tìm cách giảm thiểu căng thẳng ở Biển Đông và tố cáo Trung Quốc gây bất ổn trong khu vực bằng những hành động hung hãn. Theo tường thuật của thông tín viên Victor Beattie của đài VOA, những phát biểu của Washington là để đáp lại sự chỉ trích của Trung Quốc đối với một kế hoạch của Mỹ về việc tự nguyện ngưng chỉ những hành động gây hấn trong vùng biển mà Bắc Kinh có tranh chấp với các nước láng giềng ở Đông Nam Á như Việt Nam và Philippines.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Marie Harf hôm thứ hai cho biết thông cáo chung của Diễn đàn Khu vực ASEAN ở Myanmar đã nói một cách đầy đủ về phương thức giải quyết những vụ tranh chấp lãnh thổ trong khu vực. 

Thông cáo đó nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình và ổn định dựa trên những nguyên tắc của luật pháp quốc tế được mọi nước thừa nhận, và hô hào cho việc thực thi đầy đủ và hữu hiệu Tuyên bố về cách hành xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm thiết lập Bộ qui tắc hành xử Biển Đông (COC).

Bà Harf cho biết Ngoại trưởng John Kerry, người đã trình bày đề nghị tự nguyện đóng băng những hành vi khiêu khích tại Diễn đàn Khu vực ASEAN, nói rằng Washington đã nêu ra những điểm cần nêu. "Như quí vị đã biết, ông Kerry nói là chúng tôi không tìm cách để thông qua một điều gì đó cho có lệ, tìm cách đưa ra một điều gì đó tại bàn hội nghị mà mọi người có thể ủng hộ. Ông ấy cũng nói rằng một số nước đã quyết định đó là những gì mà họ sẽ làm. 

Đây là một tiến trình tự nguyện. Nhưng ông ấy cũng nói rằng ông ấy nghĩ là có một cách để đạt được một số tiến bộ về vấn đề Biển Đông dựa trên các cuộc thảo luận tại ASEAN. Đây là một cuộc thảo luận đang tiếp diễn, nhưng dựa trên những phát biểu của ông ấy, tôi nhận thấy là chúng tôi đã đạt được một số tiến bộ."

Trung Quốc nói đề nghị của Washington chỉ làm cho căng thẳng gia tăng qua việc khuyến khích những nước như Việt Nam và Philippines có lập trường cứng rắn đối với Trung Quốc.

Hôm thứ bảy vừa qua, một giới chức cấp cao của chính quyền Obama nói rằng thông cáo của ASEAN nêu rõ nhu cầu tự kiềm chế và đó là một sự thay đổi lớn trong cách tiếp cận của ASEAN đối với những hoạt động ngoại giao với Trung Quốc. Ông nói rằng ASEAN mỗi ngày một quan tâm hơn về cách hành xử của Trung Quốc.

Hôm thứ hai, một bài bình luận của hãng tin Tân Hoa của nhà nước Trung Quốc cho biết Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã bác bỏ đề nghị đóng băng là có thể phản tác dụng. Tân Hoa Xã nói rằng đề nghị của Washington chỉ làm cho căng thẳng gia tăng qua việc khuyến khích những nước như Việt Nam và Philippines có lập trường cứng rắn đối với Trung Quốc. Trung Quốc cũng hối thúc Washington chớ nên làm cho Biển Đông trở nên nơi hỗn loạn mới nhất vì sự can thiệp của Mỹ, sau khi đã làm như vậy ở Iraq, Syria và Libya.
Khi được hỏi về bài bình luận này, bà Marie Harf đã trả lời như sau.

Trung Quốc vẫn tiến hành các hoạt động lấp biển lấy đất tại những đảo nhỏ mà Bắc Kinh chiếm đóng ở quần đảo Trường Sa, nơi Bắc Kinh có tranh chấp chủ quyền với Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan

"Chúng tôi không phải là những người gây ra bất ổn ở đó. Những hành vi hung hãn mà Trung Quốc thực hiện đã gây ra bất ổn. Tất cả những gì mà chúng tôi đang làm đều có mục đích giảm bớt căng thẳng, để cho các nước giải quyết những mối bất đồng bằng đường lối ngoại giao, chứ không phải bằng những biện pháp cưỡng ép, gây bất ổn, như những biện pháp mà Trung Quốc thực hiện mỗi ngày một nhiều trong những tháng vừa qua."

Ông Pavin Chachavalpangpun, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á của Đại học Kyoto ở Nhật, nói rằng thực tế là không có gì thay đổi và Trung Quốc tiếp tục theo đuổi điều mà ông gọi là chính sách đối ngoại hung hăng ở Biển Đông. Ông cho rằng hành động của Trung Quốc thể hiện một thực tế là ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực ngày càng sút giảm.

"Điều mà tôi muốn nói là mặc dù Hoa Kỳ có thái độ mạnh mẽ trong việc giải quyết tranh chấp Biển Đông, chúng ta đã thấy ASEAN, trong những năm gần đây, đã rơi vào vòng tay của Trung Quốc tới một mức độ mà ASEAN, tuy là một tổ chức khu vực, nhưng lại ngần ngại không muốn giải quyết vấn đề này, có lẽ là vì quyền lợi chính trị của mỗi nước trong ASEAN đã lên cao tới mức lấn áp các quyền lợi của khu vực."
Vụ Trung Quốc đặt giàn khoan nước sâu ngoài khơi quần đảo Hoàng Sa đã làm bùng lên cuộc tranh luận ở Hà Nội về vấn đề có nên tiếp tục có thái độ nhân nhượng đối với Trung Quốc hay không.

Ông Carl Thayer, giáo sư danh dự của Đại học New South Wales ở Úc, nói rằng đề nghị tự nguyện đóng băng của Mỹ không nhận được sự đồng thuận bên trong ASEAN trước khi được công khai đưa ra. Tuy nhiên, ông mô tả việc Trung Quốc đề ra mục tiêu biến năm 2015 thành năm hợp tác biển Trung Quốc-ASEAN là một hành động mà ông gọi là “biến đen thành trắng”.

"Họ đã trình bày sự việc một cách hoàn toàn sai lạc khi nói rằng không có lỗi nào có thể qui cho những hoạt động của họ. Họ nói rằng tất cả những sự gây hấn là phát xuất từ những nước bên ngoài khu vực hoặc từ những nước bên trong ASEAN có mưu đồ đen tối và được khích lệ  bởi sự ủng hộ của Mỹ. Sự thật hoàn toàn ngược lại."

Giáo sư Thayer nói rằng việc Trung Quốc mang đặt giàn khoan nước sâu ở ngoài khơi quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam tuyên bố có chủ quyền đã làm bùng ra một cuộc tranh luận ở Hà Nội về vấn đề có nên tiếp tục có thái độ nhân nhượng đối với Trung Quốc hay không. Ông cũng cho biết tranh chấp biển đảo giữa Trung Quốc và Philippines tiếp tục lâm vào tình trạng bế tắc và có nhiều căng thẳng.


Trong khi đó, Trung Quốc không hề ngưng các hoạt động lấp biển lấy đất tại những hòn đảo nhỏ mà họ chiếm đóng ở quần đảo Trường Sa, nơi Bắc Kinh có tranh chấp chủ quyền với Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan.

No comments:

Post a Comment