Thursday, 14 August 2014

Căng thẳng Mỹ-Trung gia tăng vì vấn đề Biển Đông


Căng thẳng Mỹ-Trung gia tăng vì vấn đề Biển Đông

Báo cáo viên LHQ: 'VN vi phạm nghiêm trọng quyền tự do tôn giáo'

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry gặp Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 47 tại Naypyitaw, Myanmar, ngày 9/8/2014.
  •  
  •  
  •  

Tin liên hệ

  • Mỹ sẽ giám sát 'các đảo đá, đảo san hô, và bãi cạn' ở Biển Đông
  • Ngoại trưởng Mỹ ca ngợi mối quan hệ với Việt Nam
  • Mỹ kêu gọi các nước có tranh chấp ở Biển Đông duy trì hòa bình
  • Trung Quốc phản đối đề nghị của Mỹ về Biển Đông
  • Mỹ tố cáo Trung Quốc gây căng thẳng ở Biển Đông

Hình ảnh/Video

Video

Ấn Độ kêu gọi tự do hàng hải ở Biển Đông

Video

Mỹ sẽ giám sát Biển Đông

Ðường dẫn

13.08.2014
BẮC KINH—
Truyền thông nhà nước Trung Quốc tố cáo Hoa Kỳ khuấy động căng thẳng ở Biển Đông trong lúc Ngoại trưởng Mỹ John Kerry kết thúc chuyến công du Đông Nam Á, trong đó Washington và Bắc Kinh đã lời qua tiếng lại với nhau về vụ tranh chấp lãnh thổ trong khu vực. Từ Bắc Kinh, thông tín viên Shannon Van Sant của đài VOA gởi về bài tường thuật sau đây.

Trung Quốc và Hoa Kỳ đã tố cáo lẫn nhau về những hành động liên quan tới Biển Đông, nơi Trung Quốc có tranh chấp chủ quyền với nhiều nước vùng Đông Nam Á. Tờ Nhân dân Nhật báo do nhà nước điều hành nói rằng Hoa Kỳ làm cho các nước láng giềng của Trung Quốc trở nên táo bạo hơn trong những yêu sách chủ quyền ở vùng biển trọng yếu này.

Tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, nói rằng “lập trường của Hoa Kỳ làm cho Philippines tin là họ sẽ thắng trong vụ tranh chấp Biển Đông.” Báo này tố cáo  Hoa Kỳ khuấy động căng thẳng để “đục nước béo cò” và khuyến khích “những nước như Philippines và Việt Nam có những hành động táo tợn.”
Ông Thành Hiểu Hà, giáo sư môn quan hệ quốc tế của Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh, nói rằng tranh chấp Biển Đông đang trắc nghiệm các mối quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.
"Đó là những dấu hiệu không tốt cho các mối quan hệ Mỹ-Trung, đặc biệt là trong lúc hai nước đang cố gắng rất nhiều để xây dựng điều được gọi là mô hình mới của quan hệ nước lớn. Những lời lẽ mà Washington và Bắc Kinh sử dụng để chống lại nhau đang trở nên kịch liệt hơn."
Hồi đầu tuần này Hoa Kỳ tố cáo Trung Quốc gây bất ổn ở Châu Á bằng những hành động hung hăng và đề nghị các nước tự nguyện đình chỉ các hành vi khiêu khích.
Trung Quốc bác bỏ đề nghị đó và tố cáo chính sách xoay trục Châu Á của Mỹ đã gieo rắc những mầm móng của sự bất ổn. Hơn 1.000 binh sĩ Thủy quân Lục chiến Mỹ đang được bố trí ở Australia, và con số đó dự kiến sẽ tăng tới 2.500 vào năm 2017. Giáo sư Thành Hiểu Hà giải thích như sau về cái nhìn của Trung Quốc đối với những hành động của Mỹ.
"Hoa Kỳ vừa ký kết những hiệp định an ninh mới với Australia và Mỹ đang tìm cách thiết lập một căn cứ quân sự vĩnh viễn ở Australia. Và tất cả những ngôn từ và những hành động này đã được người Trung Quốc xem là một hành động nhằm ngăn chận sự trỗi dậy của Trung Quốc."
Nhưng ảnh hưởng mỗi ngày một tăng của Trung Quốc trong khu vực cũng gây ra những mối căng thẳng với các nước láng giềng. Mới đây nhiều đảng viên có uy tín của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã viết một lá thư cho giới lãnh đạo ở Hà Nội để kêu gọi thực hiện những biện pháp cải cách nhằm giảm bớt sự lệ thuộc vào Trung Quốc. Hồi tháng 5, việc Trung Quốc mang một giàn khoan dầu trị giá một tỉ đô la đến hoạt động ở Biển Đông đã làm bùng ra những vụ phản kháng có bạo động ở Việt Nam.
Ông Thành Hiểu Hà cho biết căng thẳng giữa đôi bên vẫn còn tồn tại.
"Theo tôi thì có lẽ hãy còn quá sớm để nói rằng cơn ác mộng giữa Trung Quốc với Việt Nam đã chấm dứt."
Bộ Ngoại giao Mỹ đang kêu gọi giảm thiểu căng thẳng và thúc giục các bên liên quan hãy nhanh chóng đạt được một Bộ Qui tắc Hành xử Biển Đông. Trung Quốc và ASEAN đã thương thảo với nhau về một bộ qui tắc hành xử trong hơn 10 năm qua.


Mỹ-Úc nhất trí mở rộng liên minh quốc phòng với Nhật Bản và Ấn Độ

DR

Trọng Nghĩa

Trong một động thái chắc chắn sẽ khiến cho Trung Quốc phật ý, Hoa Kỳ và Úc vào hôm qua 12/08/2014 đã chính thức ký Hiệp ước tăng cường hợp tác quân sự, đặc biệt là chính thức hóa việc triển khai 2500 lính thủy quân lục chiến Mỹ tại căn cứ Darwin, miền Bắc Úc, sát Biển Đông. Bên cạnh đó, hai đồng minh thân thiết còn đồng ý mở rộng liên minh quốc phòng với Nhật Bản ở vùng Đông Bắc Á, và Ấn Độ ở vùng Nam Á.

Hiệp ước đã được hai bên ký kết vào hôm qua nhân Hội nghị Tham vấn thường niên Mỹ-Úc cấp Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng – AUSMIN 2014 - với sự tham gia của các ông John Kerry và Chuck Hagel, phía Mỹ, và bà Julie Bishop cùng ông David Johnston, phía Úc.
Hiệp ước có hiệu lực trong vòng 25 năm này đã chính thức hóa yếu tố nổi nhất trong chính sách xoay trục của Mỹ qua Châu Á Thái Bình Dương : tăng cường sự hiện diện quân sự của Mỹ trong khu vực. Theo hiệp ước Mỹ-Úc, Hoa Kỳ có quyền cho đồn trú thường xuyên 2.500 lính Thủy quân lục chiến tại căn cứ Darwin để sẵn sàng can thiệp khi cần thiết. Không quân và Hải quân Mỹ cũng được quyền tiếp cận các căn cứ Úc một cách rộng rãi hơn
Bên cạnh đó, hai bên cũng quyết định hợp tác với nhau trong việc hình thành hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo tại khu vực Đông Bắc Á, cũng như tăng gia hợp tác và thao dượt hải quân.
Khía cạnh song phương Mỹ-Úc dĩ nhiên đã được hầu hết các nhà quan sát chú ý, nhưng kết quả các cuộc đàm phán Mỹ Úc vào hôm qua còn bao hàm một yếu tố khác quan trọng không kém : Đó là việc cả Canberra lẫn Washington đều nhất trí dùng hợp tác quân sự-quốc phòng của mình làm nòng cốt để mở rộng liên minh.
Trước hết là liên minh với Nhật, từng được dự báo sau chuyến thăm Úc lịch sử gần đây của Thủ tướng Shinzo Abe. Trong lãnh vực này, bản Thông cáo chung của AUSMIN nói rõ : « Úc và Hoa Kỳ hoan nghênh nỗ lực của Nhật Bản nhằm đóng góp lớn hơn vào hòa bình và ổn định quốc tế, bao gồm cả quyết định của Nhật hành xử quyền tự vệ tập thể theo tinh thần Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Hai nước (Mỹ và Úc) cam kết duy trì các quan hệ an ninh song phương mạnh mẽ với Nhật Bản, phát huy hợp tác an ninh và quốc phòng ba bên, trong đó có cơ chế Đối thoại Chiến lược Ba bên, và phát triển hơn nữa các cuộc tập trận ba bên hiện hữu ».
Đối với Ấn Độ cũng thế, Mỹ và Úc đều công nhận tư cách « nền dân chủ lớn nhất thế giới » và « cường quốc kinh tế và chiến lược quan trọng trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương » của New Delhi.
Trên cơ sở đó, Mỹ và Úc xác nhận ý định mở rộng hợp tác ba bên với Ấn Độ, trong những lãnh vực như an ninh hàng hải, an ninh năng lượng, tăng trưởng kinh tế, cũng như thông qua hợp tác với Ấn Độ trong các tổ chức khu vực.


EU hy vọng sớm chung quyết đàm phán tự do mậu dịch với Việt Nam

Bà Ashton bày tỏ hy vọng EU sẽ sớm chung quyết một thỏa thuận tự do thương mại với Việt Nam trước cuối năm.
  •  
  •  
  •  

Tin liên hệ

  • Mỹ sẽ giám sát 'các đảo đá, đảo san hô, và bãi cạn' ở Biển Đông
  • Ngoại trưởng Mỹ ca ngợi mối quan hệ với Việt Nam
  • Video Thượng nghị sĩ McCain kêu gọi Mỹ nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí cho VN
  • Nghe Hà Nội kêu gọi Quốc hội Mỹ ủng hộ Việt Nam vào TPP
  • Chỉ định con trai ông Nguyễn Bá Thanh vào Thành ủy Đà Nẵng
13.08.2014
Nhà ngoại giao hàng đầu của Liên hiệp Châu Âu cho biết các cuộc thương lượng về tự do mậu dịch EU-Việt Nam đang có tiến bộ nhưng cần một lực đẩy phối hợp để đôi bên có thể đạt được thỏa thuận chung cuộc trong năm nay.  
AP dẫn phát biểu của bà Catherine Ashton hôm qua khi ghé thăm Hà Nội nói rằng các cuộc đàm phán này sẽ có thêm xung lực mới khi Chủ tịch Ủy ban Châu Âu (EC), ông José Manuel Barroso, công du Việt Nam trong tháng này. Bà Ashton bày tỏ hy vọng EU sẽ sớm chung quyết một thỏa thuận tự do thương mại với Việt Nam trước cuối năm.
Truyền thông trong nước thuật lời Thủ tướng Việt Nam, Nguyễn Tấn Dũng, đề nghị EU sớm thông qua Hiệp định hợp tác và đối tác toàn diện PCA và đúc kết các cuộc thương lượng về Thỏa thuận Tự do Mậu dịch FTA giữa Việt Nam với EU.
Các cuộc đàm phán về thỏa thuận PCA kết thúc hồi giữa năm 2012 nhưng chưa được EU phê chuẩn.
Các vòng thảo luận về FTA đang được tiến hành và giới hoạt động nhân quyền cho biết có thể sẽ chung quyết vào tháng 10 tới đây.

Thủ tướng Dũng nói giữa những tiềm năng hợp tác to lớn của đôi bên, việc phê chuẩn PCA và ký kết FTA sẽ thúc đẩy quan hệ thương mại, đầu tư Việt Nam-EU phát triển thịnh vượng.
Trước chuyến thăm Việt Nam của người đứng đầu chính sách đối ngoại EU đã xuất hiện nhiều lời kêu gọi Châu Âu nên cân nhắc các điều kiện nhân quyền khi thảo luận về thương mại với Hà Nội giữa bối cảnh vi phạm nhân quyền trầm trọng vẫn đang tiếp diễn tại Việt Nam.  
Mới hôm 8/8, Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH) gồm trên 100 tổ chức thành viên đã đệ đơn khiếu nại lên Thanh tra của Liên hiệp Châu Âu yêu cầu xem xét việc Ủy ban Châu Âu (EC) từ chối không đánh giá tình hình nhân quyền tại Việt Nam trong các cuộc thương lượng về Thỏa thuận Tự do Mậu dịch giữa EU với Hà Nội.
Đơn khiếu nại nhắc tới chiến dịch đàn áp khốc liệt quyền tự do ngôn luận tại Việt Nam với ít nhất 65 blogger bị cầm tù hồi năm ngoái và thêm 14 người nữa bị bắt trong nửa đầu năm nay.
FIDH lên án việc EC đề nghị giao thương ‘bình thường’ với Việt Nam trong lúc các giới chức hàng đầu của EU thời gian gần đây liên tục đả kích thành tích nhân quyền của Hà Nội.
Chính bà Catherine Ashton, đại diện tối cao của Liên hiệp Châu Âu về Chính sách An ninh và Ðối ngoại, cũng đã từng lên tiếng bày tỏ quan ngại trước các vi phạm về quyền tự do tôn giáo tại Việt Nam.
Thư khiếu nại của FIDH được đưa ra sau khi Ủy ban Châu Âu hồi giữa năm nay bác yêu cầu của họ về việc tiến hành đánh giá về tác động nhân quyền, viện dẫn rằng việc này đã có các cơ chế và chính sách hữu hiệu khác của EU đảm trách chẳng hạn như Đối thoại Nhân quyền thường kỳ giữa hai bên.
Đại diện Liên đoàn Nhân quyền Quốc tế tại Châu Âu nói với VOA Việt ngữ rằng nhân quyền phải có vị trí trọng tâm trong các mối quan hệ với Việt Nam, cần phải được ưu tiên trên tất cả các lợi ích về kinh tế.
Bà Gaelle Dusepulchre: "Đánh giá tác động nhân quyền sẽ giúp sẽ soi rọi cho tất cả những sự cải tổ cần thiết trong các thỏa thuận quốc tế và đồng thời cũng có ảnh hưởng rộng lớn hơn đối với các nước vi phạm nhân quyền khác trong khu vực ASEAN mà EU đang tiến hành thương lượng các thỏa thuận.”
Ngoài thỏa thuận Tự do Mậu dịch với EU, Việt Nam đang đàm phán gia nhập Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) do Mỹ dẫn đầu.
Hà Nội cũng đang đối mặt với những lời kêu gọi từ các nhà lập pháp Hoa Kỳ và giới bảo vệ nhân quyền yêu cầu không cho Việt Nam làm thành viên TPP chừng nào thành tích nhân quyền trong nước chưa được cải thiện một cách cụ thể như phóng thích tù nhân lương tâm hay sửa đổi các điều luật dùng để trấn áp quyền tự do ngôn luận và bỏ tù những tiếng nói bất đồng chính kiến.  
Các áp lực về nhân quyền Việt Nam đặc biệt trỗi dậy mạnh mẽ mỗi khi Hà Nội sắp bước vào các sân chơi quốc tế như đã từng thấy trong quá khứ khi Việt Nam chuẩn bị gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới hay Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc.
Chính phủ Việt Nam khẳng định tuy vẫn còn những điều cần khắc phục, nhưng nhân quyền trong nước luôn được tôn trọng. Hà Nội mô tả các cáo buộc về vi phạm nhân quyền là ‘xuyên tạc’ và ‘thiếu thiện chí.’
Liên hiệp Châu Âu là thị trường lớn nhất của hàng xuất khẩu Việt Nam, đạt 21 tỷ Euro trong năm ngoái.
Thỏa thuận Tự do Thương mại với Châu Âu sẽ giúp Việt Nam mở rộng hơn nữa cánh cửa xuất hàng hóa sang 28 nước thành viên EU với tổng số dân hơn 500 triệu người.


Coi Tây Tạng trong tay Tầu để chuẩn bị cho VN rồi mai cũng trong tay Tầu

image
Preview by Yahoo
Bà con hãy tìm đường chạy ra nước ngoài cho sớm như hồi 1975 kẻo bọn Tàu cộng đến cai trị thì chạy không kịp nữa!

Một vị ni sư bị đối xử tàn nhẫn:




Coi Tây Tạng trong tay Tầu để chuẩn bị cho VN rồi mai cũng trong tay Tầu ...


Chiến tranh biên giới Việt Trung năm 1979


Battlefield Vietnam - Part 01: Dien Bien Phu The Legacy

SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI ÁC CỘNG SẢN (P1)

SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI ÁC CỘNG SẢN (P2)

SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI ÁC CỘNG SẢN (P3)
















Ha ha ha !
Hố hố hố !
Không biết làm thịt em nào trước đây?
xem thêm





Ảnh của Ngoc Bui.

HTTP://DANLAMBAOVN.BLOGSPOT.COM/2014/05/HANG-VAN-CONG-NHAN-BINH-DUONG-INH-




__._,_.___

Posted by: hung vu 

No comments:

Post a Comment