TRUNG
CỌNG TẬP TRẬN
Ở HOÀNG HẢI CHỨ
CHƯA DÁM RA MẶT HÀNH
ĐỘNG Ở BIỂN
ĐÔNG
NHƯ BÀI VIẾT - CUỘC
TẬP TRẬN TỚI
SẼ XÃY RA Ở HOÀNG
HẢI!
letamanh
Biển Đông: TQ Độc Chiêu
Trần Khải
Có một độc chiêu: Trung Quốc làm cho hiện diện của họ ở Biển Đông trở thành bình thường, và sẽ mời Hải quan nhiều nước trên thế giới tới gửi tàu Hải quân mừng lễ 70 năm thành lập quân đội Trung quốc.
Báo South China Morning Post ghi rằng, phía TQ dự kiến Pháp quốc và Nga có thể gửi hàng không mẫu hạm tới tham dự...
Màn biểu diễn sức mạnh Hải quân có mục đích: TQ cho thấy sức ïmạnh quân sự và họ là một siêu cường quân sự.
Báo SCMP nói rằng hải quân Pháp có thể gửi tàu chiến Charles de Gaulle, và Nga có thể sẽ gửi tàu chiến Admiral Kuznetsov, theo một nguồn tin TQ cho báo này biết.
Nguồn tin TQ này nói với báo này rằng cuộc diễn binh Hải quân mừng 70 năm sẽ cho thấy sức mạnh quân sự TQ, và Tập Cận Bình theo chương trình sẽ là người chỉ huy cuộc diễn binh Hải quân, vì Tập là Chủ Tịch Quân Ủy Trung Ương.
Nguồn tin này nói, nhiều phần là Pháp quốc sẽ gửi hàng không mẫu hạm Charles de Gaulle vào tháng tới, trong khi Nga xem xét gửi mẫu hạm Admiral Kuznetsov tham dự.
Hải quân TQ dự kiến diễn binh với 2 hàng không mẫu hạm...
Và như thế, Biển Đông có vẻ chật chội?
Trong khi đó, bản tin RFI ghi lời Cố vấn an ninh Mỹ: Không để Trung Quốc biến Biển Đông thành tỉnh mới....
Bản tin ghi rằng trong bài trả lời đài truyền hình Mỹ Fox News hôm 10/03/2019, cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ John Bolton đã tuyên bố rằng các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông là điều «hoàn toàn không thể chấp nhận được». Hoa Kỳ, theo ông Bolton, sẽ tiếp tục có những hoạt động nhằm ngăn Bắc Kinh biến Biển Đông thành «một tỉnh mới của Trung Quốc».
Theo hãng tin Mỹ AP, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ đã khẳng định với phóng viên Maria Bartiromo của đài Fox News rằng «vấn đề an ninh mang tính chất hiện sinh của thế kỷ 21» đối với Mỹ là làm sao xử sự với Trung Quốc.
Ông Bolton xác định: «Trái ngược với mọi cam kết mà trước đây họ đã đưa ra, theo đó họ sẽ giải quyết các yêu sách lãnh thổ bằng đàm phán hòa bình, (Trung Quốc) đang chiếm lấy các bãi đá, rạn san hô và đảo (ở Biển Đông) và xây dựng các căn cứ quân sự trên đó».
Đối với cố vấn an ninh Mỹ, đó là điều "hoàn toàn không thể chấp nhận được". Và đó là lý do tại sao chúng ta (tức là Mỹ) tiếp tục thực hiện các chiến dịch tự do hàng hải và xem xét những cách khác để ngăn chặn có hiệu quả nỗ lực tạo ra một tỉnh mới của Trung Quốc».
Theo ghi nhận của AP, dưới thời tổng thống Mỹ Donald Trump, Washington đã tăng gia nhịp độ của các chiến dịch tuần tra vì tự do hàng hải ở Biển Đông, nhằm thách thức các yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc và khẳng định quyền của quân đội Mỹ được cho phi cơ và tàu thuyền đến hoạt động ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế, theo cách lý giải của Mỹ, cho phép.
RFI cũng ghi rằng Ông John Bolton là một người nổi tiếng «diều hâu» trong chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ông được cử làm Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ sau khi tướng HR McMaster từ chức vào tháng 4/2018.
Trong khi đó, báo SOHA đăng bài viết của một nhà nghiên cứu Biển Đông, nêu lên chiếc lược tằm ăn dâu của TQ ở Biển Đông.
Bài viết nhan đề “Từ những diễn biến gần đây ở Biển Đông, thấy gì về chiến lược "tằm ăn lá dâu" của TQ?” của Thạc sỹ Lục Minh Tuấn - Trung tâm Nghiên cứu quốc tế (SCIS) ghi nhận, trích:
“Theo thông tin từ chính phủ Philippines, các sự kiện gần đây cho thấy Trung Quốc đang xua các tàu cá đến đánh bắt và neo đậu rải rác ở những vùng biển sát các bãi cát trong cụm Thị Tứ. Điều đáng nói là có một lượng tàu cá đông đáng kể (gần 100 tàu) đang tập trung tại các cơ sở vừa được kiên cố hoá trái phép ở đá Subi, xen kẽ với các tàu chiến và tàu chấp pháp của Trung Quốc, nghĩa là đầy đủ ba lực lượng của "đội quân phức hợp" trên biển của họ.
Việc hoàn thành quân sự hoá đá Subi, cùng với sự hiện diện của "lực lượng phức hợp" cho thấy Trung Quốc đang có một kế hoạch quyết đoán cho việc phong toả các bãi cát quanh Thị Tứ - vốn là các thực thể chưa có bên nào đóng giữ, và cũng là mục tiêu trọng tâm cho các hoạt động bủa vây của Trung Quốc gần đây.
Việc phong toả các bãi cát chưa có quân đồn trú vừa là cách để Trung Quốc hạn chế rủi ro nổ ra xung đột, vừa nằm trong "vùng xám" của luật pháp quốc tế khi các bên có thể diễn dịch theo nhiều cách khác nhau (như Trung Quốc vẫn bao biện rằng các bãi cát này nằm trong phạm vi 12 hải lý của Subi, bất chấp việc Subi đã bị Toà phân loại là đảo chìm). Do đó, mặc dù chưa có động thái rõ ràng, nhưng tình hình cho thấy phía Trung Quốc có thể sẽ có thêm các bước leo thang khác trong khu vực.
Vai trò của đảo Thị Tứ
Khi phân tích chi tiết, có thể thấy thông tin này đã làm nổi bật vai trò của cụm đảo Thị Tứ (bao gồm đảo Thị Tứ và các bãi cạn xung quanh như đá Cái Vung, đá Hoài Ân - Sandy Cay, đá Tri Lễ, đá Trâm Đức, đá Vĩnh Hảo) trong chiến dịch "tằm ăn lá dâu" của Trung Quốc đối với các mục tiêu mà Philippines đang kiểm soát thực tế trên Biển Đông.
Chiến dịch này được Trung Quốc tiến hành từ những vụ đụng độ đầu tiên tại bãi Cỏ Rong (Reed Bank) năm 2011, cho đến việc chiếm giữ được bãi cạn Scarborough (2012) và từng bước mở rộng phong toả trên biển đối với bãi Cỏ Mây, bãi Hải Sâm và cụm bãi cạn Luconia trong các năm tiếp theo, song song với việc vẫn duy trì bủa vây ở bãi Cỏ Rong...”(ngưng trích)
Trong khi đó, bản tin VOA cho biết TQ tăng ngân sách để kiểm soát Biển Đông.
Bản tin này ghi nhận:
“Các quan chức ở Bắc Kinh được mong đợi sẽ lấy ngân quỹ từ các nguồn phi quốc phòng trong năm nay để củng cố kiểm soát quân sự trong vùng Biển Đông có tranh chấp sau khi Quốc hội nước này đề xuất giảm chi tiêu quốc phòng chính thức.
Trung Quốc sẽ tăng ngân sách quốc phòng lên 7,5% trong năm nay, theo báo cáo dự thảo ngân sách đệ trình lên phiên họp Đại hội đại biểu Nhân dân Toàn quốc hôm 5/3. Việc tăng ngân sách này sẽ đưa chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc lên mức 177,6 tỷ đô la. Ngân sách này tăng 8,1% hồi năm ngoái.
Nhất quán với tập quán trước đây, chính quyền sẽ bảo vệ và có khả năng sẽ mở rộng sự hiện diện quân sự áp đảo của họ trên Biển Đông bằng cách huy động ngân quỹ của các cơ quan dân sự và thậm chí của các công ty tư nhân, các học giả cho biết.
“Sự bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông là một nỗ lực toàn diện,” Oh Ei Sun, nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Quan hệ Quốc tế Singapore, nói. “Nó liên quan đến quân đội nhưng cũng có phần của khu vực tư..”...”
Nghĩa là, năm nay sẽ nhiều sóng gió Biển Đông hơn...
__._,_.___
No comments:
Post a Comment