Wednesday 18 October 2017

Phản bác bài viết: “Mỹ đang đánh mất Châu Á vào tay Tàu cộng” của tác giả Ely Ratner & Samir Kumar




Show original message

 
Phản bác bài viết: “Mỹ đang đánh mất Châu Á vào tay Tàu cộng” của tác giả Ely Ratner & Samir Kumar

Nguyễn Vĩnh Long Hồ

Image result for Mỹ đang đánh mất Châu Á vào tay Tàu cộng

 Image result for Mỹ đang đánh mất Châu Á vào tay Tàu cộng
Nhìn vào những hoạt động chính trị và quân sự của Hoa Kỳ nỗ lực trong chiến lược xoay trụ trở lại Châu Á - TBD ngày càng trở nên dồn dập vì mức độ quan trọng ở vùng nầy với 2 lý do “an ninh & kinh tế” và được các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á tiếp đón nhiệt tình vì chủ nghĩa bành trướng, bá quyền hung hăng, côn đồ ngang ngược của bọn lãnh đạo Trung Nam Hải trên Biển Đông. Trước tình hình căng thẳng hiện nay, được Trung Tâm Chiến Lược & Nghiên cứu Quốc Tế CSIS đánh giá như sau:

·        Hoa Kỳ muốn giữ vùng Biển Đông và Châu Á -TBD là khu vực hàng hải thương mại quốc tế tự do và an toàn.
·        Lập trường bất di bất dịch của Hoa Kỳ là không giữ lập trường nào về chủ quyền và cũng không công nhận nước nào chủ quyền tại vùng biển nào.
·        Hoa Kỳ và các quốc gia trên thế giới có lợi ích rất lớn trong việc bảo vệ quyền tự do thông thương tại vùng biển này và cho vùng biển này là vùng biển tự do.
·        Những hoạt động trên vùng Biển Đông không giới hạn trong lãnh vực hàng hải, hàng không, cũng như các hoạt động đánh bắt cá trên vùng biển này.
·        Khi Bắc Kinh bành trướng các hoạt động quân sự và không muốn Hoa kỳ can dự vào những cuộc tranh chấp bá quyền của họ trên vùng Biển Đông, khiến những quốc gia Châu Á càng mong muốn Hoa Kỳ can dự nhiều hơn nữa, vì đó liên quan đến quyền lợi của Hoa Kỳ và các quốc gia trong vùng Châu Á - TBD.
·        Khi có căng thẳng trong khu vực này, hầu hết các quốc gia Đông Nam Á chủ động tìm cách liên lạc với Hoa Kỳ, càng mong muốn có sự đoàn kết, liên minh chặt chẽ đối với Mỹ.

Tóm lại, Hoa Kỳ trên tiến trình hoàn tất mắt xích chiến lược quan trọng, liên kết vùng Đông Bắc Á và Đông Nam Á, nơi Hoa Kỳ đã có những đồng minh truyền thống lâu đời là Nhật Bản, Nam Hàn, Australia, New Zealand và Nam Á là nơi Ấn Độ nối lại quan hệ liên kết với Hoa Kỳ trước tham vọng lấn chiếm lãnh thổ vùng biên giới giữa Ấn Độ - TC.

Vì vậy, tôi phản bác bài viết “The United State is losing Asia to China” (Mỹ đang đánh mất Châu Á vào tay Tàu Cộng) của đồng tác giả Ely Ratner & Samir Kumar (nguồn: Nghiên cứu quốc tế). Tác giả đưa ra dẫn chứng, xin tóm tắt những điểm quan trọng:

·        Với việc Washington đang ở trong tình trạng hỗn độn. Diễn đàn “Vành đai và Con đường” tại Bắc Kinh là một sự báo động cho thấy, vị thế lãnh đạo của Mỹ ở châu Á đang gặp nguy hiểm. Trong 2 ngày, Bắc Kinh sẽ đón tiếp hơn 1.200 đại biểu đến từ 110 quốc gia, trong đó có 29 nguyên thủ quốc gia. Sự kiện sẽ tập trung vào chương trình “Một vành đai, một con đường” nhằm cung cấp cơ sở hạ tầng cần thiết để kết nối Châu Á, Trung Á và Châu Âu.

·        Trong tương lai của một trật tự kinh tế Châu Á do Bắc Kinh lãnh đạo. Ai cũng biết rằng, Hoa Kỳ không tham gia vào bất kỳ chương trình nào như: “Ngân hàng Đầu Tư Cơ sở Hạ tầng Châu Á vào năm 2015, “Hiệp định đối tác Kinh tế Toàn Khu vực (RCEP)”, một hiệp định thương mại khu vực nhằm kết nối 10 thành viên “Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)”… do Bắc Kinh lãnh đạo.

·        Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy giới tinh hoa ở Đông Nam Á cho rằng, Hoa Kỳ đánh mất vị thế chiến lược vào tay TC vì TT Trump ít quan tâm đến khu vực này, ít đáng tin cậy hơn và ít có khả năng duy trì thương mại tự do.

·        Điều này dẫn tới hiệu quả trong chiến lược của Mỹ chủ yếu dựa trên “sức mạnh quân sự” nếu chính sách kinh tế của chính quyền Trump đối với châu Á là một sự pha trộn độc hại giữa sự sao nhãng và khinh thường.

Trong phạm vi bài viết nầy, tôi chỉ đề cập về “sức mạnh quân sự” của Hoa Kỳ và đồng minh để chứng minh rằng, nếu chỉ dựa vào yếu số “sức mạnh kinh tế”, Bắc Kinh không đủ khả năng bành trướng, bá quyền ở Biển Đông, đừng nói đến tham vọng thống trị châu Á & thế giới, đó chỉ là ảo tưởng của Tập Cận Bình và bọn lãnh đạo Trung Nam Hải.

Như chúng ta đã biết, một phần ba (1/3) lưu lượng giao thông hàng hải toàn cầu, ước tính khoảng 5.000 tỷ USD thương mại hàng năm Biển Đông là một vùng biển chung của cả thế giới, không chỉ riêng cho khu vực Đông Nam Á và cũng là nơi có nguồn tài nguyên phong phú dưới đáy biển hứa hẹn trữ lượng dầu mỏ và khí đốt mà theo ước tính chính thức của Mỹ ít nhất ngang bằng với trữ lượng của vịnh Mexico. Theo ước tính của Bắc Kinh, có thể chỉ thua trữ lượng của Ả-rập Saudi. Biển Đông cũng là một trong những tuyến đường biển có tầm chiến lược quan trọng bậc nhất và bị tranh chấp nhiều nhất của thế kỷ thứ XXI.

Châu Á là một sân chơi lớn tập hợp nhiều quốc gia như Ấn Độ, Nhật Bản, Nam Hàn, Đài Loan, khối ASEAN và đặc biệt là Nga (phần châu Á là vùng Viễn Đông và Siberia bằng 2/3 diện tích nước Mỹ). Á Châu không phải chỉ riêng có Mỹ & Tàu Cộng. Nói về dân số thì Ấn Độ và Nhật Bản cộng lại cũng tương đuơng với TC. Về sức mạnh quân sự của 2 quốc gia này sẽ trở thành gọng chiến lược kềm chặt con rồng giấy TC khó lòng vùng vẫy.

Ngày nay, Bắc Kinh ngang ngược tuyên bố chủ quyền đối với 95% vùng biển này và lệ thuộc vào đó 80% lượng dầu thô nhập cảng. Bắc Kinh cũng tuyên bố chủ quyền đối với những đảo nhỏ ở Biển Đông và đã bồi đắp một diện tích khoảng 1.300 hectare để duy trì phần lớn hạ tầng quân sự, bao gồm cả những đường băng đủ dài để chiến đấu cơ ném bom có thể cất cánh và hạ cánh.

Biển Đông đã đóng vai trò quan trọng đối với sự sống còn của những quốc gia giáp ranh như VN, Malaysia, Brunei và Philippines. Xa hơn nữa là Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia và cả Châu Âu (EU) không có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, nhưng cũng lệ thuộc vào quyền tự do hàng không v& hàng hải để vận chuyển nhu cầu năng lượng của họ. Hoa Kỳ bảo vệ lợi ích của mình và những quốc gia đồng minh, sẽ mở rộng quyền lực của Hạm đội Thái Bình Dương tăng thêm 30% trước năm 2021.

Nhiều quốc gia phương Tây đã hối thúc và áp lực Bắc Kinh tuân thủ Phán quyết của Tòa Trọng tài Thường La Haye đã tuyên bố, TQ không có “quyền lịch sử” tại Biển Đông và đường lưỡi bò tự vẽ là vô căn cứ và khẳng định Bắc Kinh đã vi phạm vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.


BẮC KINH ĐỔI CHIẾN THUẬT: “TỨ SA” THAY CHO “ĐƯỜNG 9 ĐOẠN”:

VOA đưa tin ngày 21/9/2017, Bắc Kinh đã cho ra mắt một chiến thuật pháp lý mới để hậu thuẫn cho đòi hỏi chủ quyền hung nhăng ngang ngược của họ. Chiến thuật mới màộcác nhà phê bình gọi là “chiến tranh pháp lý” (lawfare), thay thế cho cái gọi là “đường 9 đoạn”, nó có tên gọi là “TỨ SA” gồm: Dongsha (Đông Sa), Xisha (Tây Sa), Nansha (Nam Sa) và Zhongsha (Trung Sa).

Ma Xinmin (Mã Tân Dân) - Phó Tổng Giám Đốc Cục Hiệp Định và Pháp luật Bộ Ngoại Giao TC - khẳng định chủ quyền đối với “Tứ Sa” thông qua một số tuyên bố pháp lý. Ông ta nói khu vực này là lãnh hải của TQ và còn là một phần thuộc vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý, xác định các khu vực liền kề một lãnh thổ thuộc chủ quyền TQ. Bắc Kinh còn tuyên bố chủ quyền bằng cách khẳng định Tứ Sa là một phần thuộc thềm lục địa mở rộng của TQ.

Chiến thuật pháp lỳ Tứ Sa hình thành sau phán quyết của Tòa án Trọng tài hồi tháng 7/2016, bác bỏ tuyên bố “chủ quyền lịch sử” của TC đối với các vùng biển trong phạm vi đường 9 đoạn do chính họ vẽ ra. Bắc Kinh đang tổ chức tốt hơn để thiết kế và thực hiện các chiến thuật pháp lý khôn khéo, để thách thức các quy tắc được quốc tế chấp nhận mà không bị chế tài hay trừng phạt. Bài xã luận trên tờ báo ĐCSTQ số ra ngày 19/7/2017 còn lạc quan tếu cho rằng, “Nước Mỹ đang làm cho TQ vĩ đại một lần nữa”.

Bài viết: “Mỹ đang đánh mất châu Á vào tay TC”  của 2 tác giả kể trên, có lẽ đã căn cứ vào lời hứa hẹn của Trump lúc tranh cử tổng thống là sẽ tái lập sự hùng mạnh của Hoa kỳ, phục hồi sự thịnh vượng cho dân Mỹ, chứ không đi theo đường hướng để cho siêu cường quân sự hàng đầu thế giới này can dự ra bên ngoài biên cương nước Mỹ. Nói tóm lại, TT Trump chủ trương nước Mỹ có thể sẽ thu mình lại, đi theo chiều hướng “Chủ nghĩa biệt lập” và dùng khẩu hiệu “America First”. Sự thật, nhà tỷ phú New York chưa hề có kinh nghiệm chính trường về chính trị, ngoại giao, quân sự. Sau hơn nửa năm làm tổng thống, ông Trump đã hoàn toàn thay đổi quan điểm kể trên:

·        Ông Trump đã phát biểu tại Đại hội đồng LHQ ngày 19/9/2017. Mỹ sẽ tăng ngân sách quốc phòng để xây dựng quân đội mạnh nhất trong lịch sử, duy trì vai trò ảnh hưởng toàn cầu. Ngân sách sẽ tập trung cho triển khai quân sự ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Thượng viện Mỹ đã thông qua ngân sách quốc phòng tài khóa 2018 với tổng kim ngạch là 692 tỷ USD, có 89 phiếu tán thành và 8 phiếu chống. Rõ ràng, tăng trưởng thực tế của ngân sách quốc phòng Mỹ năm 2018 là 700 tỷ USD, ông Trump cam kết quân đội Mỹ hùng mạnh nhất chưa từng có trong lịch sử, để duy trì ảnh hưởng toàn cầu của Hoa Kỳ.

·        Theo Đô đốc James Lyons và Richard Fisher - chuyên gia các vấn đề Quốc tế Mỹ - nhấn mạnh rằng: “Nếu Mỹ muốn duy trì vị trí hàng đầu trong việc bảo vệ hòa bình và ổn định ở Tây Thái Bình Dương, chúng ta cần một chiến lược mới và sẽ là lý tưởng nếu chúng ta tạo ra được một “NATO của Châu Á”. Các chiến lược gia ở Ngũ Giác Đài muốn rằng, các đối tác và các đồng minh ở khu vực Châu Á cần có những hành động thống nhất hơn nữa và cùng dựa theo những nguyên tắc chung trong các hoạt động.

·        Theo các chuyên gia, hiện nay Washington đang duyệt xét về cấu trúc an ninh khu vực như: mở rộng mô hình liên minh cũ sang hình thức liên minh mới, rộng lớn hơn, ngoài các đồng minh truyền thống như Nhật Bản, Ấn Độ, Australia, Hàn Quốc, Đài Loan, Indonesia, Philippines…và vói tay tới tận Châu Âu (EU) như Anh, Pháp vào trong liên minh chiến lược “phong tỏa & bao vây” Tàu Cộng.


MỸ CÓ THỰC SỰ ĐANG ĐÁNH MẤT CHÂU Á VÀO TAY TÀU CỘNG?

Việc Hoa Kỳ quá bận rộn với các vấn đề đấu tranh nội bộ, chưa giải quyết ổn thỏa giữa các phe phái chính trị, Washington không quan tâm đến việc duy trì vị thế của Mỹ như một siêu cường lãnh đạo thế giới. Bắc Kinh nhận thấy đây là cơ hội cần được tận dụng thời cơ mở rộng hợp tác thương mại và kinh tế với các nước khu vực châu Á - TBD. Trong khi Mỹ rút khỏi các Hiệp định đối tác Quốc  tế, ví dụ như TTP và NAFTA chẳng hạn, Bắc Kinh đã tích cực tạo lợi thế cho mình với tham vọng đẩy Hoa Kỳ ra khỏi địa bàn chiến lược châu Á - TBD bằng sáng kiến của Tập Cận Bình “Một vành đai - Một con đường” (One belt – One road) nhằm gắn liền kinh tế châu Á - châu Âu - châu Phi gồm các dự án hạ tầng như hệ thống đường sắt, cảng biển, hệ thống chuyển vận năng lượng… Nhưng, sáng kiến này đã bị Ấn Độ & phương Tây tẩy chay, “một vành đai, một con đường” là một con đường quanh co, khúc khuỷu đầy chướng ngại…  

Đây là những yếu tố chính mà 2 tác giả kể trên, cho rằng “Mỹ đang đánh mất châu Á vào tay Tàu Cộng” là nhận định lệch lạc, không chính xác. Đại tá Không quân TC Dai Xu trong bài viết với chủ trương: “Mỹ đang xây dựng “Nato - Châu Á” cùng với Nhật Bản, Ấn Độ, Australia, Hàn Quốc và khối ASEAN để phong tỏa, bao vây và cô lập Trung Quốc. Nhưng có lẽ, Bắc Kinh đã nhìn thấy viễn cảnh này, song có lẽ chưa đủ thế và lực ngăn chận chiến lược này của Mỹ và đồng minh”. Đây là nhận định chính xác của Dai Xu của TC.

Còn Tôn Vận - Chuyên gia Nghiên cứu TQ tại Dự Án Đông Á của Trung tâm Stimson (Mỹ) - nhận định: “Hãy đặt giả thiết, nếu thật sự họ cho BTL / Thái Bình Dương bao vây, phong tỏa Tàu Cộng hoặc ngăn chận chiến hạm và chiến đấu cơ TC tiếp cận khu vực nầy, hoặc đổ bộ lên đảo nhân tạo thì sẽ là hành động đối đầu. Nhưng, Mỹ có muốn làm như vậy không?” Các chiến lược gia Trung Nam Hải đang đau đầu vì câu hỏi này.

Theo thiển nghĩ của tôi, thành lập “NATO - Châu Á” Mỹ sẽ đóng vai trò lãnh đạo, điều hợp các lực luợng đồng minh và sẽ không trực tiếp tham gia chiến đấu nếu xảy ra chiến tranh trên Biển Đông, Hải quân Hoa Kỳ sẽ trở thành yếu tố “quan trọng”, chứ không phải là yếu tố “quyết định”. Yếu tố quyết định cuộc chiến tranh với Tàu Cộng là Ấn Độ & Nhật Bản tạo thành 2 gọng kềm chiến lược và chưa cần đến Hải quân Hoa Kỳ nhập cuộc khi chiến tranh bất ngờ bùng nổ ở Biển Đông.


TÀU CỘNG GIỮA 2 GỌNG KỀM ẤN ĐỘ - NHẬT BẢN:

Các học viện Nghiên cứu chính sách Hoa Kỳ đã đánh giá “Chủ nghĩa bành trướng” của Bắc Kinh là “Chính sách Phát xít cổ điển” (Beijing embraces classical Fascism). Bắc Kinh đã đề xướng “dân tộc Hán vĩ đại” nhằm phục hồi “Đế quốc Đại Hán” dưới mỹ từ “Giấc mơ Trung Hoa”. Họ ngụy tạo đường lưỡi bò 9 đoạn rồi biến hóa nó thành “Tứ Sa”.

Những hành động lộng hành ngày càng quá đáng của Bắc Kinh đã thúc đẩy Ấn Độ - Nhật Bản bắt tay nhau bao vây Tàu Cộng. Ngày 14/9/2017 vừa qua, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã gặp người đồng cấp Ấn Độ Narendra Modi ở Gandhinagar, thủ phủ bang Gujarat. Cuộc gặp nêu bật việc nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới tạo thành một vòng cung bao vây nền kinh tế lớn nhất châu Á là TC, khiến Bắc Kinh lo lắng vì mối quan hệ giữa Tokyo và New Delhi nhưng đành bó tay.

Nhật Bản còn là nước duy nhất công khai ủng hộ Ấn Độ trong việc tranh chấp lãnh thổ khu vực biên giới Ấn - Trung ở Doklam. Chiến lược của ông Modi là tăng cường sự kiểm soát của New Delhi tại khu vực đó, thông qua phát triển kinh tế với sự giúp đở của Nhật Bản. Tại cuộc gặp ngày 14/9, cả 2 nhà lãnh đạo công bố “Diễn đàn Hành động phía Đông” đã cho thấy “Chiến lược Hướng Đông” của New Delhi đã trở nên ưu tiên trước sự khiêu khích của Bắc Kinh.

Chính sách Hướng Đông đã trở thành “Chính sách Hành động ở phiá Đông” được New Delhi mở rộng địa bàn hướng về các nước bên ngoài ASEAN. Tokyo và New Delhi đã nhất trí tăng cường “kết nối trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương” rộng lớn hơn để chống lại việc Bắc Kinh tiếp cận khu vực này. Bắc Kinh đang thực sự lo lắng trước gọng kềm chiến lược của Nhật Bản - Ấn Độ. Mặc dù, Bắc Kinh đã đầu tư rất nhiều tiền của để xây dựng quân đội PLA hùng mạnh với tham vọng trở thành cường quốc quân sự số 1 Châu Á. Nhưng, họ không có đồng minh và nhiều căn cứ quân sự lớn ở nước ngoài như Mỹ.

Cả Nhật Bản và Ấn Độ gần đây đều căng thẳng với TC về tranh chấp lãnh thổ. Trong khi Tokyo tranh chấp chủ quyền quần đảo Điếu Ngư/Senkaku với Bắc Kinh ở biển Hoa Đông thì TC và Ấn Độ cũng đồng thời tuyên bố chủ quyền đối với Arunachal Pradesh và có bất đồng về chủ quyền đối với cao nguyên Doklam. Vì vậy, Thủ tướg Ấn Độ Narendra Modi cũng đã tuyên bố kế hoạch tăng cường hợp tác quốc phòng trong chuyến thăm Nhật Bản tháng 11/2016 của ông.

Trong cuộc họp giữa Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Arun Jaitley và đối tác Nhật Bản Itsunori Onodera, hai nước nhất trí mở rộng quan hệ quốc phòng song phương, đặc biệt trong các lĩnh vực chống tàu ngầm và các hoạt động chống khủng bố. Các bộ trưởng đã trao đổi quan điểm và ý tưởng nhằm tăng cường hơn nữa hợp tác quốc phòng và an ninh trong khuôn khổ “Đối tác Toàn cầu và Chiến lược đặc biệt Nhận Bản - Ấn Độ”, theo bản tuyên bố chung của BQP Ấn Độ và Nhật Bản và cả 2 nước này đều xây dựng chiến lược chống Tàu Cộng cho riêng nước mình.

[1] ẤN ĐỘ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC CHỐNG TÀU CỘNG:

Theo nhận định của Thiếu tướng hồi hưu Ấn Độ Raja Menon: “Tàu ngầm & mẫu hạm Ấn Độ sẽ đánh sập “kinh tế” Trung Cộng”. Theo ông, chỉ cần khống chế được tuyến giao thông trên biển Ấn Độ Dương thì Hải quân Ấn Độ có thể đánh sập nền kinh tế Tàu Cộng,” ông chỉ ra rằng. “Rất có thể tuyến đường trên biển hiện nay sẽ trở thành tử huyệt của TC trong tương lai. Chỉ cần ra 600 tỷ Rupee (tương đương 98,2 tỷ USD) tăng cường lực lượng Hải quân Ấn Độ đủ khả năng phong tỏa, kiểm soát được tuyến giao thông đường biển chiến lược của TC trên Ấn Độ Dương Như vậy, toàn bộ tuyến đường biên giới ở dãy Himalaya, quân đội Ấn Độ sẽ kềm chân lực lượng PLA trên bộ, giúp Hải quân Ấn Độ có thể phong tỏa đường biển, đánh sập nền kinh tế TC.”

Ý tướng của tướng Raja Menon bắt nguồn từ những món hàng khủng mà New Delhi sở hữu nhiều hệ thống vũ khí hải quân mạnh, có khả năng phong tỏa tuyến hàng hải trên Ấn Độ Dương. Với 1,4 triệu quân thường trực được trang bị vũ khí hiện đại đủ sức răn đe và bao vây phong tỏa nếu có xung đột nổ ra với TC.

·        Tàu ngầm hạt nhân lớp AKULA thuê của Nga.
·        HKMH Vikramaditya mà Ấn Độ mua của Nga.
·        HKMH tự chế tạo INS Vikrant.
·        Tàu ngầm hạt nhân tự chế tạo INS Arihant.
·        Tàu khu trục lớp Kolkata.
·        Ấn Độ sẽ mua S-400 nhiều gấp 3 lần TC.
·        300 máy bay Su-30MKI và 36 Rafale giúp không quân Ấn Độ kiểm soát bầu trời.
·        Xe tăng chiến đấu chủ lực T-90 Bhisma.
·        Lựu pháo công nghệ cao M777.
·        Tên lửa chống tăng Spike.
·        Tên lửa chống hạm siêu thanh BrahMos.
·        Tên lửa Ấn Độ loại mới nhất AGNI-V có thể phủ kín lãnh thổ Hoa Lục.

Nhiều chiến lược gia và học giả Ấn Độ tin tưởng rằng, nếu khống chế được con đường biển Ấn Độ Dương sẽ bóp nghẹt nền kinh tế TC. Đây là chiến lược đúng đắn, vì hiện nay các công ty vơ vét các tài nguyên thiên nhiên như dầu khí để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế. Nếu như tuyến đường vận chuyển thương mãi quan trọng trên Biển Đông qua eo biển Malacca là mạch máu năng lượng nối liền với Ấn Độ Dương, 40% lượng hàng hóa của thế giới và hầu hết số các tàu dầu nhập cảng vào Hoa Lục và Đông Á đều đi qua eo biển này. Nếu eo biển Malacca bị phong tỏa, TC sẽ vùng vẫy như thế nào trong tình huống đó. Điều này cho thấy nền kinh tế TC có thể bị đánh sập bất cứ lúc nào…

Theo Times of India, Ấn Độ xây dựng xong một căn cứ hải quân trên bờ biển phía Đông để giám sát và theo dõi các hoạt động của Hải quân TC tên Biển Đông và Ấn Độ Dương. Căn cứ nầy nằm trong dự án VARSHA đã được xây dựng gần RAMBILLI trên bờ biển của tiểu bang Andhra Pradesh. Mục đích của dự án Varsha là canh chừng các hoạt động của Hải quân TC Sau khi dự án này hoàn thành sẽ có mặt 3 tàu ngầm trang bị tên lửa đạn đạo, 6 tàu ngầm tấn công, tàu ngầm INS Chakra, nhiều loại chiến đấu cơ, máy bay không người lái…

Biển Đông là một hải trình thông thương kinh tế (SLOC) và thương mại quan trọng của thế giới. Dù Ấn Độ không tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông, nhưng Ấn Độ có một lợi ích là “tự do hàng hải” (FON). Bắc Kinh ngang ngược coi Biển Đông là ao nhà của họ, còn New Delhi nhiều lần nêu lập trường “tự do hàng hải” và bảo vệ lợi ích của mình. New Delhi khẳng định: “Biển Đông là tài sản của Thế giới”. Hiện nay, Ấn Độ đang có kế hoạch thiết lập “quan hệ chiến lược” với Mỹ, Nhật Bản và Australia để đối phó với sự trỗi dậy của Tàu Cộng.

Ngoài ra, Nga ngầm giúp Ấn Độ chống lại sự trỗi dậy của TC, vì một khi TC trở thành cường quốc sẽ nuốt chững vùng Viễn Đông và Siberia. Sự kiện Moskva và New Delhi tích cực khởi động lại cuộc hợp tác quân sự - quốc phòng, chắc chắn sẽ làm cho bọn Trung Nam Hải mất ăn, mất ngủ, vì Ấn Độ sẽ trở thành địch thủ cạnh tranh đáng gờm của họ.

[2] NHẬT BẢN XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC CHỐNG TÀU CỘNG:

Tạp chí Asiaweek của Hồng Kông số ra ngày 26/8, có đăng bài phỏng vấn ông Toshio Tamogami, cựu Tư lệnh Tự vệ Trên Không, nhận định: “Hải - Không quân Nhật Bản hơn rất xa so với TC. Tàu sân bay Liêu Ninh không có khả năng tác chiến, vì nó là sản phẩm phế thải từ thời Liên Xô, sự vá víu cho nó hoàn thành tốt cho công tác huấn luyện”.

Hiện nay quy mô, tính chất và phương pháp huấn luyện của TC vẫn còn theo mô hình mà Nhật Bản đã sử dụng 30 năm trước đây. Trong lúc đó, lực lượng tự vệ trên không của Nhật Bản có một đơn vị tập họp các huấn luyện viên bay lão luyện, có kỹ năng xuất sắc nhất, họ nỗ lực nghiên cứu các phương pháp tấn công của máy bay nước khác Nó kết hợp với máy bay tuần tiểu chống tàu ngầm P-3C Orion, có thể theo dõi tàu ngầm TC chưa kịp đến mục tiêu thì đã bị đánh chìm.

Cụ thể, BQP Mỹ đã thông qua việc 56 tên lửa “không đối không” tầm trung hiện đại (AMRAAM) AIM 120C-7 trị giá 113 USD cho Nhật Bản, sẽ giúp Nhật Bản tăng cường khả năng phòng vệ đất nước. AMRAAM là tên lửa được Không - Hải quân và 37 quốc gia khác sử dụng, trang bị cho nhiều loại phi cơ, trong đó có F-15J của Nhật

Theo tờ Cankao Xiaoxi (TC) kể từ tháng 7/2016, sau khi chính phủ Hàn Quốc tuyên bố sẽ triển khai THAAD, Nhật Bản cũng đang thảo luận về việc mua THAAD. Trong tương lai không xa, Nhật Bản sẽ đồng thời sở hữu 2 hệ thống Aegis và THAAD. Đây là tổ hợp hệ thống phòng thủ toàn diện nhất trên thế giới chỉ đứng sau Mỹ. Đồng thời Nhật Bản còn dự kiến nâng cao khả năng tấn công tên lửa đánh phủ đầu, chứ không đơn thuần mang tính tự vệ. Nhật Bản có đủ khả năng và căn cứ vào sức mạnh trên 3 lĩnh vực kinh tế, khoa học kỹ thuật và quân sự trong cuộc đối đầu với một TC đang trỗi dậy.

Bọn lãnh đạo Trung Nam Hải thừa biết rằng, Nhật Bản là đối thủ định mệnh trong một cuộc đấu một mất một còn. Đông Á và Tây Thái Bình Dương, một đại dương không có 2 con khủng long, một núi không có 2 con hổ. Sở dĩ, Bắc Kinh chưa dám đụng tới Nhật Bản vị họ biết rằng QĐNDTQ (PLA) chưa phải là địch thủ của Lực lượng Tự vệ Nhật Bản (JSDF) và Nhật Bản có 3 cái đáng sợ mà Bắc Kinh chỉ dám “động khẩu” mà không bao giờ dám “động lực”:

TINH THẦN YÊU NƯỚC:

Trong Thế chiến thứ II, những phi đội Thần Phong Kamikaze (Shinpu) là một chứng tích về chủ nghĩa anh hùng dân tộc của người Nhật Bản. Ngay khi có lệnh đầu hàng của Nhật Hoàng vào lúc 5 giờ chiều ngày 15/8/1945, một phi đội 21 chiếc Thần Phong còn được lệnh bay đi tấn công các đơn vị Hoa Kỳ đang chiếm đóng Okinawa. Sách giáo khoa môn sử của Nhật Bản ngày nay còn ghi lại một trong những bức thư tuyệt mệnh của phi công “Thần Phong” tên Noboru Ogata, 23 tuổi viết, ông đã chết trận tại Okinawa. Bài thơ mang tựa đề “Di ngôn” (Bản dịch của ông Đỗ Thông Minh, Nhật Bản).

Nhân lúc xuất kích
Phố phường thân yêu, những người thân yêu
Bây giờ, tôi vứt bỏ tất cả
Lên đường ra đi
Vì sự an nguy của Tổ Quốc
Sống với đại nghĩa ngàn xưa
Bây giờ, tôi ở đây bắt đầu đột kích
Thân như những cánh hoa Anh Đào rơi
Hồn phách trở về cùng đất nước
Trở thành quỷ thần bảo vệ đất nước ngàn xưa
Thôi, giã từ
Tôi là đóa hoa Anh Đào trên đỉnh núi vinh quang
Sẽ trở về nở bên cạnh mẹ.


TINH THẦN VÕ SĨ ĐẠO (Bushido):

Người Võ Sĩ Đạo trong lúc chiến đấu họ vô cùng gan dạ, khi thua kẻ địch thì dùng dao tự mổ bụng tự xử. Lối hành xử gọi là tinh thần “võ sĩ đạo” (Bushido), một thứ thuốc phiện tinh thần chiến đấu của người Nhật Bản vẫn còn tồn tại từ mấy ngàn năm nay. Một quân đội được trang bị tinh thần võ sĩ đạo, những chiến binh không sợ chết khi lâm trận, đó là đạo quân đáng sợ nhất. Trong Thế chiến II, các chiến binh Nhật Bản đã cho thế giới rằng, quân đội Thiên Hoàng là một quân đội kỷ luật và toàn những người không sợ chết. Đó là một quân đội đáng sợ nhất!

Dân tộc Nhật Bản hiện nay, họ chưa hề dứt bỏ truyền thống võ sĩ đạo. Một dân tộc có truyền thống thượng võ, được vũ trang tinh thần bằng một tín ngưỡng “võ sĩ đạo” coi trọng tinh thần yêu nước, tổ quốc đối với họ trên hết, phục tùng kỷ luật tuyệt đối, không sợ chết khi chiến đấu. Bọn lãnh đạo Bắc Kinh đừng giỡn mặt với dân tộc Phù Tang.


TẬP TỤC MỔ BỤNG TỰ SÁT (SEPPUKU):

Hành động nầy gọi là “harakiri” hay “seppuku” (mổ bụng) là một nghi lễ tự sát bắt nguồn từ tầng lớp chiến binh “samurai” cổ xưa của Nhật Bản. Hành động bi hùng ghê rợn nầy, gồm việc dùng một thanh gươm ngắn tự đâm vào bụng mình, mổ phanh vào dạ dày, sau đó đâm ngược lưỡi gươm lên trên để đảm bảo vết thương sẽ gây tử vong. Một người thực hành nghi lễ seppuku, chấp nhận chết từ từ trong đau đớn tột cùng. Trong Thế chiến II, nhiều tướng tá và chiến binh Nhật tự sát bằng “harakiri”, nhất định không đầu hàng địch quân. Truờng hợp điển hình, Tướng Anami (Bộ trưởng Chiến tranh) và Trung tướng Ryujiro Onishi (Tư lệnh Đặc nhiệm “Thần Phong”) đã mổ bụng tự sát.


LIÊN MINH NHẬT BẢN - ẤN ĐỘ:

Bởi thái độ tự phụ, cao ngạo, hung hăng và ngang ngược của Bắc Kinh đã khiến Nhật - Ấn liên minh chặt chẽ, tạo thành “gọng kềm chiến lược để đối đầu với con rồng giấy Tàu Cộng. Biển Đông luôn dậy sóng, không có một ngày bình yên vì tham vọng bành trướng, bá quyền của tập đoàn lãnh đạo Trung Nam Hải. Hành động nầy của Bắc Kinh đã khiến Ấn Độ tích cực hành động, thực thi “Chiến lược Đông Tiến” để đối phó và ngăn chận sự bành trướng của Hải quân TC ở khu vực Thái Bình Dương.

Nếu một cuộc chiến tranh xảy ra giữa TC và liên minh Ấn - Nhật tại Biển Đông & Hoa Đông, lực lượng Hải quân Ấn Độ sẽ phong tỏa eo biển Malacca, còn Nhật dễ dàng bóp nghẹt yết hầu Hải quân TC tại eo biển Soya nhìn ra Thái Bình Dương, cùng với eo biển Tsushima, đây chính là yết hầu trên con đường độc đạo ra Thái Bình Dương của Hải quân TC. Eo biển Soya ở phía Bắc và eo biển Tsushima ở phía Nam là một trong những con đường thông ra Thái Bình Dương. Eo biển Tsushima là con đường “nút cổ chai” là một vị trí chiến lược, có thể dễ dàng bị phong tỏa, cắt đứt chỉ bằng lực lượng hải quân nhỏ của Hải quân Nhật Bản.

Để bảo vệ Senkaku, khống chế lối ra vào Thái Bình Dương của Hải quân TC, Nhật Bản quyết định xây dựng căn cứ quân sự trên đảo Yonagumi, cách không phận Senkaku 6 phút bay. Yonagumi là một hòn đảo nằm ở cực Tây của Nhật Bản, giáp với Đài Loan, trên đảo có người ở, cách quần đảo Senkaku 150 km. Khu vực biển phụ cận của nó chính là luồng đường chủ yếu của Hải quân TC ra vào Thái Bình Dương.

Ngoài ra, Liên Minh châu Âu (EU) ủng hộ tự do hàng hải, hàng không trên các vùng biển khắp thế giới, bao gồm cả Biển Đông. EU mong muốn các bên trong tranh chấp Biển Đông sớm đi tới biện pháp giải quyết tranh chấp phù hợp luật pháp quốc tế và Công ước LHQ về Luật biển UNCLOS. Khu vực ASEAN có số lượng tàu hàng di chuyển qua lại lớn nhất thế giới, chiếm 50%  của thế giới. Tất cả các quốc gia, kể cà các quốc gia không có bờ biển, đều bị ảnh hưởng bởi an ninh hàng hải trong khu vực.


KẾT LUẬN:

Nguồn cung cấp năng lượng cho nền kinh tế Nhật Bản, nhập cảng từ Trung Đông với khoảng 85% nhu cầu trong nước. 2/3 trong số nầy được chuyển qua eo biển Malacca & Biển Đông. Do đó, bảo vệ “tự do & an ninh hàng hải - hàng không” ở Biển Đông có tầm quan trọng đặc biệt sống còn đối với nền kinh tế Nhật Bản. Chiến lược của Thủ tướng Shinzo Abe là tập trung nỗ lực tăng cường liên minh với Ấn Độ hợp tác quốc phòng song phương và liên kết với các nước ASEAN đặt trọng tâm vào hợp tác bảo vệ an ninh hàng hải ở Biển Đông, đặc biệt là Indonesia, Philippines, Việt Nam, Singapore…

Reuter ngày 17/03/2017 đưa tin, nhằm phô trương sức mạnh quân sự trước TC, Pháp sẽ điều động một trong những chiến hạm hiện đại nhất là MISTRAL để dẫn đầu các cuộc tập trận trên bộ và trên biển ở đảo Tinian thuộc Tây Thái Bình Duơng. Cuộc tập trận qui mô có sự tham dự của Hoa Kỳ, Nhật Bản và 2 trực thăng quân sự của Anh. Nước Pháp vốn kiểm soát nhiều hòn đảo ở Thái Bình Dương như Tân Calédonie và Polynésie là lãnh thổ hải ngoại của Pháp.

BBC ngày 27/7/2017 đưa tin, Ngoại trưởng Boris Johnson cam kết sẽ đưa các HKMH tới khu vực Biển Đông đang có tranh chấp để thực thi quyền tự do hàng hải, trong số nầy có HMS Queen Elizabeth & HMS Prince Of Wales là hai chiếc HKMH mới và hiện đại nhất của Hải quân Anh.

Ngoại trưởng Boris Johnson được báo The Guardian dẫn lời: “Một trong những điều đầu tiên chúng tôi sẽ làm đối với hai HKMH mà chúng tôi vừa đóng xong là sẽ gởi chúng tới Biển Đông để thực thi quyền tự do hàng hải trong khu vực,” ông nói. “Nhằm khẳng định niềm tin của chúng tôi đối với hệ thống luật pháp quốc tế và đối với quyền tự do đi lại ở các vùng biển có vai trò vô cùng quan trọng đối với thương mại thế giới.”

Rõ ràng, cho dù TT Trump muốn thực hiện đường lối ngoại giao theo chiều hướng “chủ trương biệt lập” chứ không phải theo hướng để cho siêu cường quân sự hàng đầu thế giới này, can thiệp ra bên ngoài biên cương nước Mỹ. Điều này, không có nghĩa là “Mỹ đang đánh mất Châu Á vào tay Tàu Cộng”. Hành động hung hăng, ngang ngược và phi lý đã khiến cho Bắc Kinh bị cô lập ở Biển Đông nói riêng và châu Á nói chung, chẳng có cường quốc quân sự nào đứng về phía họ, kể cả nước Nga. Tập Cận Bình lấy lực lượng gì để chống lại liên minh Nhật - Ấn - Hàn - Australia và ASEAN, đó là chưa nói đến Anh - Pháp và EU nhập cuộc khi chiến tranh thật sự bùng nổ trên Biển Đông?

Nói theo ngôn từ của Brahma Chellaney: “Calling the Chinese Bully’s Bluff” (Lật tẩy chiêu hù dọa của Tàu Cộng) hay “chiêu “rung cây nhát khỉ” dùng “pháo mồm” hù dọa, bắt nạt đối thủ. Rõ ràng, trong bối cảnh cuộc đối đầu tranh chấp vùng biên giới trên dãy Himalaya giữa quân PLA với quân đội Ấn Độ từ giữa tháng 6. Bắt đầu từ đó, Bắc Kinh mở hết công suất cái loa tâm lý chiến to tiếng hàng ngày chĩa về phía Ấn Độ rằng, Ấn Độ phải rút quân và đe dọa sẽ dạy cho Ấn Độ một bài học cay đắng như cuộc chiến tranh Trung - Ấn năm 1962. Nhưng cho đến nay, chiến tranh chẳng bao giờ xảy ra, những con chó ngồi ở Trung Nam Hải chỉ biết sủa ầm ỷ, hù doạ cho người khác sợ chớ chẳng dám cắn ai …


      tổng hợp & nhận định
    Nguyễn Vĩnh Long Hồ
              14/10/2017

__._,_.___

Posted by: Truc Chi 

No comments:

Post a Comment