Friday, 31 March 2017

Nhật giao máy bay cho Philippines tuần tra Biển Đông 28/03/2017



Nhật giao máy bay cho Philippines tuần tra Biển Đông

28/03/2017

Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Hạ viện Philippines, Rodolfo Biazon (trái), và trưởng phái đoàn của đảng đối lập Đảng vì Thế hệ Tương lai, ông Hiroshi Nakada, bắt tay sau khi ký văn kiện tái khẳng định đôi bên giải quyết vấn đề Biển Đông hòa bình ngày 3/9/14
Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Hạ viện Philippines, Rodolfo Biazon (trái), và trưởng phái đoàn của đảng đối lập Đảng vì Thế hệ Tương lai, ông Hiroshi Nakada, bắt tay sau khi ký văn kiện tái khẳng định đôi bên giải quyết vấn đề Biển Đông hòa bình ngày 3/9/14
Chia sẻ
  •  
  •  
  •  
  •  
Philippines ngày 27/3 nhận 2 máy bay giám sát quân sự của Nhật giúp Manila tuần tra các hải lộ quan trọng tại Biển Đông dù Philippines đang ngày càng chứng tỏ quan điểm hòa giải với Bắc Kinh trong tranh chấp lãnh hải.
Nhật sẽ cho Philippines thuê tổng cộng 5 máy bay Beechcraft TC-90, theo Bộ trưởng Quốc phòng Philippines, Delfin Lorenzana.
Manila nói các máy bay này sẽ được triển khai tới khu vực Benham Rise và Biển Đông.
Nỗ lực củng cố hợp tác quốc phòng của Nhật với Philippines diễn ra giữa bối cảnh quan ngại trong khu vực gia tăng liên quan đến các hoạt động của Trung Quốc tại các vùng biển có tranh chấp bao gồm Biển Đông và Biển Hoa Đông.
Phát biểu tại lễ bàn giao 2 máy bay hôm nay, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật, Kenji Wakamiya, nhấn mạnh: “Trong khi chúng ta đối mặt với nhiều vấn đề liên quan tới an ninh ở Châu Á-Thái Bình Dương, kể cả ở Biển Đông, sự hợp tác của chúng ta với Philippines vì an ninh-ổn định khu vực hiện nay càng thiết yếu.”
Nhật, nước có tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh tại Biển Hoa Đông, đang nỗ lực tăng cường quan hệ với các nước khác để kiềm chế đối thủ.
Trung Quốc phản đối việc Philippines thuê mướn máy bay Nhật hầu như ngay lập tức sau khi tin này thoạt đầu được loan báo hồi năm ngoái, dưới thời cựu Tổng thống Benigno Aquino của Philippines.
Đương kim Tổng thống Philippines, Rodrigo Duterte, đảo ngược quan điểm cứng rắn của người tiền nhiệm đối với Trung Quốc, hạ thang căng thẳng tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông để công khai kêu gọi mậu dịch và viện trợ từ Bắc Kinh.
Trong tháng này, ông Duterte tuyên bố cởi mở trong vấn đề chia sẻ nguồn lực với Bắc Kinh tại các vùng biển có tranh chấp, đồng thời cho biết không thể ngăn chặn Bắc Kinh xây dựng trên bãi cạn Scarborough mà Bắc Kinh chiếm giữ từ tay Philippines vào năm 2012.

Chiến hạm lớn nhất của Nhật từ thời Đệ nhị thế chiến sẽ thăm Philippines

mediaTàu chở trực thăng Izumo tại Yokohama, Nhật Bản. Ảnh chụp ngày 22/03/2017.Mandatory credit Kyodo/via REUTERS
Tàu chở trực thăng lớn nhất của Nhật từ thời Thế chiến thứ hai sẽ ghé thăm Philippines vào tháng 6 tới đây, theo tiết lộ của một đô đốc Philippines với báo chí hôm nay, 27/03/2017.
Theo trang mạng của nhật báo Inquirer, trung tướng hải quân Joseph Mercado cho biết họ đang chuẩn bị cho chuyến viếng thăm của tàu chở trực thăng Izumo, nhưng chưa thể cho biết chi tiết vì còn đang phối hợp với hải quân Nhật.
Trước đó hãng tin Reuters cho biết là tàu Izumo sẽ đi một vòng Biển Đông trong ba tháng, bắt đầu từ tháng 5 và Vịnh Subic của Philippines sẽ là một trong những chặng dừng của tàu này. Tàu Izumo cũng sẽ ghé Indonesia, Singapore và Sri Lanka, trước khi tham gia tập trận chung với các chiến hạm của Ấn Độ và Hoa Kỳ ở vùng Ấn Độ Dương vào tháng 7.
Với trọng tải 27 ngàn tấn, được trang bị để chống tàu ngầm và đổ bộ, chiếc Izumo đã được đưa vào hoạt động từ năm 2005. Tuần trước, Nhật cũng đã đưa vào hoạt động tàu chở trực thăng lớn thứ hai, chiếc Kaga, nâng cao khả năng của quân đội Nhật triển khai lực lượng ra bên ngoài, nhằm đối lại với ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc ở châu Á.
Trong khi đó, hải quân Philippines hôm nay đã tiếp nhận 2 trong số 5 máy bay huấn luyện TC-90 mà chính phủ Nhật đã đồng ý cho Manila thuê để tuần tra trên biển. Những chiếc TC90 này sẽ giúp tăng cường khả năng của hải quân Philippines trong các chiến dịch cứu trợ nhân đạo và cứu hộ thiên tai, cũng như trong việc tuần tra bảo đảm an ninh và bảo vệ chủ quyền lãnh hải.
Nhật Bản đã đồng ý cho Philippines thuê các máy bay huấn luyện này vào năm 2016, với hy vọng sẽ giúp Manila xác quyết chủ quyền trên Biển Đông trước những hoạt động bành trướng của Trung Quốc ở vùng biển này. Hiện giờ Tokyo chỉ có thể cho thuê các máy bay TC90 trong khi chờ có một đạo luật cho phép Nhật Bản bán các thiết bị quân sự cho nước ngoài.
__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh <

Chiến hạm lớn nhất của Nhật từ thời Đệ nhị thế chiến sẽ thăm Philippines

  

Chiến hạm lớn nhất của Nhật từ thời Đệ nhị thế chiến sẽ thăm Philippines

Thanh Phương
media
Tàu chở trực thăng Izumo tại Yokohama, Nhật Bản. Ảnh chụp ngày 22/03/2017.Mandatory credit Kyodo/via REUTERS
Tàu chở trực thăng lớn nhất của Nhật từ thời Thế chiến thứ hai sẽ ghé thăm Philippines vào tháng 6 tới đây, theo tiết lộ của một đô đốc Philippines với báo chí hôm nay, 27/03/2017.
Theo trang mạng của nhật báo Inquirer, trung tướng hải quân Joseph Mercado cho biết họ đang chuẩn bị cho chuyến viếng thăm của tàu chở trực thăng Izumo, nhưng chưa thể cho biết chi tiết vì còn đang phối hợp với hải quân Nhật.
Trước đó hãng tin Reuters cho biết là tàu Izumo sẽ đi một vòng Biển Đông trong ba tháng, bắt đầu từ tháng 5 và Vịnh Subic của Philippines sẽ là một trong những chặng dừng của tàu này. Tàu Izumo cũng sẽ ghé Indonesia, Singapore và Sri Lanka, trước khi tham gia tập trận chung với các chiến hạm của Ấn Độ và Hoa Kỳ ở vùng Ấn Độ Dương vào tháng 7.
Với trọng tải 27 ngàn tấn, được trang bị để chống tàu ngầm và đổ bộ, chiếc Izumo đã được đưa vào hoạt động từ năm 2005. Tuần trước, Nhật cũng đã đưa vào hoạt động tàu chở trực thăng lớn thứ hai, chiếc Kaga, nâng cao khả năng của quân đội Nhật triển khai lực lượng ra bên ngoài, nhằm đối lại với ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc ở Á châu .
Trong khi đó, hải quân Philippines hôm nay đã tiếp nhận 2 trong số 5 máy bay huấn luyện TC-90 mà chính phủ Nhật đã đồng ý cho Manila thuê để tuần tra trên biển. Những chiếc TC90 này sẽ giúp tăng cường khả năng của hải quân Philippines trong các chiến dịch cứu trợ nhân đạo và cứu hộ thiên tai, cũng như trong việc tuần tra bảo đảm an ninh và bảo vệ chủ quyền lãnh hải.
Nhật Bản đã đồng ý cho Philippines thuê các máy bay huấn luyện này vào năm 2016, với hy vọng sẽ giúp Manila xác quyết chủ quyền trên Biển Đông trước những hoạt động bành trướng của Trung Quốc ở vùng biển này. Hiện giờ Tokyo chỉ có thể cho thuê các máy bay TC90 trong khi chờ có một đạo luật cho phép Nhật Bản bán các thiết bị quân sự cho nước ngoài.

Viện Công Tố Hàn Quốc yêu cầu bắt giữ cựu tổng thống Park Geun Hye

Thanh Phương
media
Cựu tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye tới Viện Công Tố tại Seoul, ngày 21/03/2017.REUTERS/Kim Hong-Ji
Hôm nay, 27/03/2017, Viện Công Tố Hàn Quốc yêu cầu bắt giữ cựu tổng thống Park Geun Hye, vài ngày sau khi bà bị thẩm vấn trong vụ tai tiếng tham nhũng và hối mại quyền thế đã khiến bà bị mất chức.
Trong một thông cáo công bố hôm nay, 27/03/2017, Viện Công Tố Hàn Quốc cho rằng Park Geun Hye đã lợi dụng những quyền hạn rất lớn cũng như quy chế tổng thống để nhận hối lộ từ các doanh nghiệp và đã để lộ những thông tin mật của Nhà nước.
Theo Viện Công Tố, họ đã thu thập được nhiều bằng chứng, nhưng cựu tổng thống Hàn Quốc vẫn bác bỏ các cáo buộc và có nguy cơ là các bằng chứng nói trên bị phá hủy, cho nên họ phải yêu cầu bắt giữ bà ngay. Hơn nữa, theo các nhà điều tra, bạn thân của bà Park Geun Hye là bà Choi Soon Sil cũng đã bị bắt rồi, không bắt giữ cựu tổng thống Hàn Quốc sẽ là điều trái với nguyên tắc công bằng.
Một tòa án ở Seoul vào thứ năm tới sẽ mở phiên tòa để quyết định có bắt giữ cựu tổng thống Hàn Quốc hay không. Quyết định sẽ được công bố ngay tối hôm đó hoặc sáng thứ sáu.
Theo hãng tin AFP, nếu toà án ở Seoul làm theo yêu cầu của Viện Công Tố Hàn Quốc, bà Park Geun Hye sẽ là cựu tổng thống thứ ba ở nước này bị bắt trong một vụ tham nhũng. Hai cựu tổng thống Chun Doo Hwan và Roh Tae Woo đã từng bị kết án tù vì tội tham nhũng vào thập niên 1990. Còn tổng thống Roh Moo Hyun, được bầu lên một cách dân chủ, thì đã tự sát vào năm 2009 trong lúc đang bị điều tra về tội tham nhũng.
Quốc Hội Hàn Quốc tháng 12 năm ngoái đã thông qua quyết định truất phế tổng thống Park Geun Hye và đầu tháng 3 vừa qua Tòa Bảo Hiến đã phê chuẩn quyết định này.
Hàn Quốc sẽ tổ chức bầu cử tổng thống trước thời hạn vào ngày 09/05 tới. Hiện giờ, ông Moon Jae In, cựu lãnh đạo Đảng Dân Chủ, đảng đối lập chính, được xem là nhân vật có triển vọng đắc cử nhất.

Đông Timor: Một biểu tượng phong trào kháng chiến đắc cử tổng thống

Trọng Thành
media
Ủng hộ viên của tân tổng thống Đông Timor Francisco Guterres - bí danh Lu-Olo - tại cuộc mít tinh tranh cử ngày 17/03/2017 ở Dili (Đông Timor)EUTERS/Lirio da Fonseca
Hôm qua, 25/03/2017, ủy ban bầu cử của quốc gia  Đông Timor ở vùng Đông Nam Á công nhận chiến thắng của ông Francisco Gutteres, 63 tuổi, bí danh « Lu-Olo », một hình tượng tiêu biểu của cuộc kháng chiến chống Indonesia để giành độc lập. Tthắng cử với 57% phiếu bầu, tân tổng thống Đông Timor sẽ phải đối mặt với tình trạng kinh tế khó khăn, do dự trữ dầu mỏ cạn kiệt.
Thông tín viên RFI Joel Bronner trở về từ Dili, thủ đô Đông Timor, cho biết cụ thể:
Ngón tay trỏ vẫn còn thấm mực và nụ cười rạng rỡ, ngay sau khi bỏ phiếu hôm thứ Hai vừa qua, ứng cử viên Lu-Olo đã dự báo sẽ chiến thắng ngay sau vòng một. Việc được ủng hộ từ hai đảng chính trị chính yếu yếu của Đông Timor, đảng Fretilin và đảng CNRT, cuối cùng đã cho phép ông Luo-Olo đắc cử.
Tại Đông Timor, vai trò của tổng thống về cơ bản mang tính nghi thức, tuy nhiên tân tổng thống có sứ mạng lớn trong việc củng cố sự đoàn kết của đất nước. Độc lập từ năm 2002, Đông Timor, đảo nằm giữa Indonesia và Úc, đang nỗ lực tìm cách đa dạng nền kinh tế phụ thuộc nặng nề vào dầu mỏ của nước này, dự kiến sẽ cạn kiệt ngay trong những năm tới.
Thách thức chủ yếu của chính quyền Đông Timor nhiệm kỳ tới, sau cuộc bầu cử dự kiến vào mùa hè này, là dùng tiền thu được từ dầu mỏ để mỏ để tiếp tục phát triển kinh tế. Đông Timor hiện là một trong những nước nghèo nhất Á châu .
Kể từ đầu năm 2017, Đông Timor bắt đầu đàm phán với Úc để thông qua một thỏa thuận về phân định biên giới trên biển Timor và quyền khai thác các mỏ dầu khí ở khu vực Greater Sunrise, sau phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực tại La Haye (Hoà Lan).
Đông Timor hiện đang thương lượng để gia nhập Hiệp Hội Các Nước Đông Nam Á (ASEAN).

Miến Điện : Tư lệnh quân đội biện minh cho chiến dịch ở Rakhine

Trọng Nghĩa
media
Tướng Min Aung Hlaing duyệt binh trong Ngày Quân Lực thứ 72 tại thủ đô Naypyitaw, Miến Điện ngày 27/03/2017.REUTERS/Soe Zeya Tun
Tư lệnh quân đội Miến Điện, tướng Min Aung Hlaing vào hôm nay, 27/03/2017 đã lên tiếng bảo vệ chiến dịch quân sự tiến hành ở bang Rakhine sau khi Liên Hiệp Quốc tỏ ý muốn mở điều tra về hành vi của quân đội bị tố cáo là đã tra tấn và sát hại người Hồi Giáo Rohingya tại đây.
Phát biểu trước đám đông tại thủ đô Miến Điện nhân Ngày Quân Lực Miến Điện, tư lệnh Min Aung Hlaing đã cho rằng người Rohingya ở bang Rakhine không phải là công dân Miến Điện mà là những người Bangladesh nhập cư, trong lúc những cuộc tấn công khủng bố tháng 10 /2016 xuất phát từ động cơ chính trị.
Trong thời gian qua, hơn 70.000 người sắc dân thiểu số Rohingya ở Rakhine đã phải chạy sang Bangladesh lánh nạn sau khi quân đội Miến Điện mở chiến dịch càn quét truy tìm thủ phạm vụ tấn công đồn biên phòng vào tháng 10/2016.
Giới điều tra Liên Hiệp Quốc tin chắc là quân đội Miến Điện đã phạm tội ác đối với người Rohingya. Tuần qua Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc đã đồng ý thành lập một phái bộ, cử qua Miến Điện để xác định rõ ràng trách nhiệm và « trao trả công bằng cho nạn nhân ».
Chính quyền dân sự Miến Điện ngày 25/03 đã không tán thành quyết định Liên Hiệp Quốc về phái bộ điều tra, cho rằng việc cử phái đoàn này đến Miến Điện « chỉ làm cho tình hình sôi sục thêm hơn là giải quyết vấn đề ».
Trong tháng Ba này, một ủy ban tìm giải pháp cho tình hình Rakhine dưới sự lãnh đạo của cựu tổng thư Ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan, đã đề nghị đóng cửa các trại tị nạn của người Rohingya và bãi bỏ các hạn chế tự do đi lại đến khu vực.
__._,_.___

Posted by: "Patrick Willay" 

Wednesday, 29 March 2017

Lãnh đạo ở đâu ra mà lắm thế?

 

Image result for Văn Quang viết từ Sài Gòn              

    Văn Quang viết từ Sài Gòn - 28.3.2017

Lãnh đạo ở đâu ra mà lắm thế?

Đó là câu hỏi người dân nhiều tỉnh lúc này. Không chỉ ở một bộ hay một tỉnh mà ở rất nhiều cơ quan to, cơ quan nhỏ khắp nơi. Đến nỗi người dân phải kêu lên “Đến cơ quan, gặp toàn… lãnh đạo!” Ông nào cũng vênh vang, vác cái mặt lên khi gặp người dân đến hầu bất cứ về việc gì. Ông “lãnh đạo” còn mải cúi xuống đống công văn lù lù ở trước mặt ra cái điều “ông đang bận lắm đây,” chưa thèm nhìn đến thằng dân vượt bao nhiêu đoạn đường, bao nhiêu khó khăn, bao nhiêu câu hoạnh họe của mấy chú bảo vệ đúng gác ngoài cổng, mấy chị thư ký hững hờ xem giấy tờ… mới đến được cái bàn giấy của quan “lãnh đạo.” 
Xin chứng minh vài nét về cái sự gặp toàn lãnh đạo này: Báo chí VN đã phanh phui vụ Sở Lao Động-Thương Binh&Xã Hội tỉnh Hải Dương có 46 công chức thì có đến 44 người làm lãnh đạo từ cấp phó phòng trở lên.

Image result for Hàng loạt mỏ đá trên địa bàn Kỳ Anh đang nằm trong tình trạng thoi thóp
Hàng loạt mỏ đá trên địa bàn Kỳ Anh đang nằm trong tình trạng thoi thóp.

Mặc dù mới đây, Bộ Nội Vụ đã có kết luận việc bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo tại sở này "cơ bản phù hợp với quy định của pháp luật" nhưng câu hỏi: Tại sao một cơ quan cấp sở lại nhiều lãnh đạo như thế?
Những tưởng chuyện "lắm quan" chỉ có ở Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hải Dương, nhưng không phải thế. Mới đây, đoàn giám sát của Quốc Hội đã làm việc với các Bộ về cải cách tổ chức bộ máy hành chính.
Kết quả giám sát cho biết:

- Ở Bộ Giáo Dục & Đào Tạo, số lượng lãnh đạo chiếm tỉ lệ khá cao. Điển hình như Vụ Tổ chức cán bộ, số lượng lãnh đạo ngang bằng với số chuyên viên và người lao động.

- Cục Khảo Thí và Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục cũng không kém: 20 lãnh đạo/26 nhân viên.

- Ở Bộ Giao Thông Vận Tải, nhiều đơn vị của Bộ có số lãnh đạo nhiều hơn, thậm chí gấp đôi chuyên viên và người lao động.
 Riêng Thanh tra Bộ: 20 lãnh đạo/18 chuyên viên và người lao động.

-Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông: 41 lãnh đạo/31 nhân viên.

Image result for Dự án triệu đô biến thành bãi chăn thả gia súc
Bên trong các dự án được rào thép gai sơ sài là các bãi cỏ mọc và những công trình xây dựng dang dở.

- Cục Quản Lý xây dựng đường bộ thuộc Tổng Cục Đường Bộ Việt Nam: 28 lãnh đạo/15 nhân viên.
- Một số đơn vị khác của Bộ GTVT cũng có tỉ lệ khá cao giữa lãnh đạo và chuyên viên: Vụ Pháp chế 6 lãnh đạo/8 chuyên viên.

Image result for Hàng loạt mỏ đá trên địa bàn Kỳ Anh đang nằm trong tình trạng thoi thóp
Dự án tổ hợp dịch vụ thương mại Khu kinh tế Vũng Áng tại phường Kỳ Long đã bị đình trệ từ nhiều năm nay

- Vụ Tổ chức cán bộ: 8 lãnh đạo/14 chuyên viên.
- Cục Đường sắt: 30 lãnh đạo/72 chuyên viên.
- Thanh tra tỉnh Thái Nguyên kết luận về việc Sở Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn (NN&PTNT) tỉnh này bổ nhiệm thừa 23 cán bộ lãnh đạo. Việc bổ nhiệm ở Sở này được cho là tràn lan và bất hợp lý, như Phòng Kế hoạch tài chính biên chế 11 người nhưng có tới 7 lãnh đạo; Phòng Quản lý xây dựng công trình biên chế có 4 người thì có tới 3 lãnh đạo

Chuyện "lắm quan" có lẽ chưa dừng lại ở đây. Nếu Quốc hội giám sát hết tổ chức bộ máy hành chính các bộ, các cơ quan ngang bộ, rồi các cơ quan đoàn thể, địa phương thì chắc chắn con số còn khủng hơn nhiều.
Bà Phó Chủ Tịch nước Nguyễn Thị Doan cũng đã từng nhận định, "Dân nộp thuế cho ta ngồi đây. Bộ máy cồng kềnh thế này dân è cổ nuôi, làm việc không hiệu quả thì có lỗi với dân.”

Chuyện có lỗi với dân là “chuyện hàng ngày ở huyện,” có lỗi thì sửa sai, chiều lại có lỗi, mai lại sửa.
Nhớ lại thời xưa mấy ông cán tự hào: “Ra ngõ gặp anh hùng!” Còn bây giờ thì ra đường rất ít khi gặp mặt lãnh đạo vì lãnh đạo, nếu có ra đường thì cũng ngồi oai vệ trong xế hộp đắt tiền, còn không thì suốt ngày trong phòng lạnh.

Đó là sự khác biệt của thời đại văn minh tân tiến bây giờ của các ngài cứ bô bô nói “hết lòng phục vụ dân.” Có chăng chỉ có thằng dân làm è cổ nuôi các quan thôi.

Bởi thế nên mới có những cảnh hàng loạt dự án triệu đô “chết yểu” tại Khu Kinh Tế Vũng Áng. Những công trình trăm tỉ do các ngài “lãnh đạo” đầu to nhưng óc toàn bã đậu, chẳng biết kỹ thuật là gì, chẳng biết nó có lợi hại gì cho dân cứ có phong bì là thò bút ký văng mạng thôi.

Đã có 9 dự án trong số 29 dự án được cấp phép đầu tư bị rút giấy phép, nhiều dự án khác đang lâm cảnh “án binh bất động”... Đó là tình trạng đang diễn ra tại Khu Kinh Tế Vũng Áng (thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh).

Hàng loạt dự án khủng bị rút giấy phép

Theo nguồn tin từ Ban Quản Lý Khu Kinh Tế Hà Tĩnh cho biết, tính đến ngày 28/2/2017, tại Khu công nghiêp (KCN) Vũng Áng 1 đã có 9 dự án bị rút giấy phép đầu tư.

Trong số 9 dự án bị rút giấy phép này có 4 dự án vốn đầu tư từ nước ngoài.
Dự án bị thu hồi mới nhất là Xưởng gia công kết cấu thép của Cty CP Xây dựng Yu - Hua vào ngày 17/2/2017 vừa qua.

Image result for Dự án triệu đô biến thành bãi chăn thả gia súc
Dự án triệu đô biến thành bãi chăn thả gia súc
Nguồn tin cũng cho hay, sắp tới sẽ có thêm 3 dự án bị rút giấy phép, trong đó có 2 dự án có nguồn vốn nước ngoài lên đến hàng triệu Mỹ kim vì lý do tương tự.

Danh sách 9 dự án bị rút giấy phép đầu tư do vi phạm, gồm: Dự án nhà máy sản xuất than cốc do Cty CPCN hóa cốc Hà Tĩnh làm chủ đầu tư; Dự án nhà máy chế biến nhựa thông do Cty CP đầu tư khoảng sản làm chủ đầu tư; Dự án nhà máy liên hợp gang thép công suất giai đoạn 1 là 2,500 tấn thép/năm, giai đoạn 2 nâng lên 500,000 tấn/năm do Cty CP gang thép Hà Tĩnh làm chủ đầu tư; Nhà máy chế tạo gia công linh kiện, phụ kiện công nghiệp do Cty TNHH Faster làm chủ đầu tư; Dự án Khu gia công cơ khí và sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị nặng do Cty TNHH thiết bị cơ khí Takakol làm chủ đầu tư; Dự án Khu gia công cơ khí tổng hợp, Cty TNHH cơ khí Gin Hong chủ đầu tư; Dự án Nhà máy sản xuất gia công vật liệu công nghiệp do Cty TNHH vật liệu công nghiệp Joyce Việt Nam làm chủ đầu tư; Dự án Nhà máy sản xuất khí công nghiệp oxy, nito do Cty CP công nghiệp hóa cốc Hà Tĩnh làm chủ đầu tư; Dự án Xưởng gia công kết cấu thép do Cty CP Xây dựng Yu - Hua làm chủ đầu tư.

Trong số 9 dự án bị rút giấy phép, có những dự án có vốn đầu tư lớn như: Dự án Nhà máy liên hợp gang thép công suất giai đoạn 1 là 2,500 tấn thép/năm, giai đoạn 2 nâng lên 500,000 tấn/năm với vốn đầu tư hơn 1,700 tỉ đồng trên diện tích 25 ha; Dự án nhà máy sản xuất than cốc của Cty CP Công nghiệp hóa cốc Hà Tĩnh có vốn đầu tư hơn 1.400 tỷ đồng trên diện tích 19 hecta.

Các mỏ đá cũng nằm chờ chết

Cùng với cảnh đìu hiu của các dịch vụ khách san, nhà hàng... thì hàng loạt mỏ đá, đất trên địa bàn Kỳ Anh (Hà Tĩnh) cũng nằm trong tình trạng “thoi thóp.” Nhiều chủ mỏ đã phải bán tống bán tháo tài sản để rời khỏi nơi mà họ từng xem là mảnh mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và cho dân.
Chuyện Formosa đã từng gây nhiều phẫn nộ cho mọi người dân Cách đây vài năm đến huyện Kỳ Anh, ​người ta có thể dễ dàng thấy được ngoài sự hoạt động nhộn nhịp tại đại dự án Formosa, thì phía ngoài đại công trường có hàng chục mỏ khai thác đá, đất cũng hoạt động nhộn nhịp không kém.

Suốt ngày đêm xe, cộ tấp nập vận chuyển hàng chục ngàn khối đá được vận chuyển để cung cấp cho thị trường Formosa và các công trình khác tại Khu kinh tế Vũng Áng.

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại nguồn cầu về đá, đất đột ngột giảm mạnh, đồng nghĩa với việc các mỏ ​không còn khách dẫn đến việc phải đóng cửa, số ít còn lại sống lay lắt, hoạt động cầm chừng qua ngày.
Một chủ doanh nghiệp khai thác đá cho biết, để được cấp quyền khai thác một mỏ có thời hạn 20 -30 năm họ phải bỏ ra một lượng tiền rất lớn, chưa kể đến việc đầu tư hàng chục, thậm chí hàng trăm tỷ đồng cho các loại máy móc, dây chuyền sản xuất, trả lương công nhân… nhưng mới đi vào hoạt động chưa đầy 1/6 thời hạn thì đã lâm vào cảnh dở sống, dở chết

Máy móc nằm đắp chiếu
Theo thống kê, trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh có đến hơn 100 mỏ khai thác đất, đá, thì riêng địa bàn Kỳ Anh có đến 51 mỏ đá, 2 mỏ đất (trong đó thị xã Kỳ Anh 25 mỏ, huyện Kỳ Anh 26 mỏ), mức đầu tư từ 50 tỷ đến 150 tỷ đồng/ mỏ, nhưng hiện tại chỉ còn 5/51 mỏ hoạt động, với công suất hoạt động khoảng 10%.

Đến các mỏ đá trên địa bàn Kỳ Anh vào những ngày cuối tháng 2/2017, khác với sự sôi động, nhộn nhịp trước đây, đập vào mắt chúng tôi là một khung cảnh ảm đạm, trầm lắng, vắng bóng công nhân, xe cộ thưa thớt, máy móc và các loại dây chuyền nằm đắp chiếu không hoạt động​. Tại các mỏ chỉ còn nhân viên bảo vệ trông giữ máy móc ngồi ngáp ruồi.

Image result for Hàng loạt mỏ đá trên địa bàn Kỳ Anh đang nằm trong tình trạng thoi thóp
Dây chuyền tiền tỷ cũng nằm đắp chiếu!
Ông Anh, chủ mỏ đá Rú Con cho biết, “Thuế tài nguyên mỏ chúng tôi đã đóng đến năm 2018, tuy nhiên từ tháng 8/2016 đến nay, mỏ ngừng hoạt động, đá khai thác ra chất đống bán không được, công nhân thì cho nghỉ, máy móc thì bán rẻ, nói chung là quá khó khăn.”

Cùng chung cảnh ngộ, ông Tuấn Anh chủ mỏ đá Khe Đá Giàn cũng cho biết, “Để khai thác thuận lợi hơn tôi đã đầu tư hệ thống dây chuyền 150 tỷ đồng chưa nói đến hàng trăm tỷ đồng các hệ thống máy móc, thiết bị khác, nhưng hiện tại phải di dời máy móc vào miền Nam làm. Còn mỏ đã hơn một năm nay đá sản xuất ra chất thành núi không bán được do nhu cầu các công trình trên địa bàn và Khu Kinh Tế Vũng Áng giảm mạnh.”

Image result for Dự án triệu đô biến thành bãi chăn thả gia súc
Khu đô thị thương mai – dịch vụ Phú Vinh đang cố cầm cự chờ chết.

Thê thảm hơn là mỏ đất của Công ty VLXD&TMDV Hồng Hà, chủ mỏ cho biết, “Mỏ được cấp phép gần chục năm nay, được đầu tư hàng chục tỷ đồng vào cải tạo, mua máy móc thiết bị, tuy nhiên đất không bán được, trong khi đó hàng năm vẫn phải đóng thuế tài nguyên.

Điều quái gở là rất nhiều công trình trên địa bàn họ chỉ lấy hồ sơ từ mỏ tôi để làm hồ sơ đấu thầu nhưng không lấy đất, không hiểu sau khi đấu thầu xong họ lấy đất ở đâu để xây dựng. Chính vì vậy mà doanh nghiệp đã khó khăn thêm chồng chất khó khăn.”

Hầu hết các chủ mỏ đều cho biết, để đầu tư vào khai thác mỏ đá ở đây, họ đã phải bỏ ra hàng trăm tỷ đồng, đến nay thu hồi lại chưa được 1/3 vốn, chứ chưa nói đến lời. Máy móc, trang thiết bị được đầu tư cả trăm tỷ đồng tuy nhiên đến thời điểm này nằm đắp chiếu án binh bất động, hoặc đóng cửa không thể hoạt động.
Trước tình trạng trên, các chủ mỏ gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất, thì đời sống công nhân cũng bị ảnh hưởng. Không có thị trường tiêu thụ, sản lượng giảm vì vậy công nhân từ các mỏ cũng phải nghỉ làm, công nhân đã phải tự bỏ ra đi tìm việc làm khác, nhiều công nhân thất nghiệp không có việc làm, vợ con đói dài dài.

Tất cả những nghịch cảnh đó là tại ai? Câu hỏi đã được trả lời là “tài lãnh đạo” của các quan. Không nước nào trên thế giới này nhiều lãnh đạo như nước Việt Nam của chúng tôi. Càng nhiều lãnh đạo dân càng đói.
Văn Quang
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~


Virus-free. www.avastcom
__._,_.___

Posted by: "Nhat Lung"

AMTI :Trung Quốc sẵn sàng bố trí chiến đấu cơ tại Trường Sa


AMTI :Trung Quốc sẵn sàng bố trí chiến đấu cơ tại Trường Sa

mediaẢnh vệ tinh do AMTI công bố ngày 14/03/2017 cho thấy các căn cứ mà Trung Quốc xây dựng trên đá Subi, Trường Sa, Biển ĐôngMANDATORY CREDIT CSIS/AMTI DigitalGlobe/Handout via REUTERS
Kế hoạch của Trung Quốc bồi đắp và xây dựng cơ sở quân sự ở các đảo nhân tạo ở Biển Đông gần như hoàn tất. Bắc Kinh có thể bố trí máy bay quân sự bất cứ lúc nào tại Trường Sa. Trên đây là nhận định của một cơ quan tham vấn chiến lược Mỹ Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải Châu Á (AMTI), một bộ phận của Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế ở Washington công bố hôm thứ Hai 27/03/2017.
Reuters trích dẫn tuyên bố của giám đốc cơ quan tham vấn Minh Bạch Hàng Hải Châu Á AMTI Greg Poling cho biết hình ảnh vệ tinh chụp trong tháng này cho thấy Trung Quốc vừa trang bị thêm nhiều « ăng-ten » ra-đa trên hai đảo đá Chữ Thập và Subi . Như vậy, Trung Quốc dường như đã hoàn tất phần lớn cơ sở hạ tầng trên các đảo nhân tạo tại Trường Sa và có thể bố trí bất cứ lúc nào từ máy bay chiến đấu, tàu chiến cho đến các trang thiết bị quân sự khác từ đại pháo cho đến tên lửa ở ba đảo đá Chữ Thập, Subi và Vành Khăn. Theo chuyên gia Greg Poling, với hai « ăng-ten » mới này, Trung Quốc chuẩn bị các động thái mới trong nay mai.
Tại hai quần đảo tranh đoạt với Việt Nam và Philippines, Bắc Kinh đã xây dựng xong ba căn cứ quân sự ở Trường Sa và một căn cứ quân sự ở đảo Phú Lâm (Hoàng Sa) ở phía bắc. Bốn tiền đồn này, với phi đạo và ra-đa cho phép chiến đấu cơ Trung Quốc hoạt động bao trùm toàn bộ Biển Đông.
Từ một năm nay, Trung Quốc bố trí tên lửa phòng không HQ-9 ở Phú Lâm và ít nhất một lần đưa tên lửa chống hạm ra đảo này. Vệ tinh còn phát hiện các cơ sở có mái che « đóng mở » ở ba đảo Chữ Thập và Subi và Vành Khăn, bảo vệ các dàn tên lửa di động. Đảo Chữ Thập còn có cơ sở đủ lớn để chứa 24 máy bay quân sự.
Được Reuters đặt câu hỏi, phát ngôn viên bộ Quốc Phòng Mỹ, Gary Ross từ chối bình luận các thông tin này, viện lý do Lầu Năm Góc không bình luận « tin tình báo ».
Tuần qua, khi thăm viếng Úc, thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường vẫn tuyên bố « không có ý đồ quân sự hóa Biển Đông » mà chỉ muốn « bảo vệ lưu thông hàng hải quốc tế ».


TQ 'sắp xây xong các đảo nhân tạo'

  • 28 tháng 3 2017
CSIS/AMTI
Image en ligne
Cơ sở của Trung Quốc trên Đá Chữ Thập
Phúc trình của một viện nghiên cứu ở Hoa Kỳ cho hay Trung Quốc đã gần hoàn tất việc xây dựng trên ba đảo nhân tạo ở Biển Đông, cho phép triển khai máy bay chiến đấu và các thiết bị quân sự khác.
Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tại Washington, sau khi phân tích các hình ảnh từ vệ tinh mới nhất, đã kết luận rằng trên các đảo đá Subi, Vành Khăn và Chữ Thập, Trung Quốc đã xây xong hoặc sắp xong đường băng, nhà để máy bay, cơ sở radar và kho chứa hỏa tiễn đất đối không.
Phúc trình ra hôm thứ Hai 27/3 dường như là chỉ dấu rõ ràng nhất từ trước nay về việc Trung Quốc thông qua việc xây dựng cải tạo đảo đang củng cố tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông
Các đá Subi, Vành Khăn và Chữ Thập đều thuộc quần đảo Trường Sa và đều bị bốn bên tranh chấp là Trung Quốc, Philippines, Đài Loan và Việt Nam, nhưng do Trung Quốc kiểm soát.
Trên các đảo đá này, theo CSIS, Trung Quốc đã xây dựng mỗi nơi đủ nhà chứa cho 24 chiến đấu cơ và bốn chiếc máy bay cỡ lớn hơn như máy bay ném bom hoặc máy bay cảnh báo sớm.
Cơ sở tương tự đã được thiết lập trên đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa, nơi Trung Quốc đặt tên lửa đất đối không di động HQ-9 hơn một năm nay, và ít nhất một lần đã phóng tên lửa hành trình chống hạm.
Các cơ sở và thiết bị tân tiến trên các đảo nhân tạo này sẽ cho phép quân đội Trung Quốc kiểm soát gần như toàn bộ Biển Đông.
Phúc trình của CSIS viết: "Bắc Kinh nay có thể chuyển vũ khí khí tài, kể cả phi cơ chiến đấu và dàn phóng hỏa tiễn di động, tới Trường Sa bất cứ lúc nào".
Kế hoạch xây dựng bảy đảo nhân tạo ở Biển Đông của Trung Quốc đã gặp chỉ trích từ Hoa Kỳ và một số nước khác, vốn cho là Bắc Kinh đang quân sự hóa Biển Đông và thay đổi hiện trạng địa lý để củng cố chủ quyền.
Trung Quốc bác bỏ cáo buộc, nói là chỉ xây dựng với mục đích hòa bình, nhất là để bảo đảm an toàn cho tàu thuyền lưu thông qua khu vực này.
Bắc Kinh cũng nhiều lần cam kết tự do hàng hải đối với tàu bè các nước đi qua Biển Đông
Tháng trước Ngoại trưởng Trung Quốc nói nước này và khối Asean đã đạt được dự thảo Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông, nhưng chưa thấy nước Asean nào phản ứng đồng ý hay bác bỏ.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh

Trung Quốc sẽ tăng lực lượng hải quân lên 100.000 người


Trung Quốc sẽ tăng lực lượng hải quân lên 100.000 người

mediaLính Hải quân của khu trục hạm Trung Quốc "Ích Dương - Yancheng" lúc cập bến San Diego, California, Mỹ, trong 6 ngày viếng thăm vào tháng 12/2016.Bill Wechter / AFP
Theo tờ báo Hồng Kông South China Morning Post, Trung Quốc có kế hoạch tăng lực lượng hải quân từ 20.000 lên 100.000 quân. Tờ báo dẫn một nguồn tin nội bộ ẩn danh và các chuyên gia cho biết, lực lượng này có thể trú đóng ở nước ngoài, trong đó có cảng Djibouti ở vùng Sừng Châu Phi, và Gwadar, ở miền tây nam Pakistan.
Hải quân Trung Quốc đang dần mở rộng tầm vóc trong những năm gần đây. Vùng hoạt động cũng được dần dà trải rộng ra, từ các hoạt động ở vùng duyên hải Trung Quốc – trong đó có việc bảo việc lợi ích của Bắc Kinh tại biển Hoa Đông và Biển Đông, chuẩn bị cho khả năng đổ bộ tấn công Đài Loan – cho đến những nhiệm vụ mang tính toàn cầu.
« Hải quân Trung Quốc có thể được tăng lên đến 100.000 quân, gồm sáu lữ đoàn trong thời gian tới, để hoàn thành các nhiệm vụ mới của đất nước chúng tôi » - một nguồn tin nói với South China Morning Post. Nguồn tin này cũng cho biết hai lữ đoàn tác chiến đã sẵn sàng được điều sang hải quân, làm tăng quân số của hai lữ đoàn đang thiếu người từ 12.000 lên 20.000.
Mỗi lữ đoàn hải quân được chia làm một trung đoàn thiết giáp và hai tiểu đoàn lính thủy. Lữ đoàn được trang bị xe tăng lội nước ZBD05 và xe tăng trang bị pháo tự hành ZLT05. Loại ZBD05 được cho là một trong những kiểu chiến xa lội nước nhanh nhất, có thể chạy đến 45 km/h trên biển.
The Diplomat dẫn trang tin chuyên về quốc phòng IHS Jane’s cho biết, bộ Quốc Phòng Trung Quốc cũng có thể xem xét trang bị cho các lữ đoàn hải quân loại chiến xa lội nước Norinco ZTL-11 trang bị súng cối 105 ly, có thể mang theo hỏa tiễn chống tăng tầm bắn 5.000 mét, tấn công được trực thăng bay thấp.
Trung Quốc đang chuẩn bị tăng lực lượng cơ giới thủy quân lục chiến (AMID) từ hai lên bốn lữ đoàn, tức từ 30.000 lên 60.000 quân. Mỗi lữ đoàn được trang bị đến 300 thiết giáp và xe lội nước, trong đó có ZBD05 và ZLT05, cũng như các chiến xa hạng nặng đầy đủ trang thiết bị.
Tuy nhiên hiện hải quân và thủy quân lục chiến chưa có hệ thống chỉ huy chung.
Trong khi Trung Quốc có thể tăng cường hai lực lượng này, điểm yếu nhất vẫn là năng lực vận chuyển lính thủy đánh bộ. Theo ước lượng của RAND Corporation, quân đội Trung Quốc có thể huy động 89 tàu đổ bộ trong năm 2017, kể cả năm chiếc tàu đổ bộ cấp Ngọc Châu (Yuzhao) Type 071, cho đến hai chiếc tàu đổ bộ lớn hơn cấp Tây Sa (Xisha) Type 081.
Tàu Type 071 có thể vận chuyển đến 600 quân và từ 15 đến 20 xe bọc thép, còn Type 081 loại lớn nhất chở được 900 đến 1.100 lính thủy và 30 đến 40 thiết giáp (cùng với 8 trực thăng). RAND ước đoán tổng năng lực vận chuyển một chiều của Trung Quốc đến cuối năm 2017 là 2,7 sư đoàn hay khoảng 40.000 quân.
Tuy nhiên, ước tính này dựa trên kịch bản xâm lược Đài Loan, không áp dụng cho việc triển khai các đơn vị hải quân rộng rãi hơn trên toàn cầu. Dù vậy, đến giai đoạn này Trung Quốc chắc chắn có khả năng tiến hành thành công các chiến dịch đổ bộ lên những hòn đảo có diện tích trung bình tại Biển Đông, hoặc xa hơn nữa.

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh

Philippines - Trung Quốc sẽ họp song phương về Biển Đông

 

Philippines - Trung Quốc sẽ họp song phương về Biển Đông

RFA
2017-03-28
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte (trái) bắt tay Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tại Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh vào ngày 20 tháng 10 năm 2016.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte (trái) bắt tay Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tại Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh vào ngày 20 tháng 10 năm 2016.
AFP photo
Tháng Năm tới đây, Trung Quốc và Philippines sẽ tổ chức cuộc họp đầu tiên về cơ chế tham vấn song phương để cùng giải quyết những vấn đề liên quan đến Biển Đông.
Tin này được phát ngôn viên Hoa Xuân Oánh của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc loan báo trong cuộc gặp gỡ thường ngày với báo chí tại Bắc Kinh, nói thêm hai quốc gia hiện đang duy trì những cuộc đàm phán mang tính hữu nghị về vấn đề này.
Quyết định thành lập cơ chế tham vấn song phương về Biển Đông được Manila và Bắc Kinh thông qua hồi đầu năm nay, với mục đích giải quyết cuộc tranh chấp đang có giữa 2 nước về khu vực biển mà Philippines nói là có chủ quyền, đồng thời cũng để tăng cường hợp tác an ninh và hợp tác hàng hải, cùng nhau xây dựng phát triển bền vững.
Không đầy 2 tuần lễ trước khi có tin về cuộc họp song phương sẽ diễn ra vào tháng Năm tới đây, Tổng Thống Phi, ông Rodrigo Duterte, cho biết đang suy tính việc hợp tác với Trung Quốc để cùng khai thác tài nguyên thiên nhiên ở khu vực tranh chấp. Trước đó, Tổng Thống Phi còn nói rằng ông không muốn đối đầu với Bắc Kinh, nêu ra lý do quân đội Phi không đủ mạnh để bảo vệ an ninh quốc phòng, đồng thời Trung Quốc là một nước bạn, sẽ giúp Phi phát triển về kinh tế.
Tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh, bà phát ngôn viên Hoa Xuân Oánh cho hay Trung Quốc đã ngỏ lời mời phái đoàn đại diện lực lượng tuần duyên Phi sang thăm Hoa Lục. Chuyến viếng thăm này sẽ diễn ra trong một ngày gần đây.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc nhắc lại tháng Hai vừa rồi tại hội nghị thành lập Ủy Ban Hợp Tác Tuần Duyên Và Hàng Hải, hai chính phủ đã đưa ra danh sách những hoạt động cùng làm trong năm 2017, bao gồm các chuyến viếng thăm cấp cao, tầu thuyền 2 nước sẽ ghé thăm cảng của nhau, song song với hợp tác diễn tập và hoạt động chung trên biển.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Thursday, 23 March 2017

ĐÀI LOAN TRÊN BÀN CỜ ĐÔNG BẮC Á Đại-Dương

Tài liệu tham khảo:
China Expands Its Spying Against Taiwan (Diplomat)
'Don't use Taiwan', Taipei frets ahead of Trump-Xi meeting (Reuters)
China aims advanced DF-16 missiles at Taiwan: minister
Biggest Military In The World: Taiwan To Build Submarines Amid China Threat (IBT)
Taiwan president launches submarine project (Taiwan News)
Time to choose: the US or China (Taipei Times)
Taiwan Receives U.S. Navy Frigates, Plans Purchase of American Fighter Jets (Guardian)


                           ĐÀI LOAN TRÊN BÀN CỜ ĐÔNG BẮC Á
                                                     Đại-Dương


Sau màn trình diễn xã giao giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và Ngoại trưởng Rex Tilleron của Hoa Kỳ, tiếp theo Thượng đỉnh Tập-Trung sắp tới buộc Đài Loan hành động.

Hôm 20-03-2017, Bộ trưởng Phụ trách Vấn đề Trung Quốc, Catherine Chang kêu gọi: “Hoa Kỳ và Trung Quốc không nên vì quyền lợi riêng tư mà sử dụng Đài Loan như một quân cờ khi cải thiện mối quan hệ”. 

Thu hồi Đài Loan bằng biện pháp hoà bình hoặc quân sự vẫn nằm trong chiến lược dài hạn của Trung Quốc.
Đảng Cộng sản Trung Hoa đã mở hai chiến dịch tấn công và pháo kích Đảo Kim Môn (Kinmen), cách bờ biển Trung Quốc 1.2 hải lý, vào năm 1949 và 1958.

Nhưng, Quân đội Đài Loan được Hoa Kỳ yểm trợ đã đánh bại Giải phóng quân Trung Quốc.
Bắc Kinh không thể đưa Giải phóng quân qua Eo biển Đài Loan rộng gần 100 hải lý mà có thể an toàn trước hoả lực của Quân đội Đài Loan và sự can thiệp hợp pháp của Hải quân Hoa Kỳ.
Vì thế, Bắc Kinh chĩa 1,500 hoả tiễn tầm trung, được bổ sung thêm một số hoả tiễn DF 16, có thể tránh thoát hệ thống chống hoả tiễn Patriot 3, nhằm tạo áp lực thường trực lên toàn bộ lãnh thổ Đài Loan.

Nhưng, Bắc Kinh không thể sử dụng biện pháp quân sự để giải phóng Đài Loan vì Đạo luật Quan hệ Đài Loan 1979 cho phép Mỹ bảo vệ khi nước này bị tấn công.

Bắc Kinh lấy Thoả thuận “một nước Trung Quốc” giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc năm 1979 để cư xử với Đài Loan như một tỉnh ly khai.
Với sức mạnh mềm, Bắc Kinh đã làm cho Tổng thống Mã Anh Cửu (nhiệm kỳ 2006-2016) nới rộng mối bang giao trong tinh thần 1 tỉnh của Trung Quốc dù không tuyên bố công khai.

Trung Quốc đã lập một hệ thống gián điệp tuyển từ sinh viên Trung Quốc du học ở Đài Bắc và các cựu viên chức Đài Loan để làm suy yếu tinh thần dân tộc.

Bắc Kinh tiếp tục đe doạ quân sự, làm ung thối tinh thần độc lập của Đài Loan, gia tăng hợp tác kinh tế, mở rộng du lịch để lập mạng lưới tình báo nhân dân.
Bắc Kinh cố buộc Hoa Kỳ vào công thức “một nước Trung Hoa” và “thoả thuận 1992” với Đài Loan để cô lập Đài Bắc trên trường quốc tế mà chờ thời.

Trung quốc có 2.3 triệu quân dưới cờ, chưa kể các lực lượng bán-quân-sự, 250 đầu đạn nguyên tử, 100 chiến hạm và 3,000 phi so với 300,000 binh sĩ Đài Loan và 3.6 triệu trừ bị.
Sự tồn tại của Cộng hoà Trung Hoa (Đài Loan) dựa vào ý chí của cư dân trên đảo và sự bảo vệ của Hoa Kỳ.

Cựu tổng thống Mã Anh Cửu bị truy tố về tội tiết lộ tin tức nên đang đòi công lý. Tuy nhiên, hơn 45% người được hỏi tin việc truy tố phù hợp so với 24% không đồng ý. Quốc Dân Đảng đã thất cử năm 2016 phần lớn do Tổng thống Mã đã quá thân thiện với Bắc Kinh.
Lần đầu tiên Chính phủ Đài Bắc tuyên bố hôm 20 tháng 3 rằng có khả năng phóng hoả tiễn vào Hoa Lục nếu nguy cơ xâm lăng gia tăng.
Đài Loan quyết định tăng chi phí quốc phòng 2% lên 3% GDP tương đương 11 tỉ USD so với 151 tỉ của Trung Quốc để mua thêm chiến cụ tối tân và tự đóng tiềm thủy đỉnh thay vì mua từ nước ngoài. 

Nữ Tổng thống Thái Anh Văn của Đài Loan tuyên bố: “Tăng cường khả năng tác chiến dưới mặt nước là nhu cầu tối cần thiết cho sự phòng thủ Đài Loan”.
Bộ Quốc phòng, Tổ hợp Đóng tàu, Viện Khoa học Kỹ thuật Quốc gia đã ký hợp đồng sản xuất tiềm thuỷ đỉnh trị giá 66 triệu USD mà chiếc đầu tiên sẽ xuất xưởng năm 2025.
Viện Khoa học cho biết việc đóng tiềm thuỷ đỉnh không khó, nhưng, phải chọn loại nào cho thích hợp với vùng biển Đài Loan. Hơn nữa, một số cơ phận phải mua từ nước ngoài có thể làm gia tăng chi phí.
Đài Loan đã nhận 2 chiếc hộ tống hạm cũ (frigate) của Hải quân Mỹ và đang tìm mua các phi cơ tối tân để thay thế cho phi đoàn F-16.

Trang Washington Free Beacon tiết lộ “Chính quyền Donald Trump chuẩn bị cung cấp cho Đài Loan những vũ khí phòng thủ tốt hơn sau khi Thượng đỉnh Trump-Tập kết thúc” trong khi Tờ New York Times gọi là một gói thật bự.

Hợp đồng này đã thương thảo từ năm ngoái, nhưng, vào tháng 12-2016, Tổng thống Barack Obama chặn món vũ khí trị giá 1 tỉ USD do bị áp lực từ Bắc Kinh dù đã được Bộ Ngoại giao và Ngũ Giác Đài chấp thuận. 

Bài xã luận “Time to choose: the US or China” hôm 21 tháng 3, Tờ Taipei Times nhận định: “Chỉ có Trung Quốc muốn xâm lăng mà phải kiềm chế bởi vì Hoa Kỳ ủng hộ Đài Loan. Nếu Hoa Kỳ thua trong trận chiến kinh tế với Trung Quốc thì liệu Đài Loan sẽ tồn tại chăng?”.
Đài Loan nằm trong chuỗi đảo bao vây thứ nhất của Hoa Kỳ kéo dài từ Nhật Bản-Đài Loan-Biển Đông nên Hoa Kỳ phải quyết giữ và cũng phù hợp với nguyện vọng của đa số cư dân Đài Loan không muốn sống dưới sự thống trị của Cộng sản Trung Quốc.

Hệ thống Chống hoả tiễn Tầm cao, THAAD đang thiết đặt tại Đại Hàn và có thể đến Đài Loan khi cần sẽ khiến cho Trung Quốc mất thế đe doạ.

Trung Quốc sẽ hung hăng hơn nếu vượt được chuỗi đảo thứ nhất.
Đô đốc Harry Harris, Tư lệnh Lực lượng Mỹ ở Thái Bình Dương đã thực hiện chiến thuật tấn công phối hợp Hải-Lục-Không quân trên Biển Thái Bình Dương mà trước đây chỉ do Hải quân và Không quân phụ trách. Bây giờ Lục quân sẽ bố trí hoả tiễn tại các đảo và đem đại bác phòng không lên chiến hạm.

Khác với người tiền nhiệm, Tổng thống Donald Trump sẽ không bao giờ tin vào lời nói suông của Tập Cận Bình nên phải phản ứng linh hoạt và mạnh mẽ đối với những hành vi đe doạ chèn ép nước nhỏ và không tôn trọng luật pháp quốc tế và tập tục hàng hải.
Nhưng, từ nay Mỹ cũng không làm cảnh sát quốc tế nếu các quốc gia liên quan cứ ngồi chờ sung rụng.

Đài Loan hiểu rõ thực lực của mình nên chọn lựa đứng bên cạnh đồng minh Hoa Kỳ để bảo vệ quyền độc lập tự chủ và chế độ dân chủ hầu duy trì nền an ninh và thịnh vượng.
                                
Đại-Dương
Mar 22, 2017

__._,_.___


Posted by: bebeliem