Năm quan chức cao cấp
của Nga bị Mỹ trừng phạt
Alexander Bastrykin, chủ tịch Ủy ban điều tra Nga, tại điện
Kremlin, 01/12/2016.REUTERS/Maxim Shemetov/File photo
Mười ngày trước khi Donald Trump chính thức bước vào Nhà Trắng,
chính quyền tổng thống Obama hôm qua, 09/01/2017, đã đưa ra các lệnh trừng phạt
mới đối với 5 quan chức cao cấp của Nga, trong đó có một đồng minh thân cận của
tổng thống Vladimir Putin.
Hãng tin Reuters cho biết, ông Alexandre Bastrikine, giám đốc Ủy
ban điều tra của Nga, đồng thời là một đồng minh thân cận của tổng thống
Vladimir Putin và 4 quan chức cao cấp khác của Matxcơva đã bị Washington trừng phạt theo đạo luật Magnitski, một đạo luật về nhân quyền, được đặt theo tên
một luật sư Nga đã bị sát hại khi bị giam trong nhà tù ngay tại Nga. Trong số
những quan chức này, có hai người bị nghi ngờ có liên quan tới cái chết của cựu
điệp viên Alexandre Litvinenko tại Luân Đôn năm 2006. Theo đạo luật Magnitski,
5 quan chức này của Nga sẽ bị cấm vào nước Mỹ và bị phong tỏa tài sản tại Mỹ.
Theo thông báo của bộ Tài chính Mỹ, các biện pháp trừng phạt này
không liên quan tới cáo buộc của Washington về các vụ tấn công tin tặc của Nga
nhằm tác động lên chiến dịch tranh cử tổng thống tại Mỹ.
Đáp lại lệnh trừng phạt của Mỹ, hôm nay điện Kremlin lên án Mỹ
tiến thêm một bước để phá hoại quan hệ Nga-Mỹ. Phát ngôn viên điện Kremlin
Dmitri Peskov lấy làm tiếc là trong nhiệm kỳ thứ hai của tổng thống Obama, quan
hệ giữa Matxcơva và Washington đã xuống thấp tới mức chưa từng thấy.
Nói đến cáo buộc về tấn công mạng, điện Kremlin cho biết cảm thấy «
mệt mỏi ». Phát ngôn viên phủ tổng thống Nga một lần nữa khẳng
định: những cáo buộc này là « hoàn toàn không có cơ sở ».
Từ Matxcơva, thông tín viên RFI Muriel Pomponne giải thích :
« Matxcơva chỉ trích « tính không chuyên nghiệp » của các cáo buộc
trong bản báo cáo mà cơ quan tình báo Mỹ công bố hôm thứ Sáu tuần trước. Ông Dmitri
Peskov, phát ngôn viên của điện Kremlin tuyên bố với báo giới : « Đây là những
lời tố cáo hoàn toàn không có cơ sở và rất không chuyên nghiệp, và bắt đầu làm
chúng tôi mệt mỏi ».
Dùng lại từ ngữ của tổng thống tân cử Mỹ Donald Trump, ông Peskov
gọi đây là một « vụ săn đuổi phù thủy đích thực », và một lần nữa phủ nhận việc
Matxcơva có liên quan tới các vụ tấn công tin tặc nhằm làm mất uy tín của ứng viên
Dân Chủ và tăng cơ may đắc cử cho ứng viên Cộng Hòa trong cuộc đua vào Nhà
Trắng.
Khi được hỏi về phản ứng của tổng thống Nga, ông Dmitri Peskov trả
lời là chắc chắn là phần nổi của bản báo cáo này đã gây ra sự thất vọng. Ông
cũng cho biết không một cuộc gặp nào giữa hai ông Poutin và Donald Trump được
dự kiến tổ chức trước khi ông Trump chính thức nhậm chức tổng thống. Mọi cuộc
tiếp xúc sẽ được chuẩn bị kỹ càng, do mức độ xuống cấp của mối quan hệ giữa hai
nước »
Nghị sĩ Nga cáo buộc danh sách đen của Mỹ là 'hành động chọc
tức'
- 7
giờ trước
Một trong năm người Nga có tên tuổi bị Hoa Kỳ đưa vào danh sách
đen cáo buộc động thái này là hành động "chọc tức" cuối cùng trước
khi Tổng thống Barack Obama nhượng quyền cho ông Donald Trump.
Nghị sĩ Andrei Lugovoi, một trong hai nghi phạm đầu độc cựu
tình báo KGB Alexander Litvinenko ở London năm 2006, nói ông thấy ngạc nhiên vì
động thái này.
Ông Trump, người nhậm chức tổng thống hôm 20 tháng Một, hứa sẽ
phục hồi quan hệ gần gũi hơn với Nga.
Người phát ngôn điện Kremlin, ông Dmitry Peskov, nói ông hy vọng
mối quan hệ giữa hai nước sẽ được cải thiện "sớm".
35 nhà ngoại giao Nga đã bị trục xuất từ đất Mỹ sau khi Mỹ cáo
buộc Nga có chiến dịch tin tặc để ảnh hưởng cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.
Nga phủ nhận cáo buộc này là cuộc "săn phù thủy".
Giới chức Hoa Kỳ nói vụ trừng phạt năm người Nga được tuyên bố hôm
thứ Hai không liên quan đến vụ tin tặc mà thực hiện theo Luật Magnitsky 2012.
Bộ luật này được lập ra để trừng phạt những kẻ vi phạm nhân quyền và cấm họ
không được tới Mỹ và phong tỏa tài sản của họ ở Mỹ.
Hai người đàn ông bị truy nã ở Anh vì đã sát hại Litvinenko, ông
Lugovoi và Dmitry Kovtun, cũng nằm trong danh sách này.
Alexander Bastrykin, trưởng Ban Điều tra Nga, cũng nằm trong danh sách. Ông này phụ trách cuộc điều tra vụ Sergei
Magnitsky bị bắt giữ và chết trong khi bị cảnh sát bắt giam và là người kết
luận cảnh sát không gây tội nào.
Ông này trước đây từng nói được vào danh sách Magnitsky "sẽ
là một vinh dự lớn".
Hai người còn lại là người đứng đầu Ngân hàng Universal Savings
Bank, ông Gennady Plaksin và cựu quan chức cơ quan điều tra, ông Stanislav
Gordiyevsky.
Tuy nhiên hôm thứ ba ông Lugovoi nói ông ta "thấy bối
rối".
"Tôi nghĩ là [Tổng thống] Obama đang vội vàng trước khi bàn
giao đặc quyền để làm hại và chọc tức Nga bằng mọi cách có thể, và điều này đã
dẫn tới nhiều chuyện kỳ cục", hãng tin Nga RIA Novosti dẫn lời ông
Lugovoi.
"Mối quan hệ xuống cấp chưa từng thấy"
Ông Peskov nói với các nhà báo ở Moscow rằng động thái trừng phạt
5 người Nga này "là các bước làm mối quan hệ giữa chúng ta ngày càng xuống
cấp".
Ông từ chối không bình luận liệu Nga có trả đũa không.
Về di sản của chính quyền Obama, ông Peskov nói: "Chúng tôi
chỉ có thể thể hiện sự thất vọng sâu sắc rằng trong nhiệm kỳ thứ hai của ông
Obama, chúng ta thấy sự xuống cấp chưa từng có và kéo dài trong quan hệ song phương.
"Chúng tôi tin chắc rằng điều này không có lợi cho chúng tôi,
hay những người ở Washington. Chúng tôi nghĩ thật đáng tiếc là điều này đã xảy
ra. Đồng thời, chúng tôi vẫn hy vọng rằng bằng cách này hay cách khác chúng tôi
có thể sớm tìm được hướng đi tích cực hơn cho mối quan hệ với Hoa Kỳ."
Ông Litvinenko qua đời sau khi uống trà nhiễm chất phóng xạ hiếm
tại một khách sạn ở London.
Cả ông Lugovoi và ông Kovtun đều phủ nhận có liên quan đến vụ sát
hại này, và các nỗ lực để dẫn độ hai ông về Anh đều thất bại.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment