Trung Tâm
Nghiên Cứu Quốc Tế và Chiến Lược gần đây có một bản tường trình cho thấy Trung
Quốc dùng một chiến thuật đáng ngại để sách nhiễu và đe dọa các quốc gia láng
giềng không dám làm gì trước tham vọng chiếm Biển Đông của Trung Quốc.
Chiến thuật đó là biến lực lượng tuần duyên thành một lực bán quân
sự lớn nhất trên thế giới. Khác với các tranh chấp về quân sự đã có các hiệp
ước quốc tế quy định cách ứng xử, các tàu tuần duyên thì không có quy định như
thế và do đó Trung Quốc tìm cách khai thác.
Theo bà Bonnie Glasser, một chuyên gia về an ninh Thái Bình Dương,
thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Quốc Tế và Chiến Lược, khi thực hiện bản nghiên cứu
về lực lượng tuần duyên Trung Quốc, đã đếm được 45 sự cố tại Biển Đông mà hai
phần ba trong số đó có dính dáng đến tuần duyên Trung Quốc.
Cũng theo bà Glasser thì còn nhiều sự cố chưa đếm hết, khi các tàu
lớn của Trung Quốc đâm vào, và dùng súng nước để sách nhiễu các tàu đánh cá của
Phi, Việt Nam, Indonesia, Mã Lai và các nước khác. Trung Quốc xem việc đâm vào
tàu khác là một hành động bình thường.
Không có gì chận họ lại
Gần đây báo chí Trung Quốc khoe một hiệp ước ký kết với ASEAN về
Quy Ước Ứng Xử Khi Gặp Gỡ Bất Ngờ Trên Biển (CUES), đưa ra khuôn khổ pháp lý quy
định cách tương tác giữa hải quân của các quốc gia trên biển.
Theo bà Glasser, khuôn khổ pháp lý này là một bước đúng đắn, nhưng
áp dụng cho hải quân mà thôi cho nên không làm gì được để chận đứng các hành vi
sách nhiễu của tuần duyên Trung Quốc. Hơn thế nữa, đa số các bên ký kết vào
hiệp ước CUES đã từng ký một hiệp ước tương tự vào tháng Tư 2014, khiến hiệp
ước gần đây càng rỗng tuếch.
Vấn đề quan trọng là không có bộ luật đầy ý nghĩa nào để quy định
hoạt động của lực lượng tuần duyên.
Xung đột sắp đến
Trung Quốc xây dựng rất nhiều tàu tuần duyên to lớn với kích cỡ
hơn 1 ngàn tấn, trang bị nhiều vũ khí. Lực lượng tuần duyên Trung Quốc to lớn hơn
nhiều so với các quốc gia khác. Một cách cơ bản, Trung Quốc dùng tàu lớn để ăn
hiếp các tàu dân sự. Với kích thước to lớn đủ để làm các tàu dân sự khiếp đảm
khi gặp trên biển. Chỉ có Nhật Bản là có khả năng đương đầu với lực lượng tuần
duyên tổng cộng 105 nghìn tấn so với 190 nghìn tấn của Trung Quốc.
Nhưng theo bà Glasser thì cần có luật lệ quốc tế quy định cách ứng
xử của lực lượng tuần duyên mới là cách đúng đắn, chứ không phải chạy đua để
xem ai có tàu tuần duyên lớn hơn ai.
Mở rộng hiệp ước CUES để bao gồm cả lực lượng tuần duyên và hải
quân là một điều nên xúc tiến. Tổng thống Obama và Chủ tịch Tập Cận Bình được nghe
nói là có thảo luận đề tài này trong cuộc gặp gỡ gần đây.
Tuy nhiên người ta không hình dung là Trung Quốc sẽ đồng ý với một
điều tự trói tay họ.
Gần đây Nhật Bản cho Phi Luật Tân mượn một số tàu để giám sát bãi
cạn Scarborough, nơi mà Trung Quốc tiếp tục ghé đến mặc dầu đã có phán quyết
của Tòa trọng tài bác bỏ tuyên nhận của họ.
Cho đến nay Trung Quốc tìm được lỗ hổng trong luật lệ quốc tế chỉ
quy định cách hành xử của hải quân mà không đề cập gì đến lực lượng tuần duyên.
Từ đó Trung Quốc dùng lực lượng tuần duyên để sách nhiễu và đẩy lui các quốc
gia ra khỏi Biển Đông. Trung Quốc cho thấy sự ngoan cố trong việc quân sự hóa
và lấn chiếm trong Biển Đông. Trừ phi Hoa Kỳ và đồng minh có thể áp lực Trung
Quốc đồng ý với một khuôn khổ pháp lý, Bắc Kinh sẽ tiếp tục dùng vũ lực để
chiếm lấy Biển Đông.
Có vẻ như có một điểm yếu trong luật lệ quốc tế trên biển và bị
Trung Quốc khéo léo khai thác!
__._,_.___
Posted
by: Dien bien hoa binh <
No comments:
Post a Comment