Thursday 14 July 2016

Học giả quốc tế ca ngợi phán quyết của Tòa trọng tài về biển Đông

 

Học giả quốc tế ca ngợi phán quyết của Tòa trọng tài về biển Đông

Việt Hà, phóng viên RFA
2016-07-12
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
csis-0712-622
Hội thảo thường niên về tranh chấp biển Đông tại Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế (CSIS) ở Washington DC vào ngày 12 tháng 7.
RFA
00:00/00:00
Phần âm thanhTải xuống âm thanh
Hội thảo thường niên về tranh chấp biển Đông tại Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế (CSIS) ở Washington DC vào ngày 12 tháng 7 diễn ra vào đúng khi tòa thường trực trọng tài quốc tế ra phán quyết về vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc liên quan đến tranh chấp tại biển Đông. Các học giả quốc tế tại hội thảo nhìn chung ca ngợi phán quyết này trong khi học giả Trung Quốc một mặt tỏ ra mềm mỏng hơn, một mặt vẫn cảnh báo những hậu quả khôn lường ở biển Đông sau phán quyết quan trọng này.

Một thách thức cho các nước

Khác với mọi năm, hội thảo thường niên về biển Đông lần thứ 6 ở CSIS diễn ra vào ngày 12 tháng 7 năm nay chứng kiến một diễn biến quan trọng, thu hút nhiều ý kiến phân tích và dự đoán của các chuyên gia tham dự hội thảo. Đó là phán quyết của Tòa thường trực trọng tài quốc tế ở The Hague liên quan đến vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc, mà theo đó Philippines đã dành chiến thắng lớn trước Trung Quốc. Phát biểu mở đầu buổi hội thảo, chuyên gia Greg Poling, giám đốc sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á thuộc CSIS nhận định:
“Philippines đưa ra khoảng 15 điểm trong vụ kiện Trung Quốc khoảng 3 năm trước, và vào sáng nay họ đã thắng đến 14 ¾ điểm trong sáng nay… đây là một chiến thắng lớn cho Philippines và chắc chắn đặt ra câu hỏi về những nhân nhượng nào có thể có từ phía Bắc Kinh trong tương lai.”
Phán quyết này đưa ra cơ hội và thách thức với tất cả các nước bao gồm cả Mỹ, Trung Quốc và những nước đồng minh của Mỹ trong khu vực và xa hơn khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
-Dan Sullivan
Phán quyết của tòa xác định tất cả các thực thể thuộc khu vực tranh chấp ở quần đảo Trường Sa không phải là những đảo có thể duy trì sự sống lâu dài và do đó không thể có vùng đặc quyền kinh tế. Điều này cũng áp dụng với đảo Ba Bình, đảo lớn nhất ở Trường Sa hiện do Đài Loan kiểm soát. Phán quyết cũng bác bỏ đường lưỡi bò của Trung Quốc trên biển Đông và xác định toàn bộ quần đảo Trường Sa không thể có đường cơ sở như đòi hỏi của Trung Quốc từ trước đến nay.
Thượng nghị sĩ Dan Sullivan, thuộc ủy ban quân sự Thượng viện Mỹ gọi phán quyết của PCA là một thách thức và cơ hội đối với tất cả các nước. Ông nhận định với phán quyết này, tất cả các nước bao gồm cả Mỹ đang đứng trước một ngã tư đường:
“Phán quyết này đưa ra cơ hội và thách thức với tất cả các nước bao gồm cả Mỹ, Trung Quốc và những nước đồng minh của Mỹ trong khu vực và xa hơn khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Tôi tin là chúng ta đang đứng giữa ngã tư đường khi nói đến cách mà chúng ta phản ứng, nhất là Trung Quốc.”
Trước phán quyết, Thượng nghị sĩ Sullivan tiếp tục khẳng định vai trò của Mỹ trong việc duy trì hòa bình và trật tự tại biển Đông. Ông cũng nói đây là quyền lợi cốt lõi của Hoa Kỳ:
“Là một quốc gia ở Thái Bình Dương, Hoa Kỳ chắc chắn có quyền lợi quốc gia để đảm bảo trật tự hòa bình hiện tại và tương lai hòa bình tại khu vực rộng lớn ở châu Á Thái Bình Dương. Là một cường quốc, là nước dẫn đầu thế giới, nền tảng của trật tự này nằm trong niềm tin của Hoa Kỳ là duy trì tự do hàng hải từ khi lập nước từ. Tự do hàng hải, khuyến khích thương mại toàn cầu đã là quyền lợi an ninh cốt lõi của Hoa Kỳ.”
Mặt khác, Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ cũng lên tiếng chỉ trích Trung Quốc đã thực hiện một chích sách có tính đe dọa và ép buộc với những nước khác trong khu vực, tiến hành xây lấp các đảo nhân tạo trong khu vực tranh chấp. Theo ông những hành động này của Trung Quốc chỉ làm Trung Quốc bị cô lập. Ông cũng lên tiếng cảnh báo Trung Quốc không nên phớt lờ phán quyết của tòa vì điều này chỉ làm cho Trung Quốc thêm cô lập.
csis-0712-400
Hội thảo thường niên về tranh chấp biển Đông tại Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế (CSIS) ở Washington DC vào ngày 12 tháng 7. RFA PHOTO.
Trong tuyên bố chung với thượng nghị sĩ John McCain, Thượng nghị sĩ Sullivan kêu gọi các nước có liên quan ở biển Đông trong đó có Việt Nam, nên tìm kiếm giải pháp tương tự trước tòa giống như Philippines đã làm bên cạnh đàm phán:
“Điều này có lợi cho tất cả mọi người. Như tôi đã nói vùng biển tự do mở ở biển Đông và Hoa Đông đã có lợi cho tất cả mọi nước trong khu vực, đặc biệt là Trung Quốc. Cho nên theo chúng tôi, vì quyền lợi chiến lược của Trung Quốc, sau phán quyết này họ ngồi vào bàn đàm phán với các nước để giải quyết vấn đề… nếu như họ vẫn từ chối, vẫn duy trì quan điểm về đường đứt khúc 9 đoạn thì các nước khác sẽ phải thách thức như đã nói trong tuyên bố.”
Thượng nghị sĩ Sullivan cũng cho rằng những hành động lấn lướt của Trung Quốc ở biển Đông trong suốt thời gian qua đã không nhận phải những hậu quả tương xứng.
Kết thúc bài phát biểu của mình, thượng nghị sĩ Sullivan đưa một số những khuyến nghị cứng rắn đối với chính sách của Hoa Kỳ ở biển Đông bao gồm việc tiếp tục duy trì sự hiện diện quân sự của Mỹ ở khu vực, tiếp tục thực hiện chương trình tự do hàng hải ở biển Đông, đảm bảo máy bay và tàu của Hoa Kỳ có thể đi đến bất cứ nơi nào có thể, tăng cường khả năng phòng vệ cho các nước đồng minh ở khu vực, phải có hành động trước Trung Quốc thay vì đưa ra phản ứng sau khi Trung Quốc có hành động. Ông cũng đặc biệt kêu gọi Hoa Kỳ cần làm rõ điều 5 trong hiệp ước phòng vệ chung giữa Mỹ và Philippines theo đó Hoa Kỳ cam kết thực hiện nghĩa vụ bảo vệ đồng minh của mình khi Philippines bị tấn công.

Trung Quốc không chịu ảnh hưởng bởi phán quyết?

Trong phần thảo luận về vấn đề luật pháp sau phán quyết của tòa, chuyên gia Julie Xue thuộc chương trình luật quốc tế của Chatham House, Học viện Hoàng gia về các vấn đề quốc tế, nhận định phán quyết mới thực sự đã làm hỏng uy tín của Trung Quốc. Nhưng theo bà, Trung Quốc sẽ không chịu ảnh hưởng nhiều bởi phán quyết:
Với quyết định này, chắc chắn Trung Quốc đã phải chịu những tác hại về uy tín nhưng theo tôi Trung Quốc có thể vượt qua được những ảnh hưởng này như đã từng xảy ra trước kia với Nga và Mỹ.

-Julie Xue
“Với quyết định này, chắc chắn Trung Quốc đã phải chịu những tác hại về uy tín nhưng theo tôi Trung Quốc có thể vượt qua được những ảnh hưởng này như đã từng xảy ra trước kia với Nga và Mỹ… Hệ thống luật về biển không có cơ chế để áp đặt cấm vận đối với Trung Quốc nếu nước này không tuân thủ phán quyết của tòa. Chắc chắn Trung Quốc sẽ không phải đối mặt ngay lập tức với những hậu quả rõ ràng nếu nước này không tuân thủ phán quyết.”

Chuyên gia Xue cho rằng Hoa Kỳ không nên ép Trung Quốc quá mức trong việc tuân thủ phán quyết của tòa vì điều này chỉ đẩy Trung Quốc xa thêm:
“Vụ kiện này có ý nghĩa chính trị nhiều hơn là pháp lý. Và theo tôi nếu Philippines cứ tiếp tục theo đuổi hướng này thì sẽ chỉ gặp ngõ cụt. Thay vì vậy họ nên dùng đây như một điểm mới để thuyết phục Trung Quốc đàm phán và có những nhượng bộ… Nếu Hoa Kỳ cứ ép Trung Quốc phải tuân thủ phán quyết thì chỉ đẩy Trung Quốc ra xa hơn.
Một số ý kiến tại hội thảo liên quan đến phản ứng của Philippines và ASEAN trước phán quyết cũng được đề cập. Trước đó Tổng thống tân cử của Philippines đã từng nói nước này sẽ cân nhắc đàm phán song phương và hợp tác khai thác chung với Trung Quốc ngay cả khi phán quyết có lợi cho Phi. Tuy nhiên theo chuyên gia Greg Poling thì điều này còn phụ thuộc vào áp lực nội địa.
Viện phó Viện Quan hệ quốc tế thuộc trường đại học Fudan, Thượng Hải, Trung Quốc, ông Shen Dingli thì cho rằng phán quyết của PCA đang mở ra một màn mới có thể mở ra tương lai tốt hơn mà cũng có thể tạo thêm mất ổn định tại biển Đông:
“Theo tôi chúng ta đã chứng kiến sự kết thúc của màn đầu mà chúng ta thấy là một sự thất bại của Trung Quốc như tờ New York Times đã nói đến. Nhưng theo tôi đây cũng là sự bắt đầu của màn thứ hai, một màn không chắc chắn, nó có thể mở ra một tương lai tốt hơn hoặc có thể mở ra một tương lai bất ổn.”

Ông Shen khẳng định Trung Quốc không chấp nhận phán quyết của tòa nhưng có thể vẫn chấp nhận một số điểm mang tính kỹ thuật. Ông cũng cho biết Trung Quốc rất mềm dẻo khi giải quyết các vấn đề tranh chấp. Ông đưa thí dụ như việc Trung Quốc giải quyết tranh chấp với Việt Nam.
“Chúng tôi có thể không chấp nhận phán quyết như đã nói trước đó… Nhưng chúng tôi vẫn có thể tuân thủ một số điểm kỹ thuật liên quan đến việc chúng tôi hiểu thế nào mỗi điều luật và chúng được áp dụng vào từng trường hợp.”

Với lập luận này, học giả Trung Quốc kêu gọi các nước không nên quá cứng rắn với Trung Quốc để một màn mới mở ra sau phán quyết, mang đến cơ hội cho các nước thay vì mất ổn định. Theo học giả Trung Quốc, Việt Nam và Trung Quốc đã là bạn thì không cần phán quyết của tòa.

Ý kiến Học giả Việt Nam

Tôi nghĩ là Trung Quốc sẽ tiếp tục những gì mà họ đã làm, thậm chí còn mạnh mẽ hơn nữa như đưa ra vùng nhận diện phòng không hoặc xây cất trên bãi Scarborough.
-Nguyễn Vũ Tùng
Khác với nhận định từ phía học giả Trung Quốc, học giả đại diện cho Việt Nam, ông Nguyễn Vũ Tùng, quyền giám đốc học viện ngoại giao nhận định tình hình biển Đông trong năm 2016 vẫn đáng lo ngại do những hành động xây lấp của Trung Quốc, tấn công ngư dân Việt Nam. Ông bày tỏ lo lắng về những thay đổi trong chính sách của Philippines đối với vấn đề biển Đông. Ông kêu gọi các nước nên thay đổi để phù hợp với phán quyết mới:
“Tôi muốn nghĩ rằng phán quyết sáng nay sẽ mở ra những thay đổi trong hành động và quan hệ. Chúng tôi trông đợi các nước thay đổi chiến lược, thay đổi chính sách theo phán quyết của tòa… Nó có thể mở ra hai cơ hội hoặc là Trung Quốc sẽ cứng rắn hơn hoặc mềm mỏng hơn. Nhưng tôi nghĩ là Trung Quốc sẽ tiếp tục những gì mà họ đã làm, thậm chí còn mạnh mẽ hơn nữa như đưa ra vùng nhận diện phòng không hoặc xây cất trên bãi Scarborough shoal. Điều này cũng bao gồm những đối xử mạnh tay hơn với các ngư dân trong khu vực và điều này sẽ dẫn đến những phản ứng của các nước trong khu vực, bao gồm những nước có đòi hỏi chủ quyền, Mỹ, Nhật Bản và các nước khác.”

Học giả Việt Nam cũng cho phản bác ý kiến của học giả Trung Quốc cho rằng Việt Nam và Trung Quốc đã đàm phán thành công ở vịnh Bắc Bộ thì cũng làm tương tự ở biển Đông vì theo ông Việt Nam và Trung Quốc hiện không có lòng tin như khi đàm phán ở vịnh Bắc Bộ.

Phát biểu tại buổi hội thảo lần này, ông Daniel Kritenbrink, Giám đốc phụ trách các vấn đề châu Á thuộc Hội đồng An ninh quốc gia, cũng nhấn mạnh lại quan điểm được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa ra sau phán quyết của PCA là ủng hộ tôn trọng luật pháp, giải quyết các vấn đề tranh chấp ở biển Đông qua biện pháp hòa bình, bao gồm cả việc đưa ra tòa quốc tế, yêu cầu các bên bao gồm Trung Quốc tuân thủ phán quyết của tòa, kêu gọi các bên kiềm chế không có các hành động gây hấn. Mặt khác ông cũng khẳng định cam kết duy trì sự có mặt về quân sự của Mỹ trong khu vực và hợp tác với các nước đồng minh để duy trì hòa bình và ổn định ở biển Đông.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

No comments:

Post a Comment