Washington tố cáo Trung Quốc ngăn chặn máy bay
Mỹ một cách nguy hiểm
Máy bay trinh thám Mỹ RC-135 đang hoạt động trên
không phận Đông Nam Á (Ảnh chụp ngfay 14/03/2016)@wikipedia.com
Bộ Quốc Phòng Mỹ, ngày hôm qua, 07/06/2016, đã tố cáo tiêm kích
Trung Quốc ngăn chặn máy bay trinh thám Hoa Kỳ một cách nguy hiểm trên không
phận Biển Đông.
Theo phát ngôn viên Bộ Chỉ Huy Lực Lượng Mỹ ở Thái Bình Dương,
David Benham, trong lúc máy bay RC-135 của Hoa Kỳ đang đi tuần tra thì hai tiêm
kích Trung Quốc J-10 đã bay ở cự ly gần và « một
trong hai chiến đấu cơ Trung Quốc đã bay cắt ngang quá gần » máy
bay của Mỹ.
Đại diện quân đội Hoa Kỳ nhận định : Theo phân tích ban đầu, dường
như đây là hành động « thiếu chuyên nghiệp » vì
sau đó, các tiêm kích Trung Quốc không có những thao tác khiêu khích hoặc nguy
hiểm nào nữa.
Theo báo The Wall Street Journal, Bộ Quốc Phòng Trung Quốc, hôm
nay, cho biết sẽ tìm hiểu về trường hợp này, nhưng đồng thời tố cáo Hoa Kỳ « lại
một lần nữa cố tình thổi phồng » vụ máy bay trinh thám Mỹ đi tuần
tra ở Biển Đông. Trong thông cáo, bộ Quốc Phòng Trung Quốc khẳng định là « các
phi công Trung Quốc luôn luôn hành động phù hợp với các quy định và luật pháp,
chuyên nghiệp ».
Bộ Ngoại Giao Trung Quốc chưa có phản ứng gì vụ này.
Ngày 17/05 vừa qua, bộ Quốc Phòng Mỹ cũng đã thông báo về một
trường hợp tương tư.
Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei có
tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Hoa Kỳ khẳng định không đứng về bên nào, đồng
thời liên tục nhấn mạnh đến quyền tự do lưu thông trong khu vực.
Trong khuôn khổ Đối thoại Chiến lược và Kinh tế thường niên, kết
thúc ngày hôm qua tại Bắc Kinh, Mỹ và Trung Quốc đã có những cuộc thảo luận về
hồ sơ này.
Trung Quốc chặn máy bay do thám Mỹ
- 7
giờ trước
Hoa Kỳ phản đối Trung Quốc điều chiến đấu cơ tới quá gần máy bay
do thám Mỹ, trong khi Bắc Kinh đòi Washington chấm dứt 'đe dọa an ninh'.
Hôm thứ Ba 7/6 một chiến đấu cơ của Trung Quốc đã cản đường máy
bay Mỹ đang làm công việc tuần tra trong không phận quốc tế trên biển Hoa
Đông, theo Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương Hoa Kỳ.
Theo phía Mỹ, vụ này liên quan hai chiến đấu cơ J-10 của Trung
Quốc lúc đó đang tìm cách chặn một máy bay do thám RC-135 của không lực Hoa
Kỳ.
Thông cáo của Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương nói: "Một trong
hai chiến đấu cơ Trung Quốc lại gần chiếc RC-135 với khoảng cách rất nguy
hiểm".
Phía Mỹ cho rằng "đây là lỗi của phi công vì [máy bay Mỹ]
không có động tác khiêu khích hay thiếu an toàn nào".
Thông cáo không cho hay các máy bay đã ở gần nhau mức nào.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói đã nhận được thông báo của phía Mỹ
và sẽ xem xét.
Tuy nhiên bộ này nói với hãng tin Reuters rằng: "Theo như
tin cho hay, phía Hoa Kỳ một lần nữa thổi phồng sự việc".
"Máy bay quân sự của Trung Quốc thường xuyên hoạt động theo
luật lệ một cách chuyên nghiệp và có trách nhiệm."
Trung Quốc cũng bày tỏ quan ngại về các chuyến tuần tra của máy
bay Mỹ, cho rằng chúng xâm hại an ninh Trung Quốc và yêu cầu chấm dứt.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi tuyên bố trong
cuộc họp báo ngày 8/6 tại Bắc Kinh: "Trung Quốc có quyền sử dụng biện
pháp phòng vệ".
Trung Quốc sẽ thiết lập ADIZ?
Hồi tháng Năm, Lầu Năm Góc cho hay hai chiến đấu cơ của Trung Quốc
đã bay cản đường chiếc EP-3 của Hoa Kỳ trên Biển Đông, cách máy bay này có 15m,
tức rất gần.
Hồi đầu tuần này, Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry nói nếu Trung
Quốc thiết lập Vùng nhận dạng phòng không ADIZ trên Biển Đông thì Mỹ sẽ cho
đây là "hành động khiêu khích và gây bất ổn".
Hoa Kỳ quan ngại rằng phán quyết được trông đợi trong vài tuần tới
của Tòa Trọng tài Quốc tế cho vụ kiện của Philippines đối với yêu sách chủ
quyền của Trung Quốc sẽ khiến Bắc Kinh thiết lập ADIZ trên Biển Đông, giống
như đã làm trên biển Hoa Đông năm 2013.
Tại diễn đàn an ninh khu vực Đối thoại Shangri-La ở Singapore tuần
rồi, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter nói cách tiếp cận của Mỹ ở châu Á -
Thái Bình Dương vẫn là "cam kết, mạnh mẽ và bao gồm tất cả các bên".
Tuy nhiên ông cũng cảnh báo điều mà ông gọi là "thái độ
khiêu khích của Trung Quốc ở Biển Đông".
Mỹ triển khai cùng lúc bốn nhóm tàu sân
bay tấn công
Hàng không mẫu hạm USS Harry S.Truman của Mỹ quá
cảnh kênh đào Suez ngày 02/06/2016.U.S. Navy/Handout via REUTERS
Trang tin bộ Quốc Phòng Mỹ hôm thứ Hai 06/06/2016 cho biết,
lần đầu tiên từ năm 2012, bốn nhóm tàu sân bay tấn công được khiển
trai cùng một lúc. Cùng với hai nhóm tàu sân bay khác đang hoạt động
tại Mỹ, số lượng nhóm tàu sân bay được triển khai cùng lúc lên đến
60%, một tỉ lệ cao bất thường.
Cụ thể, bốn nhóm tàu sân bay tấn công được triển khai gồm
: Ronald Reagan ở Nhật Bản, Dwight D. Eisenhower ở bờ Đông Hoa Kỳ, Harry
S. Truman ở Đông Địa Trung Hải, và John C. Stennis ở Biển Đông. Lần
cuối cùng cả bốn nhóm tàu sân bay tấn công được triển khai cùng lúc
là giai đoạn từ cuối tháng 08/2012 đến đầu tháng 11/2012.
Một quan chức bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ cho hay, việc triển khai
này không vì một cuộc khủng hoảng nào cả, mà nằm trong chương trình
Quản lý quân lực toàn cầu (Global Force Management). Nhóm tàu sân bay
tấn công John C. Stennis từ lúc triển khai ở Thái Bình Dương vào tháng
01/2016, đã dành nhiều thời gian ở khu vực Biển Đông. Không như trước
đây, tàu Stennis chỉ tập trung hoạt động chủ yếu ở Ấn Độ Dương, biển Ả
Rập hay vùng Vịnh.
Vẫn theo nguồn tin này, sự hiện diện của nhóm tàu sân bay
Stennis nhằm giúp hải quân Mỹ làm quen với «
môi trường cạnh tranh », và phía Mỹ cố gắng không quá khiêu
khích.
Nhiều khả năng nhóm tàu Stennis và Reagan sẽ được triển
khai ở Biển Đông trong cùng một thời điểm.
Trong khi đó, nhóm tàu
Truman ở Địa Trung Hải, sau khi di chuyển từ vùng Vịnh vào tuần
trước, đã không kích ít nhất 35 lần Tổ Chức Nhà Nước Hồi Giáo ở
Irak và Syria. Các vũ khí được sử dụng là bom thông minh 500 pound và
tên lửa được dẫn đường.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment