Nhật triệu
đại sứ Trung Quốc để phản đối đưa tàu chiến vào vùng tranh chấp
Tàu Tuần duyên Trung Quốc trong vùng đảo Senkaku/Điếu Ngư. Ảnh do Nhật công bố ngày 22/12/2015.Reuters
Ngay sau khi phát hiện tàu hải quân Trung Quốc tiến vào vùng quần
đảo đang có tranh chấp trên biển Hoa Đông mà Nhật Bản vẫn khẳng định thuộc chủ quyền
của mình, ngay trong đêm qua rạng sáng hôm nay 09/06/2016, Tokyo đã triệu mời
đại sứ Trung Quốc lên để phản đối.
Thông cáo của bộ Ngoại Giao Nhật nói rõ : «
Khoảng 0 giờ 50 sáng nay, một tàu hải quân Trung Quốc đã tiến vào sát vùng lãnh
hải của quần đảo Senkaku » . Thông cáo cho biết trước sự việc này,
thứ trưởng Ngoại Giao Nhật Akitaka Saiki ngay từ 2 giờ sáng nay, giờ địa
phương, đã cho mời đại sứ Trung Quốc tại Tokyo Trình Vĩnh Hoa lên để bày tỏ
quan ngại về tính chất nghiêm trọng của vụ việc, đồng thời yêu cầu Bắc Kinh rút
ngay tàu chiến ra khỏi vùng biển đang tranh chấp.
Senkaku là quần đảo theo tên gọi của Nhật Bản hiện do Tokyo quản
lý nhưng Bắc Kinh vẫn luôn đòi chủ quyền dưới tên gọi là Điếu Ngư. Các tàu tuần
duyên Nhật và Trung Quốc đã không ít lần đối mặt tại vùng lãnh hải đang có
tranh chấp này, nhưng sự xuất hiện của tầu hải quân trong khu vực này là lần
đầu tiên.
Phát ngôn viên chính phủ Nhật Yosshihide Suga, trong cuộc họp báo
thường nhật hôm nay cũng lên tiếng tỏ lo ngại rằng :
« Việc Trung Quốc lần đầu tiên đưa tàu hải quân đến gần vùng lãnh hải của quần
đảo Senkaku của chúng tôi là hành động đơn phương làm gia tăng căng thẳng hai
giữa hai nước, chúng tôi rất lấy làm quan ngại ».
Đang ở thăm Thái Lan, bộ trưởng Quốc Phòng Nhật Gen Nakatani cũng lên
tiếng khẳng định, Tokyo sẽ « tiếp tục hành động kiên quyết để
bảo vệ lãnh thố, hải phận cũng như không phận của mình ».
Theo hãng tin Nhật Kyodo, chiếc tàu chiến Trung Quốc đã rời khỏi
vùng biển gần Senkaku/ Điếu Ngư lúc 3 giờ 10 phút giờ địa phương hôm nay.
Chính quyền Nhật cũng cho biết thêm đã phát hiện 3 tàu quân sự của
Nga trong vùng biển xung quanh quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư. Phát ngôn viên chính
phủ Nhật cho biết Tokyo đang điều tra xem liệu những những hoạt động của tàu
Nga có liên quan đến tàu Trung Quốc hay không. Đại diện chính phủ Nhật cũng
khẳng định không có tranh chấp chủ quyền gì với Nga tại vùng biển trên và không
mấy lo ngại về hoạt động của tàu Nga.
Quần đảo Senkaku / Điếu Ngư từng là nguyên nhân gây căng thẳng cao
độ trong quan hệ Trung- Nhật khi hồi tháng 9 năm 2012, Nhật ra quyết định quốc
hữu hóa một số đảo nhỏ trong quần đảo để tiện quản lý. Liền sau đó Trung Quốc đã
có phản ứng, thỉnh thoảng đưa tàu tuần duyên, hoặc tàu cá tiến vào vùng biển
tranh chấp. Một làn sóng bài Nhật đã dấy lên dẫn đến các vụ đập phá những cơ sở
của Nhật tại Trung Quốc.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment